1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực tiễn xét xử tội giết người!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 02/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trùi ... dùng điếu cày à, thế cái điếu cày ấy bằng tre hay bằng nhôm, rùi có to không, hành vi lúc đập thế nào, đập mấy phát, mà seo kô nhằm chỗ nào mà đập lại nhè vào đầu người ta mà phang ...

    Mà này, cái bọn côn đồ là phải sử nặng, mà côn đồ là gì ấy nhỉ, hình như là chỉ từ một xích mích nhỏ, vớ vẩn, thậm chí không có xích mích, mâu thuẫn, ... kể lun trường hợp kô quen bít nạn nhân nữa, ... hùng hục xông vào dùng vũ lực để giải quyết vụ việc thì là côn đồ rùi.

    To lhdilinh :
    Cậu này hay nhỉ, ...
    Quan tâm đến thực tiễn xét xử giết người để làm gì thế, ... có ăn uống được gì không thế ? Kêu tới với nhé.

  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Để đánh giá bị cáo có phạm tội giết người không, HĐXX phải xem xét trên tổng thể các tình tiết của vụ án. Các vấn đề các bạn đưa ra tranh luận đều hay, thế nhưng theo tôi vẫn còn thiếu nhiều tình tiết để đánh giá lắm. Tôi chỉ ra 1 số ví dụ nhé:
    ----- Khi dùng súng bắn vào nhà người khác, bị cáo có biết là bên trong có người không? Ý thức của bị cáo như thế nào khi thực hiện hành vi này (dĩ nhiên BC sẽ khai là chỉ doạ thôi)
    ------ Nếu BC khai chỉ để doạ, thì căn cứ vào các vết đạn tại hiện trường để đánh giá về lời khai này. Tường nhà bằng chất liệu gì, khả năng cản được hoả khí (bêtông hay ghỗ, hoặc nhà lá...); trong 07 viên đạn (k biết có nhớ nhầm không) thì bao nhiêu viên cắm vào tường, bao nhiêu viên bay vào nhà? Nếu tất cả hoặc phần lớn đạn bay vào nhà, với tầm ngang của người thì làm sao còn là...doạ được
    ------ Khả năng sử dụng súng của bị cáo (thuần thục,/ hay chưa bao giờ sử dụng?) để liên hệ với tình tiết trên.
    ------ Theo tôi, bất luận là thế nào thì hành vi dùng súng bắn vào nơi biết là đang có người rỏ ràng có dấu hiệu của tội giết người. Luật buộc người thực hiện hành vi đó phải nhận thức trước hậu quả của việc làm trên. Ở đây bị cáo đã cố ý về hành vi, bất chấp hậu quả. Dù không có hậu quả chết người nhưng tội này không đòi hỏi hậu quả phải xảy ra.
    ------ Về vấn đề sử dụng súng, phải tiếp tục xem xét: việc giữ súng của BC có là hợp pháp không? nếu không thì phạm tội "Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng" (sau khi đã có giám định, kết luận đó là súng quân dụng). Nếu BC là người được phép giữ súng thì K phạm tội này. Riêng hành vi sử dụng súng bắn bừa bãi như vậy cũng phạm thêm tội "Sử dụng trái phép..."
    ------ Để đánh giá yếu tố "kích động mạnh đòi hỏi phải làm rõ quãng thời gian từ khi BC bị đánh cho đến lúc cầm súng quay lại hiện trường. Chuỗi sự việc này là liên tục hay gián đoạn?...V..V
    - ----Đây là quan điểm của cá nhân tôi. Nếu vị nào cho là không đúng, cứ việc tranh luận tiếp tục.
    Được khoiks sửa chữa / chuyển vào 00:19 ngày 07/07/2006
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thường khi một hành động phạm tội được làm, thì gây ra nhiều
    tội phạm.
    Ví dụ, A định giết B, thì chỉ có tội định giết người thôi. Chuyện
    chứng minh A có tội định giết người phải được chứng minh
    bằng những hành động cụ thể của A mới được . Thuở trẻ, tôi
    cũng nhiều lần có ý định giết người, nhưng chỉ nghĩ chứ chưa
    thể hiện gì, không thể coi là phạm tội, và không thể chứng minh
    được.
    Khi A thật sự tấn công B, thì khả năng buộc tội A định giết B cao
    hơn, chứ chưa thể chắc rằng A thật sự muốn giết B.
    Khi có vũ khí tang vật của A, và bằng chứng A tấn công B, thì khả
    năng buộc tội A định giết B càng cao hơn. Các vết thương của
    B và các bằng chứng khác cũng có thể làm tăng khả năng buộc
    tội, nhưng cũng có khả năng làm giảm, vì tuỳ theo cách nhận
    định của bồi thẩm theo tác động của luật sư đôi bên.
    Khi B chết vì tấn công cúa Ạ, thì tội mưu giết B càng nhiều khả
    năng bị buộc tội, nhưng vẫn có thể bị cãi thành nhỡ tay mà giết.
    Nếu không tìm được xác B, thì không thể kết tội A được. Nói
    tóm lại, nếu không có xác chết, thì vụ án giết người không thể
    thành lập. Nhất là hung thủ đã làm được mất xác đi, thì nó sẽ
    thoát tội.
    Sau hết, A có thể bị buộc một tội có ý giết B, và một tội đã giết B,
    chứ không phải chỉ một tội mà thôi. Tội giết này có nhiều mức
    độ và có nhiều mức án cho từng mức độ khác nhau. Các mức
    độ này do đoàn bồi thẩm quyết định, theo buộc tội của luật sư
    buộc tội. Chánh án không tăng giảm mức độ này.
    A cũng có thể không bị buộc tội có ý giết B, mà chỉ nhỡ giết B
    thôi. A cũng có thể chỉ bị buộc tội giết B vì trong lúc thần kinh
    không vững vàng. Trường hợp này ở Mỹ, thì hung thủ sẽ được
    chữa chạy bằng tiền nhà nước, không phải đi làm. Có điều
    khi được hưởng án này, thì chẳng khác gì tù giam lỏng, chẳng
    có tự do, cũng chẳng còn ai muốn làm bạn nữa. Nếu hung thủ
    giàu, thì tiền chữa chạy lấy từ trong túi tiền của y cho đến khi hết
    thì nhà nước sẽ tiếp tục chữa chạy cho đến khi hắn hết đời.
    Cách xử án này tiết kiệm hơn cách bỏ tù kẻ giết người, vì tiền
    trang trải cho nhà tù cho một người tù tốn hơn giam lỏng một
    người điên ở nhà riêng mà nhà nước bỏ tiền ra thuê cho y, và
    trả tiền ăn, tiền chi tiêu, tiền bác sỹ chăm lo sức khoẻ cho y .
    Ở thành phố tôi ở (Hartford, Connecticut) cách đây gần 2 chục
    năm, có một vụ đâm chết người ở trong quán ăn, lúc đang nhậu
    nhẹt cãi nhau . Luật sư cãi đòi có chứng cớ có người trông thấy
    A đâm B, thì luật sư buộc tội không tìm được ai . Có lẽ những
    người ViệtNam có mặt không muốn làm chứng đó, mà chối đi
    rằng họ không thấy A đâm B ở trên bàn tiệc. Tuy thế, A vẫn lãnh
    án 20 năm tù ngồi bóc lịch, vì người ta cứ đổ riệt cho y. Còn ai
    vào đấy nữa ?
    Cách đây 4 năm có một vụ đâm chết người sau một cuộc cãi
    nhau trong bữa tiệc . Chẳng ai thấy đâm nhau cả, nhưng mọi
    người trong bữa tiệc thấy 2 thằng đi ra ngoài, và sau đó một
    thằng bị đâm chết ngoài nhà, còn thằng kia chạy mất . Người
    ta đoán nó giết người, và chạy về Việtnam . Mẹ nó đã già, về
    hưu, vẫn ky cóp tiền trợ cấp già mà gửi tiền về nuôi nó ở Việt
    nam. Cảnh sát và toà án coi như chẳng có chuyện gì xảy ra cả .
    Thằng đó chưa phải công dân Mỹ . Nó ở ViệtNam thì ViệtNam
    chịu, chẳng mất của Mỹ một xu .
    Nghe một vụ án giết người thì rắc rối lắm, nhưng trên đời, nhiều
    khi giải quyết rất dễ dàng và đơn giản.
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1

    Thường khi một hành động phạm tội được làm, thì gây ra nhiều
    tội phạm
    .
    Ví dụ, A định giết B, thì chỉ có tội định giết người thôi. Chuyện
    chứng minh A có tội định giết người phải được chứng minh
    bằng những hành động cụ thể của A mới được . Thuở trẻ, tôi
    cũng nhiều lần có ý định giết người, nhưng chỉ nghĩ chứ chưa
    thể hiện gì, không thể coi là phạm tội, và không thể chứng minh
    được.
    Khi A thật sự tấn công B, thì khả năng buộc tội A định giết B cao
    hơn, chứ chưa thể chắc rằng A thật sự muốn giết B.
    Khi có vũ khí tang vật của A, và bằng chứng A tấn công B, thì khả
    năng buộc tội A định giết B càng cao hơn. Các vết thương của
    B và các bằng chứng khác cũng có thể làm tăng khả năng buộc
    tội, nhưng cũng có khả năng làm giảm, vì tuỳ theo cách nhận
    định của bồi thẩm theo tác động của luật sư đôi bên.
    Khi B chết vì tấn công cúa Ạ, thì tội mưu giết B càng nhiều khả
    năng bị buộc tội, nhưng vẫn có thể bị cãi thành nhỡ tay mà giết.
    Nếu không tìm được xác B, thì không thể kết tội A được. Nói
    tóm lại, nếu không có xác chết, thì vụ án giết người không thể
    thành lập.
    Nhất là hung thủ đã làm được mất xác đi, thì nó sẽ
    thoát tội.
    Sau hết, A có thể bị buộc một tội có ý giết B, và một tội đã giết B,
    chứ không phải chỉ một tội mà thôi
    . Tội giết này có nhiều mức
    độ và có nhiều mức án cho từng mức độ khác nhau. Các mức
    độ này do đoàn bồi thẩm quyết định, theo buộc tội của luật sư
    buộc tội. Chánh án không tăng giảm mức độ này.
    A cũng có thể không bị buộc tội có ý giết B, mà chỉ nhỡ giết B
    thôi. A cũng có thể chỉ bị buộc tội giết B vì trong lúc thần kinh
    không vững vàng. Trường hợp này ở Mỹ, thì hung thủ sẽ được
    chữa chạy bằng tiền nhà nước, không phải đi làm. Có điều
    khi được hưởng án này, thì chẳng khác gì tù giam lỏng, chẳng
    có tự do, cũng chẳng còn ai muốn làm bạn nữa. Nếu hung thủ
    giàu, thì tiền chữa chạy lấy từ trong túi tiền của y cho đến khi hết
    thì nhà nước sẽ tiếp tục chữa chạy cho đến khi hắn hết đời.
    Cách xử án này tiết kiệm hơn cách bỏ tù kẻ giết người, vì tiền
    trang trải cho nhà tù cho một người tù tốn hơn giam lỏng một
    người điên ở nhà riêng mà nhà nước bỏ tiền ra thuê cho y, và
    trả tiền ăn, tiền chi tiêu, tiền bác sỹ chăm lo sức khoẻ cho y .
    Ở thành phố tôi ở (Hartford, Connecticut) cách đây gần 2 chục
    năm, có một vụ đâm chết người ở trong quán ăn, lúc đang nhậu
    nhẹt cãi nhau . Luật sư cãi đòi có chứng cớ có người trông thấy
    A đâm B, thì luật sư buộc tội không tìm được ai . Có lẽ những
    người ViệtNam có mặt không muốn làm chứng đó, mà chối đi
    rằng họ không thấy A đâm B ở trên bàn tiệc. Tuy thế, A vẫn lãnh
    án 20 năm tù ngồi bóc lịch, vì người ta cứ đổ riệt cho y. Còn ai
    vào đấy nữa ?
    Cách đây 4 năm có một vụ đâm chết người sau một cuộc cãi
    nhau trong bữa tiệc . Chẳng ai thấy đâm nhau cả, nhưng mọi
    người trong bữa tiệc thấy 2 thằng đi ra ngoài, và sau đó một
    thằng bị đâm chết ngoài nhà, còn thằng kia chạy mất . Người
    ta đoán nó giết người, và chạy về Việtnam . Mẹ nó đã già, về
    hưu, vẫn ky cóp tiền trợ cấp già mà gửi tiền về nuôi nó ở Việt
    nam. Cảnh sát và toà án coi như chẳng có chuyện gì xảy ra cả .
    Thằng đó chưa phải công dân Mỹ . Nó ở ViệtNam thì ViệtNam
    chịu, chẳng mất của Mỹ một xu .
    Nghe một vụ án giết người thì rắc rối lắm, nhưng trên đời, nhiều
    khi giải quyết rất dễ dàng và đơn giản
    .
    ================
    1- Bác nghiên cứu kỹ về Luật rồi nói nhé. 1 hành động (hành vi) mà gây ra nhiều tội phạm?! Đây là nguyên tắc cơ bản của Luệt HS: đối với 1 hành vi, chỉ xử lý bằng một tội danh mà thôi.
    2- Bác diễn giải cái gì thế? Tôi không rõ Luật ở "các nước tiến bộ" thế nào, chứ ở nước tôi không có khái niệm "Tội định giết người" mà chỉ có tội "giết người", nhưng trong giai đoạn nào của việc thực hiện tội phạm mà thôi (chuẩn bị phạm tội; phạm tội chưa đạt; tội phạm hoàn thành...)
    3- Thương thay, chắc ở Mẽo lâu quá thành thử bác quên nhiều tiếng Việt rồi. Chữ "Giết" trong ngôn ngữ VN (tôi mới chỉ nói nghĩa giao tiếp bình thường chứ chưa nói đến thuật ngữ pháp lý nhé) bản thân nó đã nói lên ý thức, sự chủ động và ý chí khi thực hiện hành vi rồi! Làm sao có thể nói "giết "người mà "vô ý" được?! Để phân biệt ý thức chủ quan, BLHS đã quy định rõ tội danh "Vô ý làm chết người rồi" Mà này, xách dao đâm, chém vào chỗ xung yếu trên cơ thể người khác mà bào chữa là "vô ý" á? Cùn vừa phải thôi chứ?
    4- Tôi hỏi nhé: chả lẽ trong trường hợp "Giết người" nhưng là phạm tội chưa đạt (tội phạm chưa đạt, đã hoàn thành) thì có quái tử thi, xác chết nào đâu, nhưng vẫn khởi tố điều tra, truy tố, xét xử ngon lành đó thôi! Bác dám khẳng định thế: tại hạ bái phục, bái phục. Hay là Luật Mỹ nó không cho phép làm vậy như nước nghèo ta nhỉ?
    5- Luật Mẽo bọn nó thế hả bác? Ở VN tui dám khẳng định: 1 hành vi chỉ bị xử lý bằng 01 (một) tội danh mà thôi! Mà quên, cho tôi hỏi: bác chỉ thích nghiên cứu và bàn về luật của tây, tàu thôi chứ để ý chi đến Luật Vn nhỉ? Thế thì chết, tôi thừa mất rồi!
    6- Bọn nó giàu ghê, chả trách nhiều người cứ thít "Ở Bển". Nhỡ có phạm tội, giả điên thì được Chú Sam nui đến "Răng long đầu bạc" (Ak, Ak..... Mình bị chửi mất thôi ). Mà này, nói để có bác nào đó khỏi lăn tăn: ở Vn ta cũng tương tự thế, gọi là "Bắt buộc chữa bệnh" theo Điều 43 BLHS ấy. Chỉ có điều chắc là k "sướng" bằng Chú Sam nuôi thôi!
    7- Nói thế án giết người đâu cần giao cho các cơ quan THTT cấp tỉnh làm gì, cứ giao cho Huyện quách là xong! Loại án này mà bác cho là đơn giản thì có khi kiến thức bác hơn cả mấy ông chánh án tối cao cộng lại nữa không bết chừng. Nếu bác chịu cống hiến ít tâm trí về Vn mình thì có khi nước ta sẽ tiến bộ nhìu, bác nhẩy?
    Được khoiks sửa chữa / chuyển vào 21:50 ngày 30/07/2006
  5. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề cũng không đơn giản như bạn gì đó phê phán bác Codep. bạn kia phê phán trên lập trường và quan điểm mà bạn được tiếp nhận ở Vn, mà thực tế hệ thống pháp luật của Mỹ rất khác Vn, có những điều mà nếu không nghiên cứu một cách kĩ càng, thì khó lòng mà hiểu được
    Hai hệ thống tư pháp khác nhau, không muốn nói là rất khác, tôi không nói là cái nào hay hơn cái nào, vì mọi sự tồn tại đều có lý của nói (câu này hình như ông Lê Ninh, bạn học cùng giảng đường của em nói).
    Tôi không đi vào phân tích chi tiết nhưng có một vấn đề đơn giản thế này:
    - Ở Vn khi có một vụ án mạng xảy ra, có người bị tình nghi đưa ra trước toà, quan toà thường có xu hướng buộc tội bị cáo, đồng thời bị cáo muốn thoát tội thì phải chứng minh mình vô tội, luật sư của bị cáo cũng phải theo xu hướng đó.
    - Ngựoc lại ở Mỹ, thông thường nếu có án mạng trước toà án, quan toà chính là người phải chứng minh bị cáo là kẻ giết người, và không thể có ai ngoài người đó là kẻ gây ra án mạng. Bị cáo chỉ cần chứng minh rằng một trong các tình tiết buộc tội của quan toà không đủ căn cứ, xem như xong.
    Ngoài ra còn cơ chế bồi thẩm đoàn nữa. bồi thẩm đoàn mà nói bị cáo không có tội, thì quan toà xem như bó tay luôn
    thành ra vai trò của luật sư ở Mẽo là rất quan trọng.
    Cách đây mấy năm có vụ cầu thủ bóng đá mẽo Simson (ko biết viết đúng ko nữa), bị cáo buộc giết vợ, mà thực tế thì vợ anh ta chết thật, bị giết rất dã man, và thủ phạm không ai khác ngoài anh này (đứng về mặt xã hội và người ngoài cuộc ai cũng thấy thế).
    Nhưng anh này rất giàu thuê được luật sư giỏi, và quan toà không thể chứng minh được "chính" Simson chứ ko ai khác đã gây án mạng!
    Kết quả là anh này trắng án...
    -
    Thứ nữa là đề nghi bạn khoiks khi tranh luận bình tĩnh hơn, chỉ đi vào vấn đề, ko nên hướng ý kiến sang nhân thân hay vấn đề khác ngoài chủ đề đã được đặt ra.
    Ý kiến trái ngược là chuyện bình thường, mỗi người được tiếp nhận một luồng thông tin, một cách tư duy khác, nên suy nghĩ , ý kiến khác biệt là đương nhiên.
    Được Amour_unique sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 30/07/2006
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cái khổ ở đây là TV CoDep không viết về luật pháp Hoa Kỳ theo nhận định của dân học luật ! Thường thì các bài chỉ nói về nền văn minh và giàu có của Mỹ .
    A.U. có thể tìm hiểu thêm các thông tin về O.J Simpson ở đây :
    http://www.law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/Simpson/simpson.htm
    Anh ta thoát chết tội giết vợ vì luật pháp HK tôn trọng chế độ bồi thẩm đoàn và các yếu tố bắt buộc phải có đủ để kết tội trong luật hình sự nhưng về bồi thường dân sự được tòa xử sau đó 3 tháng thì Simpson vẫn không thoát !
    http://www.law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/Simpson/Simpsonaccount.htm
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ========================
    Tôi vẫn đang bình tĩnh lắm đó chứ, có chăng là do cái cách nói năng của mình không được bóng bẩy, văn minh như người khác thui. Mình được đào tạo để phụng sự Dân Tộc mình, chứ không phải cái kiểu adua theo bọn nhà giàu để rồi cái gì cũng chê bai nơi chôn nhau cắt rốn!
    Thứ nữa, nhân chuyện bàn về các vụ án "Giết người", cái quan điểm "nếu không có xác chết, thì vụ án giết người không thể
    thành lập"
    nghe không thể chấp nhận được (dù Mỹ, Tây, Tàu gì cũng vậy)! Nghe thế thì bọn sát thủ chỉ lo bị sờ gáy khi nào "thanh lý" xong hợp đồng mà thôi!
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Nào nào ....
    Đề nghị trật tự và có tổ chức nào.

    Các vị tranh luận trong topic : Thực tiễn xét xử tội giết người nhé, không phải đi sâu vào nội dung khác biệt giữa VN và Mẽo, cũng như đấu đá cá nhân.
    Chuyện có khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật này như thế nào thì ai cũng bít rùi, còn khác biệt cụ thể như thế nào thì ... ta để dịp khác nhỉ.
    Tớ chỉ lưu ý bạn gì gì đó bẩu quan tòa của Mỹ là người buộc tội là trật lất rùi nhé, thế thui ...

    ---
    Boong !!!!
    Ta típ tục tranh luận về thực tiễn tội giết người cho tác giả topic nâng cao hỉu bít nhé ...

  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn fsai đã gõ búa gỗ để giữ trật tự .
    Tôi vẫn giữ ý "không có xác chết, không có án giết người."
    Vì lẽ đó, tội phạm phải cố gắng che giấu, hay thủ tiêu xác chết.
    Chính tôi cũng thấy điều này không ổn, nhưng chỉ biết nghe,
    và đang tìm hiểu cái lý của nó .
    Còn tên Simson, sau khi cãi thoát vụ Hình sự giết vợ, thì y lại
    bi dính vụ Dân Sự giết vợ . Vì thoát vụ Hình sự, y không bị xử
    lên ghế điện hay buồng ngạt . Vì dính vụ Dân sư, y tốn gần hết
    tài sản để đền bồi phe bị nạn. Có thể thấy bọn luật sư đã làm
    trò hề lợi dụng và bôi xấu Hiến Pháp cũng như Luật Pháp Mỹ .
    Dân Mỹ chỉ còn biết cười trừ mà thôi . Họ thề sẽ cho con cháu
    học làm Luật sư để kiếm tiền bọn hung thủ giàu, và đưa bọn
    hung thủ nghèo lên ghế điện .
  10. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Nghe vô lý những cũng có căn cứ của nó, bởi vì chưa tìm thấy xác, có nghĩa là xác suốt còn sống vẫn còn, dù nhỏ.
    Nhiệm vụ của công tố viên khi buộc tội là chứng minh những điều buộc tội là có căn cứ, nếu chưa chứng minh được là có ngưòi chết,( chết ở đây là có xác, một logic rất Mỹ) thì cũng đồng nghĩa lời buộc tội chưa đủ căn cư!
    Nhân đây cũng xin đính chính lại với bác fsai gì đó: quan toà ko buộc tội(quan toà theo nghĩa là thẩm phán trong tiếng Việt),
    Còn bọn châu Âu, theo ngu ý của em thì thẩm phán hay công tố viên nó đều gọi là quan toà hết. Đính chính ko bác lại bẩu iêm "cóc biết giề mà cứ phán". Cái sai sót xin nhận vậy

Chia sẻ trang này