1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực Quân đội nhân dân Việt Nam và các nước khu vực

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 11/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    . Lịch sử hình thành và phát triển quân đội Brunây
    Brunây là quốc gia chỉ mới giành được độc lập năm 1984, nhưng quân đội nước này lại được thành lập từ trước đó rất lâu.
    Ngày 31 tháng 5 năm 1961, hai năm sau khi Anh trao quyền tự trị cho Brunây, tại cảng Dickson (thuộc Malaixia ngày nay), người Anh đã tuyển 62 sĩ quan và binh sĩ người Brunây vào Trung đoàn Hoàng gia Mã Lai - Brunây.
    Mục đích của người Anh lúc đó là muốn xây dựng một quân đội Brunây bản địa để từng bước thay thế quân Anh đang chiếm đóng tại đây.
    Trong khi kế hoạch đang được triển khai thì tháng 8 năm 1962, Brunây tổ chức bầu cử Hội đồng lập pháp đầu tiên. Trong cuộc bầu cử này,
    Đảng Rakiat (PRB - Partai Rakyat Bruneì) giành được thắng lợi. Đường lối chính trị của PRB là phản đối chế dộ quân chủ và đòi quyền dân chủ toàn diện cho Brunây, đồng thời phản đối việc Brunây gia nhập Liên bang Malaixia.
    Mặc dù giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử, như đường lối của PRB đã bị Quốc vương và tầng lớp quý tộc Brunây cực lực phản đối và các yêu sách của đảng này đã bị bác bỏ. Brunây vẫn duy trì chế độ quân chủ.
    Bất bình trước các quyết định của Quốc vương, cuối năm 1962, đảng PRB tổ chức nổi dậy. Quốc vương Brunây tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đình chỉ việc thực hiện hiến pháp, tuyên bố cuộc bầu cử không có hiệu lực và cấm PRB hoạt động, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền Anh dùng lực lượng của mình đàn áp PRB.
    [​IMG]
    Được hasiquan sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 20/05/2010
  2. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    . Lịch sử hình thành và phát triển quân đội Brunây
    Vì phải tập trung nhân, vật lực để đối phó với các cuộc nổi dậy; mặt khác, một số sĩ quan và binh sĩ Brunây thuộc Trung đoàn Hoàng gia Mã Lai - Brunây được Anh xây dựng trước đây đã đi theo lực lượng nổi dậy nên kế hoạch xây dựng lực lượng quân đội bản xứ của Anh ở Brunây không thể thực hiện được. Trong thời gian đảng PRB nổi dậy, Anh đã huy động lực lượng an ninh người bản xứ, đồng thời điều các đơn vị quân đội từ Xingapo tới đàn áp; chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn người thuộc PRB đã bị giết và bị bắt. Phong trào nổi dậy đòi dân chủ của đảng PRB lắng dần.
    [​IMG]
  3. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Lo ngại trước sự bùng phát trở lại của phong trào đòi dân chủ mà PRB là người chủ xướng, đầu năm 1963, Quốc vương Hai Omar yêu cầu nhà cầm quyền Anh xem xét lại Hiệp ước tự trị Anh-Brunây ký năm 1959, đồng thời đề nghị viên Toàn quyền Anh tại Brunây đưa thêm các đơn ví quân đội tới Brunây để bảo vệ Quốc vương, Hoàng tộc và các cơ quan trọng yếu của Chính phủ. Theo yêu cầu của Quốc vương, cuối năm 1963, Anh đã đưa thêm 2 tiểu đoàn Gurkha từ Xingapo tới Brunây và lực lượng này được duy trì tại đây cho đến những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.
    [​IMG]
    Trong thời gian từ năm 1962 cho đến đầu những năm bảy mươi, Chính phủ tự trị Brunây đã tiến hành nhiều cuộc thương thuyết về quy chế bảo hộ của Anh đối với Brunây. Tuy nhiên, phải đến năm 1971, Chính phủ Anh mới chính thức ký Hiệp ước bảo hộ. Theo hiệp ước này, Anh chỉ chấp nhận trao cho Brunây quyền điều hành các công việc nội bộ, người Anh vẫn giữ quyền kiểm soát các vấn đề trọng yếu như ngoại giao, quốc phòng và mọi chi phí cho hai lĩnh vực này đều do Vương quốc Brunây trang trải.
  4. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được hasiquan sửa chữa / chuyển vào 21:54 ngày 20/05/2010
  5. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]
    Cân cứ QS Anh ở Brunei 1965
    Mặc dù trên thực tế người Anh được quyền kiểm soát và hoạch định chính sách phát triển quốc phòng của Brunây, nhưng trong suốt thập niên 70, Chính phủ Brunây đã nhiều lần thương thuyết và cuối cùng đã được chính quyền bảo hộ Anh chấp nhận để họ phát triển lực lượng vũ trang riêng của mình.
    Năm 1976, Brunây đưa ra kế hoạch xây dựng lực lượng quân đội quốc gia dài hạn. Theo đó, trong vòng từ 3 đến 5 năm, nước này phải tập trung những nguồn lực đáng kể để xây dựng 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo binh. Đây chính là lực lượng xương sống của Quân đội Hoàng gia trong tương lai. Sau khi cân nhắc kỹ mọi khả năng và phương án xây dựng quân đội, Chính phủ Brunây cho rằng, dân số Brunây lúc đó còn quá ít, mới khoảng 150 nghìn người, trong đó tỉ lệ người Hoa và người Mã Lai, những người không được phép phục vụ trong quân đội lại chiếm tới gần 40%. Mặt khác, ở Brunây vào thời điểm đó, do những định kiến trước đây, rất nhiều thanh niên không muốn nhập ngũ. Xuất phát từ thực tế trên, Chính phủ Brunây quyết định tạm thời chỉ xây dựng một lực lượng bộ binh bản xứ rất nhỏ. Số sĩ quan và binh sĩ còn thiếu sẽ phải nhờ vào sự giúp đỡ của người Anh.
    Cụ thể, năm 1979, được sự giúp đỡ của chính quyền Anh tại Brunây, Chính phủ Brunây đã tuyển dụng khoảng hơn 2.000 lính Gurkha người gốc Nêpan, thuộc lực lượng Quân đội Anh tại châu Á đã hết nghĩa vụ vào quân đội nước này. Nhiệm vụ của Gurkha lúc đó là bảo vệ Hoàng gia, bảo vệ các cơ quan chính phủ, chống đảo chính và nổi dậy.
    Tiếp đó năm 1982, Brunây cho thành lập thêm đại đội nữ người bản xứ với quân số khoảng 200 người.
  6. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lính Gurkha
    Như vậy, cho đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, lực lượng lục quân của quân đội bản địa Hoàng gia Brunây cũng mới chỉ có vài trăm người. Đa số họ đều làm nhiệm vụ phục vụ hậu cần trong các đơn vị Gurkha hoặc bảo vệ một số dàn khoan khai thác dầu ngoài khơi.
    Cũng như lực lượng lực quân, lực lượng hải quân Brunây được thành lập từ ngày 14 tháng 6 năm 1968, nhưng trong những năm 70, do quy chế bảo hộ quốc phòng của người Anh, lực lượng này chỉ tồn tại trên danh nghĩa, nói đúng hơn là lực lượng hải quân bản địa Brunây lúc đó cỡn rất nhỏ, cơ sở trang thiết bị hầu như chưa có gì ngoài căn cứ hải quân Mua ra được người Anh đầu tư xây dựng vào đầu thế kỷ. Vào cuối những năm 70, đầu 80 của thế kỷ XX, do nhu cầu phát triển nhanh chóng của ngành dầu khí, đặc biệt là do các cuộc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng liên tiếp xảy ra tại khu Limbang Valley, Chính phủ Brunây đã quyết định tập trung đầu tư cho phát triển lực lượng hải quân.
    Trong 3 năm, từ năm 1979 đến năm 1982, Brunây đã mua của Xingapo một số tàu tuần tiễu và 3 tàu chiến mang tên lửa (lớp tốc hạm Waspada), đồng thời mua 36 tên lửa Exocet của Pháp để trang bị cho các tàu này.
  7. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Lực lượng không quân Brunây vào thời điểm trước khi giành được độc lập mới chỉ trong giai đoạn hình thành. Toàn bộ lực lượng lúc đó chỉ có 4 chiếc trực thăng vũ trang, chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ các khu vực khai thác dầu.
    Như vậy, mặc dù Quân đội Vương quốc Brunây được manh nha thành lập từ rất sớm, nhưng do đặc thù phát triển của đất nước và sự áp đặt của chủ nghĩa thực dân, trong suốt hơn 20 năm, từ 1961 đến năm 1984, quân đội nước này phát triển rất chậm. Đến khi giành được độc lập, số quân là người bản xứ Brunây trong quân đội cũng chỉ mới có vài trăm người, chủ yếu là lực lượng bộ binh, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và ngăn ngừa các cuộc nổi dậy, số khác làm nhiệm vụ bảo vệ các dàn khoan và giếng dầu ở khu vực ven biển. Trong thời kỳ người Anh thống trị, hầu như toàn bộ nền an ninh và quốc phòng của Brunây đều phải dựa vào người Anh.
    Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunây trở thành quốc gia độc lập và có chủ quyền. Trong ngày tuyên bố độc lập, Quốc vương Hátxanan đã tuyên bố lập trường và chính sách đối ngoại của Brunây là trung lập, không liên kết, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau để xử lý các mối quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới1 (Dẫn theo Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, Sđd, Hà Nội, 1997). Tuyên bố của Quốc vương Hátxanan đồng thời cũng là cơ sở để Brunây xác định chính sách phát triển quốc phòng và lực lượng vũ trang của mình.
    Vào những năm cuối thập niên 80 thế kỷ XX, Chính phủ Brunây quyết tâm triển khai kế hoạch xây dựng quân đội mà lẽ ra họ đã làm từ giữa thập niên 70. Công việc đầu tiên trong việc triển khai kế hoạch này là tập trung xây dựng 2 tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh để dần thay thế lực lượng Gurkha trong quân đội Brunây. Triển khai kế hoạch trên, năm 1985, được sự phê chuẩn của Chính phù''và Quốc hội, Brunây bắt đầu thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự và tiến hành công tác tuyển binh. Năm 1986, Brunây đã tuyển được hàng trăm thanh niên vào quân đội. Sau thời gian huấn luyện, những thanh niên này được biên chế về các đơn vị và dần thay thế cho Gurkha. Tiếp đó, ngày 27 tháng 11 năm 1987, Brunây cho thành lập Trung đoàn bộ binh dự bị với khoảng 500 người, bao gồm những thanh niên trong đối tượng dự bị bắt buộc và dự bị tự nguyện.
  8. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3

    Nhằm giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào nước ngoài, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Brunây thực hiện kế hoạch ?oBrunây hoá" lực lượng vũ trang theo hai hướng: thứ nhất, tiếp tục triển khai các đợt tuyển quân nhằm tuyển chọn những thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, có đủ sức khoẻ và trình độ vào các đơn vị quân đội. Kết quả, đến cuối năm 1988, tổng quân số là người bản địa trong Quân đội Hoàng gia Brunây đã lên tới gần 2.000 người; thứ hai, hàng năm gửi hàng chục quân nhân sang các nước như Anh, Malaixia, Xingapo, v.v... để đào tạo, với mục đích sau khi hoàn thành các khoá đào tạo và về nước, số quân nhân - sĩ quan này sẽ từng bước thay thế số sĩ quan Anh và sĩ quan nước ngoài trong quân đội Brunây. Với cách làm này, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn số sĩ quan và nhân viên quân sự nước ngoài đang làm việc trong các đơn vị quân đội erunây đã được thay thế bằng chính người bản địa Brunây (trừ tiểu đoàn phòng không, đơn vị công binh chiến đấu và đại đội nữ, còn tất cả các đơn vị quân đội Brunây đều do sĩ quan Brunây chỉ huy).
    Cũng trong kế hoạch ?oBrunây hoá" lực lượng quân đội, vào cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Brunây rất chú trọng phát triển lực lượng hải quân. Sau khi giành độc lập, mặc dù lực lượng hải quân Brunây không phát triển nhiều về số lượng nhưng lại tăng đáng kể về chất lượng.

    Năm 1988, Brunây bắt đầu thực hiện chương trình hiện đại hoá lực lượng hải quân bằng việc nâng cấp các loại vũ khí, trang thiết bị sẵn có, nâng cao khả năng chỉ huy và tác chiến hiệp đồng binh chủng; đồng thời đặt mua thêm 3 tàu chiến Vigilance, 3 tàu tuần tra ngoài khơi 1.000 tấn của Anh, v.v...
    Theo nhận định của một số chuyên gia quân sự nước ngoài, "chương trình hiện đại hoá lực lượng hải quân của Brunây vào thời kỳ này được coi là bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử hình thành và phát triển của lực lượng này, nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế trên biển, các dàn khoan khai thác dầu, mà còn trở thành lực lượng đáng tin cậy trong việc phòng thủ lãnh hải Brunây"1 (Asia Pacific Arms Buidups, lnstitute of lnternational Relation, The University of British Columbia, No.6.1994, p.7).
  9. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Do nhu cầu phát triển của quân đội trong những năm tiếp theo, đồng thời để tăng cường hiệu lực của cơ cấu tổ chức, đảm bảo các lực lượng vũ trang có đủ sức mạnh để đối phó với những mối đe doạ đến an ninh quốc gia và phù hợp với tình hình quốc tế, ngày 1 tháng 10 năm 1991, Quốc vương Brunây Mua Hátxanan Bon kia (Mua Hassanal Bolkiah) ra sắc lệnh cải tổ lực lượng quân đội.
    Theo sắc lệnh này, các lực lượng lục quân, hải quân và không quân trong lực lượng vũ trang Hoàng gia Brunây trước đây nay được tách thành 3 quân chủng độc lập gồm: lực lượng bộ binh Hoàng gia Brunây (RBLF), lực lượng không quân Hoàng gia Brunây (RBNF) và lực lượng hải quân Hoàng gia Brunây (RBAF), ngoài ra còn có lực lượng bảo đảm và Trung tâm huấn luyện Hoàng gia Brunây. Tất cả các lực lượng này đều có bộ chỉ huy riêng và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoàng gia Brunây.
    Sau khi tách 3 lực lượng hải, lục và không quân thành 3 quân chủng độc lập, Quân đội Hoàng gia Brunây tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá, đặc biệt là đối với lực lượng bộ binh và không quân. Mặc dù quy mô lực lượng bộ binh nhỏ nhưng trong những năm 90, việc phối hợp hoạt động của 2 tiểu đoàn bộ binh và giữa 2 tiểu đoàn này với các đơn y! khác vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, năm 1994, Brunây đã cho thành lập thêm tiểu đoàn bộ binh số 3 và tiểu đoàn yểm trợ; đồng thời, tập trung nâng cao khả năng cơ động và khả năng chiến đấu cho hai tiểu đoàn bộ binh trước đây. Quá trình hiện đại hoá lực lượng bộ binh trong những năm 90 được tiến hành theo ba bước. Thứ nhất, thay thế số trang bị, vũ khí cũ đã quá hạn sú dụng. Thứ hai, mua sắm các loại vũ khí, khí tài hiện đại. Thử ba, cải cách tổ chức, biên chế các đơn vị bộ binh và tăng cường hợp tác quân sự với nước ngoài.
  10. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]
    Thực hiện các bước đi trên, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, lực lượng bộ binh Brunây đã được trang bị các loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại. Chẳng hạn, thay vì trước đây mỗi tiểu đoàn bộ binh thường được trang bị 8 súng cối 81mm kiểu Tampella thì nay các đơn vị này đã được trang bị cối L.29 điều khiển bằng máy tính xách tay. Nhằm tăng cường khả năng cơ động và khả năng tác chiến cho các đơn vị bộ binh, Brunây còn mua thêm các loại xe tăng, xe bọc thép hiện đại như Scorpion, Defence AT-104 của Anh. Ngoài các xe bọc thép kể trên, các tiểu đoàn bộ binh Brunây còn được trang bị loại xe Renault VAB 4x4, GKN Saxon, Vickers, Cadilac Gage V-105S, v.v... và được trang bị các loại vũ khí chống tăng vác vai Armbust và AT 4 của Thụy Điển. Để nâng cao khả năng phòng không, trong những năm chín mươi, Brunây đã mua thêm các loại tên lửa hiện đại như Papier do hãng Matra Bae Dynamics sản xuất. Các hệ thống phòng thủ tên lửa này được bố trí để bảo vệ sân bay thủ đô Bađa Xeri Bêgaoan và căn cứ hải quân Muara. Ngoài việc nâng cao khả năng phòng không bảo vệ các căn cứ quân sự, Brunây còn đặt mua các hệ thống phòng không trang bị cho các đơn vì chiến đấu như hệ thống tên lửa phòng không vác vai Mistral của hãng Matra Bae Dynamics và các hệ thống tên lừa phòng không Roland III của hãng Thom son-CSF...
    [​IMG]
    [​IMG]
    Súng cối 81mm kiểu Tampella

Chia sẻ trang này