1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    959
    sorry - mạng lỗi - mod xoá dùm - cám ơn
    Được ngochai12a2 sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 25/12/2009
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Giá 400 triệu Euro tương đương với khoảng gần 600 triệu USD. Như vậy phiên bản MiG-29 của Myanmar có thể là chuẩn MiG-29SE bác ạ, và là hàng mới chứ không phải là secondhand như lô MiG-29 đầu tiên của nước này. Có thể Myanmar sẽ nâng cấp lên chuẩn MiG-29SMT2, sau độ dăm năm nữa.
  3. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    Quan trọng nằm ở nhà thiết kế bác ạ. Xách tên lửa hành trình đi bắn hạm nó phí. Đường cùng thì nện thẳng vào khu đông dân của nó mà chết chùm.
    Tiếc là các loại tên lửa bác nói dạng Iskander, Bahramos hay Club-M đều là chuyện
    Cám ơn bác nhắc bọn em về lamali, chứ về trình bơm của y em rõ lắm rồi
  4. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Vụ Mig29 không hiểu thế nào?
    Ông Mã nhà giàu thì chê chí phí bảo trì đắt quá nên muốn loại bỏ còn ông Miến nhà nghèo lại muốn ôm vào
  5. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Ko có lực chọn, thèng kia bị cấm vận
  6. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Đa dạng hóa vũ khí ở Đông Nam Á

    Đa dạng hóa nguồn cung vũ khí là xu hướng phổ biến sau Chiến tranh lạnh. Khu vực Đông Nam Á cũng nằm trong dòng chảy đó.
    Trong Chiến tranh lạnh, thế giới bị chia cắt thành hai cực. Hay nói cách khác, có hai thế giới tách biệt trên hành tinh này. Tính chất hai thế giới tách biệt đó thể hiện rất rõ trong lĩnh vực quân sự. Quốc gia nằm trong thế giới nào thì chỉ biết đến vũ khí của thế giới đó. Chỉ một số ít quốc gia, vì hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, mới có sự pha trộn của nhiều nguồn vũ khí.
    Những biến động vào cuối thập niên 1980 đã phá bỏ hàng rào ngăn cách đó và các nước bắt đầu tìm cách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Khách hàng truyền thống của Mỹ đã tìm đến Nga, và ngược lại.
    Những chuyển động
    Là quốc gia có lực lượng không quân thuộc loại sớm nhất Đông Nam Á, Indonesia ban đầu sử dụng chủ yếu máy bay của Mỹ và một số nước phương Tây khác cũng như máy bay chiến lợi phẩm từ quân Nhật sau Thế chiến 2. Đến đầu thập niên 1960, với phong trào cộng sản nổi dậy, Indonesia nhích dần sang phe Liên Xô và chuyển qua dùng máy bay cũng như các loại vũ khí khác của cường quốc này. Người ta bắt đầu thấy bên cạnh những chiếc B-25 Mitchell, A-26 Invader, C-47 Dakota, P-51 Mustang xuất xứ từ Mỹ là những chiếc MiG-15, MiG-17, MiG-19, Tu-16 đến từ Liên Xô. Sau khi tướng Suharto lên nắm quyền vào năm 1967, Indonesia lại ngả sang phương Tây và các dòng vũ khí từ Mỹ lại đổ về. Các loại máy bay T-33, UH-34D, OV-10, F-5 được Mỹ chuyển tới Indonesia trong khi chính quyền Jakarta dần chia tay với MiG và Tu. Đến thập niên 1980, Indonesia tiếp tục hiện đại hóa quân đội dựa trên nguồn cung phương Tây, với các loại máy bay như F-16 của Mỹ, một số trực thăng châu Âu.
    Đến thời hậu Chiến tranh lạnh, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21, Indonesia bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung mạnh mẽ. Không chỉ mua của Mỹ và châu Âu, quốc gia này đã tìm đến Nga, với các hợp đồng mua Su-27 và Su-30. Tập đoàn không gian Indonesia cũng mua giấy phép sản xuất một số loại máy bay hiện đại. Đến nay, trong hệ thống vũ khí của Indonesia, người ta thấy có khoảng 10 chiếc Su-27 và Su-30 của Nga. Moscow cũng cung cấp cho Jakarta một số loại vũ khí dùng cho lục quân và hải quân.
    Hồi năm 2007, trang Naval-technology.com cho hay Indonesia đã đặt mua 8 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Đây là loại tàu động cơ diesel, lặn sâu tối đa 300m, tốc độ trên mặt nước khoảng 10 - 12 hải lý/giờ, tốc độ lúc lặn khoảng 17 - 25 hải lý/giờ. Loại tàu này được trang bị ngư lôi để diệt tàu ngầm và tàu nổi, phiên bản trong nước có cả tên lửa phòng không. Theo Naval-technology.com, toàn bộ lô hàng trên sẽ được giao hết trong năm 2009, hoặc chậm nhất là 2010. Trong khi đó, trang tin TANDEF nói vẫn chưa có thỏa thuận cuối cùng về tiến độ giao hàng.
    Bên cạnh Indonesia, Malaysia cũng đang từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí. Quốc gia Hồi giáo này từ lâu là đồng minh của Anh nên hệ thống vũ khí của họ chủ yếu có xuất xứ từ châu Âu và Mỹ. Máy bay thì có các loại như F-5, C-130, F-18, Sikorsky S-70. Tuy nhiên, thời gian gần đây họ cũng đã tìm đến Nga, hoặc các nước sản xuất theo giấy phép của Nga, để mua trực thăng Mi-17 và các loại chiến đấu cơ.
    Năm 1995, Malaysia cũng đã mua một số chiến đấu cơ MiG-29 và đến đầu thập niên này thì họ ký thêm hợp đồng mua Su-30. Hiện Malaysia có khoảng trên 30 máy bay Su-30 và MiG-29, cùng với các tên lửa Kh-31, Kh-59 của Nga, bên cạnh một đội ngũ đông đảo máy bay của Mỹ và châu Âu. Su-30 mà Malaysia mua là loại Su-30MKM, nói chung là cũng tương tự như loại Su-30MK2 mà Indonesia và Venezuela mua, cũng như loại Su-30MK2V mà Việt Nam mua. Loại máy bay đa năng này có tầm bay 3.000 km, trần bay 17.300m, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không và dưới đất. Máy bay được trang bị các loại tên lửa đối không chống ra-đa cũng như bom hiện đại.
    http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091221231410.aspx
  7. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    75
    À tớ chia nhầm
  8. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    hic hic
    ko phai giầu với nghèo , cung không phải do chi phí bảo dưỡng cao, cái quan trong là dùng vào mục đích gì ? đời đó mới hay cũ .... và cái quan trong là hợp đồng đi kèm ra sao ? rồi khi mua trả tiền như thế nào ?
    chỉ ví dụ nhỏ thôi : NC kí hợp đồng 6 con kilo , 8 con Su30 rồi lại thêm 12 con nữa , rồi 1 lô MI17 ... chưa kể với mẽo rada cảnh báo , may bay tuần duyên. chưa kể với pháp , TBN... ngân sách QP cứ cho gấp đôi sach trắng công bố cũng không có đủ , đành rằng không phải trả hết , nhưng lấy đâu cái khoản trênh lệch quá lớn đó ? ...
    đó là tài nguyên . truớc đây khi NC hợp đồng khai thác dầu khí với Nga thường là 51 / 49 % ( sau khi trừ các loại thuế ) .. con bây giờ ... 37 /63 % , chưa kể các mục đi kèm như nhà máy điện hạt nhân ,khai khoáng mỏ ....( không thể nói ) ở hà tĩnh ..... nếu không có mà lấy luôn dữ trữ quốc gia ( 20 tỉ ) ra chác cũng mệt .
    thằng Myamar cũgn thế thôi sẽ có ưu đãi nhưng cũng sẽ có DK đi kèm
  9. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Theo như nguồn này http://en.rian.ru/business/20091223/157331457.html thì để đạt được hợp đồng này, Mig-29 của Nga đã "bước qua xác" của J-10 và FC-1 (JF-17) của Trung Quốc.
    20 Mig-29 mà Myanmar mua của Nga là lọai Fulcrum-D tức tương đương với Mig-29K/KUB, phiên bản dành cho tàu sân bay của Ấn. 20 máy bay này có giá 400 triệu Euro, tương đương với 570 triệu usd tức 28.5 triệu usd / 1 chiếc.
  10. minhmeo2009

    minhmeo2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Đúng ra thì Myanmar mua máy bay TQ vì TQ thân cận hơn và máy bay TQ rẻ hơn. Họ mua 20 Mig29 làm các chuyên gia QS ngạc nhiên

Chia sẻ trang này