1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực trạng của Rock Việt

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi bino21121991, 16/01/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bino21121991

    bino21121991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    http://depplus.vn/tin-tuc/16-01-2014/duong-xa-qua-dai-va-ta-met-nhoai/11/9638/

    Nếu Rock chỉ là chất liệu…


    …Thì Rock vẫn tồn tại ở Việt Nam từ rất lâu nay rồi, từ thời kỳ hoàng kim của Rock Sài gòn trước 1975 với những cái tên sau này cũng đình đám ở thị trường nhạc nhẹ như Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Elvis Phương… Có khá nhiều tranh cãi trước nay xoay quanh câu hỏi “Rock là gì?” và những tranh cãi triền miên ấy đến từ sự khác biệt trong điểm tựa tranh luận. Nếu chỉ xét trên khía cạnh chuyên môn đơn thuần, tức chỉ chú tâm xét vào chất liệu âm nhạc, thì chuyện một nhạc sỹ viết một ca khúc theo đúng phong cách rock không hề khó. Rồi sau đó, nhạc sỹ đó kiếm một nhà sản xuất am hiểu cặn kẽ từng thể loại âm nhạc để sản xuất bản ghi âm qua một giọng ca nghe rất ‘rock’ cũng là việc hoàn toàn dễ dàng. Ca khúc ấy ra lò, thế là có một sản phẩm rock ra trò...
  2. Rock_n_Roll4ever

    Rock_n_Roll4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc bài viết này nhiều lần. Sau đây là bài viết trả lời.

    Tựu trung lại thì tác giả đề cập đến Rock Việt và so sánh với Rock Thế Giới và tập trung vào hai kết luận sau:

    1 - Rocker phải có văn hóa Rock tinh thần Rock. Tức là Rocker phải là người tạo ra giá trị riêng khác hẳn với số đông còn lại.

    2 - Rocker VN hiện nay thì chưa nói được tiếng nói của thế hệ vì chưa có kiến thức xã hội tương xứng với dòng nhạc mà họ theo đuổi.

    Về hai vấn đề trên tôi có thể trả lời như sau:

    1- Tác giả bài viết theo tôi nghĩ có nghe Rock nhiều nhưng chưa nhiều đến mức độ có thể bao quát toàn bộ thành tựu 50-60 năm dài đằng đẵng của lịch sử Rock cũng như âm nhạc thế giới.


    Lịch sử Rock hay lịch sử dòng nhạc bất kỳ như R&B, Jazz, Blues, Soul/Funk, Rap/Hiphop, Electronica…. Hay nói chung là các dòng nhạc trong thế kỷ 20 là sự phát triển có quá trình lâu dài trong đó công lao không thuộc về một nhóm cá nhân nổi bật hay một số thần tượng thường “đi ngược với số đông – tạo ra giá trị riêng” như tác giả bài viết đề cập mà thuộc về tập thể hàng triệu ban nhạc, nghệ sĩ (bands, artists) đã hình thành nên nhạc Rock cũng như các thể loại khác.


    Chúng ta biết rằng, chẳng hạn Rock có xuất xứ từ nhạc Blues, R&B và một vài thể loại khác.

    Trước khi những thần tượng “có văn hóa Rock, tinh thần Rock” như The Beatles, The Rolling Stones, Bob Dylan, rồi Jimi Hendrix, Led Zeppelin, The Who, Pink Floyd .v.v. trở thành những tên tuổi lớn lừng lẫy địa cầu thì đã có những nghệ sĩ như Chuck Berry, Jerry Lee Lewis, Bill Haley and his Comets, Bo Diddley, Fats Domino, Little Richard, Buddy Holly, chơi thể loại nhạc mà ngày nay chúng ta gọi là Rock and Roll. Nếu không có họ thì làm sao có được các tên tuổi lừng danh của làng nhạc Rock mà chúng ta vẫn biết đến ngày nay. The Beatles giai đoạn đầu chẳng đã chơi lại các ca khúc của Chuck Berry đó sao?

    Rồi sau khi những Beatles, The Rolling Stones .v.v ra đời tạo nên một cuộc cách mạng tạo nên cái gọi là “âm nhạc đại chúng thế giới” ở Hoa Kỳ và Mỹ cũng như tạo ra sự ảnh hưởng rộng lớn trên khắp thế giới từ suốt những năm 1960s cho đến ngày nay … thì từ đó đến nay có biết bao ban nhạc, nghệ sĩ khác, tuy không “đi ngược lại số đông, tạo ra giá trị riêng” nhưng họ có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của dòng nhạc Rock: The Band, Van Morrison, The Kinks, Television, Neil Young, Otis Redding, Alman Brother Band, Caption Beefheart, Frank Zappa, Nico, Brian Eno, Can, Neu, Joy Division … thời xưa cho đến những The Flaming Lips, Neutral Milk Hotel, Type Of Negative, My Bloody Valentine … những năm gần đây.

    Ta có thể nói rằng giữa họ có một điểm chung là: nếu thiếu một trong số họ thì nhạc Rock không còn trọn vẹn nữa mà như thiếu đi cái gì đó, vì hiện tại những tác phẩm Rock mà họ để lại cho đời đã được coi là kinh điển.

    Vậy có thể gọi họ là Rocker hay không? Hay chỉ những tên tuổi lừng danh như những The Beatles mới là Rocker.

    Còn một điểm hết sức quan trọng nữa. Đó là tuy chưa có con số thống kê nhưng trong lịch sử có thể có đến hàng triệu ban nhạc Rock, nghệ sĩ Rock đã ra đời, sáng tác và biểu diễn. Và hầu hết họ đều ít được biết đến thậm chí hoàn toàn vô danh.

    Như vậy liệu có thể nói họ và những sáng tác của họ hoàn toàn vô nghĩa???

    Ngày nay, sự nhìn nhận về lịch sử âm nhạc đã đưa ra nhận định đúng đắn: Lịch sử thuộc về tập thể và về số đông chứ không phải thuộc về số ít!

    Đó là những con người bình dị thầm lặng lao động nghệ thuật để lại cho đời những tác phẩm Rock đích thực.
    Nếu không có họ thì sao có cái gọi là cộng đồng nhạc Rock cùng với đông đảo Rock fans.

    Những nghệ sĩ, ban nhạc lớn sẽ làm được gì, sáng tác được gì, biểu diễn thế nào, nếu không là thành viên của cộng đồng Rock rộng lớn.
    Cái gọi là “Bó đũa chọn cột cờ” là như vậy.


    2- Về Rock Việt và sự so sánh với Rock thế giới.

    Cũng như trên đã nói. Rock Việt so với Rock thế giới thì có thể nói là còn khiêm tốn nhưng không phải là không có giá trị gì.


    Về vấn đề : chúng ta chưa có những tên tuổi lớn để có thể so sánh với bè bạn trên thế giới thì tôi có thể nói như sau:

    Quá trình phát triển của âm nhạc một đất nước phải có quá trình. Chúng ta cứ làm hết sức mà ta có thể làm, rồi kết quả sẽ tới.


    Các nước trên thế giới có những tên tuổi lớn, như mấy thập kỷ gần đây ở Canada có Arcade Fire, ở Iceland có Sigur Rós.

    Ở Bắc Âu có các tên tuổi Metal lừng danh.

    Ở Nhật thì có X-Japan

    Tôi tin rằng rồi dần dần sẽ có những kết quả tốt với âm nhạc ngoài hai nước Mỹ và Anh quốc.

    3- Về vấn đề: Rocker có nhất thiết phải nói lên tiếng nói của thế hệ?


    Câu trả lời là: Âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung thì phạm trù “nghệ thuật” là rất mênh mông rộng lớn.


    Ví dụ như nhạc Rock, cho đến nay những ban như Sonic Youth, The Pixies đã trở thành những tượng đài bất hủ của nhạc Rock thế giới. Trong khi đó âm nhạc của họ không nói về tiếng nói của một thế hệ mà chỉ đề cập đến những phạm trù mà ngày nay chúng ta thường nói đến khi đề cập đến Rock Hiện đại hay Alternative/Indie Rock.

    Nói tóm lại, tác giả bài viết nói lên chủ đề còn có tính nhạy cảm là so sánh giữa Rock Việt và Rock thế giới trên quan điểm cá nhân và đưa ra thảo luận chủ đề “Rock là gì?”. Với trình độ của bản thân đã đưa ra một số quan điểm rất đáng tham khảo.

    Song do tưởng nhầm mình là người có hiểu biết cao hơn mặt bằng chung của đa số người đọc cũng như Rock fans nên tác giả đã làm giảm tác dụng tích cực của bài viết, đồng thời quan điểm chủ chốt của bài viết: “Cái tạo nên giá trị của Rocker là văn hóa Rock, tinh thần Rock” lại sai lầm lớn. Rocker họ chỉ sống theo phong cách tự nhiên của bản thân mình dù cách sống, cách tạo ra giá trị riêng của họ có khác biệt với cộng đồng hay không.

    Giá trị của bài viết là ở chỗ, trong trường hợp giá trị/phong cách của Rocker nếu có trái ngược với giá trị phổ thông của cộng đồng thậm chí có thể là không chấp nhận nổi (như trường hợp ban nhạc The Doors trong bài viết đã nêu) thì đừng ném đá mà nên phát huy và tạo điều kiện vì đó rất có thể là dấu hiệu của tài năng cá nhân kiệt xuất mà tất cả chúng ta hằng trông đợi.
    Lần cập nhật cuối: 30/04/2014
  3. Rock_n_Roll4ever

    Rock_n_Roll4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Để thuận lợi cho bạn đọc chủ đề này. Tôi thấy cần đăng lại lại bài viết trên trang depplus.vn phòng khi link này bị die.
    Sau đây là toàn bộ bài viết:

    Đường xa quá dài... và ta mệt nhoài

    16/01/2014

    Xin mượn câu hát ấy của một trong những nhóm rock ăn khách nhất hiện nay của Việt Nam, nhóm Microwave, để làm tựa đề bài viết nói về thực trạng của Rock Việt. Chẳng có gì phù hợp hơn là ví dụ ấy. Đơn giản, Tìm Lại, ca khúc có vòng hoà thanh ảnh hưởng từ rất rất nhiều bài hits của Linkin’ Park và nó là điển hình của việc lấy một hình mẫu quốc tế để theo đuổi của những nhóm rock Việt hôm nay…

    Nếu Rock chỉ là chất liệu…

    …Thì Rock vẫn tồn tại ở Việt Nam từ rất lâu nay rồi, từ thời kỳ hoàng kim của Rock Sài gòn trước 1975 với những cái tên sau này cũng đình đám ở thị trường nhạc nhẹ như Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Elvis Phương… Có khá nhiều tranh cãi trước nay xoay quanh câu hỏi “Rock là gì?” và những tranh cãi triền miên ấy đến từ sự khác biệt trong điểm tựa tranh luận. Nếu chỉ xét trên khía cạnh chuyên môn đơn thuần, tức chỉ chú tâm xét vào chất liệu âm nhạc, thì chuyện một nhạc sỹ viết một ca khúc theo đúng phong cách rock không hề khó. Rồi sau đó, nhạc sỹ đó kiếm một nhà sản xuất am hiểu cặn kẽ từng thể loại âm nhạc để sản xuất bản ghi âm qua một giọng ca nghe rất ‘rock’ cũng là việc hoàn toàn dễ dàng. Ca khúc ấy ra lò, thế là có một sản phẩm rock ra trò.


    Nhưng điều đó không quyết định được bộ ba nhạc sỹ-nhà sản xuất-ca sỹ kia là những rocker đích thực được. Giới sản xuất âm nhạc có nghề ai chẳng hiểu nguồn gốc của rock là từ Bắc Mỹ, với khởi nguồn từ Blues, đi qua những mắt xích như ragtime, swing, rock’n roll rồi back beat và điểm đến là rock. Sự am hiểu ấy của họ đủ giúp họ tạo ra những sản phẩm rock đúng nghĩa về chất liệu. Và ở Việt nam, không thiếu những nhà sản xuất đủ am hiểu như thế mà điển hình có thể kể ra là Đức Trí, Tuấn Khanh hay Quốc Bảo… Thậm chí, trong số họ đã có người từng thử sức với Rock mà điển hình là trường hợp của Đức Trí với cái tên Phạm Anh Khoa. Các sản phẩm của bộ đôi này thực sự là nhạc rock đúng nghĩa nhưng trên các diễn đàn rock, diễn đàn metal, thính giả vẫn không coi PAK là một rocker điển hình. Họ nhận xét về thứ rock của Phạm Anh Khoa khác hẳn với những gì họ vẫn hình dung về rock và những nhận xét đó không sử dụng bất kỳ một luận cứ nào mang tính chuyên môn rõ rệt.
    Trong khi đó, những band nhạc rock Việt được họ yêu thích lại không hoàn toàn chơi một thứ âm nhạc đúng chất liệu rock. Ví dụ như nhóm Bức Tường, nhóm được coi là linh hồn của Rock Việt. Thứ nhạc mà Bức Tường mang lại chỉ có chút hơi hướm rock ở phần hình thức mà thôi. Cơ bản, chất liệu của họ vẫn rất…pop và đa số là những thứ được gọi là soft rock. Sự lầm tưởng cơ bản ấy nằm ở những khác biệt về sự xác định giá trị của những rocker thông qua lăng kính so sánh giữa underground với mainstream. Người nghe rock Việt vẫn coi trọng những band underground hơn và cho rằng ở thế giới mainstream chỉ toàn ‘rock giả vờ’.

    Đó là một định kiến sai lầm thực sự và cho thấy người nghe rock ở Việt nam thực sự thiếu kiến thức âm nhạc phổ thông (đặc biệt là kiến thức về phong cách và thể loại âm nhạc) để nhận định đâu là rock và đâu không phải là rock…
    Rock không chỉ là âm nhạc đơn thuần

    Thực chất, rock (cũng như hip-hop hay rap sau này) đã vượt khung giới hạn của chuyên môn âm nhạc đơn thuần để trở thành một trào lưu văn hóa. Đây mới chính là điểm nhiều người lầm tưởng về rock nhất. Đa số khán giả thông thường chỉ nghĩ rock đơn thuần chỉ là một thể loại âm nhạc không hơn không kém trong khi thực ra rock ở phạm vi rộng hơn nhiều. Văn hóa rock, tinh thần rock mới là thứ tạo nên giá trị đích thực của các rocker chứ không phải thể loại âm nhạc mới tạo ra định danh ấy cho họ.

    Điển hình là The Beatles. Họ không hẳn chỉ chơi nhạc rock và nhiều, thậm chí rất nhiều, những tuyệt phẩm của họ được viết theo thể loại khác hẳn nhưng họ vẫn được coi là một trong những ngọn cờ đầu của văn hóa rock. Đó là một văn hóa tạo ra cho mình một đời sống riêng, biệt lập với những thang giá trị cũng hoàn toàn biệt lập.
    Vậy thì văn hóa rock là gì?

    Giải thích nó, khó hơn cả đi tìm định nghĩa yêu là gì và chẳng ai có khả năng giải thích một cách thấu đáo khái niệm ấy. Nhưng có thể nhìn nhận một điểm rất chung của những rocker đích thực là họ luôn luôn có thái độ cự tuyệt hoàn toàn đối với những giá trị phổ thông của cộng đồng và tạo ra cho mình một giá trị riêng, mới. Tư duy của họ khác hơn; mối quan tâm của họ khác hơn; phản ứng của họ khác hơn; lối sống của họ cũng khác hơn. Những thứ đó mới là điểm quan trọng của rocker chứ không phải là những quần, áo, tóc, phụ kiện hay thậm chí là cần sa…

    Chính band nhạc huyền thoại Metallica đã chứng minh văn hóa rock là tinh thần chứ không phải ở phục trang bằng việc tung ra hình ảnh tươi mới khi họ tiến hành ra mắt album Reload năm 1997. Khi ấy, không ít những khán giả mê rock ở Việt Nam đã thấy khá lạ lẫm với hình ảnh 4 thành viên của Metallica trở nên ‘nuột’ không ngờ với mái tóc cắt ngắn, trang phục jeans bụi bặm đã bị bỏ xó và thay vào đó là những bộ suit bóng bẩy. Không một ai nói Metallica đã mất chất rock cả. Họ vẫn sừng sững đó là một biểu tượng rock dù ở trong hình hài mới mẻ. Và tiếp sau đó, những band nhạc chơi rock về sau cũng đã thay đổi hình ảnh ‘cổ truyền’ là tóc dài, quần áo rách rưới, dây xích loằng ngoằng…

    Đó là minh chứng rõ nhất của tinh thần rock. Khi mới xuất hiện, mới nảy nở, những người ăn mặc như vậy được định nghĩa là ‘rocker’ khác biệt hoàn toàn với đời thường. Nhưng khi, ở ngoài đời những người phục trang kiểu đó đã quá nhiều và khiến hình ảnh ấy trở nên bình thường, phổ thông, những rocker thế hệ mới cảm thấy họ phải định nghĩa lại giá trị của chính mình bằng cách cự tuyệt ngay những giá trị phổ thông tầm thường đó.

    Ở khía cạnh này, band Bức Tường lại rất…rock. Khi làng rock Việt còn buồn nản với việc chơi cover các hits rock Âu-Mỹ, Bức Tường đã lầm lụi một mình ở miền Bắc làm cái việc khác người là cự tuyệt hoàn toàn với lối tư duy cũ mòn ấy. Họ là band nhạc miền Bắc đầu tiên thuở đó chơi thứ tự mình sáng tác, bất chấp ban đầu nó có thể sơ sài, ngô nghê hay bị ném đá đi chăng nữa. Sự cự tuyệt đó chứng tỏ tư duy của Bức Tường khác hẳn những band nhạc cùng thời và họ đạt được vị trí hôm nay cũng bởi thế cho dù thực tế, chất lượng chuyên môn của các thành viên band Bức Tường không hề hơn (nếu không nói là kém) những nghệ sỹ rock cùng thời.

    Ngoài ra, cũng có những người cho rằng rock phải nói lên được tiếng nói của xã hội thay vì chỉ yêu đương ủy mị. Xin thưa, đó lại là một quan niệm sai lầm nữa. Rock Âu-Mỹ cũng có yêu đương, ủy mị, sến chảy nước đó thôi mà nếu ta dịch ca từ của những bản tình ca ballad của tất cả các band rock lớn nhỏ, ta đều nhận thấy sự ‘sến súa’ đó. Tình yêu cũng là một đề tài và rocker lựa chọn mọi đề tài để sáng tác. Tuy nhiên, vì rocker khác nhiều nghệ sỹ âm nhạc khác ở chỗ họ tư duy về sự tồn tại, băn khoăn về các giá trị xã hội nhiều hơn nên bởi thế, trong âm nhạc của họ, đề tài rộng hơn tình yêu rất nhiều khiến tình yêu chỉ còn là ‘thiểu số’ trong lòng rock. Và để tư duy được như thế, những rocker cũng phải có bộ óc tương xứng hoặc kiến thức xã hội tương xứng.

    Chính vì thế, khi The Doors hát lên những ca từ cấm kỵ trong bản The End, họ đã tạo nên làn sóng dữ dội trái chiều trong lòng nước Mỹ. Với nhiều người cổ hủ khi đó, The Doors là một band nhạc bệnh hoạn khi hát những câu ‘giết cha’ nhưng về sau này, khi giá trị của rock đã được ghi nhận, người ta mới hiểu rõ triết lý mà Jim Morrison đã viết dưới lớp ca từ ấy. Đó là hiện thân của ‘mặc cảm Oedipus’, hiện thân của nỗi băn khoăn về chính bản thân mình của cả một thế hệ. Thế hệ, đúng, tiếng nói thế hệ chính là điều văn hóa rock đã luôn thể hiện được và tiếc thay, ở Việt nam hiện nay, chẳng có band rock nào nói được tiếng nói thế hệ như thế.

    Điều khiến rock Việt yếu đuối ở điểm quan trọng này chính là bởi rocker Việt thực sự ít có trình độ xã hội tương xứng với thứ họ đang theo đuổi. Cực hiếm những rocker như Hồ Quang Hưng, nhóm Lý Lệ Quyên (phiên âm của Little Wings xưa) có kiến thức sâu sắc về triết học. Song, thế hệ của Hưng coi như đã già và đã đi qua. Thế hệ trẻ, ở tuổi 20, thì chỉ nghĩ đến đúng chất liệu và hình thức bên ngoài không hơn không kém.

    Đó là lý do mà ta có thể quả quyết rằng, rock Việt ư? Đường còn dài mà mọi người thì cứ mệt nhoài vì ham cãi nhau ai là rock đích thực quá…

    D.A.H (Depplus.vn)

    http://depplus.vn/tin-tuc/16-01-2014/duong-xa-qua-dai-va-ta-met-nhoai/11/9638/
  4. hathiha

    hathiha Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2013
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    23
    bài viết hay
  5. 01202069000

    01202069000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giọt đắng bữa tường nghe OK? Ủa nghe rock đòi hỏi phải có kiến thức về rock sao! Sao tui nghe vẫn cảm nhận dc cái mảnh liệt và cái tinh thân của rock dù tui chưa biết cái gì về rock dù nghe linkin hông biết cái gì nhưng chỉ Cần
    1 âm nhạc
    2 tinh thần
    3 đam mê
    4 chút cá tính rock
    >>>> tôi nghe rock và yêu rock
  6. metal98

    metal98 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2014
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    133
    topic tựa đề "thực trạng" rock Việt mà các tướng cứ vào phơi bày hiểu biết về rock ! nghe liên quan thật đấy nhỉ
  7. loveintherain

    loveintherain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2013
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Rock Viet chưa so sánh được với thế giới thì cũng không nên chê bai nó chứ. Đồng ý với bác 01202069000 là tinh thần + đam mê là đáng được nghe và tôn trọng rồi. Bác nào viết "thực trạng rock Việt" nghe cứ như rock Việt là cái gì xấu xa thấp kém lắm ấy....

Chia sẻ trang này