1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực nghiệm thiên văn - Theo dấu chân những người đi trước. Đo bán kính Trái Đất vào ngày Hạ Chí - T

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 24/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Như vậy có lẽ chúng ta sẽ tiến hành như phương án của anh Thủy và Thohry. Nếu có thể làm được ngay thời điểm xuân phân thì có thể kết hợp cả việc xác định vĩ độ.
    Vấn đề là dụng cụ đo cần thảo luật để chuẩn hóa cho tất cả các nhóm.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo ý tôi, thiết bị ban đầu có thể thiết kế như hình sau:
    [​IMG]
    Đường kính mâm tròn có thể 1m hoặc hơn. Cọc đo có thể dài hay ngắn, nhưng dao động trong khoảng 0.5m-1,5m. Có thể tháo ra được (nên dùng 2 cọc dài ngắn thay nhau). Trên mặt mâm đo nên có sẵn các vạch chia độ . Nên vẽ luôn các đường tròn đồng tâm bán kính cách đều để có thể xác định bóng nắng đang ở khoảng cách nào.
    Có một số yếu tố khó khăn khi làm thiết bị này là :
    + Đảm bảo được cọc đo hoàn toàn vuông góc với mâm đo
    + Mâm đo đảm bảo phẳng
    + Có bộ phận chỉnh thẳng ngang của mâm đo. Như vậy trong 3 chân đế của thiết bị đo, nên có 2 chiếc có thể điều chỉnh được.
    Các trường có thể đưa ra các sáng kiến khác với tiêu chí : dễ làm hơn, đảm bảo chính xác bằng hoặc cao hơn, dễ vận chuyển v.v..
    Việc đo được chính xác góc nghiêng của bóng nắng không phải dễ dàng và vì vậy dựa vào độ chính xác, ổn định của kết quả mà các trường có thể thi đua. Việc đánh giá có thể trực tiếp cho mỗi trường bởi vì vào mỗi ngày, ở HN và HCMC đều có các thông số về góc nghiêng của bóng nắng. Ta có thể so sánh giá trị đo với giá trị của lịch thiên văn.
    Tiếp đó các trường hay đội đo có thể chọn cặp để cùng tính ra bán kính Trái đất.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Để khắc phục trường hợp cây đo không vuông góc với mặt đất trên các bề mặt gồ ghề tôi nghĩ nên làm như sau.
    Dựng cọc nghiêng thay vì cọc thẳng dùng dây dọi thả vật nặng để xác định vuông góc với mặt đất . Sau khi đã xác định được điểm bóng của Mặt Trời khi qua thiên đỉnh ta đo góc của dây dọi và dây được căng thẳng nối hai điểm đầu cọc và bóng của nó trên mặt đất.
    [​IMG]
  4. thohry01

    thohry01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Cách trên giải quyết được vấn đề thẳng góc, nhưng đo góc trực tiếp sai số khá lớn, nhất là đo theo bóng nằng vào một sợi dây.
    Làm theo cách mâm đo, tính góc theo actang của L/H thì đảm bảo độ chính xác hơn. Giả sử H = chiều cao gậy = 100cm, L là chiều dài bóng nắng đo được là 25cm với sai số +- 2mm thì góc tính được có sai số nhỏ hơn +- 0,3 độ.
    Ta chỉ cần lắp que đo vuông góc trước, sau đó chỉnh mặt phẳng ngang của mâm hoặc bằng dây dọi, hoặc bằng ống ty-ô có mức nước như cách thợ xây vẫn làm.
  5. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    có ai thử làm thống kê xem xác suất có nắng vào 12h (múi 7) ngày 20/3 chưa nhỉ
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi đưa hình vẽ minh họa cách điều chỉnh mặt phẳng ngang của mâm đo.
    Chú ý là ống nối 2 đầu A và B không cần phải là ống cứng (do ko vẽ được uốn lượn). Vì có 3 chân đế, nên ta phải có 2 ống chỉnh như trên và có 2 chân đế có thể điều chỉnh đựơc.
    Điều chỉnh các chân đế B và C sao cho các mức trong ống là ngang nhau.
    Thiết bị đo góc bóng nắng ngoài việc tham gia cuộc thi đo bk Trái đất, cũng có thể làm giáo cụ giảng dậy TVH ở các trường phổ thông.
    [​IMG]
  7. dangthephuc

    dangthephuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy ý kiến dùng ống nước rất hay, nhưng Thohry đã nói không chích xác bởi vì mực nước trong hai ống sẽ luôn ngang bằng nhau bất kể độ nghiêng của đế. Để đưa mp đế về vị trí nằm ngang theo mình nên gắn thêm hai thước đo như trong hình.
    [​IMG]
    Cần chỉnh sao cho mực nước ở hai bên ống có cùng giá trị đo.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    Cần chỉnh sao cho mực nước ở hai bên ống có cùng giá trị đo.
    Chỉ là câu chữ thôi ai mà lại không hiểu cách vận hành của nó cơ chứ.
    Ống thuỷ tinh không cần khắc chia độ, mà ta sử dụng một xylanh kim tiêm để thêm hoặc bớt nước sao cho mức nước ở 2 ống ngang với mật mâm là OK. Rất đơn giản mà chính xác.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Lâu lắm không vào đây, anh Fairy lên mod khi nào mà chẳng khao anh em gì cả?
    Nhắc các anh một điều quan trọng là: Phương dây dọi là phương pháp tuyến của mặt geoid, chứ chưa chắc đã là phương bán kính trái đất. Nó chịu ảnh hưởng do cấu tạo địa chất và địa hình không đều của trái đất.
    Các anh nhớ tính thêm sai số này nhé!
    Khi nào làm ở HN nhớ nhắn em đi xem với nhé!
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đành chấp nhận thôi chứ không còn cách nào khác. Bác có biết phuơng nối tâm bán kính TĐ lệch với phuơng dây dọi (ở HN hoặc HCMC) là bao nhiêu không?
    theo tôi có thể bỏ qua bởi vì các thiết bị kiểu tự làm thế này giỏi lắm là có độ chính xác +_ 0,3 độ. Độ lệch trên có lẽ bé hơn nhiều.

Chia sẻ trang này