1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực trạng giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 24/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thực trạng giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam

    Hiện nay em đang làm bài luận về " thực trạng giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển". Tài liệu của em hiện nay còn quá ít ỏi và em cũng không có kinh nhgiệm thực tế trong lĩnh vực này. Nếu các bác có tài liệu hay kinh nghiệm về giao nhận hàng hoá thì cho em được học hỏi nhé.

    Việc buôn bán hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm 80% lược hàng hoá giao dịch trong ngoại thương.
    Để tổ chức thực hiện hoạt động giao hàng xuất khẩu, người giao nhận thường thực hiện các bước sau:
    B1-xin giấy phép xuất khẩu và nhận L/C: Việc xin giấy phép xuất khẩu được hiểu theo 2 nghĩa : a-DN phải xin phép được thực hiện hoạt động XNK, tức là phải xin được mã vạch hải quan.b- DN phải xin đuợc giấy phép xuất khẩu cho từng chuyến hàng. Về việc nhận L/C, DN thường kiểm tra L/c có đúng nội dung với hợp đồng mua bán không?. Nếu không thì phải tu chỉnh L/C
    B2 - xin giấy chứng nhận xuất xứ
    B3-Chuẩn bị hàng hoá để xuất khẩu: căn cứ để thực hiện bước này là hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương đã ký với nước ngoài và L/C. Công việc này bao gồm :
    a-Thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu
    b-Bao bì đóng gói
    c-Ký mã hiệu hàng hoá
    d-Kiểm tra chất lượng
    Trong bốn bước trên thì có 2 bước liên quan với nhau là : thu gom hàng thành lô hàng xuất khẩu và kiểm tra chất lượng. Cơ sở của việc thu gom hàng là các hợp đồng "nội, đó là hợp đồng kinh tế giữa công ty giao nhận và các cơ sở trong nước. Việc kiểm tra chất lượng bao gồm kiểm tra cơ sở và kiểm nghiệm tiến hành ở lúc nhập ko và xuất kho để giao cho nhà nhập khẩu, việc kiểm tra ở cơ sở là quan trong nhất, Khi thu mua gom hàng ở các cơ sở sản xuất trong nước cần phải có sự giám định của các công ty giám định có uy tín, nếu đáp ứng chất lược thì mới thanh toán tiền hàng
    B4- là bước thực hiện thủ tục hải quan:
    Theo đánh giá đây là bước phức tạp nhất của quá trình xuất nhập khẩu :Trước hết doanh nghiệp phải hoàn thành bộ hồ sơ hải quan, rồi đến cục hải quan hay hải quan cảng .Tại đây doanh nghiệp phải làm thủ tục xác minh thuế, nếu không nợ thuế thì mới được tiếp tục làm thủ tục hải quan.Nếu hồ sơ hợp lệ các nhận viên tiếp nhận sẽ cấp tờ khai hải quan ghi vào sổ. Doanh nghiệp mang tờ khai lên bàn vi tính chờ nhập dự liệu rồi nhận biên lai tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ sau khi được tiếp nhận sẽ được chuyển đến bộ phận tính thuế, việc tính thuế được thực hiện trên cơ sở biểu thuế XNK do cục thuề ban hành, sau đó hồ sơ sẽ được chuyển qua phòng giám quản.
    Sau khi hồ sơ được chuyển đến phòng giám quản, căn cứ trên tình hình sẵn sàng vào container của hàng hoá, doanh nghiệp mang biên nhận đếng phòng giám quản, đóng lệ phí và mời nhận viên hải quan đến kho riêng để kiểm tra hàng. Nếu được xuất hàng doanh nghiệp sẽ cho hàng vào container dưới sự giám sát hải quan và hải quan có nhiệm vụ niêm phong cặp chì. cuối cùng là đưa container vào bãi " hạ bãi". Muốn thế, trước đó doanh nghiệp phải đến cảng thuê bãi, sau đó liên hệ với ban quản lý bãi để đưa container vào đúng bãi được thuê, sau đó doanh nghiệp đem bộ chứng từ hải quan đến hải quan bãi để đăng ký xếp hàng lên tàu.Đến đây là xong bước 4
    B5-Giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán. Để giao hàng doanh ngiệp thường lập hợp đồng xếp dỡ với cảng để cảng bốc hàng lên tàu. Bộ chức từ thanh toán nhất thiết phải đúng với nội dung của L/C vì nếu không doanh nghiệp không thể nhận được tiền hàng. Căn bản của bộ chứng từ thanh toán bao gồm những giấy tờ sau : Hối phiếu, hoá đơn thương mại, vận đơn , giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lược số lược

    Đây là toàn bộ quá trình xuất khẩu mà em sưu tập được. Em chia thành năm bước và những rủi ro của doanh nghiệp có thể nằm trong năm bước này
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Về quy trình nhập khẩu, em cũng sưu tầm được các bước sau :
    B1- Xin giấy phép nhập khẩu và lập L/C : Đối với những mặt hàng mà nhà nước quản lý thì cần phải xin phép của bộ thương mại và cơ quan quản lý ngành. Sau đó doanh nghiệp sẽ mở L/c và ký quỹ L/C đối với L/C atsight thi 2 doanh nghiệp thường phải lý quỹ 100%, đối với L/C trả chậm thì Ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ một phần trị giá của hợp đồng
    B2- Doanh nghiệp thuê phương tiện vận tải hay mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu hợp đồng có yêu cầu
    B3- Chuẩn bị nhận hàng
    B4-Thực hiện thủ tục hải quan để nhận hàng bước này thì tương tự như bước làm thủ tục hải quan để xuất hàng
    B5-Nhận hàng : Sau khi nhận lệnh giao hàng D/O , đăng ký hải quan, đóng các lệ phí cần thiết và lệnh giao hàng đã đăng ký với điều độ cảng thì nhân viên giao nhận của công ty sẽ tiến hành giao nhận hàng hoá. Trước khi mở hầm tàu hay container phải có đại diện các bên:
    -Đại diện của công ty
    -Cơ quan kiểm dịch
    -Đại diện tàu hay điều độ bãi
    -Hải quan kiểm hoá, hải quan giám sát
    -Bảo hiểm
    -Đại diện người bán
    -Đại diện bân uỷ thác( nếu là hợp đồng uỷ thác)
    Sau khi hàng xuống tàu thì hải quan sẽ kiểm tra và dán tem kho hàng nhập khẩu
    Về phần kiến nghị, em chia thành hai phần :
    1-kiến nghị về phía quản lý nhà nước
    2-Kiến nghị về phía các doanh nhgiệp thực hiện hoạt động giao nhận
    Về các văn bản hiện nay em chỉ có trong tay các văn bản sau :
    1-Luật hàng hải năm 2005
    2- Luật thương mại 2005
    3-Luật tố tụng dân sự năm 2004
    4-Quyết định 2106 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải ngày 23 tháng 08 năm 1997 về thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam
    5-" Các điều kiện kinh doanh chuẩn của hiệp hội kho vận Việt Nam"
    Cảm ơn các bác đã theo dõi , mong được trao đổi với các bác để bổ sung cho phần kiến thực còn quá ít ỏi của mình.
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 24/12/2005
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Về phần kiến nghị từ phía quản lý nhà nước:
    1-khi so sánh giữa các văn bản luật em thấy một số chỗ không đồng nhất như sau : Theo quyết định 2106 của bộ trưởng bộ GTVT ngày 23/08/1997 thì thời hạn khiếu nại do hàng hoá bị hư hỏng tổn thất là 90 ngày ( điều 27), so với điều 318 luật thương mại 2005 là 3 tháng nếu là khiếu nại về số lược hàng hoá, 6 tháng đối với số lượng hàng hoá.Luật thương mại điều chỉnh cả thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận (logistics) như vậy nên chăng ta nên sữa thời hạn khiếu nại trong quyết định 2106 cho phù hợp với luật thương mại 2005
    2-Về chương 5 thanh toán bồi thường thưởng phạt của Quyết định 2106, 23 quy định :" Trước trong và sau khi dỡ hàng ra khỏi tàu, nếu nghi ngờ hàng hoá bị hư hỏng , tổ thất do người giao hàng hoặc người thuê vận chuyển hoặc người vận chuyển gây ra thì người nhận hàng hay người được uỷ thác phải lập biên bản với người vận chuyển để làm cơ sở bồi thường khi có thiệt hại xảy ra", theo điều 11 quyết định 2106 quy định :"Trường hợp hàng hoá giao nhận theo phương thức nguyên bao, kiện bó , tấm, cây , chiếc nếu có ránh vỡ phát sinh thì giao nhận theo thực tế rách vỡ phát sinh. Tình trạng hoàng hoá bị ránh vỡ phải được lập bằng văn bản". Như vậy cả trong 2 trường hợp đều không quy định việc bốc dỡ làm hư hỏng vỏ container của người của người chuyên chở sẽ được bồi thường như thế nào ?Trong thực tế việc người xuất khẩu thuê vỏ container của người vận chuyển để đực hang hoá là điều phổ biến. Vậy nên chăng đưa thêm trường hợp này vào điều 23 và điều 11 của Quyết định 2106?
  4. lanhu

    lanhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Có 1 vấn đề này mà một số doanh nghiệp (nhất là hàng mây tre or gỗ) hay thắc mắc với chị mà chị ko có câu trả lời (tuy hơi nhỏ nên chắc cũng ko đưa vào thành cái gì đó trong luật được?!) và tất nhiên trong trường hợp giao nguyên container (FCL/FCL)
    Khi doanh nghiệp nhận container thì phải ký một giấy xác nhận là container ở tình trạng tốt. Sau khi mang cont về kho, đóng hàng, kẹp chì và chở ra bãi. Tất cả mọi bước ko có giấy chứng nhận là cont vẫn ở tình trạng tốt. Thế nên khi hàng hoá có vấn đề, người NK đè người Xk ra thôi (nhất là nếu anh bán FOB thì có khi thằng NK nó dek thèm mua bảo hiểm - đối với các tập đoàn lớn nó dek mua bảo hiểm mới chết người XK) thế là chỉ có doanh nghiệp là kêu trời cho thấu thôi
    PS: cám ơn em đã nhắn tin cho chị. Chị muốn tham gia mà quên hết rồi. Giờ chị tự tin ở mỗi cái nhìn bình sữa là biết còn bao nhiêu ml sữa em ạ
  5. MrDang

    MrDang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    [PS: cám ơn em đã nhắn tin cho chị. Chị muốn tham gia mà quên hết rồi. Giờ chị tự tin ở mỗi cái nhìn bình sữa là biết còn bao nhiêu ml sữa em ạ
    [/quote]
    Giỏi nhỉ, nhìn bình sữa mà biết còn bao nhiêu, cái đó thì tớ chịu. Nói giỡn tí, đừng giận nha!!
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề thất thoát hàng hoá, tôi có những bằng chứng thực tế rất vô lý mà Cty tôi làm vẫn phải chịu .
    1/ Theo hợp đồng CIF, khách hàng còn đòi cả Certìicate of quality and quantity . ( của SGS )
    2/ Cũng theo hợp đồng , Bên bán mua bảo hiểm 110% trị giá, 1 điều kiện khác của hợp đồng quy định : Khi xảy ra mất mát thì bên bán phải đại diện cho bên mua khiếu nại với bảo hiểm . ( Deductible của bảo hiểm là 2.500.00 USD ) .
    3/ Hàng giao nguyên Container, Khách hàng nhận hàng và sau đó, cho biết là mất 1 món hàng trị giá 2 700.00 USD . Trị giá nguyên hợp đồng là 290.000.00 USD .
    =========
    Đây là các vấn đề phát sinh mà Cty nước ngoài không chấp nhận được .
    1/ Trên nguyên tắc, Ngân hàng phải thu tiền từ bên mua và thanh toán cho bên bán 10 ngày sau khi nhận được bộ hồ sơ nhưng cho tới khi nhận hàng và có chuyện mất 1 món hàng, Khách hàng và ngân hàng ở VN đã hold toàn bộ số tiền thanh toán ... Câu hỏi của Cty chúng tôi là : Phải chăng NH đã giao cho khách hàng trước cả khi họ thanh toán $ ? hoặc là đã có sự thông đồng giữa NH và khách hàng ? Hoặc là NH đã sử dụng $ này để gối đầu cho các thương vụ khác ? Hàng chục bản Fax gửi đi, NH không bao giờ trả lời !!!
    2/ Giá trị món hàng mất là 2.700.00 USD, tiền deductible là 2.500.00 USD , Chỉ có điên mới mất thời gian đi khiếu nại để lấy 200.00 USD, cho nên đành nghiến răng sản xuất riêng 1 cái khác để đền cho xong ( Dù la trên nguyên tắc CIF thì Cty không chịu trách nhiệm này ) . Thời gian sản xuất cái này mất 27 tuần vì các đòi hỏi kỹ thuật về nhiệt luyện . Trong suốt thời gian đó, ( hơn 40 tuần ) NH VN không giải toả tiền toàn bộ hợp đồng .
    3/ Khi giao hàng xong, Khách hàng đơn phương phạt 10% trị giá hợp đồng vi giao hàng chậm !!!!
    Đây là các điểm vô lý mà nếu kiện tụng thì chắc chắn thắng nhưng với Cty nước ngoài ở tầm lớn, nó không đáng để kiện .
    Những vi phạm trên theo tôi chỉ là lối " khôn lỏi ", không phù hợp với thông lệ quốc tế, tưởng là hay và lợi nhưng không phải vì từ đó, Cty tôi từ chối bán trực tiếp cho VN , khách hàng phải qua Singapore mua qua đại lý, giá đắt hơn rất nhiều .
    Và đó là những lý do mà các văn phòng đánh giá rủi ro vẫn ngăn cản các Cty sản xuất nước ngoài khi kinh doanh hoặc đầu tư ở VN .
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác, sự chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của các bác là điều quý giá đối với sinh viên như em, nhất là khi luận văn của em chưa đâu vào đâu cả. Em đang coi các bài post của các bác, có gì không hiểu em hỏi lại các bác nhé.
    Đây là phần kiến nghị về phía quản lý nhà nước (tiếp theo) mà em làm trong luận văn của em :
    Vấn đề :
    Để hàng hóa từ ngườI gửI hàng đến tay ngườI nhận hàng, hàng hóa phảI được tổ chức lưu thông qua nhiều bước, nhiều công đoạn. Theo luật thương mạI năm 2005, dịch vụ Logistics là dịch vụ tổ chức thực hiện tất cả các công đọan ấy hay một số hay thậm chí chỉ một công đoạn mà thôi. Điều 233 luật thương mạo năm 2005 có nêu khái niệm :? dịch vụ Logistics là hoạt động thương mạI, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đọan bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hảI quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận vớI khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ Logistics được phiên âm tiếng Việt là dịch vụ Lô-gi-stíc?. Quy định như thế, theo ý kiến riêng, đã làm lẫn lộn khái niệm Logistics vớI khái niệm giao nhận được hiểu theo nghĩa truyền thống.Dịch vụ Logistics khác vớI dịch vụ giao nhận hiểu theo nghĩa truyền thống ở điểm nào ?. Một doanh nghiệp taxi tảI nhận chở hàng từ kho ngườI gửI hàng ra cảng thì có được gọI là thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics hay không ?
    Theo em việc phân biệt này có ý nghĩa quan trọng. Phân biệt rạch ròi hai khái niệm này giúp nhà nước có chính sách đốI xử khác nhau đốI vớI các hoạt động thương mạI có đặc thù khác nhau. Việc giao nhận vận chuyển hàng hóa từ ngườI ở nước này gửI đến tay ngườI nhận ở nước khác là một nhiệm vụ rất lớn, đòi hỏI nhà nước phảI đặt ra những điều kiện kinh doanh khắt khe ví dụ như quy định vốn tốI thiểu, phảI có bảo hiểm trách nhiệm hay bão lãnh ngân hàng. Và nếu đem những điều kiện ngặt nghèo để áp dụng cho một doanh nghiệp taxi tảI chuyên vận chuyển hàng tư xưởng ngườI bán đến cảng là không phù hợp.
    B-Kiến nghị:
    Theo em, cần phân biệt hai khái niệm này theo hướng:
    Dịch vụ giao nhận : là hoạt động thương mạI, theo đó thương nhân tổ chức một hoặc nhiều công việc để vận chuyển hàng hóa từ ngườI gửI hàng đến ngườI vận chuyển và từ tay ngườI vận chuyển đến tay ngườI nhận hàng.
    Dịch vụ Logistics : là hoạt động thương mạI, theo đó thương nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giao nhận kết hợp vớI dịch vụ vận tảI và các dịch vụ phụ khác có liên quan để đưa hàng hóa ra khỏI lãnh thổ Việt Nam hay đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam. Các dịch vụ khác là : làm thủ tục hảI quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu?
    Việc đưa tiêu chí có ?ocác dịch vụ phụ ?o là điều kiện để địch danh dịch vụ Logistics có ý nghĩa quan trọng. Vì trong khái niệm giao nhận theo nghĩa rộng, ngườI giao nhận đồng thờI đóng vai trò là ngườIchuyên chở, nên việc đưa vào các dịch vụ phụ để khẳng định dịch vụ Logistic là một hình thức phát triển cao của dịch vụ giao nhận.
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 03/02/2006
  8. lanhu

    lanhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Về logistic, có một bài mới của thầy Nguyễn Như Tiến (dạy môn vận tải trường NT) trên tạp chí hàng hải (hình như số tháng 1-2006 or tháng 12 năm 2005), em vào thư viện tìm chắc thấy, nếu ko được bảo chị chị nhớ lại xem đọc ở đâu.
    Em thử tìm lại xem, chị mới nhìn subject chưa đọc nhưng thấy mấy cái hoạt động logistics thầy tìm hiểu từ hồi chị làm luận văn cách đây hơn 1 năm, giờ mới có bài viết nên chắc là có kha khá kiến nghị
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn chị nhé. Chị cho em hỏi : Tạp chí hàng hải có phải là tạp chí Visaba Times không ? http://www.visabatimes.com.vn/
    Nếu là Visabatimes thì em biết chỗ mua báo. Còn nếu không phải thì em có thể liên hệ ở đâu (trụ sở hay chi nhánh)để đặt mua. Trường luật TP HCM thì không có tạp chí này. Em cũng đang ở TP.Hồ Chí Minh.
    Chúc chị vui.
  10. lanhu

    lanhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Chị ko để ý lắm. Em thử hỏi fsai xem. Lần trước bạn ấy giúp chị photo ở thư viện trong đấy. Chị ko ở TP HCM

Chia sẻ trang này