1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuế VAT thực chất là thuế gì?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi vianhyxem, 30/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vianhyxem

    vianhyxem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    2.888
    Đã được thích:
    1
    Thuế VAT thực chất là thuế gì?

    có bác nào có thể giải thích giùm [ với lại thêm cả ví dụ nữa thì tốt quá ] cho em biết là cái thuế VAT là thuế quái quỉ gì ko ạ? em chả hiểu giá trị gia tăng ở đây nó là thế nào nữa.
    với lại thuế tiêu thụ đặc biệt nữa,thuế tiêu thụ đặc biệt áp đặt vào những mặt hàng gì nhỉ? ô tô,thuốc lá,và gì nữa?
  2. tieu_co_nuong_new

    tieu_co_nuong_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    2.750
    Đã được thích:
    0
    http://en.wikipedia.org/wiki/Value-added_tax
    Trong đây có đầy đủ nè, cả ví dụ cụ thể đó, rất hay, đọc đi
  3. rationalist

    rationalist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    2.228
    Đã được thích:
    0
    hic, copy paste luôn cái đối tượng chịu thuế và cách tính thuế nhé... đọc đấy thì cũng hiểu luôn VAT là gì... nguồn VCCI nhé
    . Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT cơ sở sản xuất kinh doanh khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải ghi rõ trên hoá đơn các yếu tố theo quy định là giá bán chưa có thuế, thuế GTGT phải nộp và giá thanh toán (người mua phải trả cho người bán trong đó có cả thuế GTGT).
    Ví dụ: cơ sở X bán 100 đôi giầy, giá chưa có thuế là 300.000đ/ đôi. Vậy giá tính thuế là:
    100 đôi x 300.000đ / đôi = 30.000.000đ
    Thuế suất 10 %
    Thuế GTGT phải nộp: 30.000.000đ x 10 % = 3.000.000đ
    Giá thanh toán: 30.000.000đ + 3.000.000 = 33.000.000đ
    2.Đối với hàng hoá nhập khẩu tại cửa khẩu (cif) cộng với thuế nhập khẩu (nếu có)
    Ví dụ: cơ sở X nhập khẩu xe máy nguyên chiếc, giá nhập khẩu tại cửa khẩu (cif) là 26.000.000đ/ chiếc. Thuế suất nhập khẩu 50% vậy giá tính thuế của hàng xe máy nhập khẩu là 26.000.000đ + 26.000.000đ x 50% = 39.000.000đ. Nếu hàng nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu theo mức thuế đã được miễn giảm.
    3. Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hạc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này.
    Ví dụ: cơ sở x tặng cơ quan M 20 đôi giầy khi đó giá tính thuế GTGT là 20 đôi x 300.000đ/ đôi = 600.000đ
    Thuế suất 10 % = thuế GTGT phải nộp: 6.000.000đ x 10 % = 600.000đ.
    4. Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung cấp cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam thì giá chưa có thuế GTGT được xác định theo hợp đồng, trường hợp hợp đồng lại không xác định cụ thể số thuế GTGT phải nộp thì giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ mà phía Việt Nam phải trả cho phía nước ngoài.
    Ví dụ: Công ty X thuê 1 Công ty kiểm toán nước ngoài vào kiểm toán, giá thanh toán theo hợp đồng phải trả là 500 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT của công ty A về dịch vụ này là 500 triệu đồng.
    5.Đối với trường hợp cho thuê tài sản (không phân biệt tài sản và hình thức cho thuê) giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Nếu cho thuê trong nhiều kỳ mà tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho nhiều kỳ thì giá tính thuế GTGT là số tiền thuê đã trả giá tính thuế còn bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm mà đơn vị cho thuê được hưởng.
    Ví dụ 1: Tháng 1/1999 Công ty X cho thuê 1 ngôi nhà hợp đồng ghi rõ:
    - Thời hạn thuê 5 năm
    -Tiền thuê 200 triệu / năm
    - Mỗi năm trả 1 lần vào tháng 1 hàng năm.
    Giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 200 triệu đồng.
    Ví dụ 2: cũng ví dụ trên nhưng hợp đòng ghi: trả 1 lần cho 5 năm. Thời gian trả tháng 1/1999.
    Giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 1.000 triệu đồng.
    Ví dụ 3: Cũng ví dụ 2, hợp đồng ghi thêm: bên cạnh thuê phải sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê với chi phí 100 triệu, Chi phí này bên đi thuê sẽ trả toàn bộ cùng với số tiền thuê nhà.
    Giá tính thuế GTGT là 1.000 triệu đồng + 100 triệu = 1.100 triệu.
    Trường hợp luật pháp có quy định về khung giá cho thuê thì giá tính thuế GTGT được xác định trong khung giá quy định.
    6.Đối với hàng bán theo hình thức trả góp, giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế trả 1 lần không tính theo số tiền trả góp từng kỳ ( không bao gồm khoản lãi trả góp).
    Ví dụ: một cửa hàng bán xe máy trả góp, nếu trả ngay thì người mua phải trả là 30.000.000đ/ chiếc, nếu mua hình thức trả góp thì người mua phải trả ngay 10.000.000đ. Số còn lại trả đều trong 24 tháng, mỗi tháng trả 1.000.000đ/ Tổng số tiền người mua phải thanh toán là 34.000.000đ. Nhưng giá tính thuế trong trường hợp này chỉ là 30.000.000đ.
    7. Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế GTGT là giá gia công chưa có thuế bao gồm: tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công.
    Ví dụ: Cơ sở X nhận gia công 1 lô hàng với tổng chi phí là:
    - Nhân công: 100 triệu
    - Điện nước: 10 triệu
    - Xăng dầu: 30 triệu
    -------------
    Tổng cộng 140 triệu
    Giá tính thuế GTGT là 140 triệu.
    8. Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt, giá tính thuế GTGT là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo tiến độ thì giá tính thuế là giá thanh toán từng hạng mục công trình hoặc phần việc hoàn thành, bàn giao.
    Ví dụ 1: Công ty xây dựng X nhận thầu xây dựng 1 khu chung cư. Tổng dự toán công trình là 500 tỷ đồng với phương thức chìa khoá chao tay. Tháng 10 /1 999 công trình đã hoàn thành bàn giao và bên giao thầu đã chấp nhận thanh toán theo giá tổng dự toán 500 tỷ.
    - Giá tính thuế GTGT trong trường hợp là 500 tỷ đồng.
    Ví dụ 2: cũng ví dụ trên nhưng công trình chia ra phần xây thô 200 tỷ, phần hoàn thiện 300 tỷ. Bên giao thầu chấp nhận thanh toán theo từng hạng mục.
    - Tháng 3 hoàn thành phần xây dựng bên giao thầu chấp nhận thanh toán 200 tỷ giá tính thuế GTGT là 200 tỷ.
    - Tháng 10/1999 xong phần hoàn thiện, bên giao thầu, chấp nhận thanh toán 300 tỷ.
    Giá tính thuế GTGT là 300 tỷ.
    9. Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán thì giá thanh toán là giá đã có thuế. Giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế GTGT được tính như sau:
    Giá thanh toán
    = -------------------------------------------------
    1 + (%) thuế suất của hàng hoá DV đó
    Ví dụ: Công ty vận tải hành khách X trong tháng 1/1999 nhận vận chuyển 1.000 lượt hành khách. Giá 1 vé 110.000đ/ lượt/ khách. Vậy tổng doanh thu (đã có thuế GTGT là):
    1.000 lượt x 110.000 đ/ lượt = 110.000.000đ
    110.000.000đ
    = -------------------= 100.000.000đ
    1 + (10%)
    10. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công, hoặc tiền hoa hồng như dịch vụ môi giới, đại lý... Thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng thu được từ hoạt động đó.
    Ví dụ: Cơ sở A làm đại lý bán xe đạp tỷ lệ hoa hồng được hưởng 2 % trên doanh số. Tháng 1/1999 cơ năng bán được 200 xe đạp, giá (chưa có thuế GTGT) là 500.000đ/ chiếc.
    Giá tính thuế GTGT của dịch vụ này ở cơ sở A là:
    200 chiếc x 500.000đ/ c x 2 % = 2.000.000đ
    Thuế xuất thuế GTGT luật thuế GTGT quy định 4 mức thuế suất 0 %, 5%, 10 %, 20 % và được Bộ tài chính quy định cụ thể trong Thông tư 89/ 1998/ TT - BTC ngày 27/6/1998
    * Phương pháp tính thuế GTGT có 2 phương pháp .
    1. Phương pháp khấu trừ thuế:
    Phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ: giá bán chưa có thuế, (kể cả phụ thu, phí ngoài giá bán (nếu có) thuế GTGT, tổng giá thanh toán:
    Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức
    Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
    Trong đó:
    Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế x Thuế suất
    Trường hợp hoá đơn không ghi rõ các chi tiết (giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán) thì giá tính thuế là số tiền người mua phải thanh toán đồng thời đơn vị mua hàng cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp này.
    *
    Thuế GTGT đầu vào là số thuế GTGT được ghi trên hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu.
    *
    Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo quy định cụ thể
    + Chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chưa thuế GTGT.
    + Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh mua vào trong tháng nào thì được khấu trừ toàn bộ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay chưa xuất dùng.
    * Một số điểm lưu ý:
    *
    Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng thuế gtgt đầu ra của tháng đó. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau (hoặc được xem xét hoàn thuế theo quy định).
    *
    Trường hợp hàng hoá dịch vụ mua vào đồng thời dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, thì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng để sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hoá chịu thuế GTGT. Nếu không hạch toán riêng được thuế đầu vào cho từng loại thì thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng hàng hoá, dịch vụ bán ra trong tháng của cả 2 loại hàng hoá, dịch vụ.
    *
    Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng hoá bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số cònlại tính vào giá vốn hàng bán của kỳ sau.
    *
    Trường hợp cơ sở sản xuất chế biến, mua nguyên liệu là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất bán ra không có hoá đơn thì sẽ được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ % trên giá trị hàng hoá mua vào. Song điều này không áp dụng đối với trường hợp các sản phẩm này được làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
    *
    Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá...) thì số thuế GTGT đầu vào được tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào.
    *
    Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ được quy định và khấu trừ như sau:
    1.Đối với cơ sở kinh doanh có đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, có thuế đầu vào của TSCĐ thì cũng được khấu trừ bình thường như đối với hàng hoá, dịch vụ khác. Nếu số thuế đầu vào của TSCĐ được đầu tư quá lớn, đã được cơ sở khấu trừ liên tục trong vòng 3 tháng mà số thuế chưa được khấu trừ vẫn còn lớn thì được quyền yêu cầu cơ quan thuế hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ.
    - Đối với cơ sở đầu tư mới, chưa có doanh thu bán hàng, chưa có thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì cơ sở đầu tư mới được xem xét hoàn thức vào đầu năm tiếp theo.
    2. Phương pháp trực tiếp trên GTGT:
    Theo phương pháp này, số thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:
    Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ tương ứng
    Trong đó:
    GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT = Giá thanh toán của dịch vụ hàng hoá bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng
    *
    Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.
    *
    Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào mà cơ sở kinh doanh đã dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.
    Trường hợp cơ sở kinh doanh chỉ chứng minh đầy đủ được chứng từ hoá đơn hợp lệ của dịch vụ hàng hoá bán ra và xác định đúng được doanh thu trong kỳ nhưng không có đủ chứng từ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ tương ứng thì GTGT được tính bằng công thức:
    GTGT = Doanh thu x Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu
    Trường hợp cơ sở kinh doanh không hoặc chưa thực hiện đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình thực tế, ấn định doanh thu và tỷ lệ (%) GTGT trên doanh thu.
    GTGT xác định đối với 1 số ngành nghề như sau:
    *
    Đối với xây dựng, lắp đặt là chênh lệch giữa số tiền thu về xây dựng, lắp đặt trừ chi phí về vật tư, động lực... và 1 số phí mua ngoài khác để phục vụ xây dựng lắp đặt công trình, hạng mục công trình đó.
    *
    Đối với hoạt động vận tải là chênh lệch giữa số tiền thu về cước vận tải, bốc xếp trừ chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và 1 số phí mua ngoài khác dùng cho hoạt động vận tải.
    *
    Đối với kinh doanh ăn uống là chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ tiền mua hàng hoá, chi phí phục vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.
    *
    Đối với hoạt động kinh doanh khác là chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ chi phí về hàng hoá, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.
    *
    Đăng ký và kê khai thuế được quy định tại chương 3 Luật thuế GTGT
  4. ljubimci_

    ljubimci_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    1.917
    Đã được thích:
    0
    úi trời sao mà trả lời giống thế..
  5. MeoSalem

    MeoSalem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    Các bác giải thích dài dòng quá. Ngắn gọn thì: khi tiến hành sản xuất, công ty sẽ tạo thêm giá trị cho vật chật. Thuế GTGT là thuế đánh vào phần giá trị được tạo thêm đó.
    Thuế giá trị gia tăng ưu việt hơn vì nếu dùng thuế doanh thu, tài sản càng đưa vào lưu thông thì bị đánh thuế nhiều lần, lượng tài sản ko được lưu thông vì bị đưa vào ngân sách NN càng lúc càng lớn -> ko có lợi cho phát triển kinh tế.
    Còn thuế tiêu thụ đặc biệt theo em áp dụng thuế cực cao cho một số sản phẩm cần hạn chế nhưng ko thể ko có do một số điều kiện nào đó. VD như ôtô vì điều kiện nền CN SX ôtô của VN cần bảo hộ và điều kiện giao thông ở VN chưa cho phép.
  6. tieu_co_nuong_new

    tieu_co_nuong_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    2.750
    Đã được thích:
    0
    Cái anh rationalist paste ra là về đối tượng chịu thuế và cách tính thuế VAT mà lại chưa đi vào vấn đề chính. Bạn vianhyxem chỉ muốn biết theo kiểu kiến thức thông thường thôi mà Chưa hiểu đc những điều cơ bản về VAT thì đọc mấy cái đấy chắc là bội thực mất
    Bạn này nhầm thế nào chứ VAT chính là một hình thức của sales tax (thuế doanh thu). Tên gọi khác của VAT in Vietnamese còn là: thuế doanh thu đã khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Còn cái thuế doanh thu bạn nhắc đến kô biết có phải là conventional sales tax (retail sales tax) kô nữa (đúng là cái tiếng Việt này đôi khi làm cho vấn đề trở nên phức tạp thật)
    Để tìm hiểu rõ thêm bằng tiếng Việt có thể vào đây
    Thuế giá trị gia tăng:
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/luat/thue/bai6.htm
    Thuế tiêu thụ đặc biệt:
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/luat/thue/bai7.htm
    Còn ở dưới đây mình nói thêm 1 số điểm về thuế giá trị gia tăng (VAT) nhé:
    - VAT được Maurice Lauré nghĩ ra, a joint director of the French tax authority
    - VAT đc giới thiệu lần đầu vào ngày 10/4/1954
    - Ở 1 số nước như: Singapore, Australia, New Zealand, Canada, VAT có 1 tên gọi khác là GST (goods and services tax)
    - Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ. Sau đó saler sẽ refund lại số tiền thuế này cho NN. ---> VAT là một loại thuế gián thu (an indirect tax).
    - Denmark, Sweden and Hungary là những nước có mức thuế VATs cao nhất: khoảng 25% mặc dù đôi khi mức thuế thấp hơn có thể được áp dụng.
    Còn đây một câu chuyện rất thú vị về VAT ở UK, có thể đọc để biết thêm
    http://en.wikipedia.org/wiki/Jaffa_Cake
    Quên mất, paste nốt cái này ra về thuế tiêu thụ đặc biệt
    Theo điều 1 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội thông qua ngày 20- 5- 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1- 1- 1999, đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
    - Hàng hóa sản xuất trong nước:
    . Thuốc lá điếu, xì gà.
    . Rượu các loại.
    . Bia các loại.
    . Bài lá.
    . Vàng mã, hàng mã.
    - Hàng hóa nhập khẩu :
    . Ô tô dưới 24 chỗ ngồi.
    . Xăng các lọai, náp - ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade comonent) và các chế phẩm khác để pha chế xăng.
    . Máy điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90. 000 BTU trở xuống.
    - Hoạt động kinh doanh dịch vụ:
    . Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê.
    . Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot)
    . Kinh doanh vé đặt cược, đua ngựa, đua xe.
    . Kinh doanh gôn (golf) : bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.
    Source: http://www.ctu.edu.vn/coursewares/luat/thue/bai7.htm#II
    (Trong đây có viết đầy đủ cả về đối tượng kô phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, có thể đọc để tham khảo thêm )
    Được tieu co nuong sửa chữa / chuyển vào 17:30 ngày 30/12/2005
  7. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Thuế giá trị gia tăng là thuế gián tiếp, đánh vào phần giá trị được tăng thêm
    Cụ thể thế này nhé:
    Giả sử doanh nghiệp A mua nguyên vật liệu về SX, giả sử nguyên vật liệu này VAT đầu vào bằng 0. Với lượng NVL này, họ tạo ra một lượng sản phẩm và bán cho doanh nghiệp B trị giá 100đ.
    VAT DN A phải nộp là 100*10% = 10 (giả sử thuế suất là 10%)
    Số thuế này thực chất là DN B phải chịu nhưng A nộp hộ nên trên hoá đơn mới có 2 dòng: giá chưa thuế và thuế GTGT. Tổng giá người mua phải trả gồm cả 2 khoản trên, trong đó VAT là khoản phải nộp nhưng trả cho người bán và người bán sẽ có trách nhiệm nộp khoản đó vào ngân sách
    Lượng SP này được B mua về làm NVL, tạo ra một lượng sản phảm bán cho C trị giá 1000
    VAT B phải nộp = 1000*10% - 100*10% = 90
    Tương tự như trên, DN B nộp hộ C 100, nhưng vì trước đó B đã nộp 10 nên B chỉ còn phải nộp thêm 90 (B không phải là người tiêu dùng trực tiếp cuối cùng nên không phải nộp thuế)
    Lượng sản phẩm này lại được C mua làm nguyên vật liệu và bán cho người tiêu dùng trực tiếp trị giá 10.000,
    VAT C phải nộp = 10.000* 10%-1000*10% = 900
    (Tương tự như trên, DN C nộp hộ người tiêu dùng cuối cùng là 1000, nhưng vì trước đó C đã nộp 100 nên C chỉ còn phải nộp thêm 900 (C không phải là người tiêu dùng trực tiếp cuối cùng nên không phải nộp thuế)
    Như vậy, người tiêu dùng phải nộp số thuế là 10.000*10%= 1000, trong đó, DN C nộp hộ 900, B nộp hộ 90, và A nộp hộ là 10. CÁc DN hàng tháng nộp thuế thực ra là nộp hộ cho người tiêu dùng trực tiếp cuối cùng.
    Được mhtn sửa chữa / chuyển vào 09:46 ngày 31/12/2005

Chia sẻ trang này