1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    9 xe đó có khi là xe tải thì sao?
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tăng cường tuần tra. Lực lượng tàu ngầm tiến công Trung Quốc đã tăng mạnh số lần tuần tra từ 2 lần năm 2006 lên 6 lần năm 2007 và tới 12 lần năm 2008. Đây là những bằng chứng cho thấy quốc gia này đang tập trung vào huấn luyện và thể hiện tham vọng ?ocho Hoa Kỳ thấy rằng Trung Quốc là một thế lực, đối trọng của họ biển Thái Bình Dương?. Hai sự kiện gần đây có thể mô tả rõ xu hướng này. Vào ngày 26 tháng 10 năm 2006, một tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc đã nổi lên gần Biên đội tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ - đang hoạt động gần Okinawa trong khoảng cách có 5 dặm (khoảng 8km). Ngày 11 tháng 6 năm 2009, một tàu ngầm của Trung Quốc đã va chạm với tàu USS John S. McCain?Ts có trang bị cảm biến mảng pha của Mỹ ngay ngoài khơi Philippines. Cho dù những sự kiện này, có thể hoặc chưa thể hé lộ những hạn chế trong khả năng chống ngầm của Hoa Kỳ và các thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc vận hành thành thạo các cỗ máy giết người thầm lặng dưới đáy đại dương ?" là những thông tin thực tế nhất, khẳng định một điều rõ ràng rằng lực lương tàu ngầm Trung Quốc đã vươn tầm hoạt động xa hơn và hoạt động hiệu quả hơn so với trước đây.
    Các mục tiêu. Có một số nhận định và nguyên do có thể giúp lý giải về sự phát triển nhanh chóng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc: các yêu cầu phòng thủ cơ bản của Trung Quốc, khả năng giới hạn của Hoa Kỳ trong sụ­ can thiệp vào các quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan, thách thức sự ảnh hưởng của hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn trước các mối đe dọa, ngăn chặn, và tạo thanh thế lớn hơn trên trường quốc tế.
    Đầu tiên, dân số và sự giàu có của Trung Quốc tập trung chủ yếu dọc bờ biển phía Đông, cho phép Trung Quốc có lý do chính đáng để phát triển lực lượng hải quân mạnh triển khai dọc đường bờ biển này.
    Tiếp nữa, nhiều chuyên gia phân tích an ninh tranh cãi rằng ?oMục đích chính của Trung Quốc trong việc nâng cấp lực lượng tàu ngầm của mình là khả năng trì hoãn hay ngăn chặn sự xâm lược theo yêu cầu của Đài Loan?. Trung Quốc đã gặp rất nhiều rắc rối với ?otỉnh nổi loạn Đài Loan? và với sự can thiệp của Hoa Kỳ (vào tiền đồ của Trung Quốc) trong các quan hệ giữa hài bờ eo biển Đài Loan từ năm 1949. Mối quan hệ giữa hai bờ eo biển này trở nên đặc biệt căng thẳng vào năm 1996, khi Hoa Kỳ triển khai 2 Biên đội tàu sân bay đến khu vực này để ngăn chặn một cuộc tiến công quân sự của Trung Quốc nhằm thôn tính Đài Loan.
    Không có gì bất ngờ khi Trung Quốc đặt ưu tiên triển khai khả năng ngăn chặn đường biển để có thể trì hoãn hay đánh bại sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ trong một kịch bản chiến tranh tại eo biển này trong tương lai.
    Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã kết luận rằng ?oviệc phát triển và đưa vào trang bị các tàu ngầm lớp Kilo, Song, Shang, và Yuan đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng đánh chặn và tác chiến dưới mặt nước của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa?.
    Hải quân Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi chiến lược của Hải quân Xô Viết, được cho là ?ocó thể đánh thắng nhanh chóng trong các tình huống xung đột địa chiến lược của Liên Xô? bằng việc sử dụng các tàu ngầm hạt nhân và tạo ra một lực lượng hải quân tiến ra đại dương với khả năng tấn công?. Một chiến lược tương tự có thể giúp Hải quân Trung Quốc phá vỡ sự phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc Đại lục. Căn cứ hải quân mới ở đảo Hải Nam là một bước tiến, cho phép Hải quân Trung Quốc tiếp cận trực tiếp tới các đường vận tải biển quốc tế trọng yếu, và mở ra khả năng tiềm tàng để triển khai bí mật các tàu ngầm ra vùng nước sâu của vùng Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa).
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Như là một phần của chiến lược tiến công hạt nhân, Trung Quốc dự tính đóng tới 5 tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Jin, mỗi tàu mang 12 tên lửa đường đạn có khả năng bắn tới Mỹ từ các vị trí ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc. Nỗ lực này có thể tạo thành một khả năng răn đe hạt nhân hữu hiệu trên biển. Trung Quốc có thể sẽ sử dụng một số tàu ngầm SSN làm nhiệm vụ tuần tra răn đe hạt nhân.
    Cuối cùng, dường như rõ ràng là Trung Quốc chủ định phát triển thành một đối trọng toàn cầu, và ?ođiều đó thể hiện sự khôn ngoan thường thấy của người Trung Quốc khi sự hiện diện của các tàu ngầm hạt nhân phô bày năng lực của một cường quốc?. Một hạm đội tàu ngầm tiến công mạnh cũng có thể giúp bảo vệ các tàu vận tải của Trung Quốc trên mọi tuyến đường biển quốc tế. Vụ rắc rối liên quan đến Yin He năm 1993 giúp củng cố thêm sự quan ngại trong giới các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi mà họ ?orất giận dữ, nhưng lại không có cây gậy răn đe nào? vì Hoa Kỳ tiến hành khám xét một tàu hàng Trung Quốc được cho là đang vận chuyển những thành phần của vũ khí hóa học đến Iran.
    Australia
    Hải quân Australia có 6 tàu ngầm diesel-điện và đã công bố kế hoạch thay thế chúng bằng một chương trình hiện đại hóa hải quân sâu rộng hơn với 12 tàu ngầm thông thường tiên tiến mang tên lửa hành trình. Chính phủ Australia đã dứt khoát tiến hành kế hoạch phát triển này để đáp lại mối đe dọa ngày càng lớn của sức mạnh hải quân Trung Quốc và sự suy yếu của hải quân Hoa Kỳ, vốn được Australia xem như cán cân ổn định quân sự toàn cầu và đặc biệt là ở khu vực châu Á ?" Thái Bình Dương.
    Ấn Độ
    Về mặt địa lý, Ấn Độ không thuộc khu vực biển Thái Bình Dương, nhưng nước này lại đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Ấn Độ hiện có 16 tàu ngầm tiến công sử dụng động cơ diesel và hiện đã tiến hành đặt đóng tàu ngầm tiến công hạt nhân đầu tiên, dựa trên các tàu thuộc lớp Akula của Nga. Ấn Độ sẽ thuê chiếc tàu Akula thứ 2 từ Nga và đang tiến hành đóng 6 tàu ngầm diesel Scorpene.
    Kế hoạch mở rộng và nâng cấp lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ là một phần trong một nỗ lực lớn hơn để hướng đến trang bị hơn 100 tàu chiến thế hệ mới cho hải quân nước này trong vòng 10 năm. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ lý giải chương trình đóng tàu là một ?osự cần thiết mang tính chiến lược? của hệ thống phòng thủ quốc gia, đặc biệt là để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của hải quân Trung Quốc: ?oTrung Quốc hiện đang phát triển lực lượng hải quân của họ một cách nhanh chóng. Tham vọng của họ ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng?. Ấn Độ cũng khao khát trở thành một cường quốc, và các tàu ngầm được xem như là một thành phần mang lại sức mạnh chủ yếu của bất kỳ một hạm đội nào.
  4. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Thấy TQ thẳng tiến mà đau xót
  5. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Tên lửa của Cambodia nè, có giống của VN sản xuất hem ?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    Hàng trông mới đấy, nhưng chưa thấy ở VN có cái xe nào trông như thế cả, chẳng nhẽ lại nhờ Cam show hàng hộ
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nga
    Lực lượng tàu ngầm của Nga (Liên Xô cũ) đã sụt giảm tới 2/3 sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Trong những năm gần đây, Hải quân Nga đã có sự vươn lên kể từ cuộc khủng hoảng hậu Xô Viết, nhưng vẫn cần phải loại khỏi biên chế vài tá tàu ngầm hạt nhân còn lại từ thời chiến tranh lạnh. Trong năm 2009, Nga có 17 tàu ngầm hạt nhân và 20 tàu ngầm diesel, trong đó có 5 tàu ngầm tiến công hạt nhân và 9 tàu ngầm diesel thuộc biên chế của hạm đội Thái Bình Dương. Bất chấp việc ngân sách tăng liên tục trong những năm qua, ?ohải quân vẫn còn đang trong tình trạng thiếu thốn, chính điều đó đã hạn chế khả năng đảm bảo hoạt động thông thường cho các tàu ngầm này và thậm chí là chỉ để duy trì chúng ở chế độ sẵn sàng chiến đấu?.
    Nhật Bản
    Nhật bản duy trì một hạm đội tàu ngầm hiện đại gồm ít nhất 16 tàu, bao gồm ít nhất 1 tàu ngầm sử dụng động cơ đẩy AIP thuộc lớp Soryu. Nhật có chế độ thay thế các tàu ngầm sau mỗi 16 năm hoạt động, nhanh hơn rất nhiều so với các nước khác.
    Hàn Quốc
    Hàn Quốc có 12 tàu ngầm tiến công và có kế hoạch tăng quy mô lực lượng tàu ngầm lên 27 chiếc vào năm 2020.
    Bắc Triều Tiên
    Bắc Triều Tiên có 22 tàu ngầm tiến công thông thường thế hệ cũ (không rõ có bao nhiêu chiếc còn có thể hoạt động được) và một số lượng đông đảo các tàu ngầm mini. Về lý thuyết có thể đe dọa các tuyến vận tải biển và có khả năng thực hành chiến đấu đơn giản, các tàu ngầm của Bắc Triều Tiên không được đánh giá cao trong các chiến dịch kiểm soát trên biển.
    Đài Loan
    Đài Loan vận hành 2 tàu ngầm tiến công và đang tìm cách mở rộng và nâng cấp lực lượng tàu ngầm từ nhiều nguồn, bao gồm cả đóng trong nước. Vào năm 2001, Hoa Kỳ đã chào với Đài Loan một gói vũ khí bao gồm cả 8 chiếc tàu ngầm diesel-điện, nhưng Hoa Kỳ không có quền riêng đối với bất kỳ thiết kế tàu ngầm diesel hiện tại, và rồi đề xuất này đã bị chìm xuồng.
    Đông Nam Á
    Trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, hầu hết các nước Đông Nam Á cũng phát triển hay nâng cấp lực lượng tàu ngầm của mình. Indonesia đã có 2 tàu và công bố kế hoạch đóng mới 12 tàu cho tới năm 2024. Việt Nam gần đây cũng đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và quan tâm đến các tàu hiện đại hơn như Amur-1650. Singapore gần đây cũng mua 2 tàu ngầm dùng động cơ AIP thuộc lớp Archer để thay thế 2 trong số 4 chiếc tàu ngầm đã lỗi thời của họ. Tháng 10/2007, Malaysia nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Scorpene đóng ở Pháp. Chiếc tiếp theo dự kiến sẽ giao năm 2010. Thái Lan hiện chưa có tàu ngầm, nhưng ngày càng tỏ ra quan tâm đến việc phát triển lực lượng này.
    Lực lượng tàu ngầm triển khai ở Thái Bình Dương
    (2009/2025)
    Hoa Kỳ: 30/27 (là quốc gia duy nhất trong khu vục giảm quy mô lực lượ­ng tàu ngầm)
    Nga: 14/14+
    Nhật Bản: 16/16
    Trung Quốc: 60/78
    Ấn Độ: 17/24
    Hàn Quốc: 12/26
    Malaysia: 1/2
    Singapore: 4/4
    Indonesia: 2/12
    Vietnam: -/6-10 (hiện chưa có chiếc tàu ngầm nào)
    Australia: 6/12
    Nguồn: International Institute for Strategic Studies, The Military Balance 2009 (Abingdon, U.K.: Routledge Journals, 2009); Nuclear Threat Initiative, ?oSubmarine
    Proliferation,? at http://www.nti.org/db/ submarines (January 12, 2010); and GlobalSecurity.org, ?oWorld Military Guide,? at http://www.globalsecurity.org/military/world
    (January 12, 2010). The 2025 projections are based on publicly reported orders and procurement plans. The complete list of sources is available upon request.
    Triumf lược trích.
    HẾT
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    NORINCO Type-81.
  9. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Bọn Cam này cũng ngộ thật, bắn thử BM 21 thôi mà cũng thông báo, lu loa ầm lên, chắc để dọa Thái
  10. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    PKKQ của Cam như củ c... Dọa Thái nó mang F-16 ném bom Phnom Penh thì có trời mà đỡ

Chia sẻ trang này