1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực nghiệm thiên văn - Theo dấu chân những người đi trước. Đo bán kính Trái Đất vào ngày Hạ Chí - T

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 24/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Kế hoạch chốt lại là ngày 20/3 và ngày 23/3 này sẽ tiến hành đo.
    Các bạn tham gia nhanh chóng cho email hoặc số điện thoại nếu có để cho các bạn ở địa phương liên hệ . PM cho mình hoặc mail hay YM : fairydream81@yahoo.com
    File hướng dẫn thực hiện cần mọi người xem và góp ý nhanh
    www.vietastro.org/dobkTD/ProjectEratosthenes.doc
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vậy là tới giờ chỉ có 4 nhóm: Hà Nội, Đà Nẵng, Phan Thiết, Pleiku, Tp.HCM. Mà từ ĐN trở ra bắc thì trời âm u không có nắng !
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 13/03/2008
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngoài 5 địa điểm: Hà Nội, Đà Nẵng, Phan Thiết, Pleiku, TP.HCM các nhóm khá như Huế, Kiên Giang, Cần Thơ .. .mặc dù có đăng ký nhưng không thấy liên hệ lại ???
    Các nhóm đo đạc hiện nay gồm có:
    + Ở Hà Nội tại sân trường Đại Học Sư Phạm, trưởng nhóm là bạn Nhữ Đình Hoạt. YM: lucgiac_muadong.
    Đang chờ thêm thông tin của VACA !
    + Ở Đà Nẵng tại sân trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng với PAC - CLB thiên văn bách khoa thực hiện. YM cho bạn Nhật Tuấn nhattuan1312
    + Ở Phan Thiết là trường Phan Bội Châu với bạn Hiếu YM : vy.hieu là trưởng nhóm.
    + Ở Pleiku có nhóm của bạn Tân Khải YM: jupiter210909
    + Ở TP.HCM tổ chức ở sân trường Nguyễn Thị Minh Khai , do HAAC và các bạn học sinh của trường NTMK tiến hành đo. Các bạn liên hệ Nguyễn Anh Tuấn, YM : fairydream81
    + Các bạn ở nơi khác nếu có thể tổ chức được xin email hay gọi điện cho Nguyễn Anh Tuấn: 0989.071359 email hcmc.astroclub@gmail.com
    ------------
    Các nhóm nên tiến hành chế tạo dụng cụ và đo thử bóng trước.
    Ngày mai CN 15/3 2 nhóm ở Phan Thiết và TP.HCM sẽ tiến hành đo thử nghiệm trước.
    Tình hình thời tiết từ Đn trở ra Bắc đang khá xấu hi vọng tuần sau sẽ khá hơn.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 07:47 ngày 15/03/2008
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đến lúc này vẫn chưa có thêm nhóm nào ngoại trừ các nhóm liệt kê ở trên. Các bạn nhanh chóng vào xác nhận sự tham gia để có thể tính trước khoảng cách.
    Nhóm ở Huế, Cần Thơ, Kiên Giang và VACA ?
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 18:37 ngày 16/03/2008
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Dụng cụ đo của một nhóm các bạn học sinh cấp 2 ở Pleiku.
    Các bạn đã tiến hành đo nhưng kết quả lệch 1 độ do chưa đúng phương pháp
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trưa nay nhóm thực nghiệm ở TP.HCM đã tiến hành đo đạc thử để kiểm tra dụng cụ và cách đo.
    [​IMG]
    Về dụng cụ sử dụng ống nước cao 1,5 m tận dụng từ giàn phóng tên lửa nước, dựng nghiêng và sử dụng dây dọi để xác định chiều cao cọc và tạo góc vuông với mặt đất.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quá trình đo từ 11:40 đến 12:30.
    Kinh nghiệm rút ra.
    + Phải tiến hành ở những nơi mặt đất bằng phẳng, tốt nhất là trên nền xi măng phẳng, sáng màu để xác định đầu bóng chính xác. Nhóm TP.HCM trưa nay chọn một bề mặt có sỏi và sẫm màu do đó khi nắng nhạt rất khó tìm điểm đầu bóng chính xác.
    -> Có thể dùng tấm giấy trắng to dán lên mặt đất và dùng bút lông để đánh dấu.
    + Thời gian đánh dấu bóng khoảng từ 2 đến 3 phút là hợp lý thay vì 30 giây như trước đây
    + Điểm làm bối rối nhóm trực nghiệm trưa nay là các điểm đầu bóng gần như tạo thành một đường thẳng chứ không cong như đã nghĩ.
    [​IMG]
    Có điều này là do thời điểm hiện nay gần xuân phân bán kính của đường cong đầu bóng gần như là vô cùng. Trong một thời gian ngắn từ 11:45 đến 12:45 đường đầu bóng của gậy như là một đường thẳng.
    Vì thế xác định điểm gần nhất từ bóng đến chân cọc (vuông góc mặt đất) có lẽ dễ dàng khi ta kẻ đường vuông góc từ điểm chân cọc đến đường của bóng.
    [​IMG]
    Hoặc muốn chính xác hơn thì dùng la bàn để xác định hướng bắc. Vì bóng lúc giữa trưa thiên văn sẽ đổ về hướng bắc. Ta tìm điểm bóng mà đường thẳng chân cọc và điểm bóng chỉ về hướng bắc.
    Các bạn xem mô phỏng để biết lý do
    Hiện nay
    [​IMG]
    Và vào mùa đông khi bóng gậy dài nhất và có đường cong rõ ràng
    [​IMG]
    Kết quả:
    Nhóm TP.HCM đã đo được vào trưa nay góc của bóng là 12.6 độ chỉ sai lệch chút ít với kết quả của chương trình mô phỏng 12,4 độ. Tiếc là nhóm ở Phan Thiết đã không tiến hành đo để rút ra kết quả chu vi trái đất.
    [​IMG]
    http://www.jgiesen.de/sunshadow/
    Website mô phỏng bóng nắng, các nhóm có thể kiểm tra trước.
    ------------------------------
    Chỉ cần một tuần nữa mong các nhóm đẩy nhanh việc chế tạo dụng cụ và chuẩn bị kĩ để thực nghiệm có kết quả tốt.
    Hiện nay có các nhóm : DHSP Hà Nội, Đà nẵng, Phan Thiết, Pleiku, TP.HCM đã chuẩn bị . Các nhóm khác nhưng Cần Thơ, Kiên Giang, Huế, và VACA ở HN mặc dù đăng ký tham gia nhưng chưa xác nhận về việc chuẩn bị của nhóm mình.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bài viết trên báo Hoa Học Trò quảng bá cho thực nghiệm.
    Tiếc là chúng ta đã phối hợp không tốt để tạo thành một sự kiện lớn.
    Tôi không thể mời được các báo tuổi trẻ và thanhnien viết bài.
    Ấy có thích đo bán kính Trái đất?
    Vào ngày 23 tháng 3 sắp tới,teen sẽ có cơ hội được đi thực hành thực tế : đo bán kính trái đất.May mắn thay,tất cả các câu lạc bộ thiên văn ở cả 3 miền đất nước đã quyết định bắt tay nhau cùng thực hiện một lúc.Cho nên nếu thích teen ở khắp đất nước đều có cơ hội tham gia.
    Đo bán kính Trái đất dựa trên một thí nghiệm đo chu vi Trái Đất của Eratosthenes.Có nghĩa là ngày hôm đó teen sẽ được thực hiện lại thí nghiệm của nhà bác học này!Thí nghiệm dựa trên việc đo góc mặt trời ở nhiều địa điểm khác nhau và cách xa nhau để từ đó tính ra được bán kính Trái đất.Dụng cụ đơn giản và không khó làm đảm bảo việc thực hiện dễ dàng cho teen ^^!
    Sẽ có 4 địa điểm lớn tổ chức là Thành Phố Hồ Chí Minh- Địa điểm là sân bóng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có thể liên hệ với anh Tuấn Y!M fairydream81 trưởng nhóm để được tham gia ^^.Ở Hà Nội địa điểm là phòng thiên văn khoa vật lý trường ĐHSP (nơi đặt chiếc kính thiên văn to nhất Đông Nam Á đấy,nhân tiện hôm đó chớp cơ hội chạm thử vào nó cho biết cảm giác kực kì sung sướng như thế nào hí hí),liên hệ anh Hoạt Y!M lucgiac.muadong để biết thêm chi tiết ^^!Ở Phan Thiết địa điểm là sân trường THPT Phan Bội Châu,anh Hiếu Y!M vy.hieu là trưởng nhóm.Cuối cùng là ở Đà Nẵng tại sân trường đại học Bách Khoa , anh Nhật Tuấn Y!M nhattuan1312 là trưởng nhóm. Ngoài 4 địa điểm lớn này ra còn có các địa điểm nhỏ khác như ở Huế, Kiên Giang, Cần Thơ, Pleiku,?. Cũng tiến hành đo cùng hôm đó ấy có thể vô website www.vietastro.org để biết chính xác địa chỉ và nhóm trưởng của địa phương mình ^^!
    Thời gian tiến hành chung cho cả ba miền là 11 giờ 15 trưa 23 tháng 3.Nếu đến sớm thì teen còn được nghe hướng dẫn cách đo,mô tả thí nghiệm và cách thực hiên,đặc biệt ở Hồ Chí Minh còn được học cách làm đồng hồ mặt trời nữa cơ,ở Phan Thiết thì ngay trong ngày hôm đó sẽ tổ chức luôn ngày thiên văn.
    Mrs McCartney
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cập nhật các nhóm thực hiện thực nghiệm đến hiện nay.
    Ngày mai vào ngày xuân phân một số nhóm sẽ thực hiện thực nghiệm, 23/3 sẽ tiến hành tất cả các nhóm.
    Tất cả các hoạt động và kết quả thực nghiệm sẽ có bài tường thuật trên báo Hoa Học Trò.
    -----
    + Ở Hà Nội tại sân trường Đại Học Sư Phạm, trưởng nhóm là bạn Nhữ Đình Hoạt. YM: lucgiac_muadong
    + Ở Huế là bạn Quang Tiến (chưa có liên hệ)
    + Bình Định là bạn Tín YM phapli1991
    + Ở Đà Nẵng tại sân trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng với PAC - CLB thiên văn bách khoa thực hiện. YM cho bạn Nhật Tuấn nhattuan1312
    + Ở Phan Thiết là trường Phan Bội Châu v ới bạn Hiếu YM : vy.hieu là trưởng nhóm.
    + Ở Pleiku có nhóm của bạn Tân Khải YM: jupiter210909
    + Ở TP.HCM tổ chức ở sân trường Nguyễn Thị Minh Khai , do HAAC và các bạn học sinh của trường NTMK tiến hành đo. Các bạn liên hệ Nguyễn Anh Tuấn, YM : fairydream81
    + Ở Cần Thơ có nhóm của bạn Lam Phong trường Bùi Hữu Nghĩa, liên hệ số điện thoại 071 887764 (số nhà) hay YM: force_blader_lamphong
    + Ở Tiền Giang là các bạn trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, liên hệ bạn Trí Tài 0984706076, Ym: starandskynew
  9. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Nhóm đo đạc trường Trung học Tĩnh Gia 1- Tĩnh Gia - Thanh Hoá.
    Để góp phần hưởng ứng dự án thiên văn liên kết cộng đồng thiên văn nghiệp dư Việt Nam: đo chu vi Trái Đất, tại Thanh Hoá , trường THPT Tĩnh Gia 1 cũng tổ chức một nhóm và tiến hành đo đạc.
    Tên nhóm: Tĩnh Gia 1
    Địa điểm đo: Tĩnh Gia, Thanh Hoá
    Toạ độ: 105°48''''
    Vĩ độ: 19°28''''
    Liên hệ:
    Trưởng nhóm: Ngô Đức Thiện
    Trường THPT Tĩnh Gia 1
    Số điện thoại: 0373.285.582 điện thoại không dây mà, vác đi đâu cũng được
    Email: hunter.astro@gmail.com
    YM: ngo.ducthien
    Được Ducthien_fantasy sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 20/03/2008
  10. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay nhóm đo đạc của em cũng tham gia đo góc của tia sáng Mặt Trời vào ngày xuân phân. Nói là nhóm nhưng chỉ có mình em đo thôi.
    Thời tiết hơi tệ, nhiều mây, nhưng từ khoảng 12 h thì Mặt Trời đã xuất hiện trở lại. Dù vậy lúc hơn 11h vẫn có Mặt Trời , tuy thời gian xúât hiện thì ít nên không thể đo liên tục được, do đó em cũng chưa nắm chắc thời gian giữa trưa vũ trụ , thời điểm bóng cọc chỉ chính hướng Bắc.
    Do em dùng cọc và giấy trắng dài gắn với cọc để đánh dấu bóng cọc, mà giấy hình lại để dài nên hay chỉnh giấy , do đó các vị trí đánh dấu như một đường cong vậy. Lúc đầu bác Tuấn hỏi thì em bảo là cong, về xem xét lại thì thấy không phải vậy, đó là do dịch chuyển giấy thôi
    Mà cũng do không quan sát được liên tục nên không biết được thời gian chính xác, nhưng em có ghi lại số liệu và có một thời điểm rất gần với chu vi thực của Trái Đất:
    12h02''''
    vĩ độ: 105°48''''
    vĩ độ: 19°28''''
    độ dài của cọc: 23.5cm
    độ dài của bóng: 8.3 cm
    tanα=8.3/23.5
    ?'α=19.2357
    Dùng công cụ bác Tuấn đưa ( trang web đo khoảng cách khi biết toạ độ giữa 2 điểm ) thì tính được khoảng cách từ địa điểm đo đến xích đạo (cùng 1 kinh độ) là 2163.1346 km
    thay vào công thức, ta có
    chu vi=(360x2136.1346)/19.2357=39978.19(km)
    Ghi chú: lúc 17h55'' em có chỉnh sửa lại khi đã kiểm tra số liệu
    cũng gần với thực tế, sai số khoảng 22 km
    Tình hình là thế nhưng em không hài lòng với kết quả đo, do không biết đó có chính là thời điểm giữa trưa vũ trụ không?
    Ngày 23/03 tiếp tục đo.
    Được Ducthien_fantasy sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 20/03/2008

Chia sẻ trang này