1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực nghiệm thiên văn - Theo dấu chân những người đi trước. Đo bán kính Trái Đất vào ngày Hạ Chí - T

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 24/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vậy là trưa mai như kế hoạch chúng ta đã bàn, sẽ đồng loạt đo ở khắp các miền của Việt Nam.
    Các bạn tham khảo bảng ghi kết quả và danh sách các nhóm.
    Khoảng các giữa các địa điểm mình cũng đã tính sẵn, mỗi nhóm nên chọn 3 địa điểm xa mình nhất để chọn cặp tính.
    Ngày mai TP.HCM sẽ là trung tâm nhận và gửi số liệu, các bạn đo xong nhớ thông báo cho mình ngay góc đo của mình.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các bạn tải file bảng tính dạng Excel http://www.vietastro.org/dobkTD/
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 22/03/2008
  2. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tình hình thời tiết qua ảnh mây vệ tinh
    [​IMG]
    Trên mây vệ tinh thế thôi, nhưng thời tiết thực sự thì chưa chắc đã thế. Như bây giờ tại Thanh Hoá đang mây đầy trời về chiều và đêm, như hôm nay chỉ từ lúc 10h hơn trở đi đến khoảng 2h là có nắng, nhưng không liên tục.
    Xem thêm dự báo thời tiết cho các vùng trên khắp Việt Nam:
    http://www.kttv.gov.vn/
    Ngày mai, khi không khí lạnh tiến về, có lẽ mìên Bắc sẽ có mây và mưa, cả Hà Nội, không khéo cả Huế nữa..cũng thế.
    Nếu như không thể đo được thì mời mọi người vào đây thảo luận về phương hướng giải quyết...còn nếu thời tiết cho phép thì công việc đo đạc vẫn được tiến hành như bình thường.
    Ngày mai mới là ngày trên khắp Việt Nam tổ chức đo chu vi Trái Đất đồng loạt, nhưng ngày xuân phân 20/03 một số nơi đã thực hiện đo và có kết quả tương đối tốt. Mạn phép các bác cho em tổng kết đợt đo ngày 20/03
    -Nhóm Tĩnh Gia 1(Đức Thiện): 40031km
    -Nhóm Pleiku ( Tân Khải) : 40271 km
    -Nhóm Cần Thơ(Lâm Phong): 39733 km
    -Nhóm Huế (Quang Tiến): 40578 km
    còn nhóm nào nữa không nhỉ?
    Ngày mai anh em thực hiện cho tốt nhé, hy vọng trời thương...
    Có khi nào nên tổ chức thêm một đợt đo như thế này nữa vào tuần sau nhỉ? để nhưng nơi không có nắng có thể đo được. Vả lại, đo nhiều lần thì cho kết quả trung bình chính xác hơn.
    Được Ducthien_fantasy sửa chữa / chuyển vào 17:03 ngày 22/03/2008
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cầu trời tốt lên thôi.Có lẽ chỉ ở Miền Nam là thời tiết khả quan. Nếu không thể thực hiện được thì ta sẽ tổ chức lại vào dịp khác như hè chẳng hạn. Còn nhiều thực nghiệm đang chờ đợi chút ta đòi hỏi phải làm tập thể: như tính thị sai để đo khoảng cách Mặt Trăng, Mặt Trời ...
  4. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá ! Anh không ngờ là có đến 10 tỉnh thành tham gia dự án này !
    Anh góp ý thêm về pp đo.
    Dây dọi các em nên dùng quả dọi là bút bi, đầu nhọn của nó giúp định vị chính xác hơn. Vài loại bút có lỗ hay rãnh ở đuôi có thể cột dây dễ dàng.
    Đầu dây kia nên cột thêm 2 que tăm gác chéo nếu đầu cọc đo không đủ nhọn để định vị. Độ dài dây sẽ tính đến điểm cột tăm này.
    Nên dán một tấm bía mỏng trên mặt đất và đánh dấu điểm đầu bóng cạo bắng bút lông.
    Kết quả đo nên ghi nhận đầy đủ kèm theo sai số để tiện tính toán.:
    Chiều cao cọc +- sai số
    Chiều dài bóng +- sai số
    Tang anpha = XXX +- YYY
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Các nhóm đo đều có sai số, một số nhóm sai số góc quá lớn dẫn đến kết quả sai lệch đến hàng ngàn km . Sai số này riêng với nhóm TP.HCM nhận thấy là khi bóng nắng nhạt không phân biệt được giữa phần bóng mờ và bóng thực của cọc.
    Tổng kết góc đo:
    Hà Nội : 19.28 độ
    Huế : không đo được bóng
    Thanh Hóa: không đo được bóng
    Đà Nẵng: 15,5
    Bình Định: 12,5
    Gia lai: 13,58
    Phan Thiết:11.13
    TP.HCM:10
    Tiền Giang: 9.31
    Cần Thơ : chưa có kết quả.
    Tính sơ của nhóm TP.HCM với HN là 44107 km với Đà Nẵng là 38290 km
    Các nhóm tính dùng các cặp của mình với các nhóm khác.
  6. Ducthien_fantasy

    Ducthien_fantasy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Trích bài đầu tiên của chủ đề này .Mới ngày nào chỉ có thế này:
    -------------------Fairydream
    Anh Lê Quang Thủy vừa thảo luận với mình, tại sao chúng ta không làm lại những thực nghiệm nổi tiếng trong thiên văn nhưng đo đường kính Trái Đất từ bóng nắng ở những địa điểm khác nhau, bắt chước người xưa làm lịch, hoặc phức tạp hơn là xác định qui luật quỹ đạo của các hành tinh ... Chúng ta chỉ mới biết qua lý thuyết giờ lại chính tay thực hiện thì thú vị biết chừng nào
    Đặc biệt có những thí nghiệm đòi hỏi phải làm ở nhiều nơi cùng lúc như đo đường kính Trái Đất chẳng hạn. Hà Nội, Đà Nẵng , TP.HCM sẽ tổ chức các nhóm cùng thực hiện qua đó thắt chặt hơn cộng đồng yêu thiên văn Việt Nam.
    Nếu các bạn đồng ý mình sẽ lập project ban đầu là thảo luận về kiến thức sau đó đến phương pháp đo và dụng cụ đo.
    Ok !?
    ------------------
    và bây giờ thì dự án đã được triển khai khắp cả nước. Thật đáng mừng
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mình chưa tính được hết các kết quả cũng như đánh giá sai số. Nhưng sơ bộ thì thấy đo ở 2 điểm và lấy hiệu góc sai số khá nhiều.
    Nguyên nhân chính ở dụng cụ đo không xác định được rõ bóng ở đầu cọc khi nắng nhạt. Sai số của chiều dài bóng có thể đến 0.5cm. Hôm nay đáng lẽ góc đo sẽ nhỏ hơn vĩ độ khoảng 1 độ, nhưng có nhóm đo lại lớn hơn vĩ độ của mình như nhóm ở Phan Thiết.
    Có lẽ mục tiêu đề ra chúng ta đã đạt được đó là sự làm việc tập thể hơn là chính xác của thực nghiệm.
    Hôm nay rất vui vì chúng ta đã làm việc cùng với nhau vui nhất là lúc các điểm cùng thông báo kết quả và cùng tính toán, thể hiện tính cộng đồng.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi sai số có vẻ như do các bạn không chú ý tới mặt phẳng ngang mà chỉ quan tâm tới dây dọi. Nếu mặt phẳng đo không thực sự ngang thì ta sẽ cộng (trừ) luôn độ nghiêng của mp đó vào phép đo, như vậy sai số 1 độ cũng không quá ngạc nhiên nếu ta lấy luôn sân trường hay vỉa hè làm mâm đo.
    Một điểm nữa làm sai số lớn là cọc đo có vẻ hơi ngắn.
    Tiếp đó, nếu ta lấy giá trị đo 1 điểm, sau đó so với khoảng cách tới xích đạo thì bắt buộc phải chờ ngày xuân phân hoặc thu phân. Nếu ngày đó bị che bóng MT thì cũng coi như hoài công. Thực ra cách đo 1 điểm vào ngày xuân phân có thể coi như cách xác định vĩ tuyến của điểm đang đo.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sai số, như ý của mình và Thohry, nhưng điều mình cũng khá tiếc là lần này chuẩn bị chưa tốt lắm có nhóm chỉ làm lần đầu tiên mà chưa thử lần nào trước đó nên khó tránh được sai số do chủ quan khi đo.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Lần này chỉ liên hệ được với báo Hoa Học Trò, nhưng số lượng các bạn quan tâm qua email, YM và cả điện thoại là khá lớn, đa phần là tò mò nhưng cũng đã phần nào phải nói là "kích động" sự quan tâm của tuổi teen với thiên văn học.
    -------------------------------------------------
    Bài tổng kết trên báo HHT (nếu được đăng) do phải làm gấp để nộp bài nên chưa nêu ra kết quả và sai số của phép đo. (Mình không kịp bổ xung thì bạn đã gửi bài.)
    Đo bán kính trái đất
    Trái Đất có hình cầu và bán kính của nó khoảng 6400km điều này chúng ta đều đã được biết qua các bài học địa lý phổ thông,nhưng tớ với rất nhiều teen khác trên khắp cả nước phải được tận tay đo mới phục cơ!Cho nên?
    Chuyện là?.
    Ngày xửa ngày xưa có một nhà bác học người Hi Lạp là người quản lí thư viện Alexandria,ông đã tiến hành đo bóng nắng của một chiếc cọc đặt ở Alexandria và Syene hai lần vào hai năm liên tiếp.Và ông phát hiện ra rằng ánh nắng mặt trời nghiêng 7,2 độ so với phương thẳng đứng ở Alexandria và không có bóng xuất hiện ở Syene.
    Giả định rằng trái đất là hình cầu, thì chu vi của nó tương ứng với một góc 360 độ. Nếu hai thành phố (Syene và Alexandria) cách nhau một góc 7,2 độ, thì góc đó phải tương ứng với khoảng cách giữa hai thành phố ấy (với giả định rằng cả hai thành phố cùng nằm trên đường kinh tuyến). Từ kết quả này Eratosthenes ông tính được chu vi của Trái Đất là 250.000 stadia (sai số so với hiện tại là không lớn!)
    Và một kế hoạch ?ovĩ đại? được lập ra
    Tư tưởng học phải đi đôi với hành và thực nghiệm là cách rất hiệu quả đề giúp các bạn tiếp cận dễ dàng hơn với kiến thức về thiên văn học, hơn nữa sự thú vị là còn biết được lịch sử khám phá khoa học của nhân loại (cái chính là được tận tay đo bán kính Trái đất mới phục hí hí).Thế là kế hoạch được lập ra.
    Ý tưởng vừa được đề suất với các nhóm thiên văn trên cả nước thì đã được chấp nhận ngay không có một cánh tay phản đối nào ^^.Các nhóm share nhau nguyên lí,cách thực hiện,cách làm dụng cụ đo,?.đặc biệt là cách sử lí số liệu thu được.Thời gian bàn và hướng dẫn các nhóm làm diễn ra sôi nổi từ tận tháng 1 cơ đấy!
    Ngày thực hiện vừa vui vừa thích lại thành công ngoài mong đợi mới sung sướng chứ!
    Có tới trên mười nhóm tham gia ?ochiến dịch này,mỗi nhóm lại có những thành công riêng.
    Ở trường Tĩnh Gia 1 Thanh Hóa nhóm của bạn Đức Thiện tập trung hơn 10 bạn đo thành công nhất cả nước vào ngày 20 tháng 3,nhưng đến giữa trưa 23 thì trời lại mây(tình hình cũng như vậy cho nhóm của bạn Quang Tiến tại Huế T__T).Mặc dù rất tiếc nhưng Đức Thiện và Quang Tiến đều cảm thấy không buồn vì vào ngày 20 trước đó các bạn đã đo được kết quả khá chính xác khi vào thời điểm xuân phân ^^!
    Ở Tiền Giang nhóm của bạn Trí Tài tại trường THPT Nguyễn Đình Chiều cho ra kết quả góc bóng sớm nhất.Trí Tài sung sướng: ?oĐây là lần đầu tiên tớ tham gia nghiên cứu thiên văn.Mà đã làm được nhanh nhất mà lại thành công nữa,cảm giác thích lắm í!?
    Ở HCM là nơi sôi nổi nhất trong cả nước vì đây là trung tâm sử lí số liệu mà.Hoàng Mai(Nguyễn Thị Minh Khai) được giao nhiệm vụ ca cả là đi đo bóng có phát biếu: ?ocứ 5 phút tớ lại đi đánh dấu một lần,đầu cây gậy đo to quá đánh dấu rất dễ bị lệch cho nên tớ đã phải rất cẩn thận.Lúc lấy được số liệu đo của cả nước,tớ vui đến không tả luôn: Hà Nội 19,28 độ, Đà Nẵng 15,5 độ, Bình Định 12,5 độ, Phan Thiết 11,13 độ, Tp.HCM 10 độ, Tiền Giang 9,31 độ?.?
    Điều bất ngờ nhất là ở Pleiku,thủ lĩnh của nhóm lại chính là thành viên nhỏ tuổi nhất ?" Tân Khải nhưng đã lãnh đạo nhóm thực hiện rất thành công.
    Nhiều nhân phải đi học thêm vào đúng ngày này,lúc tan học đã quá giờ đo rồi,như Việt Trung (Lê Quý Đôn,Hà Nội),hắn tuy không được trực tiếp tham gia với các anh chị trên đài thiên văn nhưng vẫn máu làm,cho nên một mình hì hụi dựng cọc ngay tại sân nhà để đo góc và cũng góp kết quả cho các nhóm
    Kết
    Hiện Nay thiên văn học chưa được giảng dạy chính thức ở trường phổ thông, nhưng đang có được sự quan tâm rất lớn của teen bọn mình, chính những hoạt động như thế này giúp phổ biến thiên văn học và tạo được sân chơi cho teen mình đặc biệt là thể hiện tính cộng đồng và tính làm việc tập thể. Tới đây sẽ còn có nhiều thực nghiệm khác như đo khoảng cách đến mặt trăng, đo thị sai của sao ... cần thực hiện cũng nhau giữa các nhóm,hi vọng các ấy tham gia tích cực với bọn tớ nhé!
    Mrs McCartney

Chia sẻ trang này