1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thung Nai - Hạ Long trên sông Đà .

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi DuGia, 11/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Ảnh shrek_8x ngày 23/08/2005
    Sông Đà trên đường vào Vầy Nưa .
    [​IMG]
    Cảnh chúng tôi thấy:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trời xanh mấy trắng, ánh năng lung linh:
    [​IMG][/b]
  2. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Đêm trăng Sông Đà, nghe hát Chầu Văn.
    - Luunguyen -
    Trong chuyến Đà Bắc vừa rồi, chúng tôi có một diễm phúc là được thưởng thức một trong những loại hình âm nhạc truyền thống nhưng chưa được phát triển rộng rãi, đó là Hát Chầu văn, hay Hát Văn. Nói rằng thưởng thức, bởI chúng tôi không chỉ nghe mà còn hòa mình vào giai điệu, lờI hát, tiếng đàn, nhịp phách, và đặc biệt vào khung cảnh sông nước hữu tình lòng hồ Sông Đà.
    Tôi đã được nghe Hát Văn một lần trước đây rồi, trên đỉnh một ngọn núi, cũng trong lòng hồ con sông Đà này. Hôm ấy, sau bữa rượu dài lê thê buổi trưa với những ngườI bạn Mường quá nhiệt tình, chúng tôi chếnh choáng leo hơn trăm bậc đá vào lễ đền Bà Chúa Thác Bờ.
    Đền không đẹp bởI đã được di dời tới lần thứ chín, theo sự thay đổI của mực nước hồ. Hoàn toàn không xứng đáng với thái độ vô cùng sùng kính của dân sông nước. Trước khi sông Đà được ngăn lạI làm thủy điện, dòng sông chảy đến đây thì gặp nơi vách núi hiểm chở sụt xuống tạo thành một thác nước hùng vĩ, Thác Bờ. Bao người đã bỏ mạng, nên ngườI dân mớI xây ngôi đền bên ngọn thác để cầu cúng. Bà chúa Thác Bờ cực kỳ linh thiêng, cai quản cả một vùng sông nước phía bắc.
    Trong ngôi đền nhỏ, một ban nhạc gần chục ngườI với 2 ca sỹ hát qua một bộ loa rè. NgườI lên đồng (cậu) là một ngườI đàn ông chừng 50 tuổI, dáng cao lớn, tóc cắt gọn gàng, mặt mũi đầy đặn. Cậu mặc quần áo lụa màu sắc rực rỡ, đánh môi son, má phấn, nhảy múa quay cuồng trên bệ trước bàn thờ theo điệu nhạc. Nghe nói cậu đang vào giá em bé. Cứ sau mỗi giá hầu, các đệ tử lạI giúp cậu mặc bộ quần áo cho phù hợp vớI vai mới. Chẳng biết cậu đã lên đồng bao lâu rồi mà cậu múa phê lắm, múa dẻo và nhập vai như thật. Con nhang đệ tử quây kín xung quanh hầu. NgườI chuẩn bị quần áo mới, người gập quần áo cũ, ngườI đánh phấn, trải đầu cho cậu. Những ngườI khác ngồI nghe, chờ cậu ném lộc. Lộc là tiền lẻ, bánh kẹo, trà sâm?. Mỗi lần cậu hứng lên, lấy một nắm tiền hoặc bánh kẹo trên bàn thờ ném cho đám đệ tử và khách thập phương. Mọi người tranh nhau nhặt lấy may.
    Tôi lần đầu tham dự buổI lên đồng nên hơi tò mò, loanh quanh chụp ảnh góc này, góc khác. Cái đèn flash làm cậu chú ý. Chẳng biết cậu khoái tôi chụp ảnh cậu soạch soạch hay sao mà tự nhiên lại quý, lúc thì ném cho tiền, bánh bột. Lúc thì cậu nhờ mấy ngườI chuyển tới cho nào hoa, nào chè sâm, chứ không ném ra nữa. Chắc cậu lo thằng bé sức yếu, tranh cướp sao được với một đám các bà các cô đang say sưa xem cậu múa, ngườI thu vào như con báo sắp sửa vồ mồI, mắt hau háu nhìn theo tay cậu.
    Chiều hôm đó nghe hát chầu văn qua chiếc loa khèn khẹt, không khí trong ngôi đền nhỏ hầm hập với mấy chục con ngườI chen chúc ồn ào, tôi không có cảm giác gì rõ rệt. Hát Chầu văn đốI với tôi lúc đó chỉ là một mớ hỗn độn, loạn xạ, bát nháo của những câu hát, những âm thanh ầm ỹ của trống, chiêng, đàn, phách, với đoạn nghỉ, những điểm nhấn, những cao trào, vớI nhịp điệu múa thay đổi tùy theo mức độ ?onhập? của ngườii hát và người múa, của đám đông tranh nhau vồ tiền lẻ và bánh kẹo. Đặc biệt, tôi đã nghĩ rằng Hát Chầu văn là của những người rỗi việc và cực kỳ mê tín. Hơi rượu vẫn chưa hả, máu nóng vẫn chảy rần rật hai bên thái dương, tôi chỉ khoái mỗI chuyện được cậu cho rất nhiều quà.
    Sự thực, Hát Trầu Văn là một loại hình âm nhạc truyền thống cần được bảo tồn, xuất hiện vào thế kỷ 16 ở đồng bằng Bắc Bộ, sau đó lan rộng ra cả nước. Ở miền nam, Hát Chầu văn được gọi là Hát Bóng. Nó gắn liền với những nghi lễ thờ cúng trang trọng, mê hoặc những người nghe, cả tầng lớp có học thức và bình dân, bằng không khí âm nhạc sôi động, giai điệu và lời thơ trữ tình. Giai điệu của bài hát phụ thuộc vào lời của bài hát nhưng việc ngâm vịnh những lời thơ đó như thế nào mớI là quan trọng.
    Hát Chầu văn chia hai loại, hát thờ, và hát lên đồng. Hát thờ chậm, trang nghiêm. Còn hát lên đồng thường kết hợp với nhảy múa gần như theo bản năng đáp lạI những kêu gọi hướng dẫn của những sức mạnh tinh thần huyền bí, siêu nhiên. Âm nhạc lúc thì mãnh liệt khi thì trầm lắng.
    Đêm hôm đó, sau khi cơm rượu xong xuôi, bà con kéo nhau đi ngủ cả. Bên bàn trà chỉ còn lại mấy người. Câu chuyện lan man rồi cũng quay về chuyện đi lại. Từ Mó Nẻ, lên tới Sơn La, lòng vòng mãi để lại quay về với Thác Bờ và chuyện Hát Chầu văn. Chúng tôi đề nghị anh chủ nhà hát vài bài cho vui. Anh hơi ngại, nói rằng Hát Chầu văn là phải trang nghiêm, chứ không phải toàn ông cởi trần quần đùi thế này đâu. Nếu thích nghe sáng mai lên đền nhé.
    Nhưng rồi nể khách, anh vớI tay lấy cây đàn Nguyệt trên vách. Tiếng đàn nguyệt nỉ non trầm đục. Giọng hát mộc mạc không hề qua một thứ máy móc tăng âm nào được cất lên bởi một chàng trai còn rất trẻ. Anh tên là Đinh Công Thế, người dân tộc Mường. Sống ở vùng Hang Thẩm, Vầy Nưa, Đà Bắc đất đai khô cằn này, gia đình anh đã bươn chải nhiều nghề: chài lưới, săn bắn, nuôi cá ***g, chèo thuyền đưa đón du khách, nấu nướng phục vụ đền?nhưng chưa bao giờ sung túc. Cả nhà lênh đênh trên chiếc bè tre đã mục vớI những vật dụng tốI thiểu. Mặc dù giao tiếp với khách du lịch nhiều, nhưng bản chất dân tộc của anh vẫn còn rất đậm. Anh nhỏ bé, trầm tĩnh, ít nói, nhưng cực kỳ nhiệt tình, tốt bụng. Con người quan trọng là có tấm lòng. Do yêu tiếng đàn, câu hát, một năm trước đây, anh đã xa vợ con, lặn lội về tận Nam Định học hát Chầu văn.
    Gió mát rượi hơi nước. Mặt hồ như dát bạc vớI ánh trăng mườI sáu tròn vành vạnh. Vài ngôi sao lẻ loi. Bóng núi, bóng cây đen đậm xa xa cô quạnh trong không gian tĩnh mịch.
    Tất cả bỗng như hư ảo, phù du. Còn chúng tôi thì tan biến vào ánh trăng và câu hát.
    Non xanh ngắt, trăng ***g áng khúc
    Nước con sông Đà bến Ngọc long lanh
    Ai lên lễ Mẫu Hòa Bình
    Chợ Bờ hang Biếng, thác ghềnh cheo leo
    Chợ Phương Lâm xớm chiều đông đúc
    Đội ngư phường độc mộc bán buôn
    Chuông đền văng vẳng chiều hôm
    Xa nghe tiếng cú gọI dồn từng cơn
    . . .
    (trích Bà Chúa Thác Bờ)

    Ai thích rượu, đã có bầu rượu quý của bác DuGia mang theo. Nhưng rượu cũng chỉ nhấp một tý cho có hơi rượu thôi chư tất cả đã phê lắm rồi. Ai thích trà, đã có ấm trà nụ vối ngon tuyệt. Cảm ơn chị chủ nhà chịu thương chịu khó, đã đun sẵn ấm trà mờI khách rồi mang con đi ngủ nhờ. Nhớ lúc ăn tối, nhà chật quá, chị cứ ngồi dưới bếp, phục vụ mọi ngườI, nào bát nào đĩa, nào đơm cơm, nào múc canh, nào dao thớt chặt thịt lợn quay, để rồi lặng lẽ ăn bát cơm nguội chan với nước rau luộc nhạt toẹt và chua loét vị lá me. Cảm ơn anh chị đã cho chúng tôi một đêm quý giá vô cùng.
    Gác lại chuyện đó. Chúng ta quay trở lại với không khí đậm đặc âm nhạc của buổi tốI đặc biệt. Anh Thế hát một mình một lúc rồI quyết định, phảI lấy thuyền đi đón anh bạn về cùng hát cho có cạ.
    Anh đi rồI, chúng tôi cũng lên một con thuyền nhỏ, thả trôi ra giữa dòng, lặng im hưởng thụ không gian tĩnh lặng. Một đêm trăng chớm thu. Còn bác tù trưởng thì nhảy xuống hồ bơi một vòng. Bác có cái sở thích nguy hiểm chỉ dành cho ngườI có sức khỏe, một cơ thể bằng thép luyện. Đó là uống rượu cho đã rồi nhảy xuống hồ tắm. Lúc đó đã 11 giờ khuya.
    Hai mươi phút sau, tất cả lạI tụ họp. Bạn anh chủ nhà tên là Tài, dáng gầy gò, nhiệt tình và tự nhiên. Lên lại dây cây đàn Nguyệt cho hợp với giọng mình, anh hát:
    Gió nam thoảng hương bay ngào ngạt
    Bóng ác tà đã gác non tây
    Trăng in mặt nước vơi đầy
    Bảo Hà cổ tích xưa nay còn truyền
    Quan Hoàng Bảy chấn miền Bắc địa. . .
    . . .
    Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa
    Thú vui điếu khách bàn trà
    Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông?
    . . .
    Nhắn ai lên đất Bảo Hà
    Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên. . .
    (trích Ông Bảy Bảo Hà)

    Mấy ông bạn già vừa nghe vừa nhịp phách, gõ trống tòm chát đệm theo tiết tấu giai điệu. Đến đoạn hay, các bác phê quá, cứ hú lên: ?ocon lạy ông lớn?, rồi ?ohay q u á, t h ư ở n g, t h ư ở n g?. Những đoạn nghỉ, ánh đóm lóe lên, tiếng rít thuốc lào sòng sọc. Đã quá.
    Chỉ có cây đàn nguyệt, hai cái trống hát văn , phách và bộ tiu cảnh (một cái tên tiu, một cái tên cảnh, gần giống nhau và giống chiếc đĩa úp ngược) nhưng trong đêm khuya, âm thanh thật tinh khiết và quyến rũ.
    Đèn đã được tắt hết, chỉ còn ánh trăng. Chúng tôi không nhìn bằng mắt. Tinh thần tập trung cả vào đôi tai. Nhưng chúng tôi không nghe nhạc bằng tai, mà bằng từng tế bào trên cơ thể của mình. Âm nhạc bao chùm chúng tôi, tan vào từng thớ thịt, ngấm vào cơ thể. Chúng tôi ăn đã no, uống đã say, và giờ đây chúng tôi đang say vì âm nhạc.
    Các anh cứ hát mãi, hát mãi : Bài cô Bơ, bài Cô Cả, rồI bài Cô Hai, rồI bài Ông Hoàng MườI. . . cứ liên miên không dứt. Tôi phê quá. Đã bao nhiêu lần trăng tròn kể từ ngày tôi biết có trăng. Đến hôm nay mớI có một đêm trăng như thế này. Cả đời biết mấy lần được như vậy.
    Đàn hát cũng hay, tính cô Bơ
    Ngân huyền cô gảy bốn năm dây, tính tang tình . . .
    (trích Văn khấn Cô Bơ)

    Tôi im lặng. Tôi chết. Đã chết thật rồi. Bên ngoài khung cửa nhỏ, trăng vẫn sáng, vài ngôi sao lẻ loi. Có tiếng mái chèo khua nhẹ. Và tiếng ai vọng trên dòng sông đêm khuya: đi mãi đường này sẽ về đâu?
    Thung Nai đêm rằm tháng bảy 2005 .
  3. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Bũă rượu cháo cá đêm tại Cối Xay Gió
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Ngoài trời mưa nên giết thời gian ...
    [​IMG]
    Vọng Đà giang ...
    [​IMG]
  5. anxin_05

    anxin_05 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Bác Du có nhớ đêm hôm đó có 2 người dậy vét xoong cháo ko bác? vui nhờ ke ke ke
  6. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Xoong cháo đấy đã bị chó nó liếm lúc trước khi có 2 thằng vét xoong rồi !
    May quá lúc trước anh làm 4-5 bo no căng rốn ! Vui vãi ..
    Khà............Khà ..............Khà ...............
    [​IMG]
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 27/07/2007
  7. bonghoa

    bonghoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    2.294
    Đã được thích:
    0
    Nhớ hôm bọn em ở Thung Nai,trời mưa tầm tã thế mà vẫn máu lượn thuyền đi chơi .Đi thuyền trên sông Đà lúc trời mưa cũng có cái hay của nó đấy.Mưa,gió,lạnh ...
  8. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Bên bến Thung Nai .
    [​IMG]
    Được DuGia sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 27/07/2007
  9. algorithmvn

    algorithmvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Dạ . hôm nay 17/7 , ngày giỗ Ông Hoàng Bảy . em vác chủ đề này lên
  10. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0
    Cầu xin ông cho lộc từ giờ đến cuối năm . Đang đen quá

Chia sẻ trang này