1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thùng rác box bóng đá 1

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi liemdng, 03/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Đại tá Hà Quang Liêm - Nguyên Giám đốc Trung tâm TDTT quân đội:
    "Tự hào vì Thể Công bao nhiêu, tôi lại buồn bấy nhiêu"
    16:24', 8/7/ 2003 (GMT+7)


    Thể Công chưa xứng với quân kỳ quyết thắng.
    Làm Giám đốc Trung tâm TDTT quân đội chỉ vẻn vẹn 3 năm (1996-1999), Đại tá Hà Quang Liêm đã cùng tập thể HLV, VĐV mang về cho đội bóng đá Thể Công những thành tích đáng nể: VĐQG, vô địch Siêu cúp năm 1998; đội U-21 ba lần liên tiếp đăng quang (1997, 1998, 1999); U-18 vô địch quốc gia 1998. Ông được đồng đội và đồng nghiệp tôn vinh là "Người làm bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam". Mặc dù đã về hưu, nhưng ông luôn luôn theo dõi những bước đi của Thể Công, và rất bức xúc khi đội bóng thân yêu của ông đã để lại một vết nhơ ở mùa giải này.
    Tiêu cực, không chỉ bây giờ mới có
    - Nghe nói, anh đã rất phẫn nộ sau trận tai tiếng Thể Công-CSG trên sân Hàng Đẫy?
    - Không chỉ riêng tôi, mà khán giả, hội CĐV Thể Công và những người theo Thể Công mấy chục năm nay như anh Vũ Công Lập đều không thể chấp nhận được một Thể Công như thế. Tuy rằng có thể đây không phải lần đầu tiên, nhưng việc "bán mình cho quỷ dữ" như thế thì không có gì để nói.
    - Có nghĩa là từ hồi anh làm giám đốc, Thể Công đã có hiện tượng tiêu cực?
    - Tôi nghĩ là có, có chứ, nhưng ở một khía cạnh khác! Vừa nhận chức giám đốc, thì mùa giải 1997, do có nhiều nguyên nhân, Thể Công bị đe dọa xuống hạng. Mặc dù tôi và BHL đề ra câu khẩu hiệu hành động: ''Mỗi trận đấu là một trận chung kết'', nhưng có cầu thủ vẫn đến gặp tôi, nói: "Bố bảo với chú "ấy" "đi làm việc" với ông H, may ra mới thoát được".
    Một hôm trước trận đấu gặp Hải Quan, đang ngồi ăn cơm tối với mấy cán bộ - HLV tại nhà riêng ở khu tập thể Trung tâm TDTT Quân đội, tôi nghe tiếng xe máy hớt hải đến rồi vụt tắt máy, có tiếng nói vội vã từ ngoài cửa vọng vào: ''Anh cho em đi gặp thằng Q, không thì rớt...''. Tôi suy nghĩ rồi trả lời: ''Xin chú, anh chấp nhận trả giá, chứ không làm việc ấy!''. Cuối cùng Thể Công vẫn trụ lại được và tôi không phải trả giá.
    Sau đó, tôi suy nghĩ về vấn đề này nhiều lắm. Hồi đó, việc liên minh tay ba, tay tư, vay - trả điểm hầu như phổ biến. Không liên minh là chết, là bị "đánh hội đồng", nên tôi có thể thông cảm cho một vài cá nhân tìm cách "đá trên bàn". Thông cảm, nhưng phải kiên quyết loại trừ dần ra khỏi đời sống bóng đá. Và một cuộc "đại phẫu thuật" do tôi khởi xướng đã tiến hành, trước khi mùa bóng 1998 bắt đầu.
    - Giống như cuộc "cách mạng bóng đá" ở một số đội bóng hiện nay?
    - Giống như Ngân hàng Đông Á, nhưng được thực hiện khéo léo, tế nhị, không ồn ào, ầm ĩ. Hồi đó, trong đội Thể Công cũng có một số "công thần" thao túng đội bóng, qua mặt BHL. Bằng nhiều cách tôi đã loại họ ra khỏi mùa bóng 1998 như cho đi học cho chuyển đổi công tác, hoặc nếu làm đơn đề nghị thì cho ra quân, tổ chức thi đấu từ giã sân cỏ... Một lớp trẻ năng lực, trong sáng được tuyển chọn ở tuyến 2 bổ sung cho đội 1 tạo nên sinh khí mới cho đội bóng, và năm đó Thể Công vô địch quốc gia. Sau hơn 10 năm sa sút.
    Người ta bảo tôi "có bàn tay sắt bọc nhung" là vậy. Ngay cả Hồng Sơn, người tôi thương như con, hồi đó lại rất nổi tiếng, mà tôi còn cho nghỉ dài. Số là mùa giải 1997, cậu ta ở đội tuyển về lười tập, thi đấu thiếu tích cực, tôi quyết định cho treo giày. Hồi đó cũng có người phải đối tôi việc này. Sau này Hồng Sơn tập luyện tiến bộ, làm đơn tự kiểm điểm có chữ ký của BHL, tôi mới cho thi đấu tiếp. Thương yêu cầu thủ, nhưng du di, theo đuôi họ là chết ngay!
    Tôi vẫn tin ở Thể Công, nhưng nghi ngờ vài cá nhân


    Thể Công bao giờ mới lấy lại hình ảnh ngày xưa?
    - Trở lại trận Thể Công - CSG. Thực ra hồi anh làm Giám đốc, có trận Thể Công cũng bị khán giả la ó đấy chứ?
    - Đó là trận Thể Công- Hải Quan, trận đấu cuối cùng của mùa giải 1998. Khi đó Thể Công cầm chắc vô địch, còn Hải Quan thiếu vài điểm để trụ hạng. Trận đấu hòa 2-2, và người ta lên án Thể Công cứu Hải Quan. Nhưng tôi cam đoan, trận đó Thể Công không tiêu cực. Trời quá nóng, còn anh em cầu thủ thì đã kiệt sức sau một mùa giải căng thẳng, hơn nữa đã vô địch nên không còn hào hứng như trước. Đó cũng là chuyện bình thường trong bóng đá, tai hại là nó lại rơi vào trận đấu gặp Hải Quan.
    Nhưng nếu trước đây, tiêu cực còn ở dạng xin-cho, vay-trả điểm, thì trận Thể Công - CSG vừa rồi là trận "bán mình cho bọn cá độ". Nếu không chấn chỉnh kịp thời, Thể Công sẽ rất nguy hiểm!
    - Sau đó, trên tờ Tiền Phong số 26 ra ngày 29-6-2003, anh có phát biểu về anh Quản Trọng Hùng?
    - Thực ra tôi nói câu đó ở cuộc họp Đảng ủy Cục Quân huấn đầu năm 1998, bàn về việc thay đổi BHL trước mùa bóng mới. Tôi đề xuất 3 phương án: 1. Vương Tiến Dũng, Duy Phú, Trần Khánh; 2. HLV nước ngoài, Dũng, Khánh; 3. Dũng, Khánh. Ba phương án này không nằm trong ý đồ cấp trên, bởi vì người ta đề xuất Quản Trọng Hùng làm HLV trưởng. Tôi đã nói thẳng: "Nếu làm theo như vậy, tôi không thể đảm bảo điều gì sẽ xảy ra sau đó". Cuối cùng cấp trên đã chấp nhận phương án ba.
    - Nhưng sự tai tiếng của Thể Công sao lại đổ dồn lên mỗi mình anh Quản Trọng Hùng?
    - Thế thì đổ cho cầu thủ chăng? Không! Anh em cầu thủ không có tội. Họ là những người trọng danh dự, nếu như cho họ một niềm tin. Những lục đục, mất đoàn kết, tiêu cực trong đội bóng đều xuất phát trong ban lãnh đạo. Đó là những người phải chịu trách nhiệm.
    Mùa giải này, nhất là giai đoạn 2, Thể Công thi đấu rất tốt, có những trận đạt phong độ cao như thời 1998, được báo chí và khán giả khen ngợi. Đáng tiếc là khi chiếc HCĐ đã trong tầm tay thì họ đã vấp phải sai lầm như vậy. Thử nhìn cách bố trí đội hình, cách thay người mà đến HLV Radovic cũng không biết, thì thử hỏi ai dám làm chuyện này? Một phó giám đốc như anh Hùng mà bị khản giả chửi rủa, bị đồng đội lên án trên báo như vậy thì trước tiên, anh ta hãy tự xem lại mình đi.
    Thể thao không bạc, chỉ có người bạc mà thôi
    - Dù có bực bội đi chăng nữa, nhưng vốn là người của Thể Công và từng sống chết với đội bóng, anh có ý kiến gì để đóng góp cho CLB để nó phát triển chứ?
    - Ngay cả khi Thể Công ra mắt CLB chuyên nghiệp mà họ chẳng mời chúng tôi, thì đóng góp ý kiến ai nghe? Trong 10 năm dính dáng đến thể thao của tôi, nhiều chuyện vui, nhiều vinh quang, nhưng cũng lắm chuyện buồn. Có người được tôi giúp đỡ, những sau đó quay lưng trở lại chống đối. Họ quá cá nhân, ích kỷ, chỉ muốn hưởng lợi một mình. Có người nói thể thao bạc lắm, nhưng không phải thế. Chỉ có người bạc mà thôi.
    Nhưng chuyện cũ hãy cho qua đi. Cái yếu nhất của Thể Công hiện nay, không phải là do chuyên môn, mà là đặt vị trí con người chưa chuẩn. Nói thẳng ra là công tác cán bộ chưa chuẩn. Thể thao có đặc thù riêng, việc hành xử với VĐV phải như thế nào cho hợp lý để họ tôn trọng mình, để mình tập hợp được lực lượng thành khối thống nhất. Để đội bóng xứng đáng với cái tên Thể Công, đầu tiên là làm tốt công tác cán bộ, chọn những người lãnh đạo phải đúng vị trí, thứ hai là thay đổi cách làm. Thực chất đó tuy hai mà một, bởi có con người tốt mới có cách làm hay, và ngược lại.
    Cần phải chọn những người có trình độ, trung thực, dám nghĩ dám làm vào Ban giám đốc, loại ngay những người cơ hội, những người nói thì hay làm thì dở, theo đuôi, bè phái, nịnh trên nạt dưới ra khỏi vị trí lãnh đạo.
    Hồi tôi mới nhận chức Giám đốc trung tâm TDTT Quân đội, một số anh em cán bộ, trong đó có anh Vương Tiến Dũng, làm đơn gửi cấp trên không tín nhiệm tôi. Nhưng tôi vẫn đề xuất Vương Tiến Dũng làm HLV trưởng đội bóng đá Thể Công, vì tôi biết anh ấy có năng lực tốt, lại rất khảng khái, thẳng thắn. Và cho đến hôm nay, tôi vẫn rất quí và tin Dũng, mặc dù anh đã chuyển sang CLB Hàng không Việt Nam!
    - Về cách làm, có nên chăng Thể Công cần phải thuê cầu thủ nước ngoài?
    - Việc thuê cầu thủ ngoại hay không là không quan trọng. Tôi thấy với mặt bằng bóng đá hiện nay thì Việt Nam mình có nhiều cầu thủ tốt, và Thể Công phải tìm mọi cách để "lôi" họ về với mình.
    Những năm 1997, 1998, làm gì có tiền để mua cầu thủ. Việc đưa cầu thủ về với đội là rất khó khăn. Thế mà chúng tôi vẫn có được Như Thuần, Bùi Đoàn Quang Huy, Công Tuyền, An "tèo", Tuấn "nhím". Năm 1998, Thể Công rất mạnh, lực lượng bổ sung hùng hậu, nhưng tôi vẫn cho các HLV "lùng sục" ở giải U21 để tìm ra Đức Mạnh (Đồng Nai), Trường Giang (Nam Định), Duy Quang (Bến Tre). Ba cầu thủ này đã đồng ý, nhưng phút cuối, vì nhiều lý do khác nhau nên không về Thể Công được. Đức Mạnh giờ chơi ở đội Bình Dương, Trường Giang ở Hải Phòng, Duy Quang chơi cho Đồng Tháp và là những cầu thủ nòng cốt. Thật tiếc!
    Thế mà mấy năm nay, mặc dù đã lên chuyên nghiệp, Thể Công đã kéo được cầu thủ giỏi nào về đâu! Trong khi đó, các tuyến đào tạo đang vận hành không tốt.
    Tuy nhiên, mỗi thời buổi có một cách làm khác nhau. Lên chuyên nghiệp thì phải có cách làm của một đội bóng chuyên nghiệp, chứ không nên rập khuôn như trước đây. Thể Công hiện nay không thiếu lực lượng, tiền lại đủ do được các doanh nghiệp quân đội tài trợ. Nhưng nếu vẫn con người và cách làm như vậy, tôi không hiểu Thể Công sẽ đi đến đâu.
    - Về hưu, anh được mời làm Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm Thể thao Tổng công ty dược Bảo Long. Anh sẽ có cách làm hay để xây dựng mô hình thể thao này chứ?
    - Tất cả chỉ mới là bắt đầu, nhưng tôi tin chúng tôi sẽ thành công!

    Cùng cổ vũ cho tuyển Việt Nam, vươn đến tầm cao thế giới.
  2. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    giai vô dịch bóng đá nư quốc gia 2003

    Khai mạc giải bóng đá nữ VĐQG 2003


    TP.HCM và HN tiếp tục là hai ứng viên sáng giá nhất cho chức vô địch.

    (VietNamNet) - Chiều nay (8/7), vào lúc 15h tại Trung tâm Thể thao Thành Long (HCM) và sân Q8, giải bóng đá nữ VĐQG sẽ chính thức khai mạc với 2 cặp đấu Than Cửa Ông - TP.HCM và Long An - Thái Nguyên. Cũng giống như mọi năm, TP.HCM và Hà Nội được coi là hai ứng viên sáng giá nhất cho danh hiệu vô địch.

    Giải năm nay có 8 đội tham dự, gồm ĐKVĐ TP.HCM, Long An, Than Cửa Ông, Hà Nam, Hà Nội, Lâm Đồng, Hà Tây và Thái Nguyên. Cuộc tranh tài sẽ kéo dài trong 3 tuần (từ 8-29/7) theo thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm. Riêng trận đấu khai mạc giữa TP.HCM và Than Cửa Ông nếu không có gì thay đổi sẽ được cả VTV và HTV truyền hình trực tiếp.

    Như bất cứ một giải đấu nào khác, giải bóng đá nữ VĐQG hứa hẹn những bất ngờ thú vị, tuy nhiên sẽ khó có đột phá về chuyên môn. Theo dự đoán của giới chuyên môn, giải chủ yếu sẽ vẫn là những màn độc diễn, so tài của TP.HCM và Hà Nội. Hai đội sẽ trạm chán nhau ở ngày thi đấu cuối cùng của giải (29/7). Xét về thực lực, TP.HCM đủ tự tin để bảo vệ ngôi vô địch khi được chuẩn bị kỹ lưỡng, cầu thủ tập cùng nhau liên tục và đều đặn trong một thời gian dài. Sân nhà là lợi thế, nhưng cũng sẽ là áp lực lớn cho TP.HCM nếu họ bị dao động về tâm lý, đòi hỏi buộc phải thắng.

    Vì giải diễn ra ở hai sân bóng khá xa trung tâm thành phố nên không hy vọng gây được chú ý, quan tâm đáng kể của người hâm mộ.




    Cùng cổ vũ cho tuyển Việt Nam, vươn đến tầm cao thế giới.
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Nữ TP.HCM đại thắng trong ngày ra quân

    Nữ TP.HCM khởi đầu thuận lợi. - Ở trận khai mạc giải bóng đá nữ VĐQG 2003 diễn ra vào lúc 15h chiều nay (8/7), với thực lực hơn hẳn, đội TP.HCM đã đè bẹp Than Cửa Ông với tỷ số 3-0 nhờ các bàn thắng do công của Hồng Tiến (9) - 2 bàn và Huyền Trang (16). Việc giành trọn 3 điểm trong ngày đầu ra quân đã tạo tâm lý thoải mái cho nữ TP.HCM trên đường bảo vệ chức vô địch.
    Sau ít phút đầu chơi chưa được ăn ý, nhà ĐKVĐ đã giành lại thế chủ động và tổ chức những đợt tấn công bài bản. Tuy nhiên, cũng phải đợi đến phút 38, TP.HCM mới có thể xuyên thủng hàng thủ Than Cửa Ông nhờ nỗ lực của Hồng Tiến (16) sau khi đột phá đi bóng bên cánh trái. Trong quá nửa 40 phút hiệp 1, do trời đổ mưa nặng hạt nên phần nào ảnh hưởng đến lối chơi của cả cầu thủ Than Cửa Ông và TP.HCM.
    Bước vào hiệp 2, diễn biến trên sân không có nhiều thay đổi. Đội chủ nhà TP.HCM vẫn nắm giữ thế trận. Phút 65, Hồng Tiến khéo léo nhả bóng lại cho Huyền Trang đang trong tư thế thuận lợi để cầu thủ này tung cú dứt điểm từ xa, bóng nằm gọn ghẽ trong lưới, nâng tỷ số lên 2-0. Một phút sau đó, khoảng cách được nới rộng khi Hồng Tiến vượt qua được sự truy cản của thủ thành Hương Giang (Than Cửa Ông) và bình tĩnh đệm bóng vào lưới trống. Đội TP.HCM lẽ ra đã có thêm bàn thắng, nếu 5 phút trước khi dứt trận, Thu Hà (19) - thành viên tuyển quốc gia, không bỏ lỡ cơ hội mười mươi. Cầu thủ này đã có pha đối mặt với khung thành bị bỏ ngỏ, tuy nhiên, tiếc là cô lại sút bóng ra ngoài.
    Ở trận đấu còn lại, trên sân Q8, Long An hòa Thái Nguyên với tỷ số 2-2.

    Cùng cổ vũ cho tuyển Việt Nam, vươn đến tầm cao thế giới.
  4. liemdng

    liemdng Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    Dẹp cái box này được rồi.
    SAO THẾ NÀY NHỈ ​
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Chống tiêu cực trong bóng đá

    Chống tiêu cực trong bóng đá
    Sự im ắng khó hiểu sau một lời tự thú
    Một vụ phạm pháp xảy ra một thời gian trước, nay được khám phá hoặc được ai đó tiết lộ, có tránh khỏi bị pháp luật điều tra lại? Nhất định là không. Đã là phạm pháp thì bao nhiêu năm trôi qua vẫn không bị bỏ qua nếu có sự tiết lộ mới.

    Nhiều người rất ngạc nhiên trước sự tiết lộ - cũng được xem là một lời tự thú - của cựu trưởng đoàn đội bóng Công an TPHCM Hoàng Trọng Thanh về tiêu cực tại giải bóng đá A1 và V.League không có một... dư âm, phản hồi nào cả từ LĐBĐVN, UBTDTT lẫn ngành bảo vệ pháp luật.

    Ông Hoàng Trọng Thanh nói một cách thản nhiên: "Tôi không phải là thánh nhưng thú thật thời ấy tôi đảm bảo các HLV và những nhà cầm quân như tôi không ai dám nói mình không tiêu cực. Ông Tô Hiền khi làm Chánh Thanh tra từng phát biểu tất cả các đội dự giải đều tiêu cực có ai dám đứng lên nói oan đâu! Thời ấy, tôi tin tất cả các đội không tiêu cực thì không thể tồn tại...". Và ông Thanh còn nói cụ thể hơn: "Hồi ấy CA TPCHM mạnh nên nhiều đội muốn bắt tay. Bản thân chúng tôi cũng thấy thế. Căng ra đá cả 22 trận làm sao đá nổi. Ai cũng chơi mình không chơi bị mang tiếng là ngu, bị quây lại đá rớt hạng ai chịu? Lúc đó nó là bệnh của cả nền bóng đá...".

    Lời tự thú của ông Thanh đặt ra rất nhiều vấn đề. Trước hết, LĐBĐVN cứ bảo "không có bằng chứng" để chống tiêu cực nhưng với lời tự thú của ông Thanh rành rành ra đó thì còn bằng chứng nào cụ thể và thuyết phục hơn?

    Đúng ra lời tự thú của ông Thanh phải được LĐBĐVN và ngành bảo vệ pháp luật tiến hành điều tra, làm rõ ra từng manh mối. Nếu đội vô địch mùa đó có dính líu các vụ dàn xếp tỉ số thì phải tuyên bố huỷ chức vô địch. Còn đối với các hành vi tiêu cực mua bán độ thì phải đưa ra pháp luật dù chuyện xảy ra ở các mùa trước. Nếu chuyện phạm pháp đã lọt qua được, sau đó được kể lại như "chuyện đời xưa" chẳng phải sợ ai, còn coi đó là lại "bài học khôn" ("Ai cũng chơi mình không chơi lại bị mang tiếng là ngu, bị quây lại đá cho rớt hạng ai chịu?") thì đâu còn ai "sống theo pháp luật" để làm gì, để làm... người ngu à?

    Cả giải không ai chịu để mình... ngu, tức ai ai cũng thi nhau dàn xếp, móc ngoặc, thế mà giới chức LĐ chẳng ai hay biết à? Vậy sự điều hành làng bóng lúc ấy ra sao, ai chịu trách nhiệm? Nhắm mắt làm ngơ hay chính mình cũng dính líu? Sự tiết lộ của ông Thanh còn có hậu quả: Phải xem lại giai đoạn đó những ai ở LĐ nhắm mắt làm ngơ, trách nhiệm chống tiêu cực không thành (được núp dưới cái lý do "không có bằng cớ") vì thiếu dũng cảm hoặc thiếu năng lực, những vị đó hiện còn làm việc ở LĐ và UBTDTT bây giờ hay không? Khi đặt ra vấn đề rốt ráo như thế thì chuyện chống tiêu cực của LĐ hiện nay mới tránh là sự... hô hào suông.

    Thật khó chấp nhận những ai có trách nhiệm ở LĐ vào thời kỳ mà ông Thanh cho rằng không tiêu cực là... ngu nay vẫn tiếp tục nắm giữ vận mệnh của làng bóng VN và càng không thể tưởng tượng nổi chính những người đó lại hô to chống tiêu cực hiện nay.

    Ngành bảo vệ pháp luật nghĩ gì trước sự tiết lộ chẳng e dè gì cả của ông Hoàng Trọng Thanh - một sĩ quan trong ngành công an?

    Cùng cổ vũ cho tuyển Việt Nam, vươn đến tầm cao thế giới.
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    CÂU CHUYỆN THỂ THAO
    Mừng và lo
    Trần Lâm
    Tuần này trên một số tờ báo chuyên ngành về thể thao có đăng tải nhiều tin, bài bình luận về cuộc "đại phẫu" của đội bóng đá Thể Công sau Giải chuyên nghiệp 2003. Theo những nguồn tin trên cho hay sắp tới Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật CLB Thể Công Quản Trọng Hùng phải từ nhiệm, một vài cầu thủ có thể phải nghỉ thi đấu, toàn đội lên Trường Sĩ quan lục quân I (Sơn Tây, Hà Tây) để "chỉnh quân". Thể Công là một đội bóng đá có bề dày truyền thống tốt đẹp bậc nhất của Việt Nam. Thể Công không chỉ là niềm tự hào của bóng đá quân đội mà còn là niềm đam mê, tự hào của hàng triệu người hâm mộ trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên 5, 7 năm trở lại đây, Thể Công đã có những trồi sụt, thi đấu thất thường làm giảm lòng tin của người hâm mộ. Trận thua 0-1 trước Cảng Sài Gòn đã hoàn toàn rệu rã ở lượt trận 20, Giải chuyên nghiệp 2003 chỉ là "giọt nước làm tràn ly". Bóng ma tiêu cực của bóng đá Việt Nam trong mười năm trở lại đây phải chăng đã "ám ảnh" vào Thể Công? Trước đây các đội "đá cuội" vì tình vì nghĩa cứu trợ lẫn nhau, còn bây giờ "đá cuội" phần lớn là vì... tiền. Với tấm lòng yêu mến thiết tha đội Thể Công, người hâm mộ cảm thấy vui mừng xiết bao khi nguồn tin đăng trên các báo chuyên ngành về thể thao kể trên là đúng sự thật.
    Bởi vì Thể Công phải "lột xác", Thể Công phải "rèn cán - chỉnh quân", phải loại bỏ những người có sai phạm nghiêm trọng mới lấy lại được niềm tin yêu trọn vẹn của người hâm mộ.
    Tuy nhiên khi phóng viên của Lao Động điện thoại tới một lãnh đạo của CLB Thể Công thì được cho hay: "Các tin trên là không chính xác, là thiếu cơ sở". Nếu quả đúng như lời vị lãnh đạo CLB Thể Công đã nói thì thực là buồn và lo biết bao nhiêu? Song le người viết những dòng này vẫn cảm thấy mừng hơn là lo bởi quân đội luôn là nơi rèn luyện tốt nhất cho mọi con người, trong đó có cả những cầu thủ bóng đá. Và hy vọng một đội Thể Công vững mạnh, trong sạch sẽ trở lại vào mùa bóng 2004
    Cùng cổ vũ cho tuyển Việt Nam, vươn đến tầm cao thế giới.
  7. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    V.League mùa 2003:

    V.League mùa 2003:
    Cái mới vẫn còn rụt rè

    Bóng đá chuyên nghiệp ở VN vừa trải qua mùa thứ 3 nhưng theo LĐBĐVN vẫn đang còn trong thời kỳ thử nghiệm.

    Hình như LĐBĐVN không có những biện pháp đúng mức để sớm kết thúc giai đoạn thử nghiệm, mà ngược lại cứ để giai đoạn này kéo dài ra và như thế có lý do biện minh cho những yếu kém và khiếm khuyết của mình.

    Tới bây giờ quy chế chuyển nhượng cầu thủ vẫn còn nhiều lỗ hổng, khi có tranh chấp giữa các đội hoặc giữa cầu thủ và đội bóng vẫn không thể đem ra áp dụng. Vụ Minh Phương muốn rời đội CSG để đến đội Gạch Đồng Tâm Long An là một thí dụ. Quy chế không chặt chẽ và không tiên liệu được các trường hợp có thể xảy ra, còn người thi hành quy chế lại thiếu sự khách quan và tư duy lô gích để có thể dàn xếp các tranh chấp bùng nổ.

    Nhưng sự lúng túng nhất của LĐBĐVN là các biện pháp chống tiêu cực. LĐ bị rơi vào hai tình huống đều không củng cố được uy tín của mình: Hoặc đứng ngoài nhìn với đôi mắt bất lực vì không tìm được bằng chứng để xử lý; hoặc một, hai lần ra tay nhưng lại không có sức thuyết phục, càng làm cho LĐ ở vào thế "tiến thoái lưỡng nan" như vụ xử lý một cầu thủ NHĐA khi chính CLB này đã kỷ luật cầu thủ mình rồi, hay trường hợp phạt sân Nam Định 20 triệu ở lượt trận cuối. Các vụ gọi là chống tiêu cực của LĐ rất gượng ép, LĐ không phân định được loại tiêu cực nào mình nhất thiết phải ra tay và loại tiêu cực nào là thuộc nội bộ đội bóng.

    ... Hai nhân tố tích cực của bóng đá chuyên nghiệp mùa 2003 - Hoàng Anh Gia Lai và Gạch Đồng Tâm - Long An - thật sự chưa đủ sức kéo con tàu chuyên nghiệp đến một ga mới. Đoàn tàu phía sau còn rất nặng nề, số đội bóng còn vương vấn cách làm cũ không phải là ít và nhất là tư duy cũ vẫn còn tồn tại ở một số đơn vị và địa phương.

    Một số người hâm mộ ngạc nhiên không ít khi nghe ông Ngô Duy Hổ, Giám đốc Sở TDTT Hải Phòng tuyên bố trên Báo Thể thao - Văn hoá số ra ngày 24.6.2003 rằng "Hải Phòng không bán đội bóng cho doanh nghiệp". Sở dĩ có câu nói này là vì trước đây Cty Thép Việt - Úc từng có ý định đầu tư vào đội Hải Phòng nhưng điều kiện đặt ra là đội Hải Phòng không bị rớt hạng. Cuối cùng Hải Phòng rớt hạng và sự hợp tác bất thành. Còn bây giờ Hải Phòng lên hạng trở lại thì "Sở TDTT quyết định không giao đội bóng cho bất cứ doanh nghiệp nào". Chúng tôi không bàn đến bước chiến lược của đội Hải Phòng. Cái mà nhiều người băn khoăn ở đây là suy nghĩ của ông Ngô Duy Hổ, Giám đốc Sở TDTT Hải Phòng, coi việc một doanh nghiệp đầu tư vào đội bóng tỉnh đồng nghĩa với tỉnh đó "bán" đội bóng cho doanh nghiệp. Gia Lai đã "bán" đội bóng cho Hoàng Anh và Long An đã "bán" đội bóng cho Gạch Đồng Tâm? Nếu chúng ta không có một quan điểm đúng đắn triển khai chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước thì các gương điển hình thay vì nhận sự ủng hộ của dư luận sẽ trở thành những mục tiêu để lên án và bị cô lập.

    Theo chúng tôi đội bóng ở nơi nào mà nó có điều kiện phát triển ở mức cao nhất, có lợi cho bóng đá đỉnh cao nước nhà, dù nó thuộc một đơn vị nhà nước hay một doanh nghiệp, đều được khuyến khích như nhau. Nhưng trong sự đi lên chuyên nghiệp, nó còn có quy luật đặc thù của nó mà nếu vì lý do nào đó chúng ta đi ngược lại thì tất yếu quy luật sẽ trừng phạt chúng ta. Thế thôi!

    Cùng cổ vũ cho tuyển Việt Nam, vươn đến tầm cao thế giới.
  8. Singapore

    Singapore Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    921
    Đã được thích:
    0
    Tiêu cực là cái chắc, chỉ tội các ban ngành chức năng làm tới đâu mà thôi. Hy vọng với việc Bộ công an vào cuộc thì sẽ lôi ra ánh sáng những kẻ như thế, cho dù họ là ai (kể cả họ đã từng nổi tiếng, là thần tượng một thời của người hâm mộ). Có như vậy mới đem lại sinh khí mới cho người hâm mộ, mới thúc đẩy sự cạnh tranh trung thực và chất lượng cầu thủ sẽ tăng lên, làm cho bóng đá nước nhà theo kịp vài nước trong khu vực (điển hình gương Thailand)
    Tôi, Singapore -----> luôn mong thấy sự đổi thay đó và được chứng kiến những giây phút đăng quang của các lứa đội tuyển VN trong đấu trường khu vực (Sea Games, Tiger Cup. Dunhill Cup, LG Cup.......)
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, nhưng mất niềm tin là mất tất cả
  9. Flyman7641

    Flyman7641 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thật là đáng buồn nhưng em nghĩ rằng nền bóng đá VN không phải tất cả đều như vậy đâu các bác ạ
  10. XacUopVietNam

    XacUopVietNam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    3.501
    Đã được thích:
    0
    Không những HĐ mà HSơn nữa,có ai tin ko,tuy chưa có bằng chứng nhưng cũng có thể lắm chứ?? tôi ko muốn tin nhưng...........tôi chỉ tin mỗi mình Công Minh thôi,nếu tất cả các cầu thủ VN giống CM nhà ta thì BĐ VN bữa nay có thể ngồi cùng bàn với Nhật ,HQ.....và có thể hơn nữa

    thích nghi với mọi hoàn cảnh sống là bản năng của sự sinh tồn
    ha ha nếu tất cả cầu thủ giống công minh thì cầu thủ việt nam sẽ tràn ngập các câu lạc bộ trênthế giới nhưng chỉ đá vị trí hậu vệ phải đúng không bạn
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 20/07/2003

Chia sẻ trang này