1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực tiễn xét xử tội giết người!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 02/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Thực tiễn xét xử tội giết người!

    Tôi xin lỗi mọi người trước nha! Vì trước tui có lập 1 topic giống vậy rùi, nhưng vì PC bị hư ko có tiền để sửa chữa nên ko theo dõi topic của mình! Vì vậy dẫn đến tình trạng đáng tiếc là các sư huynh, sư tỉ đi lẹch đề hu huhu. Các sư huynh sư tỉ lại bàn về "án lệ" rồi "niềm tin nội tâm" trong cái topic bàn về tội giết người!
    Có lẽ vì trong topic đó em nêu không rõ vấn đề: Vấn đề em nêu ra là:
    + Trong thực tiễn xét xử về tội giết người ở Việt Nam thì khi xét xử người ta căn cứ vào đâu để xác định đó là hành vi giết người (theo từng điểm cụ thể thuộc khoản 1 điều 93), ví dụ: giết người có tính côn đồ thì căn cứ vào đâu?
    + Việc phân định khi nào là giết người khi nào là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Căn cứ vào đâu (xin đừng nói với em là niềm tin nội tâm nha, vì em đang nói về thực tiễn mà, nghĩa là những gì người ta đã làm rùi chứ ko phải lý luận,. Vậy nha các huynh - tỷ).
    + Khi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có loại trừ yếu tố côn đồ ko?
    + Khi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và giết ngừơi phân đinh như thế nào? (hay chỉ dựa vào ý thức chủ quan của bị cáo).
    + tại sao đe doạ giết người lại bị xem là tội phạm khi hành vi trên thực tế chưa có!...
    Giúp giùm nha! Xin đừng đi theo án lệ và niểm tin nội tâm lần nữa nha!

    (Xin lỗi bữa trước ghi nhầm thành Điều 92)

    Được lhdilinh sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 03/06/2006
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn hỏi sai điều 92 BLHS99 không có điều nào quy định về tội giết người mang tính côn đồ.
    Điều 93 BLHS quy định trong khỏang 1 tiết n: là giết người có tính chất côn đồ Đây là trường hợp khi giết người phạm tội một cách rõ ràng và coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược. giết người vô cớ hoặc vụ việc nhỏ xé ra to và giết người. Tuy nhiên việc xác định trường hợp giết người có tính chất côn đồ không phải bao giờ cũng dễ dàng như các trường hợp giết người khác được quy định tại khỏang 1 điều 93 BLHS. khi xác định trường hợp giết người có tính chất côn đồ cần phải có quan điểm xem xét tòan diện, không xem xét môt cách phiến diện như chỉ nhấn mạnh đến nhân thân người phạm tội , hoặc chỉ nhấn mạnh đến địa diểm xảy ra vụ giết người, hay chỉ nhấn mạnh đến hành vi cụ thể gây ra cái chết cho nạn nhân, đâm nhiều nhát vào người nạn nhân cũng có tính chất côn đồ, cũng có nhiều trường hợp đâm 1 nhát chí mạng nạn nhân, cũng là có tính chất côn đồ, tôi thấy câu hỏi của bạn mang tính chất bạn là một thấm phán hơn là một luật sư, cho nên khi xác định tội danh này tôi nghĩ bạn cần lưu ý đến mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, thái độ người phạm tội khi gây án, nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội v.v. Như vậy việc định tội sẽ công tâm hơn.
    Còn đối với phía Luật sư, chúng tôi sẽ cố gắng tìm các nguyên nhân để hướng cho thân chủ trở thành tội giết ngưới trong tình trạng bị kích động mạnh heheh
    Thế nào là giết ngưới trong tình trạng bị kích động mạnh ? Theo khỏan 3 điều 101 BLHS quy định ?o Phạm tội trong tình trạnh bị kích động mạnh là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội, hay đối với người thân thích của người đó ...?
    Đây là 1 chế định pháp lý mà nhà làm luật đưa vào cấu thành tội phạm và là dấu hiệu bắt buộc, khi kẻ phạm tội giết người trong tình trạnh tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với bị cáo. Mức hình phạt cho tội này không quá 5 cuốn lịch.
    Một người bình thường không mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm ảnh hưởng đén khả năng nhận thức của họ thì họ phải chịu tòan bộ trách nhiệm hình sự do hành vi nguy hỉểm của xã hội mà mình đã gây ra. Nhưng cũng có trường hợp người đó có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lúc họ không còn sáng suốt và khả năng nhận thức vềhành vi của minh không còn đầy đủ như lúc bình thường , lúc đó họ không tự chủ được mình và không thấ hết tính chất nguyhiểm cho xã hội về hành vi của mình họ đã bĩ hạn chế về họat động ý chí và lý trí .
    Tỉ dụ : lhdilinh đi nhậu về nghe tin thằng A vào tò te với vợ mình, nóng qua chạy qua nhà nó đâm nó 1 nhát, chết tốt ....
    Vấn đề ở đây là làm sao biết được người đó có bị kích động hay không ? lúc phạm tội cơ quan pháp luật không có ở đó , sau khi phạm tội thì trạng thái tâm lý của bị cáo đã trở lại bình thường rồi, nên có ý kiến cho rằng cần phải trưng cầu giám định pháp y để xác định lúc phạm tội, bị cáo có bị kích động hay không và chỉ có y học mới kết luận được. vì trạng thái tâm lý của mội người khác nhau cùng một việc mà người này xử xự khác người kia, có người bị kích động mạnh về tinh thần, nhưng cũng có người thấn vô tư, và chọn giải pháp về nhà xử vợ mình ngọai tình.
    Thực tế nếu tôi phân tích như vậy bạn sẽ cho rằng tôi nói không căn cứ, đúng vậy Y học rất khó xác định lúc bị can pham tội có bị kích động hay không , tất nhiên nếu giám định thì ngòai kiến thức y học về chuyên môn, người ta còn áp dụng tâm lý học và xem xét trường hợc thực tế , mối quan hệ giữa bị cáo với nạn nhân .v.v Cho nên có một câu chuyện vị luật sư giúp bị cáo trên nói với quan tòa rằng, chính tên ldilinh đã nhiều lần tò te với vợ quan tòa và vị quan tòa này giận tím mặt vỡ bàn cái cốp yêu cầu còng tay v.v. Vị luật sư nhỏ nhẹ đọc bản luận cứ :.. chỉ vừa nói thôi ngài đã đòi giết người ta rồi , huống hồ gì anh ldilinh đã thấy tên kia tò te ới vợ anh ta ....v.v. nên quan tòa cảm thấy đúng là có trường hợp kích động mạnh và giảm nhẹ tội cho anh ldilinh.
  3. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Vâng, tôi đánh nhầm điều 93 thành điều 92! Cám ơn kevin
    đã chỉnh giúp.
    Tuy nhiên, mình muốn kenvin cho mình biết trước hết thái độ của bạn nhìn nhận như thế nào về hành vi giết người (tàn nhẫn, nguy hiểm như thế nào,...). Vì chỉ khi bạn có thái độ nhìn nhận đúng về hành vi giết người thì khi đó bạn mới thực hiện tốt vai trò như bạn nói là Luật sư nhỉ! Không thê có thái độ xem một hành vi giết ngừơi quá man rợ để cố gắng quy về do kích động mạnh để rồi: công bằng ở đâu?
    Vậy nha bạn kenvin, cho mình biết thái độ của bạn về tội giết người nha! (Giết ngừơi nói chung thôi, vơi tư cách là 1 người dân bình thường, khi nghe khi biết về hành vi giết người).
    Tiếp theo với tư cách là một người góp phần bảo vệ sự công của Luật pháp, thì bạn "nhìn thấy" tội giết người nó vi phạm những gì ghê ghớm cho xã hội này (ngoài việc làm chết người ra, mình không dùng từ tước đoạt mạng sống).
    Sau hết, mong bạn cho mình biết bạn sẽ xử lý như thế nào trong một tình huống giết ngừơi mà bạn đã gặp hoặc đã tham gia (vì nghe nói bạn là Luật sư).
    P.S: Riêng với các bạn khác xin cũng giúp mình chút ít ý kiến về chủ đề của mình. Chân thành cám ơn!
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, mình không phải là luật sư chỉ tham khảo luật cho thư thả và xem như thú vui giải trí tinh thần thôi. Những vấn đề bạn nếu ra tôi thật sự không biết bắt đầu phân tich từ đâu, vì tội giết người rất nhiều. Cho nên chỉ có thể nêu tra 1 số trường hợp tiêu biểu mà giới làm luật khó xác định khung hình phạt mà thôi nhé.
    Tôi đố bạn vụ án sau đây bị cáo có phạm tội giết người không nhé?
    Khỏang 6 giờ sáng ngày 18/07/1993, Chị Nguyễn Thị Nở là vợ của lhdilinh thấy ruộng nhà mình mới cấy bị tháo nước, lại thấy anh Hổ con ông Hùm có mặt ở đó nên nghi cho HỔ tháo nước ruộng nhà mình. Chị Nở hỏi Hổ Nhưng hổ không Nhận dẫn đến việc xô xác giữa lhdilinh và ông Hùm, nhưng được mọi người can ngăn.
    Đến 9h cùng ngày, anh Beo là con của ông Hùm đi chơi về nghe mẹ cho biết bố bị lhdilinh đánh nên Beo đòi qua nhà đập cho lhdilinh 1 trận , đồng thời Beo cầm 1 khúc cây gỗ đường kính 5cm dài 60cm chạy sang nhà lhdilinh đến nơi Beo gọi lhdilinh ra và nói :
    - Sao mày đánh bố tao ?
    - ****** láo tao đánh. lhdilinh trả lời
    Lập tức Beo dùng đọan gỗ Vụt vào đầu lhdilinh , lhdilinh bị đánh vào đầu ngã lọang chọang Beo thấy vậy lao đoan gỗ vào lưng lhdilinh và bỏ chạy. lhdilinh được anh kevin người tham gia cùng KHPL thấy vậy mang vào nhà băng bó vết thương rồi đi báo chính quyền .
    Bị đánh đau quá, nên lhdilinh tức nên mang khẩu súng tự chế bắn đạn K54 trong sung có 10 viên đến nhà Beo. Cách Beo 150 m , lhdilinh chĩa súng vào nhà Beo bắn 4 phát , rồi đến vườn hoa trước cửa nhà Beo khỏang 15m chĩa vào nhà bắn hết 6 phát còn lại và quay về nhà .
    Sau khi lhdilinh xuất viện hội đồng giám định báo là lhdilinh 5% thương tật
    Về phía gia đình Beo, cơ quan điều tra đã tiến hành lkhám nghiệm hiện trường thu được nhiều õ đạn và đầu đạn , TRong nhà Beo lúc lhdilinh bắn có tất cả 6 người , GỒm vợ chồng ông HÙm , Ba đứa con của anh HỔ , và anh Báo bạn ah Beo.
    Riêng anh HỔ bị lhdilinh đánh bị thương tật 1% .
    Thử phân tích vụ án này rồi tính tiếp nhé , giờ đi ngủ thôi .
  5. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Ke ke ke! Đại ca cứ đùa! Chuyện này em làm sao nổi. Mong đại cả giải giúp giùm nhe! Nhưng em cũng muốn liều chút vậy: Đơn giản là tội giết người với tình tiết tăng nặng định khung là: "bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người". Vì căn cứ và ý thức của người thực hiện hành vi đó thì đó là ý thức coi thường pháp luật và tính mạng ngừơi khác, trong ý thức đó bao gồm cái thái độ bất chấp hậu quả. thái độ "tao bắn mấy phát cho sướng tay, tụi bây ra sao thì ra, tao không bận tâm". Và thế đấy "Giết người"
    Đừng nói với em là đại ca xử tội khác hoặc với tình tiết định khung tăng nặng khác nhe! Tội nghiệp em, em học chưa thông!
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Thực ra vụ này có nhiều ý kiến khác nhau.
    Chúng ta thấy tên lhdilinh này phạm vào tội giết người theo điểm b khỏan 1 điều 103 BLHS vì khi bắn vào nhà Hổ lhdilinh biết rõ trong nhà HỔ , Beo có người , thực tế lúc đó có 6 người. Về ý thức chủ quan thì lhdilinh cũng không mong muốn tước đọat mạng sống của người khác nhưng do tức giận với Beo và Hổ nên lhdilinh đã dùng súng bắn nhiều phát vào nàh Beo cho hả giận còn hậu quả đến đâu thì kệ mẹ, lhdilinh chẳng cần biết . Với hành vi như trên buộc lhdilinh phải nhận thức đuợc là rất nguy hiểm, có thể gây ra cái chết cho nhiều người , Hậu quả không ai chết và bị thương là khách quan. Nói đến đây chắc bạn sẽ cho là wan đểm này sai? Trên thực tế lhdilinh phạm tội giết người trong tình trạnh tinh thần bị kích động mạnh theo khỏan 3 điều 101 BLHS.
    NHưng tôi nếu là LS bảo vệ cho lhdilinh tôi sẽ có một ý kiến khác là lhdilinh không phạm tội giết người vì lhdilinhthực hiện hành vi dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp ( nên hậu quả đến đâu xử đến đó) vì chưa có hậu quả nên lhdilinh không phạm tội giết người
  7. lightningzora

    lightningzora Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    ihdilinh nói về tính công bằng của pháp luật mà hình như chỉ có một chiều là phía người bảo vệ pháp luật (Nhà nước), sao không nghĩ ngược lại ở phía người vi phạm pháp luật (bị cáo)? chính ở những tình tiết khó phân định đó đòi hỏi khả năng của luật sư bên bị đưa ra lí lẽ thuyết phục được tòa
  8. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Kevin này, trước ông phải nói rõ rằng còn nhiều quan điểm khác nhau là nhu thế nào và người đưa ra quan điểm đó là ai, người đó có đủ trình độ để đưa ra quan điểm hay không?
    Thứ hai, ông nói vụ ông trình bày là xử theo điều 101BLHS, tui không biết ông đang ở đâu vì điều 101 không liên qua đến tình tiết này nhá! còn nếu muốn nói là điều 101 BLHS 1985 thì phải ghi cụ thể.
    Thứ 3, ông cho tui số bản án của vụ án ông trình bày tui lục lại xem có phải là xét xử theo tình tiết trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không nha!
    Thứ 4, không hề tồn tại bất kỳ văn bản pháp luật hay quan điển nào cho rằng lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả tới đâu xử tới đó., đặc biệt là đối với tội giết người. Tội giết ngừơi có cấu thành hình thứ Kevin à, không cần hậu quả chết người xảy ra đâu (đọc lại điều 93 nhá). Hậu quả có chết người hay không chỉ xác định là tội giết người đã hoàn thành hay chưa thôi Kevin à!
    Thứ 5, tôi không biết Kevin định nghĩa lỗi cố ý gián tiếp là như thế nào nhỉ. Bởi hành vi mang súng bắn nhiều phát vào nhà người ta là hành vi thể hiện thái độ chấp nhận hậu quả (hành động) chứ không phải thái độ bỏ mặc để hậu quả xảy ra (không hành động) [Trừ trường hợp biết chắc nhà đó là không có ai - lúc này sẽ là hậu quả tới đâu "bồi thường" tới đó].
    Xin lỗi Kevin nha, lời nói có thể hơi gay gắt, vì đây là vấn đề mình đang bức xúc.
    Bạn lightningzora này, bạn căn cứ vào đâu mà nói mình chỉ bảo vệ lợi ích nhà nước mà ko đảm bảo tính công bằng nhìn từ phía người phạm tội vậy! Xin chỉ rõ dùm, mình hơi chậm hiểu! [Làm trong lĩnh vực pháp luật ăn nói phải có "Hóa đơn chứng từ" bạn nhé]. Nếu mình không nhìn từ phía người phạm tội thì mình không lập topic "thực tiễn xét xử các tội giết người" để cùng nhau nhìn nhận lại việc làm đúng sai của Tòa án đối với người phạm tội bạn à!
    Mình công nhận không hề bác bỏ là những tình huống khó phân định thì LS phải đưa ra lý lẽ để thuyết phục được HĐXX. Tuy nhiên, bạn nghĩ rằng khi LS thuyết phục được HĐXX là đảm bảo công bằng cho bị cáo thì công bằng cho người bị hại đâu? Bỏ qua hay sao bạn? HĐXX khó khăn trong việc phân định, để rồi được LS dẫn đắt theo sự thuyết phục của LS cho ra bản án có lợi cho bị cáo. Như vậy, bạn cho rằng đảm bảo công bằng sao bạn? Công bằng mình đề cặp là nhìn từ 4 phía bạn à:
    1) Bị cáo.
    2) Bị hại (nạn nhân).
    3) Xã hội.
    4) Pháp luật.
    Bạn nhìn từ góc nào?
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    hóa ra anh ldilinh có khả năng tìm bản án à? vậy ra anh không phải tay vừa rồi. Tôi đóan không nhầm ít ra anh cũng là công chức ở tòa Hình tối cao mới có khả năng này.
    Nhưng xin thưa với anh, vì chìu theo ý anh, nên tôi đặt ra tình huống giả định như vậy. Chứ thực ra vụ án này chưa có và cũng chưa từng xảy ra.
    Nếu anh muốn phân tích tiếp thì để lúc thư thả chúng ta cùng phân tích tiếp nhé. Về vụ án trên kia tôi vẫn giữ lập trường là anh lhdilinh ( nhân vật trong vụ án) không phạm tội giết người, vì hậu quả chưa xảy ra. Tôi sẽ phân tích tiếp vụ này nếu anh thích
  10. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chắc tôi phải dành thời gian cho bác kevin để đọc lại Luật hình sự nhỉ.
    Bác giữ lập trường của bác thì tự nhiên đâu ai bắt bác phải bỏ, nhưng nếu bác có ý định đọc lại luật để giữ lập trường chắc hơn thì xin nói nhỏ bác là "bác nên đọc lại lỗi vô ý là như thế nào với trường hợp hỗn hợp lỗi bác nhé!". Vì hình như nếu trí nhớ còn sử dụng được của tội thì việc hậu quả đến đâu xử đến đó thuộc trường hợp hỗn hợp lỗi nhỉ?
    Tội nghiệp, em thất nghiệp bác à!
    Được lhdilinh sửa chữa / chuyển vào 17:16 ngày 07/06/2006

Chia sẻ trang này