1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thùng rác box bóng đá 1

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi liemdng, 03/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Michael_Owen

    Michael_Owen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    2.974
    Đã được thích:
    0
    Quả bóng vàng : Tài Em
    Quả bóng bạc: Công Vinh
    Quả bóng đồng : Minh Phương
  2. tigonbexinh

    tigonbexinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Công Vinh - Quả bóng Vàng 2004

    Như vậy Công Vinh đã vượt qua "ĐĐ" Thạch Bảo Khanh để giành danh hiệu QBV.
    Càng nghĩ cành thấy SLNA nhà ta giỏi ... chưa có CLB nào giành được danh hiệu QBV 2 năm liền mà lại toàn ở tuổi 20.
    như vậy nếu không phải là Quyến thì sẽ là Vinh đoạt được vinh quang, sẽ chỉ của SLNA nhà ta mà thôi ... hà hà...
    SLNA - nơi hội tụ các cầu thủ tuổi trẻ tài cao và các lovely fans.
    SLNA - nơi khiến cho các CLB khác phải ganh tị vì thành tích hiển hách.


    năm sau sẽ lại là Quyến đạt danh hiệu QBV.
  3. elitecrew

    elitecrew Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    năm nay chả có thành tích gì bầu đại ra 1 chú thôi
  4. Michael_Owen

    Michael_Owen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    2.974
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bé xinh không được viết tắt tùy tiện thế này nhé, vượt qua "đồng đội" Bảo Khanh thì phải viết rõ ràng chứ sao lại viết là "ĐĐ", làm người khác lại nhầm là " đầu đất " thì khổ
  5. anhdamduc

    anhdamduc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    TTK Phan Anh Tú : tránh vỏ dua gặp vỏ dùa

    Tuỏng bọn Ác Nhân Cốc (UBTDTT) kiếm đuọc 1 nguòi nào xúng đáng để lèo lái con thuyền bóng đá VN sánh vai cùng bè bạn năm châu nhung nài ngò bọn Ác Nhân Cốc (UBTDTT) lại tiến củ Phan Anh Tú , hõi oi tránh vỏ dua gặp vỏ dùa
    Tên này tui nhìn tuóng tá ngắn ngủn giống Trần Bảy ngày xua (nhất lé-nhì lùn-tam hô-tú sún)
    Bác này vốn là lính ruột của Hòang Vĩnh Giang lúc truóc chỉ là anh phiên dịch quèn mà nhò tài chạy chọt siêu hạng đã ẵm gọn chúc tổng thu ký 1 cách ngon o (thông tin hành lang cho biết bác này phải chung tiền tỷ ) giống nhu lính chân đất mà bắt đá giả ngoại hạng.Quả thật là buồn cho BĐVN
    Hoi oi, dùng nguòi nhu thế thì BĐVN làm sao mà cất cánh.
    P/S: Còn bọn Trần Duy Ly, Vũ Hạng,Nguyễn Sĩ Hiển lúc này ra sao rồi nhỉ ? bác nào biết cho tui biết vói
  6. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Chỉ bị phê bình nhẹ,vẫn tại chức,vẫn ngồi đó phá hoại bóng đá Việt Nam!
  7. crazy_fans

    crazy_fans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    SLNA, Hải Phòng có thể bị xuống hạng

    SLNA, Hải Phòng có thể bị xuống hạng


    * Bóng đá Sông Lam, nhà dột từ nóc.
    * Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái: Điều tra thực trạng văn hoá và đạo đức cầu thủ.
    * Hữu Thắng đổ lỗi cho cựu GĐ sở Nguyễn Hoàng Thụ.
    * Triệu tập Ngô Quang Trường.

    Trước nguy cơ rất nhiều đội bóng thuộc V-League dính đến tiêu cực, Chủ tịch LĐBĐVN Nguyễn Trọng Hỷ đã trả lời PV Lao Động.

    ´ Chuyên án chống tiêu cực càng mở rộng, nguy cơ có 4-5 CLB chuyên nghiệp có thể cùng phải xuống hạng, VFF đã thấy "hoảng"?

    - Hoảng thì cũng không làm thế nào được. Phương án đặt ra là vẫn phải tiếp tục, đi kèm đó là những giải pháp tình thế. Khi Cơ quan điều tra mở rộng vụ án theo quyền của họ thì chắc chắn phải đụng chạm đến nhiều CLB, đây cũng là một trong những tình huống mà VFF đã đặt ra chứ không phải bây giờ mới nghĩ tới. Cho nên trong điều lệ giải sẽ công bố vào hôm nay có quy định, tất cả các CLB dính đến tiêu cực, mà cơ quan pháp luật đã làm rõ, đều phải xử lý theo đúng quy chế và điều lệ của LĐBĐVN.
    ´ Nếu nói như vậy thì Hải Phòng hay SLNA cũng sẽ có khả năng phải xuống hạng như Đông AÁ, Cần Thơ?

    - Bây giờ chưa có gì chính xác, nhưng nếu nay mai có kết luận chính thức của Cơ quan điều tra, Hữu Thắng mang tiền đi mua tỉ số, Đinh Thế Nam thừa nhận cho tiền trọng tài, thì Ban kỷ luật sẽ phải xem xét. Mà theo đúng tinh thần của quy chế, thì vi phạm như thế chắc chắn phải xuống hạng.

    ´ Kể cả khi số tiền hối lộ ít hay nhiều?

    - Nếu đã vi phạm và làm sai lệch tỉ số thì ít hay nhiều không quan trọng, chủ yếu là bản chất sự việc. Qua những gì báo chí nêu, có tình tiết Đinh Thế Nam đưa tiền trọng tài, tôi nghĩ đây là một hành vi đưa hối lội rồi, chắc chắn không thể khác được.

    Tất nhiên, mức kỷ luật cho hành vi ấy cũng có nhiều mức. Phải xét anh Nam làm với động cơ nào. Nhưng khả năng xuống hạng của Hải Phòng là hoàn toàn có thể, vì khung hình phạt có thể nới rộng đến mức đó. Với SLNA thì nếu đúng như các cơ quan thông tin đại chúng phân tích, thì khả năng đó lại càng rõ hơn. Vì hành vi vi phạm rất rõ, rất nhiều người, nhiều phía cùng tham gia.

    Tất nhiên lúc đó Ban kỷ luật làm việc độc lập, có thể có những lý giải khác. Nhưng tôi nghĩ vẫn nằm trong khung đó, thì phải chấp nhận hình thức kỷ luật như thế.




    ´ Với đà khui tiêu cực như thế này, thì ngay đến đội sạch như GĐT-LA (trước là Long An) có thể cũng phải đối mặt với án kỷ luật, vì Long An từng có mùa giải bị đồn là "bán" cho CA TPHCM?

    - Với trường hợp của Long An (nếu có) thì phải xem xét yếu tố giờ họ đã là GĐT-LA, có sự đầu tư mới, có BHL mới, con người mới, xét vi phạm chỉ ở mức độ nào đó thôi. Tôi nghĩ Cơ quan điều tra sẽ ủng hộ LĐBĐVN xử theo hướng đó: Có lý có tình, mà vẫn chặt.

    ´ Nhưng khả năng ít nhất có 4 - 5 đội chuyên nghiệp cùng... xuống hạng, liệu có chấp nhận được không?

    - Tất nhiên phải tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý, vừa triệt để, vừa mang tính nghiêm minh. Nhưng nếu đến mức phải xuống hạng thì cũng phải chấp nhận, không có cách nào khác.

    ´ Liệu VFF có bị động trong việc phối hợp với công an để tìm được một phương thức "cầm máu", đạt được 2 mục đích: Vừa chống tiêu cực, vừa không để V-League sụp đổ?

    - Chúng tôi không bị động. Quan điểm chung của Cơ quan điều tra và VFF là vừa chống tới cùng để làm trong sạch bóng đá nước nhà, vừa phải xây dựng để bóng đá phát triển. Không thể bỏ qua những hành vi vi phạm pháp luật; không làm thì thôi, đã làm thì khung hình phạt phải nghiêm và công bằng, không thể có ngoại lệ khác với Đông Á hay Cần Thơ... Nhưng tất nhiên, xử thế nào phải đối chiếu với những quy định của LĐ nữa. Có những vấn đề chỉ răn đe, hay xử lý trách nhiệm cá nhân thôi. Dư luận cũng phải giúp LĐ trong chuyện này.

    ´ Tất nhiên các cá nhân, CLB vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, nhưng trong khuôn khổ quy chế của VFF, liệu có nên đặt ra một mốc thời gian giới hạn nào đó, để những vi phạm từ đó trở về trước sẽ không chịu những hình thức kỷ luật như xuống hạng cho cả CLB nữa?

    - Tôi nghĩ nên lấy mốc thời gian từ khi Quy chế bóng đá chuyên nghiệp ra đời và có hiệu lực thi hành để làm cơ sở xét kỷ luật bắt đầu từ đó đối với các tập thể, thì như thế có tình, có lý hơn. Còn từ trước đó trở lại thì chỉ xử lý cá nhân, vì cá nhân thì bất cứ lúc nào cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Ngọc Bích thực hiện

    Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái:
    Điều tra thực trạng văn hoá và đạo đức cầu thủ

    Để xảy ra nhiều tiêu cực thời gian qua, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự yếu kém về trình độ văn hoá, sa sút về đạo đức của một bộ phận cầu thủ. Tới đây, UB TDTT sẽ chỉ đạo tiến hành điều tra thực trạng trình độ văn hoá và đạo đức của VĐV từ tuyến U trở lên.

    Về phía LĐBĐVN cũng xem xét lại tổ chức và nhân sự của LĐ. Kiên quyết loại bỏ những người không có năng lực, thiếu đức, thiếu tâm, cơ hội, gây mất đoàn kết ra khỏi bộ máy.
  8. BearFather

    BearFather Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    1
    Nếu VL chỉ còn 11 đội thì theo tôi nên đưa Đồng Tháp lên hạng. Ngạc nhiên là sao VFF chưa bao giờ có ý định đưa Đồng Tháp lên chơi ở VL
  9. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Cầu thủ trẻ Việt Nam đang quá tải

    Phải công nhận với tác giả bài này là các cầu thủ trẻ VN hiện giờ đang quá tải thật. VN có lẽ nên lập vài đội tuyển trẻ và chỉ gửi những đội mạnh nhất đi dự các giải quốc tế tầm cỡ. Còn các giải như giải học sinh vừa rồi thì nên cử mấy đội dự bị đi. Làm như vầy thì mới có cơ hội phát hiện thêm các tài năng trẻ và để các cầu thủ chính nghỉ ngơi chứ cứ gửi 1 đội đi thi đấu hết giải này đến giải khác thì quá tải là đúng rồi.

    Cầu thủ trẻ Việt Nam đang quá tải
    Trần Hải

    Nhìn khuôn mặt phờ phạc của một số tuyển thủ U.20 VN trong ngày lên đường dự Festival U.20 Đông Nam Á (giải đấu tại Malaysia với các đối thủ Australia, Thái Lan, Việt Nam và chủ nhà), đã không ít người xót xa. Thuật ngữ tiếng Anh có một cụm từ rất hay - "over load"- chỉ sự quá tải trong thể thao và trong một số công việc khác. Một bộ phận không nhỏ các cầu thủ trẻ VN hiện tại đang rơi vào trạng thái đó...

    Rất nhiều gương mặt ở đây phải chịu khối lượng và mật độ thi đấu gấp 2 - 3 lần các đàn anh. Ngoài nhiệm vụ quá nặng ở CLB, một vài vị trí cho các đội tuyển trẻ như U.17, U.20, đội tuyển học sinh VN tham dự giải học sinh Châu Á vừa qua... vẫn được sử dụng xoay vòng.

    Như Văn Khải (tiền đạo CLB TPHCM) chẳng hạn. Khi đang phải đá giải hạng nhất thì Văn Khải phải kiêm luôn vai trò trụ cột ở giải U.19 toàn quốc trong màu áo Thành Long. Giải hạng nhất vừa kết thúc lại phải chơi tiếp vòng loại U.21 cúp Báo Thanh Niên.

    Sau khi trở về từ Malaysia cùng tuyển U.20 VN, Văn Khải sẽ lập tức phải chơi VCK U.21 toàn quốc tại Đà Nẵng... Tôi sợ rằng, Khải không còn kịp thở nữa", cựu HLV đội tuyển U.20 quốc gia, trợ lý ngôn ngữ đội tuyển VN Ngô Lê Bằng tâm sự.

    Là cán bộ phụ trách đào tạo trẻ LĐBĐ VN, khu vực phía nam từ nhiều năm nay, ông Ngô Lê Bằng là người rất hiểu "bọn trẻ". Văn Khải chỉ là một trong những ví dụ mà thầy Bằng nói tới trong cuộc trò chuyện với chúng tôi.

    Cùng chung hoàn cảnh với Văn Khải là Phạm Thành Lương, Hoàng Hồng Quân (HN.ABC), Quang Tình, Ngọc Anh (Sara Thành Vinh và U.21 SLNA), Thái Dương (HA.GL), Huỳnh Phúc Hiệp, Long Giang (T.Tiền Giang)... Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa.

    Tiền vệ trụ cột Thái Dương với chấn thương chưa lành ở mu bàn chân sau khi trở về từ giải học sinh Châu Á, vẫn phải chơi các trận đấu vòng loại U.21 cho HA.GL. "Đáng lẽ ra cháu phải có thời gian nghỉ ngơi để dưỡng thương, thì lại phải thi đấu liên tục. Tôi lo quá anh à" - chị Thạch, mẹ của Thái Dương nói.

    Trong trận đấu tập chia đôi đội hình trước ngày lên đường, không ai tìm được khả năng thực sự của "con sóc nhỏ" Phạm Thành Lương (cầu thủ đội 1 HN.ACB, từng nhận danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất VCK U.21 Báo Thanh Niên 2005) cũng vì "... Em mỏi quá anh ơi. Đến mức nhấc chân không nổi nữa".

    Với sức bật tốt, khả năng hồi phục nhanh..., các cầu thủ trẻ VN có thể chơi bóng với mật độ dày hơn các đàn anh trong một khoảng thời gian nhất định. Trao nhiều cơ hội cho cầu thủ trẻ học hỏi, cọ xát và tích luỹ kinh nghiệm là tốt, nhưng với hệ thống thi đấu khá nhập nhằng và thiếu tính khoa học như hiện tại, vô hình trung, chúng ta sẽ hạn chế sự phát triển của cả một nền bóng đá.

    Có cảm giác như càng ngày, thể hình của các đội tuyển trẻ VN càng giảm thiểu. So với lứa U.20 quốc gia cách đây 3 năm, U.20 VN đang đi thụt lùi về vóc dáng.

    Trong tay HLV trưởng tuyển U.20 Lê Tuấn Long là một đoàn quân rệu rã. Và chuyến "xa luân chiến" ở Malaysia lần này quả thật "lành ít dữ nhiều". Sẽ chẳng bất ngờ nếu đội bóng trẻ của chúng ta phải chịu thất bại.
  10. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Chuyện cầu thủ ngoại trong các CLB

    Bóng đá VN nếu muốn phát triển thì đúng là nên giảm tối thiểu số lượng cầu thủ ngoại trong các CLB. Nếu vẫn giữ tỉ lệ 5:3 như hiện giờ thì các cầu thủ VN già và trẻ sẽ hiếm có cơ hội cọ sát. Hiện tại VN ngày càng có nhiều cầu thủ thủ trẻ nổi lên thì nên tận dụng lực lượng trẻ này hơn là bỏ tiền đi thuê ngoại binh. VN với dân số hơn 80 triệu thì lực lượng cầu thủ trẻ không thiếu. Nhưng các CLB sẽ ngần ngại sử dụng các cầu thủ trẻ VN này nếu họ có dư thừa cầu thủ ngoại trong tay. Với lại nếu vẫn giữ tỉ lệ 5:3 này thì các CLB giàu thường có ưu thế hơn các CLB nghèo. Theo tôi thì tỉ lệ 3:2 là hoàn toàn hợp lí. Nếu có cầu thủ ngoại nào chấn thương thì có thể được thay giữa giải để vẫn giữ tỉ lệ 3:2.

    Kỳ 2: Có còn bất cập?

    Ngoại binh là một phần không thể thiếu trong tiến trình "lên chuyên" của BĐVN.

    (Dân trí) - Việc các cầu thủ ngoại bị ?ocắt đất? nếu không được tính toán kỹ sẽ gây ra những hệ quả không tốt về tính cạnh tranh, sự linh hoạt và cả? tiền.

    5, 4 hay 3?

    BTC đang loay hoay tìm giải pháp, và cho đến lúc này con số ngoại binh được ra sân trong một trận vẫn là 3 nhưng con số đăng ký có thể thay đổi từ 3-5.

    Nếu là 5, tức theo mô hình năm 2006, các đội sẽ mất thêm những cọc tiền lớn để ?onuôi? ngoại binh, trong khi rất nhiều trong số đó ?ongồi chơi xơi nước? từ đầu cho đến cuối mùa giải.

    Bù lại, sự dư dật và ngoại binh sẽ mang lại một tính cạnh tranh quyết liệt giữa các ?oông Tây? để tìm được chỗ đứng, và hơn nữa là sự linh hoạt cách dùng ngoại binh của các HLV.

    Nếu không có lực lượng dự phòng, đã không thể có một Ekpe khoả lấp hoàn toàn chỗ trống của Issawa ở P.Bình Định, không thể có một Smart Ozotite liên tiếp lập công khi Sarayoot bị chấn thương, không thể có một Munze Ulrich chơi như thần thánh trong trận play-off quyết định giúp H.Huế thăng hạng.

    Ngược lại, nếu đăng ký 3 và sử dụng 3, các HLV sẽ gặp khó khi muốn thực hiện những thay đổi chiến thuật.

    Những thay đổi nhân sự kiểu như GĐT.LA đưa Seidu vào gia cố hàng thủ lúc đang dẫn trước, đưa Shafiwu vào sân khi bế tắc hay việc luân phiên sử dụng 2 tiền đạo ngoại hay trục dọc tiền đạo-tiền vệ trung tâm-trung vệ của HA.GL sẽ không còn ?ođất? để sống.

    Với 3 cầu thủ đăng ký, các ông thầy sẽ phải chọn những con người ưng ý nhất, đặt vào những vị trí trọng yếu nhất và chữ ký ở bản hợp đồng sẽ phải có trách nhiệm hơn nhiều. Điều đó vốn không sai, nhưng trong bối cảnh BĐVN thiếu những kênh môi giới đáng tin cậy, chủ yếu tìm kiếm ?ohàng ngoại trôi nổi?, thì việc này sẽ kéo theo vô vàn khó khăn.

    Khi một ngoại binh bị chấn thương, hoặc vì một lý do nào đó không thể thi đấu, những toan tính chiến thuật của HLV sẽ bị xáo trộn nghiêm trọng. Thay vì lựa chọn một ngoại binh để thế chân, đội bóng sẽ phải chấp nhận thi đấu với thêm một cầu thủ nội.

    Khi trả lời băn khoăn này, ông Dương Nghiệp Khôi thừa nhận: ?oNếu có bị chấn thương thì CLB đành chịu thiệt. Trong bóng đá, có khi chấn thương hay mất người, còn 8, 9 người cũng phải đá thôi?. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trong trường hợp bất khả kháng, hoàn toàn khác với việc chỉ thi đấu với những cầu thủ chính thức, không có cầu thủ dự bị.

    Suy nghĩ giảm ngoại binh để tạo điều kiện cho
    cầu thủ nội thể hiện có hẳn là đúng?

    Đó là chưa nói đến sự thiếu tính cạnh tranh trong và cả ngoài sân cỏ có thể sẽ đe doạ đến phong độ của những ?oông Tây?, hoặc sẽ là căn nguyên của ?obệnh ngôi sao?, của những yêu sách quá đáng khi các CLB không có sự lựa chọn nào khác.

    Nói như vậy, việc đăng ký 4 là giải pháp tối ưu.

    khập khễnh 3 và 2

    Việc giải VĐQG được sử dụng 3 cầu thủ, còn hạng Nhất cam lòng với con số 2 nghe qua tưởng như chẳng liên quan gì. Tính hợp lý của nó được lý giải rằng VĐQG là giải đấu đỉnh cao, cần duy trì số lượng ngoại binh trên sân để đảm bảo về chất lượng, tính cạnh tranh trong lòng các đội bóng và giữa các đội với nhau.

    Song lật ngược lại vấn đề, giải hạng Nhất mùa giải vừa qua tụt dốc thảm hại về chuyên môn, khi không còn sự cạnh tranh quyết liệt giữa các suất lên và xuống hạng. Việc giải hạng Nhất phân hoá rõ ràng và sớm lộ diện kết cục đã làm cho tính hấp dẫn không còn.

    Mùa giải tới, không có một bước đột phá nào được dự báo có thể làm giải đấu này nhảy vọt về chất lượng và tính cạnh tranh. Con số 2.528 người đến sân mỗi trận của mùa bóng vừa qua khó có thể tăng lên rõ rệt, cho dù trong Hội nghị tổng kết, đại diện của hai đội bóng đã ?orũ? được cái áo hạng Nhất là Đồng Tháp và H.Huế đều kêu gọi tìm cách tăng sức hút của giải đấu này.


    Giảm ngoại binh, hạng Nhất sẽ đau đầu hơn với bài toán chất lượng chuyên môn và sự cạnh tranh. Đó cũng là bài toán khán giả.

    Sự khập khễnh còn thể hiện rất rõ ở Cup QG, giải đấu có sự tham dự của hạng Nhất và V-League. Con số ngoại binh được xung trận ở Cup QG là 3, có nghĩa là nhiều hơn hạng Nhất một suất.

    Điều đó có nghĩa là, nếu đưa đủ 3 ngoại binh chiến đấu ở chiếc Cup ?ocon ghẻ? này, các đội bóng hạng Nhất phải phá vỡ cơ cấu nhân sự và có thể cả chiến thuật áp dụng trong giải "con đẻ". Với 3 cầu thủ đăng ký ở Cup QG, đội bóng sẽ không phải luân phiên sử dụng hoặc là ?otreo? hẳn một suất như ở giải hạng Nhất.

    Như vậy, mỗi khi đá Cup QG, các đội hạng Nhất sẽ phải làm quen với một đội hình có sự thay đổi. Còn nếu không, hãy vui lòng với con số hai, dù quy định cho phép sử dụng đến 3. Lúc đó, sự chênh lệch vốn một trời một vực giữa những ?oông kẹ? V-League và ?ochú lùn? hạng Nhất sẽ được khoét sâu hơn.

    Ngược lại, con số 2 và 3 có phần ngược đãi với đội bóng V-League nào ?omạt vận? phải đá play-off. Con số 2 ngoại binh được thi đấu ở trận đấu sinh tử của mùa giải là một bất lợi lớn đối với các đội bóng V-League, vốn quen với việc sử dụng 3 anh lê dương.


    Về điều này, có lẽ BTC đã vì đại cục mà bỏ quên mất quyền lợi chính đáng của một đội bóng. Bản thân ông Khôi thừa nhận: ?oDù sao cũng chỉ có một đội V-League đá play-off mà?.

    Thiết nghĩ, con số 3 không phải là phần nhiều trong tập hợp gồm 11 phần tử. Chính vì vậy sử xuất hiện của ngoại binh trên sân không hẳn tỷ lệ nghịch với cơ hội của các cầu thủ nội. Một cầu thủ ?omade in VN? thi đấu tốt hoàn toàn có thể đẩy các đồng nghiệp nước ngoài lên băng ghế dự bị, vấn đề là ở VN, bao nhiêu cầu thủ đủ sức làm điều đó.


    Nhìn nhiều đội bóng chạy vạy để ?ođắp? đủ 8 vị trí còn lại trên sân, liệu có ?otrách? được ngoại binh?

    Hồng Kyr

Chia sẻ trang này