1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực trạng BÁO ĐIỆN TỬ, hay bản chất khó thay đổi ?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Toukichi, 22/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Toukichi

    Toukichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thực trạng BÁO ĐIỆN TỬ, hay bản chất khó thay đổi ?

    Bài viết đã được đăng tải trên báo Lao Động cách đây gần 2 năm, nhưng đến nay khi điểm mặt các website báo chí với rank cao ngất ngưởng trên Alexa tôi vẫn thấy nội dung trong bài viết còn ý nghĩa. Nay cũng theo như ý đại cương phản ánh, tôi xin copy-paste lại i sì lên cho bạn đọc tham khảo.

    Ngày 6/2/1997, Tạp chí Quê Hương lên mạng toàn cầu. Nếu coi đây là ngày "khai sinh" báo điện tử Việt Nam thì 12 năm không phải là thời gian ngắn. Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam cũng là lúc cần nhìn lại chặng đường 12 năm của một loại hình báo chí mới: Báo điện tử...

    Từ làm báo kiểu copy - paste...

    Sau khi tờ Quê Hương lên mạng, lần lượt Báo Nhân Dân và Báo Lao Động (19/5/1999) cũng trực tuyến. Giai đoạn 1997 - 2001, "báo điện tử" Việt Nam chỉ dừng ở phiên bản điện tử của báo in. Công việc của người làm báo điện tử bấy giờ đơn thuần lắm. Quy trình đưa tin lên mạng gói gọn trong hai từ "copy - paste" (cắt - dán). Mỗi sáng, các kỹ thuật viên - biên tập viên (nói là biên tập cho oai chứ 99% công việc là cắt - dán) thuần thục với việc bóc tách, xử lý dữ liệu, cắt - dán, dàn trang trên phần mềm Frontpage (sau này là Dreamwaver) rồi đẩy lên mạng. Đến chiều, để cho có việc làm, một quy trình khác được lập ra: Chọn bài từ báo khác - đánh máy và... lại "copy - paste".

    Ở thời điểm ấy, báo điện tử sang lắm, nhìn quanh, nhìn quẩn chỉ có 3 tờ nên việc "copy -paste" cái không phải của mình không đơn giản như bây giờ vì phải thêm cái công đoạn typing (đánh máy). Nhưng được cái, người làm báo điện tử dạo ấy "khái tính" lắm, không lấy của người làm của mình nên để riêng các bài typing ấy vào một góc, đặt tên là "Đọc báo giùm bạn". Năm 2001, VnExpress ra đời đánh dấu một bước chuyển lớn trong làng báo điện tử Việt Nam. "Copy - paste" là định hướng của trang tin này và ban đầu tuyệt đại nội dung của nó được "copy - paste" từ các báo, tạp chí in khác. "Nếu tin tức đưa lên vào buổi sáng, song song với thời gian các báo phát hành đến độc giả, nếu nó được lựa chọn (biên tập) tốt từ tất cả những báo hay nhất, thì nó không những nhanh tương đương thông tin của các báo mà còn đầy đủ hơn so với mỗi tờ báo riêng lẻ. Đó chính là tốc độ cập nhật." - một trong những người sáng lập trang tin này phân tích về tốc độ cập nhật.

    [​IMG]
    Sau khi đẩy bớt ''trẻ ranh'' sang Kênh14, tin bài kiểu "xe cán chó" mới đỡ hơn trên Dân Trí.​

    Thành công của trang tin điện tử này (sau này là một số trang khác như TintucVietnam, 24h.com.vn...) gói gọn trong một từ THEO. Cái từ nhỏ bé, đặt mãi ở cuối bài hay khéo léo chèn trong bài viết đã tiết kiệm cho những người lập nên các trang tin này khoản chi phí khổng lồ trong việc sản xuất nội dung thông tin. Thay vì phải trả lương, công tác phí, nhuận bút... để có được một đội ngũ phóng viên, cộng tác viên cung cấp thông tin cho trang tin, một nhóm biên tập được thành lập với công việc chính là "copy - paste". Đỉnh cao của kiểu làm báo "copy - paste" có lẽ là năm 2003 với thành công nhanh chóng và bất ngờ của trang tintucvietnam.com (tiền thân của trang dantri.com.vn bây giờ). Với sự phát triển của công nghệ, phần lớn các tờ báo ngày đã có website và kiểu "copy - paste" cũng thay đổi một cách đáng kể. Các lập trình viên đã thành công trong việc tạo ra cỗ máy giúp "hút tin" từ các website khác. Và hấp... tin được đăng lại chỉ sau vài phút tin gốc được phát đi. Giống như VnExpress.net, từ con số 0 tròn trĩnh, chỉ sau một thời gian ngắn, tintucvietnam.com đã vươn lên vị trí cạnh tranh với những trang tin có lượng truy cập lớn như VnExpress hay Vietnamnet.

    Đến làm báo kiểu... vẫn là "copy - paste"

    Không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của các báo điện tử nói chung và đặc biệt là các trang tin điện tử thuần tuý (không có báo giấy) vì sự nghiệp phát triển báo chí Việt Nam. Dựa vào cơ chế mở của doanh nghiệp và nền tảng công nghệ mạnh, đội ngũ làm báo của các trang tin điện tử thuần tuý đã tiên phong trong việc khai thác các thế mạnh của Internet. Tường thuật trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến đã được các tờ báo mạng triển khai rất thành công. Thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) đã được nhiều báo điện tử tích hợp, cung cấp thêm những kênh thông tin mới cho bạn đọc. Bên cạnh đó, các báo điện tử không có báo in đã từng bước tăng cường số lượng tin bài "không copy - paste" từ báo khác. Các sự kiện, vấn đề "nóng" được các báo điện tử ráo riết săn và đeo bám, cập nhật cho bạn đọc thông tin theo từng giờ, từng phút.

    [​IMG]
    Với phí đặt banner ''giẻ rách'' cũng tầm 30chai/tháng _ VnExpress hiện là trang báo điện tử vô đối.​

    Tuy vậy, một thực tế cho đến hiện nay là việc sử dụng lại tràn lan tin bài giữa các báo điện tử. Ngay cả những báo điện tử có số lượng người truy cập đông nhất, tác nghiệp theo kiểu "copy - paste" vẫn là một việc quan trọng. Các báo giấy có phiên bản điện tử, sau một thời gian dài "khái tính" đã bị cuốn vào cái dòng tác nghiệp kiểu "copy - paste" những mong giữ được lượng bạn đọc của toà soạn. Đối với những tin được toà soạn báo giấy đánh giá là "độc quyền" đều được "cất đi" chờ báo giấy, vì e ngại sẽ bị các trang tin khác vô tư "copy - paste". Xem ra cái dòng xoáy "copy - paste" đã trở thành một phong trào từ bao giờ, từ ngày làng báo điện tử Việt Nam còn sơ khai. Dòng xoáy này đang ngày càng mạnh khi không ai muốn ngăn nó lại. Và cũng bởi hành lang pháp lý lỏng lẻo, bạn đọc báo điện tử không mấy quan tâm đến bản quyền tác phẩm báo chí, có những tờ báo phát triển với định hướng "copy - paste" vẫn đang rất đàng hoàng...

    (nguồn trích dẫn - www.thongtincongnghe.com/article/445)

    Đến GOOGLE còn sợ "cut & paste"

    Với sự bùng nổ của các công cụ tìm kiếm (search engine) thời bùng nổ CNTT, những tiện ích mang lại khó có thể đong - đếm hết được. Vì thế mà dân gian vẫn đang lưu truyền câu "Dân ta phải học sử ta/Nếu mà không biết thì tra Google". Sức mạnh của bộ máy tìm kiếm Google đã được khẳng định trên tầm toàn cầu, với những trợ giúp rất lớn về tìm kiếm thông tin ở nhiều lĩnh vực. Cỗ máy Google cũng trở thành bộ chứa dữ liệu, thông tin tuyệt vời.

    Một phóng viên bất kì vào Google tìm tư liệu, sau khi thoát ra khỏi Google -> chắc chắn ko khỏi thất vọng. Khi gõ từ khoá về vấn đề cần tìm, hàng loạt kết quả hiện ra dẫn đến hàng trăm bài báo viết, đề cập về vấn đề trên. Nhưng khi đọc mới hỡi ôi, có những bài thời điểm đăng tải cách nhau 2-3 năm trên những tờ báo khác nhau, nhưng có những đoạn, giống nhau y chang, từ ý đến từng câu, từng dấu chấm, phảy... Thậm chí, có những trích dẫn phát biểu trong các bài, khác tác giả, khác báo, cách nhau vài năm, nhưng cũng được trích nguyên xi. Tôi thử kiểm tra lại vấn đề, và thấy tình trạng anh đồng nghiệp nói là có thật, rất thật, nếu không muốn nói tình trạng cắt (cut)-dán (paste) này diễn ra khá nặng nề.

    [​IMG]
    Biên tập Cắt-Dán cẩu thả sẽ thành LỐ BỊCH BÁO +_+​

    Gần đây, khi biên tập bài giúp cho một PV mới vào nghề, tôi bất ngờ trước các bài viết của PV này. Viết về lĩnh vực khoa học, với nhiều khái niệm sâu, chưa gặp được chuyên gia nào, nhưng PV này đã diễn đạt rất trơn tru. Tôi vặn hỏi những lý giải, căn cứ khoa học kia lấy từ đâu, PV này đành tiết lộ là tra trên Google. Đối chiếu bài viết với các bài lưu trên Google, mới thấy tình trạng "cut"-"paste" của PV. Tôi phải khuyên rằng, tham khảo hoàn toàn khác với việc lấy cắp nguyên xi cả đoạn trong bài báo của người khác, như vậy là vi phạm. PV này đành thú thật: "Nếu để hoàn thành bài viết này, phải gặp gỡ vài người, thì mấy ngày mới xong được bài. Trong khi toà soạn đang giục gấp, em đành vào Google..."."Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" thôi. Những ai làm báo theo kiểu "cut"-"paste", hãy coi chừng, Google còn ghi lại các chứng cứ cả đấy!

    (nguồn dẫn - http://forum.mait.vn/showthread.php?t=3602)

    + Lời kết: trong xu thế bùng nổ IT hiện nay việc báo mạng ra mắt góp phần bổ xung kênh truyền thông đại chúng, có tác động nhất định vào văn hóa đọc của độc giả. Song quan trọng nhất vẫn là cái tâm và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Các lớp học làm báo mạng hiện ko thiếu; nhanh thì dăm ngày, cò cưa thì đôi quí -> quanh đi quẩn lại vẫn cứ là cách sài công cụ e***or -> cái này cứ tham gia viết bài nhiều trên diễn đàn còn pro hơn -> Cứ cầm tiền đi học cốt đc chứng chỉ (mỗi khóa ko dưới 6chai), khéo mất cả chì lẫn chài nếu bị những c.ty tự ý tổ chức như này (http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/807159/) lừa đảo . Xem ra xu hướng phát triển website cho cộng đồng kiểu forum như GameVN hay TTVNOL lại duy trì được bền vững hơn.
  2. longanhn

    longanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Oh bác Toukichi! Giống như bác, tôi cũng là người bảo thủ nên khó chấp nhận cái mới lắm. Song nghĩ đi nghĩ lại, báo điện tử cũng có nhiều cái hay và đổi mới đấy chứ. Tôi trình bày để bác thử xem nhé:
    Nghề báo luôn gắn liền với hai thuộc tính căn bản là "tính nhanh" và "tính đúng". Vậy, những người làm báo điện tử đã làm gì với hai thuộc tính này.
    Về tính nhanh: họ đã rất thông minh và xuất sắc khi sáng tạo ra một công nghệ mới "cut - paste technology". Rõ ràng, với công nghệ này, báo điện tử không chỉ "nhanh" theo nghĩa thông thường nữa, mà đã thành "thần tốc".
    Về tính đúng: ở khía cạnh này, những người làm báo điện tử thậm chí còn đột phá hơn nhiều khi tạo ra một thuộc tính mới "tính không chịu trách nhiệm" để thay thế cho "tính đúng". Sự thay đổi mang tính cách mạng sẽ không thể có nếu vắng đi sự hiện diện của một công nghệ mà về tính sáng tạo chẳng thua kém gì công nghệ cut - paste, đó là công nghệ "Theo". Trong tương lai gần, tôi cho rằng giới làm báo điện tử còn tiến xa hơn nữa khi họ tiếp tục thay đổi thuộc tính "không chịu trách nhiệm" bằng một thuộc tính mới khác "tính vô trách nhiệm".
    Theo tôi, những người làm công tác quản lý báo chí nên đưa thêm một loại hình báo mới vào đối tượng quản lý của mình, đó là "cut - paste newspaper".
    Thôi bác ạ! Cái mới bao giờ cũng rất khó chấp nhận đối với những người thủ cựu như chúng ta. Song đã đến lúc, tôi và bác phải thoáng nghĩ hơn, phải mở lòng mình để chấp nhận nó đi.
    Chào bác.
  3. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Bạn đọc báo để biết thêm thông tin, thấy người ta ''Theo...'' làm bạn khó chịu. Còn tui khi đi khám bịnh để cải thiện tình hình sức khoẻ mà nghe thầy thuốc nói ''Theo đông i thì..., theo tây i thì...'' làm tui hoang mang quá. Ngoài đông tây nam bắc và trung i ra không biết còn cái gì i nữa để biết chừng mà đợi nghe cho đủ rồi ''theo'' luôn một thể.
    Đọc bài của bạn, thấy đắc í nên xía vô một chút cho đỡ ấm ức. Có gì không phải, xin mọi người bỏ qua cho.
  4. Larung

    Larung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Em ngại mở topic . nên post đây hỏi có Bác nào biết Anh phóng viên PHÚC HƯNG hay viết cho báo điện tử Dân trí không ạ . Em để ý thấy trình độ Anh này cực ngu luôn. nhất là về địa danh các vùng miền của tổ quốc.Đưa tin thì sai be bét.
    http://dantri.com.vn/c20/s20-328397/mot-sinh-vien-dai-hoc-mo-bi-dam-chet.htm
    còn nhiều nữa ....
    Vĩnh Trại chứ k phải Vĩnh Lại ạ. mà viện E thuộc cổ Nhuế , chưa về Nghĩa Tân ạ
  5. landtoday

    landtoday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2009
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    "Thế mạnh" của báo điện tử là "copy-paste" mà, thông tin quan trọng là nhanh > chuẩn > sâu
  6. codaik28

    codaik28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hơ? đúng la? cái anh Phuc Hưng na?y â?u quá, không biết thi? tra google cái địa chi? la? ra ngay, hic...la?m dân mi?nh bức xúc quá...
    Hi?, em la? dân báo mạng, (đang học thui) chă?ng pha?i ba?o vệ ai ca?..nhưfng gi? các bác nói đê?u đúng ca?...Nhưng ơ? VN Báo mạng vâfn đang trong thơ?i ky? hi?nh tha?nh va? phát triê?n do đó không thể tránh được nhưfng hạt sạt, nhưng pha?i có sạn thi? sau na?y mới tốt lên được chứ ạ...không có cái gi? mới ra đơ?i ma? đaf tốt ngay được. Báo mạng xét vê? tính hiệu qua? thi? nó hơn hă?n mấy tơ? bao in vi? tốc độ cập nhập va? pha?n hô?i thông tin nhanh hơn...Chính vi? thế điê?m mạnh cu?a báo mạng la? đưa tin, co?n báo in thi? chuyên vê? nhưfng ba?i phóng sự, bi?nh luận chuyên sâu...Các bác thư? nghif xem, trơ?i mưa gió sấm sét đu?ng đu?ng, pha?i chạy ra ngoa?i trơ?i mua 1 tơ? báo đê? xem hôm nay thế giới có gi? trấn động không? thi? hơn hay la? va?o mạng va? đọc dân trí hay vnn?
    Rof ra?ng hiện nay không thê? phu? nhận được vai tro? quan trọng cu?a báo mạng
  7. becksgiggs

    becksgiggs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    60
    báo điện tử dạo này hay nói phét lắm
    hôm nào tìm dc link tôi up lên cho xem
  8. banhtienlong

    banhtienlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bạn Larung trình độ tanh tưởi nhỉ. Nhưng thấy câu thế này, "ở đời phải biết mình là ai?". Chắc gì ở đời lúc nào bạn cũng chuẩn?
    Nói thì cũng phải biết suy nghĩ, đầu đâu phải chỉ để đội mũ bảo hiểm
  9. thaison78

    thaison78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    @Larung: Phúc Hưng này tự là Cá chọi. Làm ở DT cũng mấy năm rồi. Cũng có giải báo chí Khuyến khích, nhưng vẫn ẩu.
    Hoan hô bạn Larung chỉ đích danh. Đả đảo. Đả đảo.
  10. nguoiluhanhcodoc_666

    nguoiluhanhcodoc_666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    BBC hay CNN đâu có tạp nham như VnExpress.net

Chia sẻ trang này