1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực tập nghề luật : Một vụ kiện cạnh tranh (hư cấu)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hoakhongtim, 04/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cụ Dũng đã ký nghị định 101 hôm qua về việc đăng ký lại doanh nghiệp FDI,
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=40&sub=67&article=74238.
    Xem chi tiết :
    ---
    Ngày 21-9, Thủ tướng *************** đã ký quyết định ban hành Nghị định 101/2006/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
    Nghị định 101/2006/NĐ-CP được áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã được cấp Giấy phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP (ngày 15/4/2003) của Chính phủ; dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    Theo đó, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu trở lên đăng ký lại thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư đăng ký lại thành Công ty trách nhiệm hữu một thành viên. Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP đăng ký lại thành Công ty cổ phần.
    Doanh nghiệp đề nghị đăng ký lại nộp hồ sơ theo quy định của Nghị định này tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về nội dung hồ sơ đăng ký lại. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản.
    Doanh nghiệp đăng ký lại được thừa kế toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trước khi đăng ký lại.
    Đối với hình thức chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu trở lên chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành Công ty cổ phần và ngược lại.
    Việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể được tiến hành sau khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại hoặc đồng thời với việc đăng ký lại. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu từ chối hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thông báo rõ lý do với doanh nghiệp bằng văn bản.
    Cũng theo Nghị định trên, việc đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 88 của Luật Đầu tư được áp dụng đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 1-7-2006. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
    Cùng với Nghị định 95/2006/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, như vậy đến lúc này, Chính phủ đã ban hành đầy đủ các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu bức thiết từ thực tiễn của nền kinh tế đất nước.
    ---
    Tuy nhiên, vẫn có nghĩa là 2 loại giấy :
    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; và
    - Giấy chứng nhận đầu tư (cái này tớ chưa ngó thấy biểu mẫu của nó, ai bít ở đâu chỉ giùm).
    cùng tồn tại song song, tương ứng với 2 nhóm cơ quan quản lý khác biệt và 2 kiểu thủ tục hành chính riêng.
    Có một vấn đề đặt ra là : cái biểu mẫu giấy chứng nhận đầu tư kia có bỏ đi sự tách biệt rõ 2 nội dung về vốn của doanh nghiệp FDI hay vẫn như cũ nhỉ.

    Giả định vẫn như cũ thì thì VN vẫn phân biệt đối xử giữa công dân quốc gia và người nước ngoài. Và có người nào bít WTO có sự hạn chế vấn đề này không nhỉ ?
  2. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tui chỉ mới đọc thông tin về NĐ này trên web và của bác fù sai. Điều tôi thắc mắc là NĐ này quy định về việc chuyển đổi, nhưng không bít có bắt buộc không? nếu bắt buộc sẽ gây phản cảm theo nguyên tắc "luật bất hồi tố"; và có thể mâu thuẫn tại điều 88 khỏang 1 luật đầu tư 1. " Dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước khi Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục để cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư" ; và điều 170 khỏang 2 luật doanh nghiệp.
    Về hai lọai giấy như bác fù sai nói, tui cũng tự hiểu rằng giấy 1 là giấy phép kinh doanh (giấy phép thành lập doanh nghiệp), nhà đầu tư NN lập công ty trước, sau này khi chính thức làm dự án mới cần loại giấy 2. Trước đây, 2 thứ này gộp làm 1, nay được tách ra, và chia theo thẩm quyền cấp.
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Xem một vụ kiện đòi tài sản mà đối tượng là doanh nghiệp tư nhân :
    http://www.baocantho.com.vn/vietnam/xahoi/44512/
    ---nguyên văn----
    Xét xử vụ kiện Hội Kiến trúc sư (KTS) Long An
    Cuộc đấu lý cam go
    Thứ tư, 27/9/2006, 10:20 GMT+7
    Một phụ nữ có chồng làm chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên về tư vấn thiết kế kiến trúc, nhưng không được hưởng di sản thừa kế khi người chồng qua đời. Ngay cả việc người phụ nữ này lui tới nơi làm việc trước đây của chồng cũng bị cấm. Bởi vì doanh nghiệp của chồng bà ta đã bị chuyển quyền sở hữu sang người khác. Đó là nội dung vụ kiện mà TAND thị xã Tân An (Long An) đưa ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm hôm 25-9-2006.
    Biển thủ cả một doanh nghiệp?
    Trước tòa, bà Lê Thị Hồng Oanh, ngụ tại số 13B chung cư Bảo Định, đường Bảo Định, phường 2, thị xã Tân An (Long An) cho biết, lúc còn sống, chồng bà, ông Nguyễn Hoàng (sinh năm 1925), từng là thư ký rồi chủ tịch Hội KTS tỉnh Long An. Kể từ năm 1988, Hội KTS có thành lập một tổ hợp tác để hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc, tập trung một số kiến trúc sư, chuyên viên về xây dựng có tay nghề. Vào thời điểm này, do tổ chức hoạt động trực thuộc Hội KTS tỉnh Long An nên vấn đề trình báo nộp thuế phát sinh từ nghề nghiệp gặp khó khăn, nhất là tổ hợp không thể hoạt động một cách độc lập như một doanh nghiệp. Vì vậy, đầu năm 1994, ông Nguyễn Hoàng đứng ra xin các cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập doanh nghiệp tư nhân. Ngày 31-1-1994, ông Nguyễn Hoàng được cấp phép số 009200 thành lập doanh nghiệp tư nhân có tên Văn phòng Tư vấn Thiết kế Kiến trúc Long An (VPTVTKKT), đặt địa chỉ tại số 19, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thị xã Tân An. Vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp là 37 triệu đồng, đến năm 1997, ông Nguyễn Hoàng đăng ký vốn bổ sung lên đến 318.911.572 đồng. Theo bà Oanh, doanh nghiệp của chồng bà luôn ăn nên làm ra, doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
    Chẳng may, vào ngày 11-7-2003, ông Nguyễn Hoàng đột ngột qua đời sau cơn bạo bệnh. Lúc này, hai phó giám đốc của ông Nguyễn Hoàng là Huỳnh Duy Hải và Nguyễn Đình Phước trực tiếp điều hành doanh nghiệp. Đúng 100 ngày sau ngày ông Nguyễn Hoàng mất, bà Oanh cùng các con của ông, với tư cách là những người thừa kế hợp pháp đến văn phòng doanh nghiệp gặp ông Hải và ông Phước bàn việc tiếp nhận toàn bộ tài sản của doanh nghiệp là di sản của chồng và cha họ để lại. Hai ông này chẳng những từ chối mọi tiếp xúc với bà Oanh và các con ông Nguyễn Hoàng, mà còn cho rằng doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của Hội KTS Long An. Họ bảo bà Oanh muốn gì thì đến Hội KTS và Sở Xây dựng Long An để giải quyết. Ngày 5-1-2004, Sở Xây dựng Long An tổ chức cuộc gặp mặt các bên có liên quan để giải quyết yêu cầu của gia đình bà Oanh. Nhưng, cuộc họp này đã không xác định được về nội dung tài chính cũng như quyền sở hữu doanh nghiệp. Sau đó, bà Oanh tìm hiểu và biết được DNTN do chồng bà làm chủ đã được chuyển sang công ty TNHH một thành viên do Hội KTS làm chủ sở hữu. Đây là việc làm không đúng pháp luật của Hội KTS Long An. Vì đó là doanh nghiệp của chồng bà thì bà mới có quyền quyết định chuyển đổi hay không. Bà yêu cầu tòa xử buộc Hội KTS Long An hoàn trả doanh nghiệp của chồng lại cho bà và các con có quyền thừa kế hợp pháp.
    Đó là của hội?
    Bà Oanh đưa ra những giấy tờ chứng minh. Từ đơn xin thành lập doanh nghiệp tư nhân của ông Nguyễn Hoàng đến tờ trình thẩm định thành lập doanh nghiệp tư nhân của Hội đồng thẩm định UBND tỉnh Long An, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận giá trị tài sản bằng hiện vật, giấy phép hành nghề khảo sát thiết kế xây dựng, giấy phép thành lập tư nhân VPTVTKKT Long An đều ghi rõ tên ông Nguyễn Hoàng, không hề có chữ nào ghi chủ sở hữu là Hội KTS Long An cả. Vậy mà ông Phan Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hội KTS Long An, bị đơn trong vụ kiện vẫn bảo đó là của hội, còn ông Nguyễn Hoàng chỉ được cử ra quản lý và điều hành doanh nghiệp. Ông Phan Ngọc Dũng trưng ra bút tích của ông Nguyễn Hoàng cho rằng đây là doanh nghiệp trực thuộc, tiền thân của nó là mot xưởng vẽ kiến trúc. Ông Dũng còn cho biết, doanh nghiệp do ông Nguyễn Hoàng đứng tên còn có nghĩa vụ phải nộp 5% lợi nhuận cho Hội KTS để làm kinh phí hoạt động. Ngoài ra, ông còn trưng ra giấy xác nhận của một vị PCT UBND tỉnh xác nhận doanh nghiệp tư nhân này là của Hội KTS. Hiện doanh nghiệp này đã chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Hội KTS quản lý.
    Không đồng tình với ông Dũng, bà Oanh cho rằng không có DNTN nào lại trực thuộc một tổ chức nghề nghiệp như Hội KTS. Ở đây, từ trực thuộc, tiền thân mà chồng bà đề cập trong các bút tích mà ông Dũng đưa ra không đồng nghĩa đó là chủ sở hữu. Nếu là của Hội KTS thì tổ chức này có quyền định đoạt lợi nhuận chớ cần gì phải buộc doanh nghiệp nộp 5% lợi nhuận. Qua đó, bà Oanh khẳng định việc chồng bà thừa nhận doanh nghiệp trực thuộc Hội KTS là một cách dựa nhau để sống mà thôi. Tại sao khi đó Hội KTS không thành lập công ty TNHH một thành viên như hiện nay, mà phải để chồng bà đứng ra thành nghiệp DNTN cho phiền phức?
    Ông Dũng cãi lại: Nếu thành lập công ty TNHH một thành viên như hiện nay thì Hội KTS không đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp định. Vì vậy, Hội KTS xét thấy thành lập doanh nghiệp tư nhân là phù hợp với khả năng nhất. Ông Dũng cho biết thêm, sau khi ông Nguyễn Hoàng ra tù về tội vô ý làm chết người, Hội KTS là nơi cưu mang, giúp đỡ ông Nguyễn Hoàng về mọi mặt. Ngay cả tài sản ông đưa vào đăng ký kinh doanh cũng có phần của Hội KTS. Tòa yêu cầu ông Dũng trưng ra quyết định của Hội KTS Long An chỉ định ông Nguyễn Hoàng đứng ra thành lập DNTN để chứng minh điều ông nói là đúng. Ông Dũng bảo sự thật là như thế, còn quyết định nói rõ việc này thì không có.
    Luật sư Nguyễn Văn Hùng bảo vệ quyền lợi nguyên đơn, cho biết đây là một vụ kiện hết sức phức tạp. Trong lúc việc tranh chấp của bà Oanh với Hội KTS được phân xử rõ ràng thì việc chuyển từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH một thành viên trực thuộc Hội KTS Long An là chưa hợp pháp. Luật sư đề nghị tòa cần xem xét thấu đáo vấn đề này trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng. Vì vậy, phiên tòa tạm hoãn cho đến ngày 3-10-2006 mới xử tiếp.
    HOA HẠ
    ----
    Hôm nay, Tòa đã tuyên bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn với lập luận :
    Các bút tích để lại của chồng bà Oanh đều thừa nhận doanh nghiệp trực thuộc Hội kiến trúc sư Long An, tiền thân là xưởng vẽ của Hội được UBND tỉnh cấp phép thành lập năm 1998.
    Nhiều nhân chứng xác nhận đây là doanh nghiệp thuộc Hội.
    Như vậy, Tòa cho rằng việc chồng bà Oanh đứng tên thành lập, được xác định là chủ doanh nghiệp chỉ là làm hộ về mặt pháp lý.

    (theo báo pháp luật Tp HCM - hôm nay, 11.10.206)
    ---
    Mời bình lựng.
  4. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Mấu chốt của vấn đề là doanh nghiệp này do (i) cái hội kia lập mà ông chồng bà ý là người đại diện ủy quyền của hội; hay (ii) do ông bạn quá cố lập với tư cách cá nhân. Nếu trong trường hợp (i) thì phải phù hợp về mặt hình thức là quyết định thành lập doanh nghiệp (cái này hình như không có) và đáp ứng nội dung là siền vốn pháp định, tiền của hội được rót vào doanh nghiệp tư kia đuợc thể hiện qua sổ sách kế tóan. Hội không thể nói đã bỏ tiền lập doanh nghiệp mà sổ sách kế tóan không thể hiện việc này. Nếu chỉ theo sự kiện trên mà tòa tuyên bên Bị thắng kiện thì tòa đã bỏ sót quá nhiều tình tiết. Cái bôi vàng vàng ấy là mấu chốt của sự kiện đã không được tòa làm rõ. Kết luận của tòa án bác đơn kiện của nguyên đơn chỉ dựa vào bút tích "thừa nhận của người quá cố" và nhân chứng, và .... giấy tay của ngài PCTịt đáng kính thì chưa đủ.
    Bản án này sẽ bị hủy bởi tòa phúc thẩm để .. điều tra lại.
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 11/10/2006
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Có một tình huống hư cấu về luật cạnh tranh như sau :
    Anh X nổi hứng kinh doanh ngành vận tải hành khách bằng xe hai bánh, gọi nôm na là chạy xe ôm.
    Tận dụng cái xe nhà, anh có ý định chọn bến xe A làm trụ sở kinh doanh của mình.
    Là một bến xe nhộn nhịp, rất đông khách, số lượng người kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hai bánh như anh rất đông, và lộn xộn. Do vậy, Ban quản lý bến xe đã lập ra Đội xe thồ tự quản và ký với Đội xe thồ đó một bản thỏa thuận với 2 nội dung cơ bản như sau :
    1. Đội xe thồ được độc quyền đón khách trong phạm vi bến xe.
    2. Đội xe thồ có trách nhiệm tổ chức việc đón khách cho có trật tự và không làm ảnh hưởng đến an ninh khu vực.
    Anh X là người mới, Đội xe thồ không cho anh ấy gia nhập làm thành viên với lý do là đã quá đông rùi nên bị đuổi ra khỏi bến xe không thương tiếc cùng với việc cấm cửa không cho bén mảng lại kinh doanh.
    Anh X được gợi ý là nên khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh về vấn đề này khi :
    - Bến xe A được xem là thị trường liên quan;
    - Thỏa thuận giữa đội xe và ban quản lý bến xe là thỏa thuận độc quyền vi phạm pháp luật.
    Mời các vị tham gia nghiên cứu trường hợp này.

  6. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Ơ hơ .....A muốn nhẩy vào hội cái bang kia để làm bản doanh mần ăn có hỏi ý kiến của Bang chủ chưa nhỉ? cái hội cái bang đó thuộc sự quản lý và điều hành của Bang chủ mừ. Trong phạm vi hội của mình, bang chủ có quyền cho phép lập hội đả cẩu bổng và ai được kết nạp thành viên căn cứ theo quy chế lập hội. Thế trong trường hợp này, A đáp ứng đủ theo những yêu cầu đòi hỏi của hội mà không đuợc kết nạp thì đành khiếu nại thôi. Chẳng lẽ sân nhà của họ, mình nhẩy vào, họ không cho rồi kiện chăng?
    Nếu A nhẩy vào sân chơi khác, không nằm trong sự quản lý của bang chủ mà bị đá giò thì mới khiếu nại hay kiện cáo lên tổng hội cái bang chứ; đằng này thì mà là mà mà mmm
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bạn thuao càng ngày càng hời hợt ...

    Ta giả định rằng anh xe ôm đó không chấp nhận việc :
    - Một tổ chức như Đội xe ôm tự quản đó đứng ra độc quyền kinh doanh trong phạm vi bến xe (thị trường liên quan),
    - Anh ta cũng không đồng ý việc gia nhập Đội xe ôm tự quản mà cho rằng, không nhất thiết phải gia nhập nó, anh ta vẫn có quyền kinh doanh và quyền năng đó xứng đáng được pháp luật bảo vệ,
    - Anh ta cũng đồng thời khẳng định rằng thỏa thuận giữa Ban quản lý Bến xe và Đội xe thồ tự quản là một thỏa thuận độc quyền, không phù hợp quy định của Luật canh tranh 2005 và nó chỉ có tác dụng xấu cho môi trường kinh doanh ở đó khi duy trì chất lượng phục vụ thấp, giá cao,
    - Anh nhấn mạnh rằng việc những người xe ôm trong Đội xe ôm tự quản cấm không cho anh vào Bến xe đón khách là cản trở kinh doanh hợp pháp của anh.
    Để bảo vệ quyền lợi của mình, anh nộp đơn lên Sở Thương mại yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh địa phương này huỷ bỏ hoặc tuyên bố thoả thuận giữa Ban quản lý Bến xe và Đội xe ôm tự quản.
    Có ai bảo vệ quyền lợi cho Ban quản lý và đội xe ôm tự quản trước cơ quan quản lý cạnh tranh kô ????

  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    cái luật so sánh thì kevin không rành, nhưng nếu cạnh tranh theo kiểu đặc quyền trên thì có vài vấn đề cần xem xét:
    - Dù Hiện nay tại VN Hành nghề xe ôm tự do là nghề không cần điều kiện.
    - Bến bãi thuộc sở hữu của bến xe thì bến xe có quyền tổ chức tổ xe ôm tự quản, và quản lý các tài xế xe ôm theo quy định của bến xe.
    - Nếu bến đó không có vị trí trụ sở (nơi tập trung) không có nội quy, không có tổ chức thì anh A ưứ dùng luật xã hội đen mà hòa nhập.
    - Còn việc bảo vệ quyền và lợi ích cho ban quản lý và đội xe ôm thì không cần thiết, vì theo quy định luật cạnh tranh 2005 STM sẽ không thụ lý các trường hợp như thế này.
  9. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Độ này em càng hời hợt bác nhỉ ... chết . Em hỏi bác tí nhá ơ thế luật cạnh tranh áp dụng theo nguyên tắc fair play trên một sân chơi chung không thuộc thằng cha nào cả. Trong sân chơi đó, thằng nào phá bĩnh, chơi xấu, hay nhổ nước miếng .... vào người đàng hoàng thì bị gọi là chế tài của luật cạnh tranh; như vậy, mấu chốt là cái luật fair play kia chỉ áp dụng cho một sân chơi chung. Bến xe bác nêu td có phải là sân chơi chung không hay nó thuộc quyền quản lý, sử dụng và các quyền khác không tiện nói của Chủ bến hay Ban quản lý Bến? nói cách khác, nó thuộc Chủ bến. Khi tài sản thuộc quản lý của họ, họ muốn làm giuề mà phù hợp cho sự quản lý là được. Họ có quyền trong cái bến của họ và cũng đồng thời có trách nhiệm trong đó. Việc lập bọn xe thồ tự quản nằm trong mục đích ổn định chính trị của bến xe. Vì sự ổn định ấy mà anh A muốn leo vào thì phải đáp ứng yêu cầu của bọn xe thồ. Dựa vào đâu mà A đòi có sự bình đẳng, tự do bác ái ở đây, ngoài cái quyền được lái xe ôm? cái quyền lái xe ôm của A có thể thực hiện ở nơi khác- sân chơi chung- không phải ở đây, sân chơi thuộc người khác.
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ấy ... Phải bẩu rõ như thế người ta mới bít và quan tâm chứ. Hà hà ...
    Bắt đầu đặt vấn đề rùi :
    + Với nội dung khởi đầu là cái bến xe kia là thuộc quyền của Ban quản lý bến xe, Ban quản lý mún cho ai vào kinh doanh thì vào, ai không được vào thì đứng ngoài ngó với hợp đồng với Đội xe ôm tự quản.
    Bạn thuao ný nuận như thế Ban quản lý sẽ chối đây đẩy ngay : Ơ này, em chỉ hợp đồng với Đội xe thui mừ ... Nó vào em có đuổi nó đâu, anh em xe ôm họ đuổi đấy chứ. Còn việc nó vào được hay không là kệ nó.
    + Quay sang đội xe ôm, ta nhận thấy ngay đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp không kinh doanh, mà công việc kinh doanh do tự các thành viên thực hiện. Họ tham gia vô để tập hợp lại bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn thế nữa, vấn đề chính lại nằm ở chỗ, đây là một tổ chức bất hợp pháp ... He he vì làm gì có quyết định của cơ quan NN nào thừa nhận nó mừh VN thì không có tổ chức xã hội thực tế.
    Bi chừ quành lại tiếp một lần nữa với giả định rằng Bến xe hợp đồng với một nhóm xác định abc xe ôm nào đó, (bạn nào thích sang trọng hơn thì chuyển sang khu vực nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất với các hãng taxi cho nó hoành tráng , hay tương tự như chợ đầu mối Tam Bình với tiểu thương trong chợ, hay tương tự như địa bàn Quận 7 với số lượng giới hạn 4 cơ sở xoa bóp - không cho mở thêm, hay tương tự như Tp HCM với sô lượng các KCN bị dừng lại ... ).
    Vậy thì, vấn đề đặt ra là chủ công trình có toàn quyền quyết định cho ai vào thì vào, ra thì ra trong việc kinh doanh của mình giống như việc cho thuê mặt bằng không ấy nhỉ, hay lại cần phải tiếp tục xem xét đến khái niệm khu vực địa lý, thị trường liên quan theo luật cạnh tranh nhẩy ...

Chia sẻ trang này