1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực tiễn xét xử tội giết người!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 02/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã nhắc nhở tôi phải đọc lại bộ luật, còn việc bảo vệ lập trường không cần phải xem xét các yếu tố trong ộ luật đâu bạn ạ, vì xét cho cùng, việc phân tích để định tội danh, cần có 1 sự phán đóan theo chiều hướng chủ quan của mỗi người, bạn bên định tội, tôi bên gỡ tội, chúng ta hai chiến tuyến khác nhau, như vậy mới có môn khoa học pháp lý, và khoa học hình sự chứ, phải không ? nếu 1 vụ án hình sự mà đơn giản mang bộ luật ra soi chiếu tội lội của bị can vào và định tội, thì xem ra hôi bất công quá.
    Trở lại vụ án trên kia lhdilinh có thể bị buộc 2 tội
    - Tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép theo điều 95 BLHS
    - Tội giết người theo khỏan 3 Điều 101 BLHS cũ.
    Thực ra tôi cũng không đồng tình với việc định tội như bạn nói trên, Theo tôi lhdilinh có thể chỉ ở mức giết người chưa đạt vì thực tế chưa ai chết, mà theo quy định tại khỏan 2 Đ 15 BLHS thì phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm, nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngòai ý muốn của người phạm tội. Phạm tội chưa đạt khi người thực hiện hành vi mong muốn cho hậu quả xảy ra, còn hậu quả không xảy ra là ngòai ý muốn của họ ( cố ý trực tiếp).
    Theo tôi thấy vị trên kia thì lhdilinh không mong muốn tước đọat sinh mạng của người khác. việc lhdilinh dùng súng bắn vào nhà Hùm chỉ để cho hả giận. Vì lhdinh vừa mới bị Hùm dùng gậy đánh trọng thương. Nên tinh thần bị kích động mạnh THực tế việc xét xử Hình sự ở nước ta tôi chưa thấy việc xét xử giai đọan pham tội chưa đạt. Hay Lỗi cố ý gián tiếp như vụ án trên.
  2. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha! Tôi không biết bác Kevin nhà ta bảo vệ lập trường thế nào mà từ việc quả quyết không phạm tội giết người thành thừa nhận phạm tội giết người theo khoản 3 điều 101 BLHS 85 (trạng thái tinh thần bị kích động mạnh)! Rồi sau đó cũng bác lại nói tiếp là giết người chưa đạt! á á á! không biết bác đang cho rằng phạm tội gì nhỉ? Em chậm hiểu lắm bác à, mong bác nói rõ chút nhe!
    À còn 1 chuyện nho nhỏ nè! Tôi hỏi bác nhé: cầm súng giết người là xử 2 tội "giết người" và "sử dụng vũ khí quân dụng trái phép" hả bác? Cái này bác đang nói theo BLHS 99 hay BLHS 85 vậy? Vì theo tui biết hình như trường hợp như vậy chỉ xử 1 tội thì phải! Chẳng biết đúng không? Chà đầu óc lúc này tệ thiệt! Chắc tẩm bổ iốt thôi.
    Lại quên nữa! Việc xem lại BLHS luôn là điều bắt buộc khi bác muốn nói đến việc xem xét xem người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì! Vì chỉ khi nào hành vi đó được BLHS quy định là tội phạm thì khi đó mới nói đến chuyện định tội danh và hình phạt bàc à! Dù bác có thụôc lòng đến BLHS đến như thế nào đi nữa thì việc một lần nữa xem lại BLHS trước khi đưa ra ý kiến "đã phạm tội" gì là luôn cần thiết! tôi không hiểu nỗi bác nghĩ sao khi mà bác dám định tội danh cho cả một con người mà việc xem lại 1 lần nữa BLHS bác cũng thấy ko cần thiết thì bác có xem nhẹ tính mạng và nhân thân của người khác quá không vậy bác!
    Được lhdilinh sửa chữa / chuyển vào 00:09 ngày 08/06/2006
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã nhắc nhở, vụ này chỉ xử 1 tội mà thôi, nếu xét tội giết người theo luật cũ thì tính luôn tàng trữ.. còn luật mới thì không tính. chà đọc mấy quyển sách Hình sự mà giờ trong đầu tòan là cướp, giết hiếp không, ghê quá...
  4. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Chà, ở đây có cãi nhau mà bấy lâu mình không biết. Hic. Thiệt thòi ! Thiệt thòi....!

    Cái này thì chưa tìm thấy văn bản nào hướng dẫn. Tuy đây là một câu hỏi hay nhưng hai vế của nó mâu thuẫn nhau. Trước tiên, hành vi "côn đồ" tuy không được cụ thể hoá trong văn bản, nhưng cách hiểu về nó phổ biến là như bác kevil đã nói - việc nhỏ nhặt, không đáng kể, hoặc vô cớ mà đánh giết...v...v...thể hiện sự cực kỳ hung hãn, ngang ngược, bất chấp mọi quy tắc cuộc sống và pháp luật, mang tính bản chất của bị can. "Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" thì đã được quy định rồi. Vậy, khi anh giết người mà do bị kích động cao độ thì tính chất côn đồ sẽ không thể hiện rõ để xem xét truy cứu. Nói thêm rằng trạng thái bị kích động mạnh được đưa vào ******** tiết giảm nhẹ là khi đánh giá được rằng việc làm của nạn nhân gây ảnh hưởng tâm lý và làm mất tự chủ của bị can. Kết luận sơ bộ rằng khi đã đặt vấn đề "bị kích động mạnh" thì loại trừ "tính chất côn đồ" và ngược lại.
    Ở đây cần chú ý phân biệt "tính chất côn đồ" với "một cách man rợ" vì dễ nhầm lẫn. "Một cách man rợ" thì không loại trừ, chúng ta xem xét trên thực tế, có thể anh bị kích động mạnh vì nạn nhân đã đánh gãy chân bố anh nên giết nó, chứ không phải anh nổi tính côn đồ lên giết nó chỉ vì nó nhìn đểu anh; nhưng mà giết rồi còn xé con người ta ra thì man rợ thật.
    Như ví dụ bác Kevil đưa ra thì lại không thích hợp; mới nghe tin nó tò te với vợ mình đã giết nó thì quá mức côn đồ rồi; không thể làm ví dụ cho việc ''bị kích động mạnh được". Kích động kiểu này thì kích động cả ngày.
    Tội Giết người là một tội thuộc nhóm đặc biệt nguy hiểm; do đó cơ bản là khi chưa đạt hoặc mới giai đoạn chuẩn bị cũng đã có thể cấu thành rồi. Với chính sách hình sự là chủ động phòng ngừa thì đề ra quy định xử lý việc đe doạ giết người là cần thiết để ngăn ngừa. bạn nói "hành vi trên thực tế là chưa có" là sai. Ở chỗ hành vi "giết" thì chưa có nhưng hành vi "đe doạ" thì đã có; và riêng với tội này thì còn cần có các yếu tố bổ sung để có thể kết luận là người đe doạ có khả năng trực tiếp hoặc có cơ sở thực tế để thực hiện đúng như sự đe doạ đó, nghĩa là biến lời đe doạ thành thực tế. Ví dụ: tao sẽ nổ mìn tan xác cả nhà mày; mua ngay một lạng thuốc nổ; thế là chộp luôn vì cả hai tội đe doạ giết người và tàng trữ......
    Xin nhường lời cho các cao thủ. Sorry, 4 phút nữa 5 serve mới của VLTK mở cửa, phải lao vô gấp...
  5. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Lại một người nữa giống như tôi! Bạn bongmai nè! Những điều bạn nói tui thấy quen quen, hình như thấy trên mấy quyển giáo trình, mấy quyển bình luận khoa học quá! Cái mà mình muốn được chỉ giáo là thực tiễn mà bạn!
    Như bạn nói phân định giữa giết người và cố ý gây thương tích dẫn đến chết người thì căn cứ và yếu tố "lỗi". Vậy căn cứ như thế nào! Khi nào yếu tố lỗi đó là của giết người khi nào yếu tố lỗi đó là của cố ý gây thương tích.
    Lại thêm 1 chuyện nữa nè, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mình biết là có Luật rùi! Nhưng như thế nào là vượt quá! Đến khi nào là vượt quá! Nói vượt quá có nghĩa là có một giai đoạn nào đó là không vượt quá, nghĩa là phòng vệ chính đáng. Như vậy nói theo Triết học duy vật biện chứng thì đã có sự biến đổi về lượng (từ không vượt quá thành vượt quá) đến "bước nhảy" dẫn đến biến đổi về chất (từ ko là tội phạm thành tội phạm). Như vậy, bạn bongmai ơi bạn vui lòng xác định cho mình biết "bước nhảy là lúc nào được không?". Nếu nói như trong những văn bản bình luận khoa học thì chung chung quá, nào là chống trả không tương xứng v.v... có trời biết. Ví dụ: người ta lấy cấy đánh vào ngừoi tai, tui lấy dao đâm lại 1 nhát, vậy có tương xứng không? hơi kỳ kỳ nhỉ?
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Bạn hldilinh ơi, thực ra muốn phân tích 1 vụ án hình sự để định tội danh thì trên thực tế đòi hỏi nhiều yếu tố. Nếu bạn là người nắm trong tay quyền lực nhà nước mà pháp tội danh khô cứng đanh thép theo các điều khỏan trong bộ luật mà không phân tích rõ hòan cảnh nội dung vấn đề thì dễ đưa người ta vào án Oan sai lắm, hoặc phán quá nặng cho bị can lắm.
    Ý tôi nói là Bộ luật HÌnh sự vẫn là khung pháp lý, nhưng phải áp dụng biện pháp nghiệp vụ khoa học vào việc định tội danh và nhận xét thấu đáo vụ án. từ hành vi, tính cách, quá trình sinh sống, hòan cảnh, người thânv.v...
    1) Những tiêu chuẩn liên quan đến hành vi của người phạm tội. Để xác định các tiêu chuẩn này, chúng ta phải nghiên cứu:
    + Tính chất của hành vi là như thế nào?;
    + Hành vi được thực hiện ở mức độ nào?;
    + Trong hành vi, người phạm tội có thể hiện sự quyết tâm thực hiện đến cùng hay không?;
    + Người phạm tội có sử dụng công cụ, phương tiện gì không?
    2) Những tiêu chuẩn liên quan đến hoàn cảnh thực hiện hành vi của người phạm tội. Chúng ta cần xem xét:
    + Thời gian thực hiện tội phạm? (tối hay ban ngày);
    + Địa điểm thực hiện tội phạm? (có nhiều người qua lại hay vắng vẻ)
    3) Những tiêu chuẩn liên quan đến người bị hại. Chúng ta cần làm rõ các vấn đề:
    + Người bị hại có kích thích người phạm tội không?;
    + Người bị hại có tạo điều kiện để người phạm tội thực hiện tội phạm không?;
    + Tính chất của sự chống trả của người bị hại;
    + Mối quan hệ giữa người bị hại và người phạm tội.
  7. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Trời! ngay từ đầu topic mình lập ra là để bàn về thực tiễn xét xử tội giết người, chứ không phải là bàn về chúng ta định tội danh như thế nào! hình như chúng ta đã đi lạc đề rồi hả?
    Những điều kevin nói chỉ là vấn đề xem xét chủ yếu trong việc lượng hình thôi mà! Còn mình lại muốn nói lại lần nữa nha: "Thực tiễn xét xử tội giết người"
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Topic này do chính bạn lập, tôi không hiểu bạn hiểu 2 từ "xét xử" là gì không? và chắc bạn cũng thừa hiểu quy trình xét xử...NHững điều tôi nêu trên kia đều liên quan đến việc xét xử vụ án hình sự.
    Còn nếu bạn thay đổi tittle thành "Bình Luận những vụ Án Hình sự" thì sẽ đúng theo ý bạn hơn.
  9. liemdng

    liemdng Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    Quy trình xét xử thì các bác xem trong "Bộ luật tố tụng Hình sự" ấy, em thấy các bác phân tích cũng được đấy, nhưng chưa rõ lắm, nếu muốn phân tích mấy cái này, các bác tìm tài liệu của "HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN CỦA TAND TỐI CAO" ấy về hướng dẫn giải quyết mấy vụ án giết người này, cái này hay lắm, đọc sáng ra nhiều điều, đây cũng là 1 loại án lệ của VN ta đó.
  10. gau_lon_con

    gau_lon_con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, việc phân biệt "Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người " và " Giết người " thì không nên phân biệt theo yếu tố Lỗi, vì rất dễ dẫn đến sai lầm, mà phải dựa trên "khách thể tội phạm định xâm hại" ví du:"Cố ý gây thương tích" là xâm hại đến sức khoẻ thôi, còn " Giết người " tức là ngay từ đầu đã muốn tước đoạt tính mạng của nạn nhân rồi.Còn việc xác định này là của cơ quan điều tra.
    Thứ hai, thật ra em thấy nhiều vấn đề được nên trên đây, trong các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán đã làm rõ rồi, vì em đang thi nên ko có thời gian tìm lại.
    Thứ ba, em rất ủng hộ topic này vì từ lý luận rất hay đến thực tiễn xét xử qúa xa vời, hôm em đi xem Toà xử tội "Giết người" , mấy thằng thợ xây đánh nhau,chả may một thằng lấy điếu cày đập đúng vào chỗ hiểm trên đầu của nạn nhân, nạn nhân chết ,thế là cả hội bị tội "giết người"-côn đồ. Em cứ thấy rằng xử như thế là hơi nặng , thực ra chỉ là "cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người" thôi chứ nhỉ?
    Em bon chen tý,có gì anh chị dậy bảo em,

Chia sẻ trang này