1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thùng rác box bóng đá 1

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi liemdng, 03/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    XIn chào, mời bạn tham gia www.cangsaigon.com và diễn đàn riêng của anh em bên đó. Chúng ta có sân chơi riên nên không hoạt động bên này.

    Whoever control the present, control the past.
    Whoever control the past, control the future.
  2. Sunflowerboy

    Sunflowerboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    Tối thứ 6 trong chương trình bình luận bóng đá Anh,Thế Phương nói khá hay,chú ko thích thì thôi,riêng tôi thấy giọng nói lúc lên lúc xuống rất hợp với lối chơi bóng đá Anh.Thế Phương mà bình luận MU thì khá nhất
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Ý KIẾN THÀNH VIÊN VFFC (Nơi tiếp nhận ý kiến thành viên góp ý với liên doàn bóng đá)

    Cần có một trợ lý chuyên môn giỏi bên cạnh ông Tavares


    Khi ông Edson Tavares đến Việt Nam lần thứ hai, ông có 4 người trợ lý giúp sức. Một vị làm công việc phiên dịch (HLV Nguyễn Văn Hiệp), một làm công việc huấn luyện thủ môn (HLV Phạm Văn Hùng), hai người làm công việc trợ lý chuyên môn (HLV Nguyễn Thành Vinh và Huỳnh Văn Ảnh). Trong số các vị trợ lý thì ông Nguyễn Thành Vinh là người được đánh giá là quan trọng nhất. Ông là người tuyển chọn cầu thủ, theo sát cầu thủ từ lâu nay, thậm chí khi chưa tìm được HLV trưởng người nước ngoài thì ông Vinh cũng kiêm nhiệm luôn chiếc ghế này. Tóm lại, ông là một người quan trọng với đội tuyển, nhưng ông đã làm hết vai trò của mình chưa? Theo tôi là chưa!

    Khi trung vệ Phạm Hùng Dũng bị loại khỏi đội tuyển và ông Tavares khen hậu vệ biên Trần Hải Lâm thì lập tức ông Thành Vinh đưa luôn cầu thủ này vào danh sách. Thế là đội tuyển dư hậu vệ biên, nhưng thiếu trung vệ. Cặp trung vệ Mạnh Dũng ?" Huy Hoàng chơi hay ở từng cá nhân nhưng phối hợp với nhau rất kém. Nhưng muốn thay cũng không có người thay.

    Khi hậu vệ biên trái Văn Trương bị thay ra, ông Thành Vinh phải là người hiểu hơn ai hết cầu thủ nào sẽ trám được chỗ ấy. Nếu ông chịu khó theo dõi những trận đấu của đội tuyển VN tại Tiger Cup 2002 thì sẽ biết Trịnh Xuân Thành là cầu thủ có thể chơi tốt vị trí này. Vậy mà ông lại lặng thinh để ông Tavares đưa Nguyễn Minh Phương từ biên phải sang biên trái để trám vào chỗ ấy. Kết quả: hai bàn thua của đội tuyển VN đều xuất phát từ cánh trái, nơi Minh Phương trấn giữ.

    Tại cuộc họp báo cuối trận, ông Tavares phát biểu: ?oNếu được làm lại và có nhiều thông tin hơn về đội tuyển, tôi sẽ thay đổi khoảng 3-4 vị trí trong đội hình xuất phát?. Người viết mạo muội xin bổ sung thêm: ?oCần có một trợ lý chuyên môn giỏi hơn bên cạnh ông Tavares?.



    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    GỬI NGƯỜI HÂM MỘ
    Sự lãng phí nguồn sức mạnh từ khán đài


    Không ai có thể phủ nhận được sức mạnh, vai trò của cầu thủ thứ 12 đối với thành công của mỗi đội bóng. Tuy nhiên, không phải lúc nào và bao giờ chúng ta cũng tận dụng hết được nguồn sức mạnh vô bờ bến từ khắp các khán đài.


    Kinh nghiệm của người Thái
    Tại SEA Games 22, khán giả Việt Nam hết sức bất ngờ về lòng nhiệt tình, sự chuyên nghiệp của một số CĐV đến từ Thái Lan. Chỉ với vài người mang trang phục truyền thống, các CĐV Thái Lan luôn khiến khán đài vui nhộn bằng những chiêu thức hết sức nhà nghề của mình. Ngay cả khi chỉ có 2 người trên khán đài, họ vẫn không bị ?ochìm? trước hai vạn CĐV nước chủ nhà do biết cách tạo dấu ấn của mình.
    Tại Bangkok, tháng 7/2003, khi ĐT Olympic Việt Nam thi đấu giao hữu với Olympic Thái Lan, chỉ có khoảng 3.000 khán giả tới sân Supachalasai, trong đó không ít là các CĐV Việt Nam. Ít khán giả trong một SVĐ lớn, nhưng áp lực từ phía khán đài đối với các cầu thủ Việt Nam không hề nhỏ. Chỉ có khoảng vài chục khán giả vây quanh hai ?ongười lĩnh xướng?, nhưng khán đài luôn được khuấy động bởi các bài hát, điệu múa truyền thống của Thái Lan. Đáng chú ý hơn là các CĐV này không chỉ sử dụng loa điện, mà có hẳn hệ thống micro, loa hiện đại để những bài hát được vang xa hơn tạo nhiều áp lực hơn đối với cầu thủ đối phương.
    Với những ?ongười lĩnh xướng?, các CĐV Thái Lan cho thấy họ có một bước tiến so với các ?ođồng nghiệp? trong khu vực. Người Thái Lan coi cổ động cho bóng đá là một nghề. Những người ?oVác tù và hàng tổng? này được LĐBĐ, UB Olympic Thái Lan trả tiền và lo vé đưa ra nước ngoài cổ vũ cho các đội tuyển. Công việc của những người này là phải học những bài hát, điệu múa và biết cách khuấy động các khán đài.
    Và ở Việt Nam
    Mỗi CLB đều có Hội CĐV. Nếu nói đến sự quy củ của đội ngũ này thì phải kể đến đến các Hội CĐV SLNA, Bình Dương, Thể Công và CSG... Nhưng để tạo được dấu ấn, có chất men say và lộng lẫy thì không thể không nhắc đến hội CĐV của CLB CSG trước đây. Họ được tập hợp thành CLB, được tổ chức chặt chẽ, có nhiều người tâm huyết và biết cách cổ vũ với một dàn kèn đồng luôn thổi các bài hát về TPHCM khá hay.
    Ở cấp độ ĐTQG, SEA Games 22 chính là hội tụ của những tinh hoa trong các CĐV Việt Nam. Những khán đài rực đỏ truyền lửa quyết tâm cho các cầu thủ thi đấu. Những cơn mưa, cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông Hà Nội lúc đó không thể cản bước CĐV đến sân và tạo thành những cơn thuỷ triều đỏ. Hà Nội cũng có những đêm không ngủ khi ĐTVN giành chiến thắng. Những dòng ?osông đỏ? cứ chảy mãi qua mỗi con đường góc phố để nhân lên sức mạnh Việt Nam. Olympic Việt Nam thành công có sự đóng góp lớn của khán giả.
    Thế nhưng, vẫn có một chút tiếc nuối vì chúng ta chưa tận dụng hết sức mạnh của khán giả. Thường thì cách cổ động của các fan Việt Nam là do tự phát, được phát động bởi một nhóm người, không có tổ chức, nên hiệu quả chưa như mong đợi. Ở trận đấu giữa Việt Nam-Lebanon vừa qua, chúng ta chứng kiến sự ?obế tắc? của khán giả trên sân Thiên Trường. Sân đẹp, khán giả đông, hào hứng, nhưng không có được cái không khí hừng hực như hồi SEA Games 22. Không phải khán giả thành Nam kém nhiệt tình, chỉ có điều chẳng ai bắt nhịp cho họ. Có khá nhiều người mang kèn vào sân, nhưng họ lại ngồi ở rất xa nhau và không thể hoà tấu một bản nhạc ra hồn để kích động lòng người.
    Người ta vẫn thấy Nguyễn Văn Thuyết miệt mài gõ trống, nhưng hiệu quả chẳng được là bao trước 3 vạn người đang lạc điệu. Hơn nữa, nhịp trống của anh lại không cùng nhịp với các CĐV khác. Mỗi người một phách, ngay cả từ mà khán giả chúng ta thường hô vang là ?oViệt Nam! Việt Nam? cũng thiếu sự đồng lòng. Cuối hiệp 1, nửa đầu hiệp 2 các khán đài sân Thiên Trường trở nên lặng lẽ, bởi thiếu người khởi xướng.
    Đã đến lúc phải chuyên nghiệp hoá cả đội ngũ CĐV, một chuyện tưởng nhỏ, nhưng có đóng góp rất lớn vào thành công của đội tuyển.


    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  5. roiviec

    roiviec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, đội tuyển VN cần phải không có cầu thủ và HLV người Nghệ An nào cả. Toàn bọn đá kém mà cứ được gọi nhỉ
    - Đưa Quản Trọng Hùng lên thay đê, như thế thì mới chọn được cầu thủ giỏi. Nhìn Thể Công cái thấy ngay cái giỏi của ông QTH, lên 1 phát là TC có điểm ngay, mà toàn điểm khó cơ. Và trận trước ta thua vì thể hình, nên thay VQ bằng Bảo Khanh, cầu thủ này rất to khoẻ, chơi đầu tốt hơn VQ là cái chắc. Tất nhiên cùng với danh tiếng có sẵn, chúng ta không thể bỏ qua Huỳnh Đức được nhỉ, phong độ kém chỉ là nhất thời thôi mà, mà HĐ vào thì bọn HQ với Libăng nó cũng nể hơn, BK sẽ tha hồ có cơ hội.Còn về vị trí trung vệ, do HH và MD rất kém, HH lại không cao lớn, nên Như Thành là sự lựa chọn hợp lí. Cần phải vì lợi ích quốc gia mà cho cầu thủ này đá đê.
    Mấy hôm nay, thấy ở cái box này có nhiều bài chê bai ông Thành Vinh và các cầu thủ SL thế không biết. Chẳng hiểu sao trước khi có 1 vài câu nói của ông Tavares thì chẳng thấy thằng cu nào nói cả. Đây chắc là do ấm ức lâu ngày, bây giờ có người nhể ra cho 1 tí, thế là vồ lấy ngay thôi. Và trước khi nói, hãy biết lấy 1 điều rằng quan điểm của các HLV là khác nhau. Nhắc lại một ví dụ cho những kẻ lắm lời là: cái vụ Calisto gọi mấy cầu thủ ở giải hạng nhất ấy, có còn nhớ trước và sau nó thế nào không. Đời cũng có lắm kẻ...
    Còn kẻ vừa viết là
    không hiểu tên này tiểu nhân như thế nào mà lại có thể có được cái suy nghĩ như thế. Thử sử dụng cái được gọi là trí khôn để nghĩ xem ông Thành Vinh làm như thế để được cái gì?
    Bó tay với những kẻ như thế này thôi.
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Cần nhân rộng mô hình đào tạo bóng đá trẻ trong cả nước

    Hệ thống đào tạo bóng đá trẻ ở nước ta trong những năm gần đây phát triển rất mạnh. Để có được thế hệ tài năng bóng đá trẻ như hiện nay, các địa phương, ban ngành trong cả nước đã tốn không ít mồ hôi, công sức để đầu tư từ công tác tuyển chọn cầu thủ đến xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo với khả năng có thể có.


    Hàng loạt cầu thủ ở những địa phương có sự huấn luyện khoa học đã bộc lộ được tài năng. Hàng năm LĐBĐVN đều tổ chức nhiều giải đấu có quy mô toàn quốc cho các lứa tuổi từ 11 đến 21. Trong khi đó, một vài địa phương cũng đã có sự cố gắng, nỗ lực trong việc tuyển chọn và tập trung đào tạo các vận động viên có năng khiếu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong khi LĐ, các ban ngành chức năng đang cố gắng tập trung phát triển hệ thống bóng đá trẻ cho nước nhà thì ở một số địa phương, công tác này chưa được coi trọng đúng mức. Hiện nay, trong toàn quốc chỉ có một vài địa phương có sự đầu tư, xây dựng bóng đá trẻ khoa học và có hướng chiến lược lâu dài: Nghệ An, Thể Công, Đồng Tháp. Ở các địa phương còn lại, công việc này còn rất sơ sài mà không mang tính quy hoạch. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với bóng đá nước nhà, đó là việc hạn chế số lượng cầu thủ tuyển chọn cho các đội tuyển trẻ QG.
    So sánh với Thái Lan - cường quốc bóng đá trong khu vực ĐNA về công tác đào tạo cầu thủ trẻ thì có thể thấy việc chú trọng đầu tư cho bóng đá trẻ ở ta là chưa nhiều. Hay Lào chẳng hạn, ở SEA Games vừa rồi, trong đội hình của họ có cầu thủ mới 16 tuổi. Bài học thiếu hụt lực lượng và xu thế hạn chế tuổi ở môn thể thao này đòi hỏi các nhà quản lý bóng đá ở các địa phương cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đào tạo cầu thủ trẻ. Mô hình này cần được nhân rộng khắp trong cả nước thời gian tới.
    Không thể phủ nhận những nỗ lực của các địa phương: Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang... trong việc tuyển chọn và đào tạo bóng đá trẻ. Nhưng thực tế, việc chỉ thành công ở một giải đấu là chưa đủ để nói bóng đá trẻ nước nhà có sự phát triển toàn diện. Bên cạnh những cố gắng của các địa phương nói trên, nhiều địa phương vẫn xem nhẹ công tác này, chỉ chăm lo chạy theo hình thức. Nghĩa là, họ cũng cử đội bóng tham dự nhưng khi vào giải thì sự chênh lệch về trình độ được biểu hiện rõ ràng. Nhiều địa phương có thực lực bóng đá lớn tuổi rất mạnh: Gia Lai, Long An, TPHCM, song hệ thống bóng đá trẻ tại các nơi này vẫn chưa xứng tầm. Do đó, trong các giải trẻ hàng năm, các đội bóng kể trên thường bị "bật bãi" ngay từ vòng ngoài.
    Thiết nghĩ, để có được một nền bóng đá mạnh vươn tới tầm châu lục và thế giới, các địa phương cần có sự tính toán xây dựng bóng đá trẻ có khoa học và mang tính chuyên nghiệp. LĐ cần có sự hỗ trợ, khuyến khích, vận động các địa phương tuyển chọn và đào tạo cầu thủ trẻ để bóng đá Việt Nam khỏi mang tiếng là "xây nhà từ nóc".


    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  7. tiger_ag

    tiger_ag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Quang Huy, Quang Tùng, Long Vũ đều là những BLV hay của Đài THVn nhưng tôi vẫn thích nhất là Quang Huy, dù đôi khi có hơi buồn ngủ. Long Vũ thì hài hước và dí dỏm nhưng thấy giống ấtu hài hơn là bình luận! Hình như dạo này Quang Tùng được ưu ái hơn thì phải, những trận đinh ở các giải như SEAGAMES hay Ngoại Hạng Anh đều do Quang Tùng bình luận cả
  8. dia_golden

    dia_golden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    2.568
    Đã được thích:
    1
    Cháy nhà ra mặt chuột một loạt cụ Nhi Đồng lại được tìm ra

    Theo báo cáo kết quả kiểm tra đợt 1 của thanh tra Uỷ ban TDTT gửi Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái, trong số 135/290 VĐV thuộc các đội tuyển trẻ do Trung ương quản lý đã phát hiện 36 trường hợp vi phạm. Trong số 36/64 đơn vị đã gửi báo cáo về Ủy ban TDTT có 24 đơn vị thừa nhận việc gian lận tuổi tác, đánh tráo người ở các giải trẻ với 110 trường hợp! Trong tổng cộng 146 trường hợp kể trên, hơn 50% gian lận hai tuổi trở lên, có 8 trường hợp đánh tráo người. Trong số 24 sở TDTT tự giác khai báo, Thanh Hóa dẫn đầu khi xin điều chỉnh tên họ, tuổi tác cho 23 VĐV! Kế đến là Hưng Yên (22), Đà Nẵng (22), Hải Phòng (12), Thái Nguyên (12), Sóc Trăng (8), Quảng Bình (8), Nam Định (4), Tiền Giang (4). Các địa phương có trường hợp vi phạm còn lại là An Giang, Quảng Ngãi, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Đồng Nai, Quảng Trị, Thái Bình, Phú Yên, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Nghệ An.
    Từ những con số nói trên, có thể nói rằng gian lận tuổi đã trở thành căn bệnh trầm kha, đến nỗi ông Nguyễn Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ Thanh tra Ủy ban TDTT, người chủ trì chương trình tổng kiểm tra - đã phải thốt lên: "Khai man tuổi là tình trạng phổ biến, hầu như địa phương nào cũng có, môn nào cũng có...". Kết quả cuối cùng chắc chắn chưa dừng lại ở đây vì còn hơn 2 tháng nữa (trước tháng 6) chương trình mới kết thúc, tuy nhiên nhìn vào những con số ban đầu, chúng ta hoàn toàn lý giải được những "sự lạ" đối với thể thao nước nhà trong thời gian dài vừa qua.

    Trường hợp cầu thủ "nhí" Lê Minh Hoàng của Khánh Hoà là một điển hình. Ngay từ giải bóng đá thiếu niên - nhi đồng tranh Cúp IBC năm 1996, Minh Hoàng đã nổi lên như một "thần đồng" của bóng đá nước nhà. Mang áo số 10, Hoàng đúng là một thủ lĩnh đích thực, chơi đĩnh đạc... như người lớn, khiến tất cả đều ngạc nhiên và khấp khởi mừng thầm: "Nếu cứ đà này, Hoàng sẽ là một tài năng lớn trong tương lai". Hy vọng của giới hâm mộ ngày càng được củng cố khi những mùa giải tiếp sau đó (từ 1966-2000), Hoàng luôn là linh hồn của Khánh Hoà và có tới 3 lần được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất cũng như có tên trong đội hình tiêu biểu. Rồi đột nhiên, Minh Hoàng biến mất. Cho đến giải U-21 Báo Thanh Niên 2002, nhiều người mới nhìn thấy một cầu thủ mặt quen quen, rất ấn tượng với cái đầu trọc lốc để lại chỏm giữa, có tên Phan Thiều Quang (áo số 21) trong đội hình GĐT.LA. Thì ra, đó chính là Lê Minh Hoàng thuở nào. Lúc này thì tất cả mới ngã ngửa: Hoàng dự giải nhi đồng đầu tiên năm 1996 (dành cho lứa tuổi U-11) khi đã... 15 tuổi!

    Bên cạnh Lê Minh Hoàng, hàng loạt những "cụ" thiếu niên, nhi đồng cũng đã được lôi ra ánh sáng, như Đậu Sỹ Điệp (Nghệ An - cầu thủ xuất sắc nhất và Vua phá lưới liên tiếp tại 2 giải bóng đá nhi đồng toàn quốc 2001 và 2002) gian lận tới 4 tuổi; các tuyển thủ trẻ U-14 từng đoạt HCĐ Đông Nam Á 2003, gây bao xúc động, niềm tin yêu đối với người hâm mộ như Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Minh Ngọc, Lê Dũng Mạnh... cũng của SLNA khi bị phát hiện đều vượt quá quy định ít nhất là 1 tuổi. Chẳng thế mà năm nào cũng vậy, sau mỗi giải thiếu niên - nhi đồng, biết bao "chùm sao nhí" xuất hiện kèm theo những kỳ vọng lớn lao như Trang Hồng Sơn, Lê Quang Huy, Phan Hải Đăng... nhưng càng chờ họ càng biến mất theo thời gian.

    Điều đáng chú ý là những chùm sao này đều toả sáng trong màu áo các đội bóng thuộc những địa phương vùng sâu, vùng xa, gần như không có đội bóng đỉnh cao như Thái Bình, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quản Trị, Kiên Giang, Cà Mau... Trong khi đó, những địa phương, đơn vị giàu truyền thống như Hà Nội, TP.HCM, Thể Công lại không có lấy một lần được "ưỡn ngực" tại các giải thiếu niên - nhi đồng kể từ ngày tổ chức. Công tác đào tạo cầu thủ trẻ ở các địa phương tỉnh lẻ khởi sắc đáng mừng trong khi các thành phố lớn sa sút? Câu hỏi này cho đến nay đã có hướng mở rõ ràng rồi chăng?

    Những thủ đoạn tinh vi và tội của người lớn

    Gian lận tuổi suy cho cùng cũng xuất phát từ căn bệnh thành tích của người lớn. Chỉ vì bệnh thành tích quá nặng, liên quan trực tiếp đến "miếng cơm manh áo" và xa hơn là "chiếc ghế" của mình, người ta đã bất chấp hậu quả, thực hiện mọi thủ đoạn để đạt được những tham vọng cá nhân. Từ đây, các VĐV trẻ (lứa tuổi U) và rất trẻ (thiếu niên - nhi đồng) sẵn sàng trở thành công cụ để người lớn thực hiện mục tiêu.

    Phan Thiều Quang khi bị phát hiện chính là Lê Minh Hoàng thuở nào đã mau mắn thừa nhận: "Hồ sơ năng khiếu của em tên là Phan Thiều Quang nhưng các thầy, Sở TDTT bắt em phải học thuộc lòng tên mới, ngày tháng năm sinh để được đá bóng. Được đá bóng là em cảm thấy vui nên không quan tâm đến chuyện ăn gian tuổi". Nhưng "thần đồng" của Khánh Hoà vẫn còn may mắn hơn nhiều bè bạn khác vì em chỉ việc phải học thuộc tên mới và ngày tháng năm sinh. Không ít cầu thủ "nhí" ở tuổi bẻ gãy sừng trâu trên sân chơi thiếu niên - nhi đồng đã bộc bạch bí quyết "cưa sừng làm nghé" mà các thầy dạy, nào là phải cạo sạch hết lông chân, lông nách và râu ria; nào là phải tỏ thật ngây thơ, ấp úng khi được báo chí phỏng vấn; hay ngay sau khi thi đấu xong phải nhanh chóng mặc quần áo trốn lên xe ô tô ngồi để tránh những ánh mắt nghi ngờ của đội bạn, khán giả...

    Không chỉ riêng bóng đá mà ở các môn thể thao khác, hiện tượng này cũng đã trở thành phổ biến. Như mới đây, báo chí đã lật lại hồ sơ về các tuyển thủ đội tuyển bóng chuyền Việt Nam dự giải vô địch U-19 Đông Nam Á và châu Á chơi rất ấn tượng thì mới giật mình: Hàng loạt những tiềm năng như cây chuyền hai Tuấn Kiệt, tay đập Hùng Mạnh, Nguyên Hoà, Đức Trọng, Sỹ Hoà đều đã vượt quá từ 2-3 tuổi. Nghe đâu, những nghi ngờ về tuổi tác của "nữ hoàng điền kinh" Phạm Đình Khánh Đoan và Đoàn Nữ Trúc Vân từ bấy lâu mới đây cũng đã có lời giải: cả hai phải xin Uỷ ban TDTT khai lại tuổi khi năm sinh thực của Đoan là 1980 và Vân là 1978 chứ không phải 1982 như vẫn đăng ký từ xưa đến nay. Cũng theo một nguồn tin đáng tin cậy của VietNamNet, trong số 146 trường hợp trong bản báo cáo đợt 1 của thanh tra Uỷ ban TDTT, có không ít VĐV tên tuổi, thậm chí có người còn là nhà vô địch thế giới của một môn võ.

    Có thể nói rằng, gian lận tuổi đối với nhiều địa phương đã phát triển một cách có hệ thống, thậm chí nó đã được nâng thành công nghệ. Học bạ, hồ sơ, chứng minh nhân dân được làm mới hoàn toàn; việc đánh tráo người cũng diễn ra vô cùng kín kẽ để ra một đáp số cuối cùng là sự hợp thức hoá những "cậu anh" được chơi vào sân chơi của "cậu em". Không còn là vô tình, người ta đã dạy con trẻ nói dối ngay từ khi trong đầu chúng, hình ảnh người thầy vẫn được tôn vinh như những vị thánh. Đau lòng thay, những người thầy này hiện đang là phổ biến trong bối cảnh thể thao nước nhà hiện tại.

    Nhưng chắc chắn sẽ không thể có những ông thầy tệ hại như thế nếu nó không được sự dung túng của những người cao hơn, quyền lực lớn hơn nhiều lần. Vậy nên, cuộc chiến chống gian lận tuổi thực chất chính là cuộc đấu tranh với chính mình của những người lớn, trong đó vấn đề đạo đức phải được đặt lên hàng đầu.

    Song liệu có mấy ai làm được điều đó - để gian lận tuổi không còn là nỗi nhức nhối, nỗi đau của xã hội - khi sự hấp dẫn về quyền lực và những chiếc ghế luôn là nỗi ám ảnh!?
  9. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Trở lại vấn đề gian lận tuổi:
    Tốn kém tiền của nếu đầu tư sai đối tượng
    Ngọc Bích
    "Chưa tính đến khía cạnh đạo đức, chỉ đứng trên bình diện chuyên môn không thôi, việc xác định sai tuổi VĐV sẽ dẫn đến không xác định được chính xác tiềm năng của VĐV đó và sẽ phí phạm tiền của nếu đầu tư sai đối tượng", ông Dương Đức Thuỷ, trưởng bộ môn điền kinh UBTDTT nói về hậu quả của nạn gian lận tuổi.

    Đoàn Nữ Trúc Vân xin được
    thêm ... 4 tuổi.
    Những ngôi sao xin được... già đi!
    Khi bộ môn điền kinh bắt đầu yêu cầu các địa phương rà soát lại danh sách VĐV và đăng ký lại cho đúng tên tuổi theo yêu cầu của UBTDTT, những bất ngờ đã "phát lộ", khi trong danh sách này không thiếu những ngôi sao. Đầu tiên phải kể đến Khánh Hoà đề nghị được sửa lại tuổi cho hai "nữ hoàng" Phạm Đình Khánh Đoan và Đoàn Nữ Trúc Vân. Trong danh sách đăng ký thi đấu trước đó, cả Đoan và Vân đều sinh năm 1982, nhưng bây giờ sửa lại cho đúng thì Vân sinh năm 1978 (lố 4 tuổi), còn Đoan sinh năm 80 (lố 2 tuổi). Nhà vô địch SEA Games 22 nội dung chạy 800m nam Lê Văn Dương của Kiên Giang cũng "đính chính", không phải anh sinh năm 1983 như đăng ký mà là 1980 (lố 3 tuổi). HCĐ SEA Games 22 nội dung nhảy 3 bước nữ Bùi Thị Nhật Thanh trước đó sinh năm 1982 nhưng giờ sinh năm 1980. Thậm chí cả cô gái vàng Nguyễn Thị Tĩnh cũng xin... già đi 2 tuổi (trước đăng ký là sinh năm 1983, giờ là 1981). "Có những VĐV đạt cấp kiện tướng rất sớm, nhưng 4-5 năm ở ĐT trẻ QG vẫn chỉ đứng đấy thôi, không tiến được, chắc chắn không loại trừ trường hợp nhầm tuổi, nhầm trong ngoặc kép! Còn đội tuyển quốc gia hiện nay theo đánh giá chủ quan của tôi, phải có đến 10% số VĐV không đúng tuổi và đã từng được hợp pháp hoá bằng những con dấu đỏ", ông Thuỷ thẳng thắn đánh giá. Tất nhiên tài năng thực sự của những VĐV kể trên là điều không thể nghi ngờ, và đã được chứng minh bằng những chiếc huy chương trên đấu trường quốc tế, nhưng qua đó cũng thấy rằng, ăn gian tuổi đã trở thành một vấn nạn đáng sợ trong thể thao.
    Phó Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Trọng Hỷ:
    "Đây là một vấn đề bức xúc, rõ ràng nếu không quan tâm, không ngăn chặn ngay, không có nhận thức đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo VĐV. Chúng tôi đang chờ thanh tra thêm 5-6 tỉnh, thành nữa rồi sau đó sẽ tổng kết. Chắc chắn sẽ phải có chế tài. Ngoài việc phạt VĐV, thậm chí sẽ quy cả trách nhiệm đến những người thực hiện như giám đốc sở, giám đốc trung tâm thể thao, những người tuyển chọn. Sắp tới sẽ có nghị định về công tác chống tiêu cực trong thể thao trong đó có đề cập đến cả vấn đề này, chúng tôi đã trình Chính phủ rồi, chắc sẽ ban hành trong 2-3 tháng tới.
    Hậu quả
    Trên thế giới, tuổi thọ nghề nghiệp của VĐV phải từ 8-10 năm, nhưng VĐV VN rất nhiều người chỉ được 4-5 năm. Cái thiệt hại lớn nhất chính là về mặt chuyên môn. "Chúng tôi muốn biết VĐV này chính xác là bao nhiêu tuổi để có kế hoạch đầu tư bởi sẽ phí phạm tiền của nếu đầu tư cho một VĐV bị lố tuổi khi VĐV đó chỉ cống hiến được vài năm là hết", ông Thuỷ nhấn mạnh. Không thể nói là chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo VĐV trẻ không bị ảnh hưởng bởi vấn nạn này. Gian lận tuổi còn ảnh hưởng đến cả phong trào. Với một VĐV đỉnh cao như Trúc Vân, 4 năm lố tuổi của chị là đồng nghĩa với việc 4 năm, những VĐV trẻ không có cơ hội mơ tới chiếc HCV giải trẻ ở nội dung của chị. Sự thiếu công bằng, độ chênh lệch quá lớn ở những sân chơi trẻ như Hội khoẻ Phù Đổng, các giải thanh thiếu niên sẽ làm các HLV, VĐV và những địa phương "thật thà" chán nản. Gian lận có thể mang đến cho địa phương cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài nó hại cho quốc gia và hại cho cả chính địa phương đó nữa. Thử hỏi trong số những VĐV gian lận tuổi để đủ tiêu chuẩn đi học các trường thể thao, có bao nhiêu làm được cái gì khi trở về địa phương? Một người trong cuộc đặt câu hỏi.
    Chưa có chế tài
    Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng gian lận tuổi tràn lan như hiện nay là UB TDTT vẫn chưa có chế tài về vấn đề này. Mới chỉ là những quy định nhỏ, lẻ, tự phát của từng liên đoàn thể thao. Nếu một VĐV bị phát hiện gian lận tuổi, chỉ mới bị cấm thi đấu ở một giải đấu đó chứ chưa có quy định về những mức phạt nặng hơn như cấm thi đấu trong thời gian vài năm như với VĐV dùng doping, mặc dù có người cho rằng, gian lận tuổi cũng chẳng khác nào một loại "doping". "Và nói cho cùng, vấn đề là các địa phương phải đồng tâm hiệp lực chống loại tiêu cực này và thấy rằng đây là một vấn đề xã hội", ông Thuỷ nhận xét.
    u Đoàn Nữ Trúc Vân xin được thêm... 4 tuổi.
  10. superstarcraft

    superstarcraft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    cái chuyện này bình thường thôi các bác ạ còn nhiều vụ tai tiếng khác còn ác liệt hơn nhiều

Chia sẻ trang này