1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thùng rác box bóng đá 1

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi liemdng, 03/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Cái kiểu post bài như trên người ta gọi là "tự biên tự diễn đó"
    Mai một đến giải bóng đá thì um xùm lên liền chứ gì!

    .::VIMOUZE::.

    http://diendan.doituyenvietnam.com
  2. baggio2vn

    baggio2vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    web đăng ký ******** nguyện viên seagames

    Bác nào biết địa chỉ web đăng ký ******** nguyện viên seagames thì cho em biết với , cảm ơn các bác trước.

    Baggio2vn
  3. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói đã hết hạn đang ký rùi mà. Nếu bạn ở TP Hồ Chí Minh thì vô www.seagames22.hochiminhcity.gov.vn coi thử, còn chỗ khác thì vô www.seagames22.com.vn

    .::VIMOUZE::.

    http://diendan.doituyenvietnam.com
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Các danh hiệu Sting-V.League tháng 3

    Các danh hiệu Sting-V.League tháng 3
    Hôm qua (2/4), BTC giải Sting - V.League 2003 đã chính thức công bố các danh hiệu tháng 3 và cầu thủ trẻ xứ Nghệ đã lập một hattrick khi lần thứ 3 (từ đầu mùa giải) giành phần thưởng "Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất tháng 3 dưới 23 tuổi" của nhà tài trợ Kinh Đô. Như BÓNG ĐÁ đã dự đoán, dù có nhiều cầu thủ trẻ thi đấu khá ấn tượng trong tháng 3 nhưng Quyến vẫn vượt trội hơn. Anh đã góp công khá lớn trong thành công của SLNA tháng vừa rồi. Như vậy, mới được 3 tháng, Văn Quyến đã nhận tổng cộng 30 triệu đồng từ nhà tài trợ. Dù tuổi đời còn khá trẻ và cũng ghi được 3 bàn thắng trong tháng 3, nhưng Thanh Xuân (22, GĐT.LA), Minh Hải (16, HAGL) không có cơ hội nhận phần thưởng này vì đã quá tuổi dự SEA Games 22.


    Giải thưởng dành cho Cầu thủ lập hattrick trong một trận đấu thuộc về ?osiêu dự bị? Thanh Xuân (22, GĐT.LA) với phần thưởng 5 triệu đồng. Cầu thủ này trở thành một hiện tượng của vòng đấu thứ 10 và tháng 3 vừa qua khi liên tục phải ngồi trên ghế dự bị nhưng vẫn có được phong độ xuất sắc, ghi được 3 bàn thắng trong trận GĐT.LA gặp Nam Định tại vòng đấu thứ 10.

    Tháng 3 là tháng của hai CLB GĐT.LA và SLNA khi cùng với các cầu thủ, các đội bóng này chia nhau giải thưởng đội ghi nhiều bàn thắng nhất tháng (10 bàn) với phần thưởng 7,5 triệu đồng/đội. Và đây cũng là hai đội bóng đang dẫn đầu bảng xếp hạng tạm thời sau 10 vòng đấu. Rất có thể 1 trong 2 đội sẽ là nhà vô địch lượt đi của Sting-V.League 2003.

    Việc trao thưởng sẽ do Công ty Kinh Đô - Nhà tài trợ của giải - cùng BTC sân thực hiện vào giờ nghỉ giữa 2 hiệp của lượt trận ngày 5/4 và 6/4/2003 trên các sân VĐ có CLB và cầu thủ được trao giải thi đấu.



    tôi yêu bạn như yêu bóng đá Việt Nam, yêu bóng đá Việt Nam là yêu nước .
  5. mebongda

    mebongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2002
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng VN qua được vòng loại

    Nhìn mấy ông LĐBĐ VN làm việc sao mà thấy nản quá . Hy vọng là SeaGame này Việt Nam vượt qua được vòng loại .


    Một mai qua cơn mê
    Xa cuộc đời bềnh bồng
    Tôi lại về bên em
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Thua nhưng SLNA vẫn vô địch lượt đi

    Thua nhưng SLNA vẫn vô địch lượt đi
    (LĐ) Trên sân Hà Nội trong trận đấu sớm ở vòng 11 Sting - V.League chiều 5.4, Thể Công đã thắng thuyết phục Gạch Đồng Tâm Long An 2-0. Phương Nam mở tỉ số ngay phút thứ 7 sau sai lầm của thủ môn Santot, tâng bóng đúng vào... vai Phương Nam. Đức Thắng ấn định tỉ số 2-0 cho TC vào phút 89. Trận đấu diễn ra với tốc độ nhanh, quyết liệt. Với 14 điểm, TC đã tạm vươn lên đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng.
    Hoàng Anh Gia Lai - Nam Định: 2-1, Đồng Tháp - Đà Nẵng: 1-0, Bình Định - LG.ACB: 2-1, Ngân hàng Đông Á - SLNA: 2-0, Hàng không VN - Cảng Sài Gòn: 3-2 - đó là những kết quả của loạt trận thứ 11, vòng đấu cuối cùng của lượt đi Sting - V.League 2003 ngày 6.4. Kết thúc lượt đi, ngoại trừ LG.ACB rớt lại ở sau cùng chỉ với 6 điểm, bảng xếp hạng hiện chia thành 3 nhóm. Dù xảy chân ở sân Thống Nhất, ngôi vô địch tạm thời ở lượt đi vẫn không lọt khỏi tay dàn cầu thủ trẻ SLNA (22 điểm), GĐTLA, HAGL cùng 21 điểm nhưng GĐTLA xếp nhì nhờ hơn hiệu số bàn thắng - bại. Thêm NHĐA bám sát ở vị trí thứ 4 với 20 điểm, tốp 4 đội đứng đầu vẫn so kè nhau với số điểm rất sát. Nhóm ở giữa gồm HKVN (thứ 5), Nam Định (thứ 6) cùng 15 điểm, Thể Công thứ 7 - 14 điểm. Nhóm này không cách biệt về điểm số lắm so với tốp 4 đội từ thứ 8 đến áp chót gồm Đồng Tháp, Đà Nẵng (13 điểm), Bình Định, CSG (11 điểm). Sự đeo bám này hứa hẹn lượt về khởi tranh trở lại vào ngày 20.4 sẽ rất quyết liệt.


    Lão tướng Huỳnh Hồng Sơn
    (phía sau) không cứu được CSG.
    Sân Hà Nội: Trương Huỳnh Điệp lập công
    Là sân nhà của 3 đội bóng nhưng chưa bao giờ khán giả thủ đô trong hai ngày liên tiếp được thoả mãn với cả hai trận cầu đều... mãn nhãn như ở vòng đấu này. Thể Công vừa hạ Gạch Đồng Tâm Long An 2-0 hôm thứ 7 (5.4) thì hôm sau Hàng không VN có cuộc rượt đuổi thú vị với Cảng Sài Gòn để cuối cùng giành phần thắng 3-2. Đội khách bất ngờ mở tỉ số trước ở phút 19 sau pha đi bóng loại 3 hậu vệ của Nguyễn Ngọc Thanh (9). Cũng bất ngờ như thế là bàn gỡ 1-1 của HKVN: Một pha dàn xếp đá phạt giữa Minh Hiếu (11) và Cao Sỹ Cường (8) - cú sút phạt từ xa 25m căng, mạnh lọt qua hàng rào CSG của Sỹ Cường chắc chắn sẽ lọt vào danh sách bình chọn bàn thắng đẹp của tháng. 2 phút sau, tận dụng sơ hở của hàng thủ CSG bị hút hết sang cánh trái, vẫn lại Minh Hiếu đánh đầu vào cho Huỳnh Điệp đang một mình trước cầu môn trống trải nâng tỉ số lên 2-1. HKVN chơi chậm lại trong hiệp 2, phút 62, sự phối hợp không ăn ý giữ thủ môn Alexei và hậu vệ HKVN đã tạo cơ hội cho Huỳnh Hồng Sơn sút từ góc hẹp cân bằng tỉ số 2-2 cho CSG. Phút 80, Trương Huỳnh Điệp, tiền đạo vẫn bị chê là "vô duyên" biểu diễn một pha dẫn bóng lắt léo lừa qua cả thủ môn CSG để ấn định trận thắng 3-2 cho HKVN. Một trận đấu hay của Vũ Minh Hiếu và dàn cầu thủ trẻ HKVN trong khi HLV Phạm Huỳnh Tam Lang thừa nhận: "CSG bộc lộ nhiều yếu kém, nhưng lực lượng chỉ có vậy, biết làm sao hơn".

    Sân Thống Nhất: Đội khách thua vì... thời tiết
    Ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài Phạm Hữu Lộc, hai đội đã chơi tấn công nhanh. Trước đối thủ... thời tiết quá khắc nghiệt với cái nắng, nóng hầm hập mà ngay cả người ngồi trên khán đài cũng còn... há mồm huống hồ các cầu thủ SLNA vốn không quen. Chính khí hậu đã sớm bào mòn nhanh thể lực của các cầu thủ trẻ SLNA và chủ nhà NHĐAÁ suốt hiệp 1 hầu như làm chủ thế trận. Phút 13, các hậu vệ trẻ của SLNA đã không thể theo kịp đội trưởng Huỳnh Đức bên cánh trái và sau 4 trận tịt ngòi, Huỳnh Đức đã mở tỉ số sau cú đá kỹ thuật vào góc phải khá tỉnh táo. Không dừng lại ở đây, khi phát hiện đối phương có dấu hiệu xuống sức, các cầu thủ chủ nhà tăng tốc và phút 36, tiền đạo Hoàng Hùng (8) đã nâng tỉ số lên 2-0 cho đội chủ nhà bằng cú lốp bóng nhanh buộc thủ môn Thế Anh của SLNA lần thứ hai phải vào lưới nhặt bóng.

    Chính thời tiết nắng nóng đến khó chịu đã làm cho những Quang Trường, Văn Quyến, Julien, Như Thuật chỉ còn là cái bóng của chính mình, không thể hiện được lối đá kỹ thuật vốn có của các cầu thủ này. Vào hiệp 2, dù đội chủ nhà NHĐAÁ chủ động nhường thế trận để tập trung phòng thủ bảo vệ tỉ số 2-0 nhưng dù rất cố gắng bằng lối đá tấn công nhanh từ 2 cánh sau khi Thanh Thưởng vào thay Quang Trường, đội bóng xứ Nghệ vẫn không thể ghi nổi bàn thắng, đành chấp nhận rời sân trắng tay.

    Sau lượt trận thứ 11 này, 12 đội chuyên nghiệp tạm nghỉ và sẽ tiếp tục lượt trận thứ 12 vào ngày 20.4. Ngọc Bích - Vũ Hùng


    tôi yêu bạn như yêu bóng đá Việt Nam, yêu bóng đá Việt Nam là yêu nước .
  7. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Lê Huỳnh Đức: ''Thật tiếc khi đội U-23 không có sự dẫn dắt của ông Calisto''

    Lê Huỳnh Đức: ''Thật tiếc khi đội U-23 không có sự dẫn dắt của ông Calisto''




    Lê Huỳnh Đức trong trận NHĐA -SLNA ở vòng 11 V-League.
    (VietNamNet) - Với 50 lần khoác áo đội tuyển Việt Nam, tiền đạo Lê Huỳnh Đức hiện là cầu thủ giữ kỷ lục về số trận thi đấu cho đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng là một trong số ít những người được ''sống'' qua nhiều đời HLV ngoại quốc. Anh đã có dịp bày tỏ những suy nghĩ của mình về ông Calisto, về việc rút lời mời vị HLV Bồ Đào Nha dẫn dắt đội tuyển U-23 của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐ VN).

    Mỗi HLV đều có một phong cách hoặc theo một trường phái riêng khi dẫn dắt đội tuyển quốc gia, nhưng tôi đánh giá cao HLV Calisto qua những mặt sau đây: Ông là người mang lại một luồng gió mới, lối chơi sinh động, sáng tạo cho đội tuyển quốc gia. Bằng chứng là đội tuyển đã có những thành tích nhất định và lối chơi đầy sáng tạo hơn qua Cúp LG TP.HCM rồi Tiger Cup 2002, dẫu rằng dưới thời của ông Calisto, năng lực cầu thủ không đong đầy như đôi ba năm trước.

    Ông Calisto là người có khả năng ''đọc'' trận đấu rất nhạy, vì vậy ông luôn đề ra những đối sách kịp thời để hóa giải sức tấn công của đối phương. Trong giờ nghỉ giải lao, ông luôn nhắc nhở và đưa ra những phương án thích hợp để cầu thủ thực hiện nhằm hạn chế sức mạnh đối thủ và tăng cường sức tấn công lẫn phòng ngự của đội nhà. Đây là điều mà các đời HLV ngoại trước đó không làm được.

    Một điều khác mà ông Calisto đã thành công, trong khi các thầy ngoại khác không làm được hoặc làm chưa thành công, đó là xây dựng nên một lối chơi khát khao chiến thắng và luôn trung thành với phong cách tấn công. Với tư cách từng là thủ quân đội tuyển quốc gia, tôi khẳng định rằng tấm HCĐ tại Tiger Cup 2002 còn quý hơn là HCV. Vì sao? Vì nó đã mang lại một hình ảnh tươi tắn, giàu sức chiến đấu của một đội tuyển Việt Nam dưới thời cầm quân của ông Calisto. Hai năm trước, hình ảnh thảm bại trên đất Thái Lan đã thật sự làm mất lòng tin từ phía người hâm mộ. Nói cách khác, ở Tiger Cup 2002, đội tuyển Việt Nam đã đi lên từ con số không. Như thế mới thấy hết cái giá trị của tấm HCĐ mà chúng tôi đã nỗ lực mang về cho tổ quốc. Công lao đầu tiên, không ai khác ngoài thầy Calisto.

    Với một phong cách sống, sinh hoạt hòa đồng, ông luôn mang lại cho cầu thủ niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, cũng như khơi dậy sự tự tin với họ. Chính nhờ điều này mà Trần Trường Giang, Phan Văn Tài Em, Trịnh Xuân Thành, Nguyễn Minh Đức?mới có cơ hội phát huy tài năng và tỏa sáng tại Tiger Cup 2002. Nhưng, nhớ lại những ngày ấy, HLV Calisto đã hứng chịu không biết bao nhiêu là chỉ trích khi ông gọi những cầu thủ nói trên vào đội tuyển. Ngay cả những người không còn khoác áo đội tuyển nữa, nhưng vẫn bị bêu riếu, châm chọc vì chính ông Calisto là người đã gọi họ vào tuyển như: Lê Thanh Xuân - Trần Nguyễn Nhân (đều của Gạch Đồng Tâm, chơi không thành công lắm lúc dự Cúp LG TP.HCM 2002). Tôi dám đoan chắc một điều, nếu tuyển Việt Nam trắng tay ở Tiger Cup 2002, ông Calisto sẽ khó mà ở yên với nhiều người. Tâm điểm khiến họ chĩa mũi dùi vào chính là việc ông đã gọi những cầu thủ như Trường Giang, Xuân Thành, Tài Em và đội tuyển trong khi lại thẳng tay loại bỏ nhiều cựu binh khác. Làm việc với ông Calisto quả là một diễm phúc, một cơ hội thật sự với từng tuyển thủ quốc gia, bởi sự cởi mở, biết lắng nghe và tôn trọng mọi người, cho dù đó là những học trò của ông.

    Tham gia đội tuyển trong năm 2002, tôi đã học và ghi chép được rất nhiều điều bổ ích về chuyên môn lẫn phong cách sinh hoạt đời thường của ông thầy người Bồ Đào Nha này. Tiếc là cầu thủ trẻ ở đội tuyển U-23 quốc gia không có dịp làm việc chung cùng người thầy đầy tâm huyết này. Ngoài khả năng về chuyên môn là điều không cần bàn cãi, ông Calisto còn có điểm nổi trội hơn các HLV ngoại khác là việc luôn đấu tranh để mang lại sự công bằng, bênh vực cầu thủ để họ được hưởng những vật chất, điều kiện tinh thần mà họ xứng đáng được thừa hưởng.

    Trong đấu tranh, tất nhiên sẽ có va chạm, thậm chí cả sự mâu thuẫn. Có lẽ vì vậy mà HLV Calisto đã và đang không được lòng của ai đó. Có phải chăng từ việc đấu tranh - thói quen thường thấy ở ông Calisto - dẫn tới việc ông bị LĐBĐ VN rút lại lời mời dẫn dắt đội tuyển U-23 quốc gia chăng? Theo tôi, có điều gì đó không thật bình thường, hay nói thẳng ra rằng, đã có một kế hoạch ''hất'' ông Calisto ra khỏi chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển U-23 Việt Nam!

    Mới ngày nào đây, LĐBĐ VN còn cầu cạnh, nài nỉ ông dẫn dắt đội tuyển. Hết quan chức này đến quan chức khác đến gặp, nói chuyện thân tình. Vậy mà họ lại lạnh lùng rút lại lời mời bằng một bức fax. Quả là quá mất lịch sự, và tôi tin chắc rằng người Việt Nam chân chính, không ai xử sự một cách kỳ quặc và thiếu văn hoá như thế. Dù thế nào đi chăng nữa thì cũng là thiệt thòi đáng tiếc cho đội tuyển U-23 Việt Nam không có sự dẫn dắt của ông Calisto, nhất là lứa cầu thủ đang chuẩn bị thay thế dần vị trí của chúng tôi?



    tôi yêu bạn như yêu bóng đá Việt Nam, yêu bóng đá Việt Nam là yêu nước .
  8. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Đội hình xuất sắc nhất lượt đi V-League 2003

    Đội hình xuất sắc nhất lượt đi V-League 2003

    - Vòng đấu thứ 11 đã khép lại lượt đi của V-League 2003 với nhiều diễn biến bất ngờ và cả không bất ngờ, trước khi các sân cỏ trên cả nước được hâm nóng trở lại bằng những loạt trận của lượt về, chúng tôi xin cùng độc giả nhìn lại một nửa mùa giải 2003 với đội hình xuất sắc nhất lượt đi (5-3-2) do VietNamNet bình chọn.

    Thủ môn: Fabio Santos (GĐT-LA); dự bị: A. Orlov (HKVN)

    Thủ môn luôn là một nửa của đội bóng, và thậm chí nếu gọi Santos là 3/4 của đội bóng cũng không phải quá lời, bởi nếu không có những đóng góp xuất sắc của thủ môn người Brazil này thì rõ ràng GĐT-LA không thể kết thúc lượt đi với một vị trí trong top 3 của giải. Xét riêng về năng lực nói chung của một thủ môn, Santos có phần nhỉnh hơn Orlov, nhưng anh giành được suất chính thức chủ yếu là vì khả năng ghi bàn của mình, một điều rất đỗi hiếm thấy với một cầu thủ chuyên có nhiệm vụ trấn giữ khung thành. Sau Santos, vị trí dự bị đương nhiên phải thuộc về Orlov, người luôn chơi xuất sắc và ổn định trong cầu môn HKVN kể từ đầu giải.

    Hậu vệ thòng: Saliu (Nam Định); dự bị: Lepavko (HKVN)

    Giới chuyên môn đã nói nhiều tới ''trục dọc đen'' người Nigeria vô cùng hiệu quả của Nam Định trong mùa giải này với bộ ba: thủ môn Esele, trung vệ thòng Saliu và tiền đạo Achilefu. Dưới sự chỉ huy của Saliu, Nam Định hiện đang sở hữu một trong những hàng thủ xuất sắc nhất V-League, có thể nói hầu như không một tiền đạo nào tại giải chuyên nghiệp năm nay có thể qua mặt Saliu trong những pha đọ sức tay đôi. Cũng chính nhờ sự hiện diện của bức tường thành Saliu ở hàng phòng ngự mà các hậu vệ trẻ của Nam Định như Duy Hoàng, Hồng Phú chơi ngày càng tốt và tiến bộ hơn.

    Cũng giống như mùa trước, Lepavko tiếp tục chứng tỏ những phẩm chất và bản lĩnh của một trong những trung vệ thòng hay nhất V-League sau khi vượt qua một số trục trặc cá nhân hồi đầu giải. Tuy nhiên, Lepavko vẫn phải nhường lại vị trí chính thức cho Saliu do kém hơn đồng nghiệp châu Phi một chút ở tính ổn định, mặc dù sự khác biệt giữa hai cầu thủ này chỉ là trong gang tấc.

    Trung vệ dập: Huy Hoàng (SLNA) - Như Thuần (Thể Công); dự bị: Kankam (NHĐA) - Ngọc Tú (SLNA)/Duy Hoàng (Nam Định)

    Cặp trung vệ dập số một của V-League năm nay dứt khoát phải là Huy Hoàng-Như Thuần, mặc dù bộ đôi này từng chơi không mấy ấn tượng trong một lần hiếm hoi được đá cặp cùng nhau tại Tiger Cup 2002. Thế nhưng, lúc ấy Như Thuần chưa đạt phong độ cao như khi thi đấu tại giải chuyên nghiệp, không phải ngẫu nhiên mà ngay khi vừa xem trận đấu đầu tiên của Thể Công, HLV trưởng CLB này Branko Radovic đã hết lời ca ngợi trung vệ gốc Thanh Hoá này và đánh giá anh là một trong những người chơi hay và ổn định nhất đội. Trong khi lối chơi của Như Thuần hơi thiên về kỹ thuật và được coi là rất có đầu óc, thì Huy Hoàng lại tỏ ra đặc biệt xuất sắc với nhiệm vụ bắt chết chân sút đối phương.

    Dự bị cho cặp trung vệ Huy Hoàng-Như Thuần sẽ là bộ đôi Kankam-Ngọc Tú hoặc Kankam-Duy Hoàng, nhưng theo ý kiến của VietNamNet, do Ngọc Tú và Kankam giống nhau ở lối chơi thiên về thể lực nên nếu lựa chọn một trong hai cầu thủ này chơi cặp với Duy Hoàng thì sẽ phù hợp hơn, bởi trung vệ Nam Định có lối thi đấu hao hao giống Như Thuần và thể hình hơi ''mỏng cơm''.

    Hậu vệ biên: Minh Đức - Dusit (HAGL); dự bị: Thanh Châu (HKVN) - Lâm Tấn (SLNA)

    HAGL là một trong những đội bóng chơi tấn công biên hay nhất V-League, và nguyên nhân nằm ở việc trong đội hình của họ có sự hiện diện của cặp hậu vệ cánh chơi công thủ toàn diện Dusit và Minh Đức. Khả năng chuyên môn của hai cầu thủ này đã được khẳng định từ trước khi họ tới HAGL, nhất là Dusit đã vươn tới đẳng cấp châu lục, nên họ không có nhiều khó khăn trong việc hoà nhập vào lối chơi của cả đội. Trong khi Dusit vẫn chơi hiệu quả và ổn định như thường thấy bên hành lang trái, thì dù phải chuyển sang hoạt động bên cánh phải, Minh Đức vẫn thi đấu rất tốt nhờ khả năng sử dụng cả hai chân tương đương như nhau của mình, nhưng dĩ nhiên, những pha gặt bóng rồi lật bổng bằng chân trái của hậu vệ này luôn nguy hiểm hơn so với khi thực hiện bằng chân phải.

    Không hề thua kém so với đồng đội cũ Minh Đức, nhưng sở dĩ Thanh Châu chỉ được lựa chọn cho vị trí dự bị bởi cầu thủ này kém hơn ở tính ổn định do hay dính chấn thương và thẻ phạt; còn Lâm Tấn, tuy chơi rất tốt nhưng còn dưới vài bậc nếu so sánh với đàn anh Dusit nên một suất dự bị cho hậu vệ trẻ này là điều không phải bàn cãi.

    Tiền vệ trụ: Abbey (NHĐA); dự bị Tài Em (GĐT-LA)

    Quả thật là một công việc khó khăn khi phải chọn lựa một vị trí tiền vệ trụ xuất sắc nhất của V-League giữa Abbey và Tài Em. Cả hai cùng là những trụ cột không thể thay thế trong đội bóng của mình và luôn có vị trí rất quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của Ban huấn luyện. Thế nhưng, trong vài vòng đấu cuối lượt đi, Tài Em không thể ra sân trong màu áo GĐT-LA do bị chấn thương vì quá tải khi liên tục phải làm nghĩa vụ quốc gia cùng U-23 cũng như thi đấu tại giải chuyên nghiệp cho CLB. Thế nên, Abbey đã được trao cho vị trí chính thức, nhưng có thể nói, sự chênh lệch giữa tiền vệ người Ghana này với Tài Em là rất không đáng kể.

    Tiền vệ trái: Bảo Khanh (Thể Công); dự bị: Quang Trường (SLNA)

    Mặc dù trong cả lượt đi của mùa giải năm nay, BHL Thể Công luôn xếp Bảo Khanh chơi cặp cùng Phương Nam trên hàng tiền đạo, nhưng VietNamNet vẫn quyết định lựa chọn cầu thủ này cho vị trí tiền vệ trái. Tại V-League hiện nay, không có tiền vệ trái nào chơi xuất sắc hơn Bảo Khanh, mặc dù cầu thủ này hơi hạn chế trong khâu dứt điểm và có lẽ đây cũng là nguyên nhân khiến HLV Calisto không gọi Bảo Khanh vào đội tuyển Việt Nam tham dự Tiger Cup 2002. Chuyền bóng tốt, chạy chỗ thông minh, luôn có tinh thần đồng đội, có tốc độ cùng kỹ thuật cá nhân xuất sắc, Bảo Khanh sẽ có thể còn tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp nếu như anh cải thiện được khả năng kết thúc của mình.

    Vị trí dự bị dành cho Quang Trường có lẽ sẽ là sự ngạc nhiên đối với nhiều người, nhưng rõ ràng lão tướng này luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình trên sân, dù không thật nổi bật so với những người chơi cùng vị trí tại giải chuyên nghiệp.

    Tiền vệ phải: Thanh Phương (Thể Công); dự bị: Hữu Đang (HAGL)

    ''Sóc nhỏ'' Thanh Phương luôn là một trong những cầu thủ chơi tích cực và hiệu quả nhất trong đội hình Thể Công. Dù có thể hình không thật lý tưởng và cũng không phải là người chơi bám cánh phải, nhưng Thanh Phương có nhãn quan chiến thuật sắc sảo, tầm hoạt động rộng và sự chính xác cao trong những đường chuyền cuối cùng, nên cầu thủ này luôn tạo ra được áp lực cần thiết về cầu môn đối phương mỗi khi dạt sang cánh thi đấu. Cùng với Hải Biên, Thanh Phương là người góp phần làm cho những pha xuống bóng bên biên phải của Thể Công ngang bằng với những gì mà Bảo Khanh làm được bên hành lang trái.

    Lão tướng Hữu Đang dù đã bước qua tuổi băm, nhưng vẫn là một trong những trụ cột của HAGL nhờ lối chơi tận tuỵ nhưng cũng rất hiệu quả của mình. Tuy vậy, gánh nặng tuổi tác đã không khiến cho Hữu Đang có được vị trí chính thức trong đội hình tiêu biểu.

    Tiền đạo: Kiatisak (HAGL) - Văn Quyến (SLNA); dự bị Phương Nam (Thể Công) - Julien (SLNA)

    Dù đã lâu chưa thấy những pha santo ăn mừng bàn thắng của Zico Thái Lan Kiatisak, nhưng tiền đạo này vẫn chơi rất tốt trong tất cả các lần ra sân kể từ đầu mùa giải. Danh tiếng và tài năng của Kiatisak luôn khiến cho anh phải nhận được sự quan tâm đặc biệt của hậu vệ đối phương nên việc xuyên thủng mành lưới đối phương với Kiatisak là điều đặc biệt khó khăn. Đổi lại, người chơi cặp cùng Kiatisak luôn gặp thuận lợi do hàng thủ đối phương chỉ chăm chăm khống chế tiền đạo Thái Lan, nên sẽ có những lúc xao nhãng chân sút còn lại của HAGL như Việt Thắng, Văn Đàn hoặc Sỹ Hùng. Cùng với Julien, Văn Quyến đã hình thành nên cặp tiền đạo hiệu quả nhất V-League, nhưng sở dĩ chúng tôi vẫn tách riêng Quyến để bố trí cùng đá cặp cùng Kiatisak, bởi có thể tiền đạo này sẽ còn chơi tốt hơn nữa nếu được sát cánh với Zico Thái Lan.

    Phương Nam-Julien có lẽ sẽ là sự lựa chọn tương đối cho một cặp tiền đạo dự bị, bởi khả năng di chuyển không bóng thông minh cùng tốc độ của Phương Nam sẽ là sự bổ sung hoàn hảo với một tiền đạo luôn tận dụng cơ hội cực tốt như Julien.

    Đội hình tiêu biểu sau lượt đi:

    Thủ môn: Santos (dự bị Orlov); hậu vệ: Minh Đức (Thanh Châu), Huy Hoàng (Kankam), Saliu (Lepavko), Như Thuần (Duy Hoàng), Dusit (Lâm Tấn); tiền vệ: Abbey (Tài Em), Thanh Phương (Hữu Đang), Bảo Khanh (Quang Trường); tiền đạo: Kiatisak (Phương Nam), Văn Quyến (Julien).





    tôi yêu bạn như yêu bóng đá Việt Nam, yêu bóng đá Việt Nam là yêu nước .
  9. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    ''Tôi chỉ đồng ý chuyển nhượng Văn Quyến với điều kiện...''

    ''Tôi chỉ đồng ý chuyển nhượng Văn Quyến với điều kiện...''
    - ''Tôi chỉ đồng ý chuyển nhượng Văn Quyến cho CLB Yokohama trong khoảng thời gian không có giải V-League. Còn lại thì không được vì Sông Lam Nghệ An ( SLNA) thiếu hụt lực lượng, khó có thể thiếu Quyến được...''. HLV trưởng SLNA Nguyễn Hồng Thanh đã khẳng định như vậy xung quanh việc CLB Yokohama (Nhật Bản) - đội từng đá giao hữu hai trận với U-23 Việt Nam hồi tháng 2 - ngỏ ý muốn có tiền đạo trẻ tài năng này.

    Kết thúc giai đoạn lượt đi giải vô địch quốc gia V-League 2003, đội bóng SLNA của ông Nguyễn Hồng Thanh giành ngôi đầu bảng, một kết quả nằm ngoài dự đoán trước mùa giải. Tuy nhiên, SLNA còn điều đáng mừng hơn thế khi những cầu thủ trẻ của họ đã thi đấu cực kỳ ấn tượng, hứa hẹn là những cầu thủ xuất sắc của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Đặc biệt, tiền đạo trẻ Văn Quyến đã giành luôn cả 3 danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất kể từ đầu mùa giải.

    - Hôm nay, ông có cho toàn đội SLNA nghỉ xả hơi?

    - Chúng tôi vừa đặt chân về đến Vinh vào sáng sớm nay trên chuyến tàu khởi hành từ ga Sài Gòn. Cả đội sẽ được nghỉ một ngày, mai sẽ tập trở lại bằng những bài hồi phục thể lực để lấy sức tiếp tục chiến đấu ở loạt trận lượt về.

    - Đội có dự định bổ sung lực lượng trong giai đoạn chuyển nhượng này chứ, thưa ông?

    - Tất nhiên rồi, cũng như các đội, chúng tôi sẽ tăng cường, chỉnh đốn lại đội hình. Nếu không có gì thay đổi, SLNA sẽ có thêm 2 cầu thủ ngoại.

    - Ông có thể cho biết thực hư chuyện CLB Yokohama (Nhật Bản) muốn có Văn Quyến?

    - Chuyện này là có thật. Hôm Chủ nhật vừa rồi, trên sân Thống Nhất, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam Trần Văn Mui có nói cho tôi biết điều ấy, sau trận NHĐA - SLNA.

    - Ý kiến của ông về chuyện chuyển nhượng Văn Quyến như thế nào?

    - Thực ra, anh Mui cũng mới cho tôi biết những thông tin ban đầu như thế, chứ cũng chưa có bàn bạc cụ thể, chính thức nào. Nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ chuyện Văn Quyến ra nước ngoài thi đấu. Tôi muốn Quyến có thêm điều kiện cọ xát, học hỏi kinh nghiệm. Tuy thế, tôi phải đặt ra điều kiện...

    - Điều kiện đó là gì, thưa ông?

    - Tôi chỉ đồng ý chuyển nhượng Quyến trong khoảng thời gian tại Việt Nam không có giải V-League diễn ra. Còn lại thì không được vì SLNA thiếu hụt lực lượng, khó có thể thiếu Quyến được.

    - Nhưng ông thừa biết, giải nhà nghề J-League của Nhật Bản chắc chắn sẽ có khoảng thời gian thi đấu trùng lặp với V-League?

    - Nếu vậy thì SLNA... đành chịu thôi (cười)

    - Xin hỏi, đặt trường hợp Quyến muốn thử sức mình tại nước ngoài thì sao?

    - Nếu Quyến tha thiết muốn đi, chúng tôi sẽ để cháu đi. Lúc đó, tôi sẽ bán Quyến và lấy tiền mua một cầu thủ khác để trám vào vị trí của Quyến. Trường hợp Quyến muốn đi trong một khoảng thời gian nhất định (1 năm chẳng hạn), SLNA cũng sẽ tạo điều kiện. Quan điểm của chúng tôi, ai đã không còn thiết tha với mình thì không nên giữ chân họ lại làm gì.

    - Theo ông, khả năng Quyến muốn ra đi là bao nhiêu phần trăm?

    - Khoảng... 1% (cười). Thực ra, Quyến cũng biết cái tin Yokohama ngỏ ý muốn có cầu thủ này rồi, nhưng Quyến chẳng để ý đến chuyện này, còn vô tư lắm. Quyến chưa ý thức được rõ ràng những chuyện như thế đâu.

    - Vậy SLNA có ''bí quyết'' gì để giữ quân chăng?

    - Ấy là nhờ CĐV. Tính yêu bóng đá của người dân xứ Nghệ đã mang lại động lực và sức mạnh cho các cầu thủ. Và họ cảm thấy hưng phấn và sung sướng hơn mỗi khi được đóng góp, được cống hiến cho cái mảnh đất đã sinh ra mình.

    - V-League đã đi được nửa chặng được, nhìn lại những vòng đấu đã qua, nếu có một nhận xét ngắn gọn cần nói với SLNA, ông sẽ nói gì?

    - Tôi sẽ nói rằng, sự lao động cật lực của họ đã được đền đáp. Trong mỗi cuộc đối đầu, nếu đội bạn chơi 100% khả năng thì chúng tôi luôn phải nỗ lực hơn thế. Bởi xét về thực lực, SLNA không hề hơn các đối thủ. Thêm nữa, ở lượt đi, nhờ được nhìn nhận không đúng mà chúng tôi dễ đá hơn. Chứ đến lượt về SLNA sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, vì các đội đều đã biết rõ về chúng tôi.

    - Ông thấy V-League năm nay thế nào?

    - V-League có điểm mới hơn so với các năm trước là sự có mặt của nhiều nhà doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp làm bóng đá là gắn với kinh doanh, quảng cáo, vì thế mà giải trở nên hấp dẫn hơn với việc mua những cầu thủ nước ngoài, chuyển nhượng cầu thủ trong nước, tiền lương, thưởng... Nói chung, sự cạnh tranh cao hơn trước rất nhiều.

    - Thế còn vấn đề ''chuyển nhượng'' U-14 từng giành HCĐ ở Thái Lan vừa qua cho Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)?

    - Tôi hoàn toàn đồng ý chuyện chuyển nhượng. Tuy nhiên, quy chế chuyển nhượng lại chưa đầy đủ, trong khi ở lứa tuổi ấy, các cháu còn phụ thuộc vào gia đình. Các cháu còn nhỏ nên muốn được ở ''nhà'' hơn và bản thân cha mẹ các cháu cũng muốn thế.

    - Xin cảm ơn ông và chúc SLNA gặt hái thành công hơn nữa!




    tôi yêu bạn như yêu bóng đá Việt Nam, yêu bóng đá Việt Nam là yêu nước .
  10. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Ai từ chối ai?

    Ai từ chối ai?


    (VietNamNet) - Trên trang chủ website chính thức của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) ngày 7/4 có tin nổi bật, chạy dòng tít lớn ''Ông Calisto từ chối chiếc ghế HLV trưởng U-23 Việt Nam''. Trong khi đó, ai là người bị từ chối thì chúng ta đều đã rõ. Phải chăng, AFF cũng bị cung cấp thông tin sai? Dưới đây là một phần nội dung bài viết xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
    HLV người Bồ Đào Nha, Henrique Calisto, đã quyết định từ chối đề nghị của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) dẫn dắt đội tuyển U-23 tại SEA Games diễn ra vào tháng 12 năm nay.

    Ông Calisto, người đã dẫn đội tuyển Việt Nam giành hạng ba Tiger Cup năm ngoái và VFF đã không thể đi đến thoả thuận về các điều khoản của hợp đồng trong cuộc gặp gỡ tuần trước.

    Calisto, hiện là Giám đốc Kỹ thuật của CLB V-League Gạch Đồng Tâm Long An, muốn thay thế BHL hiện nay bằng các cộng sự tại Tiger Cup. VFF sẵn sàng cho phép ông Calisto bổ sung nhân sự vào BHL hiện tại nhưng không đồng ý thay đổi toàn bộ.

    Liên đoàn cũng không thể đáp ứng yêu cầu về tiền lương của ông Calisto vào khoảng 16.500 USD. VFF chỉ có thể đề nghị mức lương tối đa là 10.000 USD.





    tôi yêu bạn như yêu bóng đá Việt Nam, yêu bóng đá Việt Nam là yêu nước .

Chia sẻ trang này