1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực tập nghề luật : Một vụ kiện cạnh tranh (hư cấu)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hoakhongtim, 04/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Bạn thuao ngốc như .... con mèo Tom. (đó là lời bình luận thêm của tớ )
    Bình tĩnh nhé.
    Cái chỗ tớ tô vàng ở trên ấy, là một giả định của bạn thuao. Tớ không bít là có chuyện này hay không nhưng thực tế là:
    1. Anh mún có bi nhiêu quốc tịch là chuyện của anh, nếu anh có quốc tịch VN thì NN VN xác định anh luôn là công dân VN, không thừa nhận anh đồng thời là công dân nước khác.
    Oki chưa nào ????2. Có rất nhiều Việt kiều vừa có quốc tịch Pháp vừa có quốc tịch Mẽo, vẫn đăng ký xin cấp giấy chứng nhận công dân VN và đăng ký công dân với Đại sứ quán hay lãnh sự.
    Có thấy thằng Tây hay mệ đầm nào bắt nó bỏ quốc tịch abc gì đâu ... Hờ hờ ...
    Đối chiếu với nội dung trên thì ... mời bạn thuao bình lựng típ.
    [/quote]
    Thôi bác trả lời như thế thì em pó tay. Theo cách giải thích của bác, thì hóa ra VN ta chia làm nhiều lọai công dân VN bác nhỉ? công dân sống trong nước, công dân sống nước ngòai (dù mang quốc tịch Mỹ, Pháp ...). Khó hiểu thật, mặc dù hiến pháp quy định mọi công dân bình đẳng (theo nghĩa công dân của bác) .. nhưng sao mấy vị VK mang passport nước ngòai phải xin visa nhỉ? mua nhà chẳng xong, kiện tụng hay lấy vợ đều phải cấp tỉnh giải quyết ? Giải thích như bác em em khó hiểu quá bác ạ .
    Hôm qua, em nghó thấy một giấy phép kinh doanh của công ty TNHH XYZ ghi thế này: Thành viên công ty, bà . Larry Mít - Quốc tịch Mẽo - dân tộc Kinh- Thường trú: XXX St. Texas - USA . Em bẩm với bà là theo quy định VN thì bà vẫn là công dân VN không phải công dân HK đâu nhé ... bà ấy sợ quá khóc thét ...
    Việc Vk đăng ký công dân không phải họ yêu thương gì quốc tịch VN, mà do yêu cầu của pháp luật xác định nhân thân của họ td xác định nguồn gốc; hay để được ưu đãi theo loại hình nếu đầu tư vào VN td như xác nhận công dân để thành lập công ty theo luật công ty (theo chính sách VK là núm ruột .. dài).
    Bàn thêm về việc quốc tịch, em có giúp cho một bác nhạc sỹ già đáng kính là VK kiều Mỹ, quay về hồi huơng tại VN để sống kiếp sống mòn. Thế mà em phải làm cả một bộ hồ sơ để phục hồi quốc tịch cho bác ấy. Đến bây giờ em vẫn thắc mắc là việc trước đây bác ấy ra đi đâu có nghĩa là bị "mất quốc tịch"? nay quay về lại phải "phục hồi quốc tịch" hay tại bác ấy "nổi tiếng" quá nên bị khổ ?
    Em chỉ hiểu đến đấy, mong bác chỉ giáo thêm ạ .
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 31/08/2006
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 18:02 ngày 31/08/2006
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thế các bạn ở đây dựa vào đâu để chứng minh quốc tịch nào ? 1 giấy khai sinh, 1 thẻ chứng minh nhân dân hay 1 cuốn hộ chiếu ? Hay phải là cả 1 giấy chứng nhận của chính phủ to bằng cái ảnh treo tường với cả đống chữ ký ?
    1 em bé trong bụng mẹ, vừa lọt lòng mang quốc tịch gì ? Có gì để chứng minh ?
    Tại nước ngoài, tôi thấy có cái quốc tịch chỉ được cái lợi là đi đâu thì đưa cái hộ chiếu ra và thỉnh thoảng thực hiện quyền công dân như đi bầu ( là cái mà nhiều người VN chả thích lắm ) .
    Còn thì ai cũng như ai, có khi trong tình trạng di dân lại được hỗ trợ nhiều hơn vì họ có ngân sách chứ dân có quốc tịch đông quá, chả ai quan tâm .
    Nếu chỉ dựa theo luật, theo tôi biết thì VN chưa chấp nhận song tịch hay đa quốc tịch , dù sao thì nghe nói là sẽ có thay đổi .
    Nhưng mà cái giải thích của ông Luật gia tiến sĩ kia thì chỉ là kiểu giải thích luật ... đi đường !
    Còn ông nhạc sĩ mà bạn Thuao kể ( Chắc là Phạm Duy ) là vì ông ta thích mua việc thôi, thực tế, ông ta chỉ cần về Mỹ, bỏ ra 120 USD , điền vài mẫu, chụp 4 cái ảnh là xong .
    Fsai đã viết đúng :
    1. Anh mún có bi nhiêu quốc tịch là chuyện của anh, nếu anh có quốc tịch VN thì NN VN xác định anh luôn là công dân VN, không thừa nhận anh đồng thời là công dân nước khác.
    Oki chưa nào ????
    2. Có rất nhiều Việt kiều vừa có quốc tịch Pháp vừa có quốc tịch Mẽo, vẫn đăng ký xin cấp giấy chứng nhận công dân VN và đăng ký công dân với Đại sứ quán hay lãnh sự.
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Này nhé ...
    Việc hồi hương và công nhận quốc tịch Việt Nam là hai việc khác nhau.
    Theo tớ, hồi hương gần giống như đăng ký cư trú dài hạn ở Việt Nam cũng như chuyển các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình về lại Việt Nam.
    Nếu xét theo góc độ thủ tục thì trải qua các bước sau :
    1. Làm Giấy xác nhận công dân Việt Nam bằng các giấy tờ chứng minh : CMND (cũ), giấy khai sinh hoặc giấy tờ gì gì đó nữa ...
    2. Đăng ký công dân với Đại sứ quán ở nước mà anh đang định cư ấy ... Giấy chứng nhận có đăng ký công dân.
    3. Sau khi có 2 giấy trên, mới bắt đầu làm thủ tục xin hồi hương với sự bảo lãnh của một người Việt Nam (đang cư trú ổn định = có hộ khẩu ).
    4. Về Việt Nam và mang tiền + xe cộ về.
    Cuối cùng, còn phải thực hiện khai báo tạm trú với chính quyền địa phương nữa.
    Như vậy, xét theo góc độ phân biệt giữa :
    quốc tịch, và
    hồi hương
    thì :
    Quốc tịch là yếu tố nhân thân không tách biệt với mỗi con người, còn
    Hồi hương là một quá trình theo quy định của pháp luật để một công dân VN trở về cư trú trong lòng đất mẹ.
    Thế thôi.
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Rắc rối quá nhỉ !
    Nhưng cũng rõ ràng đấy .
    Tôi bổ túc thêm : Chỉ cần xin được cái hộ chiếu là coi như xong vấn đề quốc tịch .
    Sau đó thì làm thủ tục hồi hương như ông Fsai nói .
    Tưởng là khó, khối người ở đây ĐT nhờ tôi nhưng thực ra rất dễ, tự làm cũng được , chớ tốn tiền cho mấy Lờ sờ VN
    Các mẫu này bây giờ phổ biến rộng rãi trên các trang web của các đại sứ quán .
    Cách nay 2 năm thì khó , bây giờ dễ như xin thị thực về nước thôi mà .
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Một cty liên doanh có vốn pháp định là 15 triệu.
    Bên nước ngoài :
    X : 60 % vốn pháp định;
    Y : 10 % vốn pháp định;
    Bên VN :
    A : 30 % vốn pháp định
    Yêu cầu :
    Bên nước ngoài muốn tái cơ cấu doanh nghiệp về tổ chức hoạt động mà trước mắt là điều chỉnh các quy định trong Điều lệ doanh nghiệp liên doanh theo quy định mới trong Luật doanh nghiệp thống nhất và luật đầu tư 2005 :
    - Hội đồng quản trị từ 15 người xuống 5 người;
    - Bỏ chức danh Phó Tổng Giám đốc thứ nhất (người VN);
    - Bỏ quy định về vấn đề sửa đổi Điều lệ và thay đổi quyền nghĩa vụ các bên phải thông qua theo nguyên tắc nhất trí 100%;
    - Điều chỉnh lại quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, nhất là việc phải biểu quyết theo tỷ lệ mới.
    Bên VN không muốn điều chỉnh bất kỳ vấn đề gì trong các nội dung trên.
    Vấn đề pháp lý mấu chốt : (quan điểm cá nhân của tớ)
    Bên nước ngoài muốn thực thi việc đăng ký và tổ chức lại theo điều 170, khoản 2, điểm a;
    Bên VN muốn duy trì như cũ và không đăng ký lại, điều 170, khoản 2, điểm b;

    Mời các chuyên gia thực tập cho vui.
  6. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Thấy ông Fù-sai đưa bài tóan cho anh em mà lâu wá không ai đóai hòai bùn wá nhẩy ...
    Em xin phép được bẩu như sau: chúng nó mang cái điều lệ của liên doanh phần (i) quy định về thể thức thông qua các quyết định; (ii) phần biểu quyết và tỷ lệ % thông qua biểu quyết. Trong truờng hợp này, hai ông NN nắm 70% (vượt quá 2/3 vốn) nên bên VN chắc chắn thua rùi . Nhưng thôi, dĩ hòa vi quý, cho ông VN giữ chức phó tổng thứ nhất, đặc trách quản lý chị em bác Fù -sai nhẩy .
    Heeê ,nhưng bác lại chơi anh em theo quy định của điều lệ cũ "Bỏ quy định về vấn đề sửa đổi Điều lệ và thay đổi quyền nghĩa vụ các bên phải thông qua theo nguyên tắc nhất trí 100%; . Quy định nhất trí 100% mọi quyết định kia sẽ pó tay 2 bác nước ngòai .
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 07/09/2006
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề :
    Cần sửa đổi Điều lệ và thay đổi quyền nghĩa vụ các bên phải thông qua theo nguyên tắc nhất trí 100%;
    Như vậy, muốn sửa điều lệ lại để có quyền biểu quyết tương ứng với số vốn đóng góp nhưng nỗi khổ là :
    Điều lệ lại quy định cụ thể rằng, để sửa đổi Điều lệ và thay đổi nội quy định định quyền và nghĩa vụ của các bên phải thực hiện trên cơ sở nguyên tắc nhất trí 100%.
    Quy định này lại dựa trên Luật đầu tư nước ngoài và đây cũng là nỗi lòng của nhiều nhà đầu tư nước ngoài nước ngoài trong liên doanh mún thay đổi nhưng chưa biết phải giải quyết thế nào với vòng xoáy lẩn quẩn này.
    Có ai nghĩ ra cách gì để tháo gỡ để có mon - nì chưa?

    u?c fsai s?a vo 16:01 ngy 09/09/2006
  8. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Hiii chờ MPI cố vấn cho CP cách tháo gỡi thui. Cái quy định ấy do luật đầu tư đề ra để bảo vệ phía VN khỏi bị ...ăn thịt. Nay nó không còn phù hợp nữa. Bác và em cùng chờ CP ra NĐ có điều khỏan "việc sửa đổi ĐL để áp dụng theo điều 170 luật đầu tư 2005 sẽ theo nguyên tắc biểu quyết dựa trên tỷ lệ góp vốn giữa các bên" . Bác yên tâm là thị trường lobby đang sôi động để ra hướng dẫn này đấy (mod đừng khóa em vì phạm thượng nhé).
  9. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ô hay, seo lại khóa thuao nhỉ ...
    Khóa xong ngồi bùn chết.
    Về cái vụ ngớ ngẩn này, cú lừa mà tớ bày cho tên tây ngố thực hiện theo 2 bước như sau :
    1. Một bản điều lệ mới với nội dung vẫn như cũ được soạn thảo và đề nghị thông qua cùng với việc đăng ký lại đồng thời với việc xác định lại vấn đề vốn :
    Vấn đề vốn luôn là vấn đề nổi bật khi :
    - Vốn trong FDI luôn tách thành 2 loại :
    + Vốn pháp định hay vốn điều lệ trong doanh nghiệp và do NN ấn định;
    + Vốn đầu tư : chả bít nó thuộc cái giống gì của doanh nghiệp được FDI tự khai báo, và hình thành từ vốn điều lệ và vốn vay;
    - Vốn của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp : một loại duy nhất : vốn điều lệ.
    Vấn đề vốn thường là vấn đề gây tranh cãi nặng nề nhất vì :
    Bên VN thường chỉ góp một phần bé trong vốn điều lệ, khoảng 30% rồi thôi. Trong khi đó, để có vốn đầu tư thực hiện dự án, bên nước ngoài, bên cạnh việc góp đủ vốn điều lệ còn phải đi vay hay dùng chính pháp nhân của mình vay tiền và rót cho dự án.
    Như vậy, việc không quyết định lại một vốn điều lệ theo luật doanh nghiệp tương đương việc duy trì tỷ lệ 30% của bên VN là cựckỳ hấp dẫn.
    2. Sau khi đã thực hiện xong bước 1, chỉ trong một thời gian ngắn, gây áp lực điều chỉnh lại điều lệ và giành quyền quyết định bằng một quyền năng mà chỉ luật doanh nghiệp quy định còn luật đầu tư nước ngoài không thừa nhận :
    Quyền phản đối quyết định của HĐTV hoặc Đại hội đồng cổ đồng bằng yêu cầu mua lại phần vốn góp của mình.
    Mời bình luận.
  10. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Bàn với bác fù-sai một tý về vốn trước khi quay lại giải quyết cục xương vớ vẩn kia.
    Khái niệm về vốn của VN chia ra: vốn điều lệ, vốn pháp định, và vốn đầu tư. Nếu nhìn theo cách gọi thì có cảm giác như bà mẹ đưa tiền con gái đi chợ và bảo rằng: đồng này mua cá, còn đồng kia mua rau. Nhưng thật ra, cách gọi trên cũng chỉ là khái niệm theo nghĩa tên gọi. Bản chất vẫn là ... vốn.
    Khi kinh doanh, nhà đầu tư phải có tiền, tiền ấy là của anh hay anh đi vay của nguời khác. Tiền bỏ vào công ty gọi là vốn. Tuy nhiên, với chức năng quản lý, nhà nước ra một điều kiện nhất định cho một số ngành nghề mà yêu cầu khi ai đó thành lập doanh nghiệp theo lãnh vực này đều phải đáp ứng một điều kiện tối thiểu về vốn để họat động. Mục đích yêu cầu này nhằm tránh cho một "đổ vỡ" của XH. Trước đây, do còn ngây thơ nên luật quy định "bất kỳ ngành nào cũng phải có một số vốn tối thiểu mới được phép lập công ty", bây giờ, luật doanh nghiệp đã bãi bỏ quy định này, chỉ một số ngành bắt buộc phải đáp ứng một số vốn nhất định mới được mở td như Bảo hiểm, ngân hàng, quảng cáo .... Thuật ngữ vốn pháp định xuất phát từ nguyên lý này.
    Khi ta lập một công ty, số tiền các cổ đông bỏ vào và khai báo khi đăng ký kinh doanh và được ghi nhận trong điều lệ công ty đuợc gọi là Vốn điều lệ (vốn ghi trong điều lệ). Nó cũng có thể được gọi là vốn Pháp định nếu nghành nghề ấy có yêu cầu về vốn tối thiểu như đã nói trên.
    Vốn đầu tư được hiểu theo hai cách (i) theo tính chất vốn của công ty; và (ii) theo giá trị đầu tư của dự án.
    (i) Theo tính chất vốn: Thông thường một công ty được thành lập, các cổ đông thường nêu "tham vọng" phát triển hoặc số vốn phải có trong tương lai để thực hiện dự án (phần mở rộng, phần X+n ... nào đấy) thì điều lệ sẽ ghi thêm "vốn đầu tư công ty cho tòan bộ dự án là XXX ". Theo cách nhìn này, thì vốn đầu tư là số vốn của công ty sẽ có trong tương lai để thực hiện việc mở rộng và phát triển kinh doanh. Công ty thực hiện việc tăng vốn để có "vốn đầu tư" bằng cách bán cổ phần hay kết nạp thêm thành viên (công ty CP hay TNHH) góp vốn. Số vốn đầu tư kia sẽ trở thành "vốn Điều lệ" sau khi việc tăng vốn này đã được đăng ký với cơ quan cấp phép và ghi vào trong Điều lệ.
    (ii) Theo giá trị đầu tư: Vốn đầu tư vẫn có thể nhìn theo nghĩa khác khi công ty vay tiền để thực hiện dự án mà không thay đổi vốn đăng ký ban đầu. Trong trường hợp này thuật ngữ "vốn đầu tư" sẽ là là "giá trị đầu tư của công ty", nó bao gồm vốn điều lệ công ty + tiền vay.
    Nếu nhìn vốn theo luật doanh nghiệp phải hiểu thuật ngữ vốn đầu tư theo cách (i)
    Cách giải quyết vụ việc của bác fù sai (i) sửa điều lệ để áp dụng theo luật doanh nghiệp; và (ii) khi điều lệ được thông qua điều khỏan "luật áp dụng cho điều lệ theo luật doanh nghiệp" sẽ phủ nhận quy định "nhất trí" trong điều lệ cũ. Việc này sẽ khó thực hiện vì phía VN sẽ biết, và chắc chắn biết "mưu mô" của bên nước ngòai.
    Cách truyền thống lâu nay các JVC vẫn làm theo 3 bước: 1. Lỗ (do nhiều nguyên nhân); 2. JVC sẽ tăng vốn theo tỷ lệ (td 7/3); 3. bên nước ngòai sẽ mua lại phần của Vn nếu bên VN không có khả năng tăng vốn; 4. chuyển thành 100% FOE; 5: close deal
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 18/09/2006

Chia sẻ trang này