1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực phẩm giúp mau lành vết thương không để lại sẹo

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi thuocthang, 12/12/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuocthang

    thuocthang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/10/2018
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Vết thương chính là nguyên nhân chính kiến làn da xuất hiện những vết sẹo lồi, lõm, thâm, làm mất đi tính thẩm mỹ. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình phục hồi các vết thương, đồng thời giúp vết thương không để lại sẹo.

    Khi bị tổn thương, bạn nên xử lý vết thương càng nhanh càng tốt để hạn chế sẹo trên da. Không nên ăn rau muống, hải sản, nếp, thịt gà, đồ cay nóng, thịt bò…vì dễ để lại sẹo. Làn da dù bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào thì vết thương hở phải mất một thời gian mới có thể lành lặn. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.

    Thuocthang.com.vn chia sẻ thông tin hữu ích đến bạn về những loại thực phẩm giúp mau lành vết thương, không lo về sẹo.


    1. Chế Độ Dinh Dưỡng Cần Thiết Giúp Mau Lành Vết Thương Hiệu Quả

    [​IMG] Nguồn Thực Phẩm Giàu Đạm

    Hàm lượng đạm trong các loại thực phẩm đóng vài trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da tạo các tế bào mới, các thành phần liên quan đến quá trình chữa lành vết thương. Nguồn thực phẩm giàu đạm lành tính bạn cần nạp: Sữa đậu nành, thịt lợn, gan, tàu hũ…

    Thịt heo cung cấp dưỡng chất, giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng. Để vết thương nhanh chóng bình phục, bạn nên tuân thủ ăn thực phẩm giàu đạm. Theo đó, chất đạm trong thịt, cá, trứng, lươn…các loại đậu là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới. Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200g các thức ăn cung cấp chất đạm.

    Chế độ ăn nghèo đạm hoặc người bị suy dinh dưỡng hoặc bị rối loạn chuyển hóa đạm thường vết thương lành sẹo sẽ chậm hơn hoặc có khi không thể lạnh được do thiếu lượng đạm.

    [​IMG] Thực Phẩm Giàu Vitamin C

    Vitamin C đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy vết thương nhanh lành. Đây được xem thành phần chủ yếu quyết định tới quá trình sản sinh mô sợi collagen giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại hiện tượng nhiễm trùng, làm gia tăng hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Bạn nên thường xuyên bổ sung Vitamin C bằng cách ăn nhiều các loại rau quả tươi như ớt chuông, khoai tây, cam, bắp cải, dâu tây, bông cải xanh…

    [​IMG] Tăng Cường Thực Phẩm Giàu Kẽm

    Kẽm được xem là thần dược cho vùng da bị tổn thương, chống nhiễm khuẩn. Kẽm đóng vai trò tổng hợp các loại enzyme trong cơ thể và đảm nhận hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, đặc biệt giúp tái tạo, sản sinh collagen phục hồi những tổn thương trên bề mặt da. Nguồn thực phẩm giàu kẽm tuyệt vời như súp lơ xanh, hạt vừng, hạt bí đỏ, đậu trắng, ngũ cốc…

    [​IMG] Tăng Cường Chất Sắt

    Những thành phần trong sắt như protein, đóng vai trò cung cấp oxy, tái tạo các mô và chữa lành vết thương hiệu quả. Những thực phẩm bổ máu chứa sắt, acid folic, Vitamin B12 cung cấp dưỡng chất, khoáng chất và oxy đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. Đồng thời, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vết thương. Các bạch cầu, đại thực bào trong máu giúp dọn dẹp các chất thải, tế bào chết. Vậy nên, để vết thương nhanh chóng lành, bạn cần nạp những thực phẩm giàu sắt như hạt bí đỏ, huyết lợn, dứa, gan, trứng…

    [​IMG] Cung Cấp Nguồn Thực Phẩm Giàu Vitamin A

    Vitamin A giúp chữa lành vết thương nhờ kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các loại rau màu xanh sẫm, các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, các sản phẩm được chế biến từ bơ sữa. Bên cạnh đó, Vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành vết thương. Vitamin K có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm, bông cải xanh, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi…

    2. Những Thực Phẩm Giúp Mau Lành Vết Thương, Không Lo Sẹo

    - Thịt gia cầm, trứng, sữa để cung ứng toàn bộ chất đạm cơ bản (acid amin) cần thiết cho tiến trình tái tạo mô mềm. Chọn thịt gia cầm thay vì thịt heo, thịt bò để tránh tình trạng dị ứng. Với người thuộc cơ tạng dị ứng với sữa thì có thể dùng sữa chua để thay thế.

    - Đậu nành như tàu hủ, sữa đậu nành vì là nguồn cung ứng lecithin, chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào.

    - Tảo spirulina vì có hàm lượng chất đạm dồi dào hơn cả trứng gà lại thêm tiền sinh tố A, chất cần thiết hàng đầu cho da niêm.

    - Gan bò để tận dụng lượng khoáng tố kẽm, hoạt chất có công năng gia tốc tiến trình làm lành vết thương.

    - Cá thu để vừa bổ sung acid amin, vừa tiếp tế các loại acid béo không thể thiếu trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da.

    - Dầu gấc để nhờ thành phần sinh tố E và A trong đó làm đòn bẩy cho tiến trình phục hồi mô mềm quanh vết thương.

    - Bưởi để mượn lượng sinh tố C dồi dào trong trái này làm thuốc chống nhiễm trùng.

    - Khoai Lang:Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, khoai lang chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu như Vitamin A, B, C, chất oxy hóa cao có tác động trong việc tích cực chữa lành vết thương, tránh để lại sẹo.

    Xem thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe và làm đẹp tại:thuocthang.com.vn

Chia sẻ trang này