1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thùng rác box bóng đá 1

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi liemdng, 03/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, BTC sẽ xem xét các sự cố từ khán đài
    Bao giờ mới có những án phạt nghiêm khắc ?
    Điều khôi hài được ghi trong Qui chế bóng đá Chuyên nghiệp là các sân nếu không bảo đảm việc thực hiện công tác quảng cáo của các nhà tài trợ sẽ bị phạt từ 70 đến 140 triệu đồng trong khi mức phạt tiền cao nhất đối với các sân khi có sự cố nhỏ cao nhất là 20 triệu đồng (!). Số tiền ấy chẳng thấm vào đâu và khác nào tạo cơ hội để các sân ?othoải mái? hơn trong công tác tổ chức của mình.
    Thậm chí, đến chuyện khán giả gây rối, ném đồ vật xuống gây thương tích cho các thành viên của trận đấu thì mức phạt cũng chỉ là 20 triệu đồng thời xử thua đội chủ nhà. Qui định này cũng chẳng làm BTC các sân nao núng.
    Thật ra, trong Qui chế cũng có các hình thức xử phạt rất cao như xử thua, cấm thi đấu trên sân đã xảy ra sự cố để chuyển sang sân trung gian nhưng điều này chưa thấy dám áp dụng, bởi nếu BTC ra tay thì chắc chắn trong các vòng đấu vừa qua đã có sân phải chịu.
    Nói đến việc này, BTC luôn khá ?ocân nhắc? trước khi đưa ra quyết định. Không khó hiểu vì BTC cần có các bản báo cáo của giám sát và băng ghi hình nhưng như đã biết, các bản báo cáo của giám sát rất ít khi ghi nhận các trường hợp vi phạm qui định của các sân. Đấy là chưa nói việc ghi hình khán đài không có trong Qui chế thì làm sao BTC xử được! Cách duy nhất mà BTC căn cứ là từ báo chí nhưng chắc chắn đây không thể là phương cách chuẩn mực và hiệu quả nhất.
    Theo chúng tôi, việc cấm thi đấu trên sân có sự cố hoặc phải thi đấu trong sân không có khán giả không phải là chuyện khó. Tăng mức phạt tiền đối với các sân sai qui định cũng là điều dễ làm nhưng chưa thấy BTC có động thái nào. Đấy là chưa nói các vụ bạo lực trên khán đài có thể bị khép vào tội danh ?ogây rối nơi công cộng? trong Bộ luật Hình sự nước ta. Có lẽ sự việc chưa dẫn đến chết người hay gây thương tích nghiêm trọng nên BTC mới ?onương tay như thế?!
    Để xử lý các vụ bạo loạn trên khán đài không chỉ phạt tiền là xong chuyện mà cần có biện pháp mạnh hơn. Nếu BTC giải không mạnh tay thì BTC sân cũng không việc gì siết chặt công tác tổ chức của họ. Ngược lại, nếu BTC giải nâng mức phạt tiền lên 100 triệu đồng/trận thì chắc chắn BTC sân phải tăng chi phí cũng như nỗ lực tổ chức trận đấu để tránh bị phạt.
    Rất cần có những biện pháp mạnh tay vì theo chúng tôi, tình trạng rối loạn trên khán đài đã ở mức báo động.
  2. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Hooligan bóng đá Việt Nam: Ngăn chặn trước khi ''vết dầu loang''
    Sau vòng đấu thứ 14, báo chí thể thao trong nước đồng loạt lên tiếng phê phán những vụ xô xát, manh động xảy ra trên các khán đài sân vận động. Thực tế đây không phải là lần đầu, nhưng những gì diễn ra trước và trong ngày 25-4 đã lên đến đỉnh điểm, vượt quá mức chịu đựng của người hâm mộ bóng đá chân chính. Người ta đặt câu hỏi đối với những giới chức có trách nhiệm sẽ làm gì hay không làm gì cả để ngăn chặn nạn hooligan bóng đá Việt Nam trước khi ?ovết dầu loang? rộng, hết phương cứu chữa? Trong bài viết này, chúng tôi đặt ra một số vấn đề cần lưu ý nhằm tiến đến việc vô hiệu hóa nạn hooligan bóng đá Việt Nam đang ngày một lan rộng.
    Xem lại công tác tổ chức
    Từ lâu, Ban tổ chức giải luôn xem nhẹ chuyện kiểm tra các Ban tổ chức sân về khả năng liệu có đảm bảo tổ chức tốt một trận đấu. Thường công việc này giao cho giám sát và vị này chỉ đến sân trước một ngày để? họp. Ý kiến của giám sát thường bị xem nhẹ như trường hợp giám sát Nguyễn Hữu Bàng đề cập đến việc cách ly thật xa hai nhóm cổ động viên Bình Dương và Sông Lam Nghệ An, nhưng lại bị Ban tổ chức sân cho qua, với câu trả lời: ?oKhông sao đâu!?. Giám sát Bàng đành chịu, vì ông không thể (hoặc không dám) quyết định ngưng việc tổ chức trận đấu, khi thấy điều kiện tổ chức không đảm bảo.
    Án phạt dành cho sân chưa đủ nặng
    Những án phạt do Ban tổ chức giải đưa ra chỉ có tính chất ?ochế tài? chẳng thấm vào đâu, chẳng làm cho các sân e sợ. Thật ra, trong bóng đá còn có nhiều bản án khác đủ sức làm cho các sân bóng thấy rõ trách nhiệm của mình, cũng như đám hooligan chùn bước khi muốn manh động. Chúng tôi đơn cử 4 trường hợp ra án phạt từ nhẹ đến nặng gồm: phạt một số tiền lớn, cấm sân thi đấu không có khán giả, chuyển trận đấu đến sân trung lập từ 1 trận đến nhiều trận, và cuối cùng là loại trừ đội bóng ra khỏi hoạt động bóng đá quốc gia.
    Lực lượng làm nhiệm vụ chưa thật tốt
    Việc bảo đảm an ninh, trật tự trên sân là một sự phối hợp ?otác chiến? đồng bộ giữa nhiều ?obinh chủng?, từ trật tự sân (dân sự), cảnh sát trật tự, cảnh sát hình sự, cảnh sát cơ động 113 cho đến quân đội. Đối với các nước tiên tiến, toàn bộ lực lượng này được tổ chức thành một khối, luyện tập hẳn hoi, kể cả các tình huống khẩn cấp (chống bạo động, khủng bố ?). Còn ở ta, các lực lượng đến sân làm nhiệm vụ theo kiểu ?ođến hẹn lại lên?, đến cho có mặt, còn nếu có phương án tác chiến thì chỉ dừng lại trên bàn họp. Khi tình huống xấu xảy ra, các lực lượng phản ứng không kịp thời, dễ dẫn đến trường hợp xấu hơn.
    Đó là chưa kể, nhiều nhân viên trật tự làm nhiệm vụ thiếu công tâm, chỉ trấn áp hooligan đội khách, thả nổi cho hooligan chủ nhà muốn làm gì thì làm (?).
    Sự tham gia của camera ghi hình
    Không phải khán giả nào trên sân bóng cũng là hooligan. Chính camera ghi hình sẽ làm nhiệm vụ giúp lực lượng bảo vệ sân phân biệt đâu là khán giả bình thường và đâu là hooligan. Công việc lắp đặt camera quan sát trên sân đòi hỏi đầu tư khá tốn kém, nhưng nó chẳng đáng là bao nếu góp phần hỗ trợ cơ quan chức năng truy bắt kẻ gây rối.
    Đưa hooligan ra tòa
    Lâu nay, những kẻ gây rối trên khán đài hay ngoài sân bóng chỉ bị bắt giam cao lắm là vài ngày rồi thả, thậm chí có nơi thả ngay sau khi trận đấu kết thúc (?). Cách làm này chỉ dung dưỡng thêm cho những phần tử này tiếp tục gây hấn ở các trận đấu sau. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban tổ chức giải và Ban tổ chức các sân cần nhận được sự trợ giúp nhiều hơn nữa của các cơ quan thực thi pháp luật, ngõ hầu chặn đứng tệ nạn hooligan bằng những bản án thích đáng.
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Cổ động viên bóng đá: Mặt phải và mặt trái


    Bóng đá không thể tồn tại nếu thiếu khán giả. Môn chơi này được sinh ra nhằm phục vụ công chúng và dần dần, công chúng chính là người nuôi sống môn chơi này để nó trở thành một ngành kinh doanh như hiện nay. Hội CĐV ra đời nhằm tập hợp những người hâm mộ cùng có chung một niềm say mê đội bóng. Đấy là bước phát triển căn cơ và có tổ chức của lòng đam mê nhưng đôi khi, lòng đam mê ấy không còn dừng lại ở mức độ ban sơ?
    Từ phong trào thành lập Hội CĐV
    Cứ là cổ động viên thì ý nghĩ thành lập một Hội CĐV giống như là chuyện đương nhiên. Xét ở khía cạnh cổ vũ, một nhóm bao giờ cũng khí thế hơn đơn lẻ vài người. Tuy nhiên, tập hợp lại để cổ vũ thì khác mà thành lập hội đoàn lại là chuyện khác hẳn. Đấy là một tổ chức xã hội, có ban quản lý, có tài chính và có sự hoạt động thường xuyên.
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Việt Nam gần như đội bóng nào ở V-League cũng có Hội CĐV nhưng không phải hội nào cũng như hội nào. Có nơi người ta lập hội ra rồi đi xin tiền của CLB để hoạt động thay vì ngược lại. Có nơi lập hội để? lập vậy thôi, không hoạt động, không qui chế rõ ràng, chỉ tập trung lại mỗi khi có trận đấu và cũng chẳng có ai lĩnh xướng cổ vũ cho ra trò vì có tập tành gì đâu! Cũng có hội do các đội bóng thành lập với mục tiêu cho đủ bộ phận từ A-Z chứ quá trình chăm chút và tăng cường thành viên thì hầu như bỏ ngỏ. Hiện tại, ở Việt Nam có 2 Hội CĐV hoạt động tương đối có nề nếp và có cương lĩnh rõ ràng, có trang web riêng rất bài bản là SLNA và TMN-CSG (đúng hơn là Hội CĐV CSG). Tuy nhiên, như Hội CĐV SLNA thì nhánh trong Nam không biết nhánh ngoài Bắc hay nhánh ở Nghĩa Đàn ?" Nghệ An nên hoạt động cũng đơn lẻ. Ngược lại, có một đội bóng mà hội CĐV hoạt động không nhiều nhưng lại có lực lượng ?ongười người đồng tâm? rất lớn, đó là Thể Công. Hội CĐV của đội bóng này trải dài từ Nam chí Bắc và những thành viên quan trọng nhất chính là các quân nhân. Một Hội CĐV khác có khu vực cố định trên website chính thức của đội bóng nhưng lại không trực thuộc đội bóng là Hội CĐV Bình Dương?
    Tòa soạn của SGGP-TT không ít lần nhận được các cú điện thoại đề nghị ?ođính chính?. Lần thì một nhóm CĐV của đội Bình Định phía Nam đề nghị thông tin lại cho rõ: ?ochúng tôi là Hội CĐV Bình Định phía Nam?. Lần khác, một CĐV từ Bình Dương điện thoại phân trần không phải thành viên của Hội đã la ó trên khán đài đòi sa thải ông Nam Dae Shik. tòa soạn tiếp nhận yêu cầu nhưng không thể kiểm chứng được sự xác thực. Lý do: Phần lớn các Hội CĐV hoạt động theo hình thức tự nguyện, không có đăng ký hoạt động với các cơ quan quản lý Nhà nước theo nguyên tắc quản lý hội đoàn.
    Nói cho đúng hơn, Hội CĐV ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức tự phát và chưa có sự công nhận chính thức ngay từ các đội bóng. Theo nguyên tắc, hội CĐV là một phần của đội bóng, được CLB chăm sóc và chăm sóc ngược lại cho đội. Lập hội không khó nhưng để hoạt động chính qui thì không đơn giản. Vấn đề này bóng đá Việt Nam còn lâu mới có thể thực hiện được việc chuẩn hóa các hội CĐV vì bản thân các CLB cũng chưa phải là đội bóng chuyên nghiệp. Thành ra, hội CĐV thì nhiều nhưng để được công nhận và được CLB bảo trợ thì không có.
    ...Đến sự mất kiểm soát trên khán đài
    Trong cái ngày ra mắt Hội CĐV phân nhánh phía Nam của SLNA, chúng tôi mới bất ngờ biết rằng ban lãnh đạo Hội đa số là các sinh viên, học sinh mê bóng đá. Họ thành lập được vì nhờ có một số doanh nhân của Hội đồng hương Nghệ Tĩnh đỡ đầu. Thực tình mà nói, chúng tôi không nghĩ các sinh viên đang bận bịu với việc học hành ấy có thể vận hành một tổ chức đông đảo hơn 200 người một cách suôn sẽ?
    Qua tìm hiểu, được biết bản thân các thành viên trong ban chấp hành cũng không mường tượng được việc hoạt động, cách tổ chức cổ vũ và các công việc giúp đỡ đội bóng như thế nào. Vấn đề tài chính ?" chuyện sống còn của các hội đoàn- lại làm theo kiểu ?ovận động tài trợ? và tự nguyên đóng góp! Công việc chính của hội cho đến nay là tổ chức kinh doanh áo quần, băng rôn mỗi khi có trận đấu tại khu vực phía Nam. Còn những việc như tổ chức các hoạt động đi cổ vũ đội bóng khi thi đấu tại các nơi xa thì hầu như không có?
    Chúng tôi đã từng len lỏi theo một thành viên trong ban chấp hành Hội CĐV SLNA khu vực phía Nam xem một trận đấu trên sân Thống Nhất. Vai trò của anh ta chỉ dừng lại bên ngoài sân bóng còn trong sân thì hầu như chẳng làm gì. Sau khi tập hợp lại được trên cùng một khán đài nhờ vài bản thông báo dán bên ngoài sân, các CĐV xứ Nghệ mạnh ai người ấy cổ vũ, không theo bài bản nào cả, thế nhưng khi có chuyện bất lợi cho đội nhà dưới sân thì nhất loạt cùng la ó và ném đồ vật xuống sân. Chuyện ném đồ vật chắc chắn không thể có trong ?ocương lĩnh hoạt động? của bất kỳ hội CĐV nào nhưng nó vẫn cứ diễn ra mà không người kiểm soát.
    Đấy chính là mối lo của các đội bóng khi nói đến chuyện thành lập các Hội CĐV. Ngay trên sân nhà, các CĐV còn liên tục phớt lờ các khuyến cáo của BTC sân về việc ném đồ vật xuống sân thì việc đứng ra đỡ đầu cho hội khác nào tự chuốc họa vào thân! Phần lớn các đội bóng không đủ người để quản lý các hội CĐV nên an toàn nhất là ?oquên? việc thành lập hay bảo trợ cho các hội. Lợi thì chưa thấy lợi mà thiệt hại thì có thể rất lớn.
    Mọi việc còn ở ngã ba đường
    Để trở thành một Hội CĐV chính thức, việc đầu tiên là phải có được sự công nhận và quản lý của đội bóng nhưng cách làm amateur của các hội CĐV hiện nay chỉ khiến các CLB e dè. Có hội CĐV trung thành thì chắc chắn sẽ đem lại phần lợi cho đội bóng nhưng các CLB không thể đứng ra ?obảo trợ?T cho cách làm tự phát của các CĐV như hiện nay. Chính vì sự dễ dàng trong việc thành lập Hội CĐV nên mới có chuyện các hội CĐV ?ođụng độ? với nhau một cách ?olãng nhách? để sau đó phải phân trần rằng ?otôi mới là người của Hội CĐV??
    Nói thật tình, hội CĐV hiện nay chỉ nằm ở mức ?onhóm CĐV? chứ không phải là một tổ chức chính qui. Cũng vì vậy, rất khó để nói rằng các Hội CĐV có thể bảo đảm được sự yên bình trên khán đài hay không.
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    "Bạo lực trên các khán đài, từ những cổ động viên quá cuồng nhiệt đang là vấn đề nổi cộm nhất trong các vòng đấu gần đây của V - League", Phó Chủ tịch LĐBĐVN Trần Duy Ly khẳng định. Có cách nào để hạn chế bạo lực lây lan từ khán đài, câu hỏi được đặt ra với ông Trần Duy Ly và lãnh đạo hai CLB có lượng cổ động viên lớn và cũng hay xảy ra sự cố gần đây: SLNA và Thể Công.

    Cảnh sát phải ra tay trên
    sân Thiên Trường.
    Phó Chủ tịch LĐBĐVN Trần Duy Ly: Phải xác định những "điểm nóng"
    ´ BTC giải có tính đến những biện pháp chế tài mạnh hơn, chẳng hạn có thể phạt nặng trong trường hợp một sân nào đó tái phạm khi để xảy ra hiện tượng hooligan trên khán đài?
    - Cũng có khả năng đó. Nếu xác định rõ BTC sân không tích cực, nỗ lực ngăn ngừa để xảy ra bạo lực. Nhưng nếu có bổ sung hình phạt gì thì cũng phải để đến sau mùa giải. Cũng phải thấy rằng hình thức chế tài là rất cần thiết, song phải tính đến những khó khăn và cố gắng cụ thể của từng địa phương nữa. Không thể cứ phạt nặng là xong. Phải làm sao để thiết lập mối quan hệ cùng cộng đồng trách nhiệm với nhau chứ nếu không BTC giải có khi sẽ trở thành đối lập và thù nghịch với BTC sân.
    Bên cạnh chế tài, chúng ta có nhiều giải pháp khác: Xác định những sân trọng điểm, những "điểm nóng" để yêu cầu BTC chuẩn bị kỹ phương án bảo vệ an ninh, đồng thời phân công cán bộ trong lãnh đạo LĐ trực tiếp đến từng sân giám sát. Đối với những điểm nóng, phải phân biệt đặc điểm của từng sân để có yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn sân Gò Đậu khán giả rất cuồng nhiệt thì phải tăng cường lực lượng bảo vệ chứ vài chục người là không đủ, sân Hàng Đẫy thì khán giả không đông nhưng hay có những lời lẽ thiếu văn hoá, xô xát thì phải có biện pháp cách ly cổ động viên hai bên. Đặc biệt phải nêu cao trách nhiệm của đội ngũ giám sát, nếu phát hiện ra hiện tượng đặc biệt thì phải liên lạc, báo ngay với BTC giải và yêu cầu BTC sân phối hợp ngay.
    Ông Nguyễn Hồng Thanh, Giám đốc điều hành CLB SLNA: Cần xử công bằng và công minh
    - Phải khẳng định rằng CĐV Nghệ An ở sân Vinh rất đúng mực, tuy nhiên ở các địa phương khác thì ngoài tầm với của chúng tôi. Trong các trận đấu với Thể Công, LG.HN ACB, Bình Dương, cách ứng xử của CĐV SLNA có vấn đề, nhưng CLB không bao giờ mong muốn điều đó. Theo tôi muốn hạn chế nạn bạo lực trên khán đài, cần phải làm tốt 3 điểm: 1. BTC sân phải nghiêm khắc và xử lý công bằng, công minh, kiên quyết với bất cứ ai gây rối, thiếu văn hoá, bất kể đó là CĐV đội nhà hay đội khách. 2. Phải chủ động tách hai nhóm CĐV ra xa ít nhất là 50m, ngay từ khâu bán vé. 3. Phải hướng dẫn dư luận, lên án các hành vi quậy phá đó trên các phương tiện thông tin đại chúng. CĐV đa số là tốt, ngoài đời, họ là bác sĩ, sinh viên..., phải nêu cao tinh thần công dân của họ.
    Giám đốc điều hành CLB Thể Công Nguyễn Văn Nhật: Khó ngăn chặn bạo lực trên khán đài
    - Bạo lực trên sân cỏ có thể ngăn chặn được bằng luật, nhưng trên khán đài quả là khó. Phải thừa nhận là trong số CĐV có những "đầu gấu" đến sân với ý đồ phá hoại. Nhưng chúng tôi chỉ có thể hạn chế bằng cách kêu gọi những hành vi cổ vũ có văn hoá trên loa, rồi tách hai nhóm CĐV ra xa nhau, chứ khó kiểm soát được họ mang những thứ dùng để tấn công như vôi ve, dầu mỡ...vào sân. Nói đến chuyện phối hợp với lực lượng an ninh đi sâu điều tra nắm rõ các đối tượng thì lại càng khó, ở VN chuyện đó chưa thường xuyên.
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Khi đá bóng trở thành... đá người
    Chánh Trinh
    Hình ảnh của V.League đã xấu đi từ trên các khán đài xuống đến các sân cỏ. Ơ đâu cũng chứng kiến bạo lực. Ban tổ chức V.League sẽ làm gì để đối phó?
    Khi mà bóng đá chứng kiến sự gia tăng bạo lực trên sân lẫn ngoài sân thì tất yếu chất lượng bóng đá đi xuống, điều kiện để phát triển bóng đá đẳng cấp sẽ bị triệt tiêu. Đó là những gì đã xảy ra ở lượt trận thứ 14 V.League.
    Những chuyện xảy ra trước ngày bóng lăn và trong trận đấu trên sân Thiên Trường - nhằm thắng cho được LG-HN-ACB để vượt lên đứng đầu bảng xếp hạng của đội SĐ - Nam Định, đúng là một tiền lệ xấu cho bóng đá VN. Dự đoán khả năng HAGL có thể bị đá bại trên sân Long An, các cổ động viên Nam Định coi đây là bước ngoặt để vượt lên. Do đó phải lung lạc tinh thần đội LG-HN-ACB trước trận đấu và gây áp lực nghẹt thở đối với Achilefu và các đồng đội của anh khi trận đấu đang diễn ra.
    Tinh thần thể thao quá kém của cổ động viên Nam Định làm cho trận thắng 2-0 của đội bóng họ trước LG-HN-ACB mất đi ý nghĩa. Thêm nữa các toan tính ấy của cổ động viên Nam Định cũng không đạt mục đích vì HAGL đã đá bại GĐT-LA 2-1 trên sân Long An. SĐ-NĐ vẫn đứng nhì bảng.
    LĐBĐVN không thể chờ lâu hơn nữa để tỏ thái độ dứt khoát đối với các hành động phản thể thao và côn đồ của một bộ phận khán giả trên nhiều sân ở lượt trận thứ 14 này. Nạn "hooligan" đang dâng lên và trở thành phổ biến ở các sân bóng đá VN. Từ không khí bạo lực trên các khán đài, sân cỏ cũng xấu đi với lối đá mỗi lúc một thô bạo của các cầu thủ.
    Trận đấu Bình Dương - SLNA "đen" cả trên khán đài lẫn trên sân. Đá bóng trở thành môn đá... người. Các cầu thủ không tranh chấp bóng mà nhắm vào chân và người của đối phương để tấn công. Mỗi pha bóng đều như thế. Người dắt bóng chắc chắn sẽ là nạn nhân của một cú triệt hạ nào đó mà hậu quả không thể lường được. Trong thứ bóng đá xấu xa này rất tiếc cầu thủ trẻ triển vọng số 1 VN là Văn Quyến đã tỏ ra không thua kém bất cứ ai. Hai trong các lần Văn Quyến ra "chiêu" đưa đến chiếc thẻ đỏ: Anh nhắm thẳng vào đầu gối của Anh Tuấn khi truy cản đối phương và đá nguội ngược ra phía sau nhằm vào Trung Vĩnh.
    Các cầu thủ chẳng lẽ không biết rằng ống kính truyền hình sẽ không bỏ sót một hành động phản thể thao nào của mình. Như trong hai trường hợp thô bạo của Văn Quyến, truyền hình đã cho chiếu chậm lại hai ba lượt gây sốc thật sự cho khán giả. Hình ảnh của Văn Quyến trở nên xám xịt trong lòng người hâm mộ anh!
    Đã đến lúc LĐBĐVN, Ban tổ chức V.League phải có những chỉ đạo quyết liệt hơn đối với các trọng tài để hạn chế tối đa các hành vi phản thể thao và lối đá thô bạo trên sân. Chiều hướng phát triển hiện nay trên các sân bóng sẽ triệt tiêu bóng đá kỹ thuật và có chất lượng.
    Giữa một sân bóng "đen" từ trên khán đài xuống đến sân tại Bình Dương, trọng tài Võ Minh Trí là điểm sáng duy nhất. Trọng tài Trí công tâm và kiên quyết đối với các hành vi phạm luật và không hề nể nang cầu thủ ngôi sao như Văn Quyến. Tuy nhiên sự nghiêm khắc của trọng tài Trí vẫn chưa được vận dụng đủ liều, cho nên vẫn không làm chùn chân những cầu thủ chọn lối chơi "phản bóng đá" trên sân Gò Đậu.
    Sau lượt đấu thứ 14, có 2 nhiệm vụ khẩn cấp đặt ra cho Ban tổ chức V.League: Tái lập trật tự và kỷ luật trên các sân bóng, và làm thế nào đưa bóng đá trở lại với sự chân chính và đề cao tinh thần mã thượng. Chỉ như thế thì mới hy vọng nâng cao chất lượng của V.League.
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Đừng trút hết mọi trách nhiệm cho CĐV!
    (VietNamNet) - Bạo lực trên khán đài hiện là nỗi nhức nhối đang ngày càng gia tăng ở nhiều sân vận động trên cả nước, nhưng phải chăng mọi lỗi lầm đều thuộc về các CĐV?

    Không phải tất cả những CĐV cuồng nhiệt đều là hooligan. Ảnh: Bóng đá
    Từ các sân thường xuyên là điểm nóng như Hàng Đẫy, Thiên Trường, Quy Nhơn tới một số sân vốn chưa có nhiều tai tiếng như Long An, Gò Đậu đến nay cũng đều đã lần lượt xuất hiện nhiều vụ gây rối do các CĐV khởi xướng.
    Giải pháp chủ yếu của BTC các sân là sử dụng lực lượng an ninh trấn áp nếu có xô xát xảy ra và ngăn chặn từ xa bằng cách không cho khán giả mang những vật dụng có thể dùng làm hung khí như chai nước, dùi trống, cán cờ... vào sân. Thế nhưng, giải pháp này cũng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, bởi trên thực tế, việc các CĐV quá khích thực hiện những trận mưa vật lạ nhắm vào đội bạn hoặc CĐV đối phương là chuyện xảy ra như cơm bữa.
    Vậy phải chăng các CĐV chính là những người phải chịu trách nhiệm về mọi vụ rắc rối lộn xộn phát sinh trên khán đài?
    Anh Đức Thắng, Phó chủ tịch CLB CĐV Thể Công, ấm ức tuyên bố: ''''Hầu như chẳng có BTC sân nào quan tâm tới ý kiến của CĐV chúng tôi, đặc biệt là các BTC sân khách. Xin nói rằng bản thân chúng tôi cũng cực lực phản đối bạo lực trên khán đài và những chuyện không hay như vậy chỉ là do một bộ phận khán giả quá khích gây nên, còn không một Ban chủ nhiệm CLB CĐV nào lại chủ trương khuyến khích thành viên gây bạo loạn''''.
    Theo anh Đức Thắng, muốn giải quyết dứt điểm vấn nạn bạo lực trên các khán đài cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa BTC sân với CLB CĐV cũng như giữa bản thân những CLB này với nhau. Từ đó, BTC sân và CLB CĐV sẽ thương lượng với nhau về vấn đề phân phối vé, bố trí chỗ ngồi cũng như giáo dục tư tưởng cho các CĐV để hạn chế tối đa những rắc rối có thể xảy ra.
    Ở mấy vòng đấu gần đây, BTC sân Hàng Đẫy có sáng kiến bỏ trống cửa 10 (chính giữa khán đài B) để khán giả 2 đội ngồi cách nhau một khoảng cách tới gần 40m nhằm tránh mọi va chạm cả bằng hành động và lời nói giữa 2 bên. Ông Nguyễn Anh Quân, Chủ nhiệm sân Hàng Đẫy, lý giải: ''''Với chúng tôi việc bảo đảm trận tự an toàn luôn được đặt lên hàng đầu nên sân Hàng Đẫy không ngại thất thu về kinh tế khi bỏ trống cửa 10. Hơn nữa, đã bao giờ sân Hàng Đẫy bán được hết vé ở giải VĐQG đâu mà lo thiệt hại kinh tế!''''.
    Quan điểm của ông Quân cũng có lý, nhưng trên thực tế đây không phải là một giải pháp về lâu về dài và rất khó áp dụng cho các SVĐ địa phương, nơi mà mỗi trận đấu của đội bóng tỉnh nhà được coi như một sự kiện lớn và khán giả luôn kéo tới chật sân. Hơn nữa, việc bỏ trống khu vực chính giữa khán đài B cũng mang lại thiệt hại cho cả BTC sân và CĐV, BTC thì thất thu về kinh phí, còn CĐV mất hẳn một khu vực thuận lợi nhất của khán đài B để theo dõi cầu thủ 2 đội thi đấu.
    Cũng như anh Thắng, ông Quân cực lực phản đối vấn nạn bạo lực trên khán đài khi cho rằng: ''''Bóng đá phải có CĐV và không có CĐV thì không có bóng đá, nhưng nếu CĐV trở thành hooligan thì lại là điều tệ hại cho bóng đá''''. Theo ông Quân, dù hiện nay mức độ gây rối của các hooligan VN mới chỉ là xô xát nhỏ và ném vật lạ trên khán đài mà chưa gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng cũng không thể vì vậy mà cho phép tệ nạn này tiếp tục diễn ra.
    Ông Quân cho rằng ngoài những biện pháp chế tài của LĐBĐ VN thì cũng đã đến lúc nghĩ tới việc áp dụng xử lý bằng pháp luật cho những CĐV nào cố tình gây rối trên khán đài làm mất trật tự an ninh. Tuy nhiên, trong các giải pháp mà ông Quân đưa ra lại không thấy nói tới chuyện phối hợp cùng các hội CĐV, dù trên thực tế, tiếng nói của Ban chủ nhiệm các CLB CĐV này rất có trọng lượng với thành viên.
    Không phải ngẫu nhiên mà sân Thiên Trường của SĐ.NĐ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều đội bóng ở V-League bởi nhiều hành vi ''''khủng bố'''' của một bộ phận CĐV quá khích ở đây, và nguyên nhân chính lại nằm ở việc hội CĐV của CLB này không được phép hoạt động chính thức. Một quan chức lãnh đạo của SĐ.NĐ cho biết kể từ khi CLB Nam Định về với Tổng công ty Sông Đà thì hội CĐV của CLB này cũng bị giải tán luôn do Sông Đà muốn xây dựng một CLB CĐV lớn trên phạm vi toàn quốc với chủ tịch là Bí thư Đoàn thanh niên của Tổng Công ty.
    Đây là một sáng kiến hay, nhưng trong thời gian chưa thành lập CLB CĐV chính thức, lẽ ra SĐ.NĐ nên cho phép hội CĐV cũ của mình tiếp tục hoạt động, bởi phần lớn người hâm mộ bóng đá thành Nam đều là những CĐV chân chính và bản thân họ cũng không muốn gây lộn xộn trên sân. Tuy nhiên, do không có một tổ chức chính thức nên một số CĐV quá khích của SĐ.NĐ đã tranh thủ cơ hội này để gây rối, và dù ai cũng biết họ chỉ là ''''con sâu làm rầu nồi canh'''' nhưng điều này cũng đã gây ra ảnh hưởng không tốt với những người hâm mộ đứng đắn và nghiêm túc như tay trống Nguyễn Văn Thuyết...
    Phải chăng đã đến lúc lãnh đạo các Sở TDTT nói chung cũng như các CLB nói riêng có cái nhìn khác hơn và thiện chí hơn với những CLB CĐV để thực sự biến họ trở thành "cánh tay nối dài" của BTC các sân trong việc hạn chế bạo lực trên khán đài.

  7. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    HỘI NHẬP THẾ GIỚI (bóng đá việt nam và thế giới )

    Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á



    Trong bảng xếp hạng FIFA tháng 5 vừa được công bố, đội tuyển Việt Nam nhảy một bậc lên thứ 94 theo đó vượt qua Indonesia để trở thành đội bóng số 2 Đông Nam Á chỉ sau Thái Lan.

    Việt Nam cũng là đội tuyển duy nhất của Đông Nam Á tăng bậc so với bảng xếp hạng tháng trước. Tụt hai bậc xuống thứ 59 trong bảng xếp hạng FIFA nhưng Thái Lan vẫn là đội bóng số một khu vực, kế tiếp là Việt Nam (94, tăng 1 bậc), Indonesia (95, 0), Singapore (110, -1), Malaysia (117, -1), Lào (174, -2), Campuchia (183, 0), Phillippines (189, 0) và Brunei (194, 0).

    Loạt trận giao hữu rầm rộ ngày 28/4 có tác động lớn tới bảng xếp hạng tháng này. Chiến thắng ấn tượng (5-1) trước ĐT Đức giúp Romania nhảy liền 5 bậc lên thứ 23 trong khi đội quân của Voller tụt từ thứ 7 xuống thứ 9. Chiến thắng trước đội bóng láng giềng Mexico giúp Mỷ nhảy 3 bậc để trở lại Top 10 (thứ 8).

    Ba vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng FIFA vẫn thuộc về Brazil, Pháp và Tây Ban Nha, kế tiếp là Hà Lan, Argentina, Mexico, TNK, Mỹ , Đức và CH Czech.
  8. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Từ chuyện R. Baggio, nghĩ về những người hùng của BĐVN
    - Đêm 28/4/2004 sẽ là một thời điểm không thể quên trong cuộc đời của Roberto Baggio. Trên SVĐ Genoa mát rượi và rực rỡ ánh đèn, thiên thần tóc đuôi ngựa đã có một trận đấu chia tay đầy ý nghĩa với đội tuyển áo Thiên thanh.
    37 tuổi, 56 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, 3 lần tham dự World Cup và kể từ trận đấu cuối cùng cho đội tuyển (gặp Belarus năm 1999) cách nay đã 5 năm 27 ngày, Baggio đã trở lại cái địa chỉ là niềm mơ ước của tất cả các cầu thủ, nơi anh đã có tất cả - vinh quang, cay đắng và cả những rắc rối tưởng chừng bất tận.
    86 phút tung hoành trên sân cỏ trước đối thủ là đội tuyển Tây Ban Nha hùng mạnh, Baggio đã làm dậy lên những lời suýt xoa trên khán đài sau mỗi cú chạm bóng bởi khả năng chơi bóng thiên bẩm của mình - cái thiên tài không bao giờ cũ theo thời gian. Và suýt nữa, anh đã tạo nên sự thăng hoa của chính mình cũng như những người yêu mến anh: Một cơ hội đã bị bỏ lỡ trước mũi giầy, anh mất trụ khi sút bóng dù đã đi qua TM Casillas.
    Nhưng những gì diễn ra trong đêm 28/4 cũng là quá đủ, và quá trọn vẹn để Baggio nói một lời giã biệt mãi mãi với Squadra Azzurri. Vâng, khi trận đấu sắp diễn ra, những hàng chữ trên khán đài đều hướng về anh với sự yêu mến vĩnh cửu: "Baggio, số 10 vĩ đại nhất trong lịch sử của bóng đá Italia", "Baggio, vắng anh bóng đá thật vô vị"... Khi tóc đuôi ngựa thần thánh rời sân, tất cả các khán giả đã đứng dậy vỗ tay suốt 5 phút đồng hồ, và đã có những giọt nước mắt như không thể chịu đựng nổi cuộc chia tay này.

    Lần cuối với đội tuyển, với bóng đá đỉnh cao của Baggio là thế đó. Anh đã ngồi lại rất lâu trong phòng thay đồ. Những hoài niệm đẹp nhất và buồn nhất mãi mãi sẽ in đậm trong ký ức của anh, và đêm 28/4/2004 sẽ là một đêm bất diệt. Lời cảm ơn có lẽ là không đủ, Baggio hẳn sẽ phải ghi lòng tạc dạ đối với những ai đã đem đến cho anh sự tôn vinh này - trước hết phải là LĐBĐ Ý, rồi Trap, và những đồng nghiệp cùng thời và đương thời đã sẵn sàng mở rộng vòng tay với anh - gạt sang một bên những mâu thuẫn nhỏ nhen của con người.
    Lễ chia tay Roberto Baggio thật cảm động và đáng nhớ, nhưng anh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Biết bao những danh thủ trên thế giới cũng đã có được lễ tôn vinh để nói lời chia tay với sự nghiệp lẫy lừng của mình, như Pelé, Johan Cruyff, Platini, Maradona...; Hay tại những châu lục, khu vực luôn được coi là "thế giới thứ ba" của bóng đá cũng có những buổi lễ tương tự, như Kazu Miura (Nhật Bản), Piapong (Thái Lan), Fandi Amad (Singapore)...

    Người ta đã không quên những người hùng và sự đóng góp lớn lao cho nền bóng đá của quốc gia họ. Tất cả đều được ghi nhận, được tưởng thưởng xứng đáng. Một lần cuối cùng, để rồi mãi mãi...


    Vậy mà tiếc thay, bóng đá Việt Nam từ trước đến nay chưa bao giờ làm được như thế! Sự đóng góp của hàng loạt những tài năng lớn như Tý Bồ (Nguyễn Văn Thành), Trương Tấn Bửu, Trần Duy Long, Lê Thế Thọ, Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Trọng Giáp, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Cao Cường rồi gần đây nhất là Hồng Sơn, Công Minh... cho bóng đá nước nhà là không thể phủ nhận. Tài năng của họ đã khắc sâu trong tâm trí hàng triệu khán giả hâm mộ.
    Nhưng cuối cùng, họ cũng chỉ là "người của một thời", lặng lẽ khi xế chiều và thậm chí có người còn phải nuốt nước mắt trong lòng bởi những gì diễn ra sau khi treo giầy.
    Một lễ tôn vinh đối với những người hùng của bóng đá Việt Nam khó đến thế sao! Những người làm bóng đá Việt Nam không nghĩ ra, hay không muốn nghĩ đến điều đó?

    Thật là nghịch lý khi LĐBĐ VN luôn kêu gọi các cầu thủ phải hết lòng vì màu cờ sắc áo quốc gia, nhưng bản thân những người có trách nhiệm lại chưa thực sự vì các cầu thủ.
    Một lễ tôn vinh để ghi nhận những đóng góp của những người hùng không chỉ là một buổi lễ đầy tính nhân bản, mà còn là một sự kiện để lớp hậu duệ của những người hùng soi vào, gắng sức phấn đấu được như cha anh. Và còn để con cháu họ thấy rằng, nếu có những đóng góp xứng đáng thì tổ chức cũng không bao giờ quên ơn họ.
    Không biết đến bao giờ bóng đá Việt Nam mới có được một buổi lễ như người Ý đã làm cho Baggio?

  9. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Từ vụ một loạt quan chức bóng đá Hàn Quốc từ chức: Trông người lại nghĩ đến ta

    Huấn luyện viên Letard ra đi chỉ sau một thời gian ngắn dẫn dắt đội Olympic Việt Nam. Ai chịu trách nhiệm về chất lượng công tác của vị HLV này?

    Tại World Cup 2002, đội chủ nhà Hàn Quốc đã có những trận cầu tuyệt vời đi vào lịch sử bóng đá thế giới: loại Ý 2-1, loại Tây Ban Nha trong loạt sút 11 mét luân lưu, thua khít khao Đức 0-1 ở bán kết và chấp nhận đứng thứ tư thế giới sau khi thua Thổ Nhĩ Kỳ 2-3 trong trận tranh hạng ba. Đó là thành tích cao nhất của một đội bóng châu Á tại một kỳ World Cup, một thành tích làm nức lòng cả một dân tộc, cả một lục địa có số dân đông nhất hành tinh.
    Sau World Cup 2002, ?othuyền trưởng? Guus Hiddink ra đi trong vinh quang và sự nuối tiếc của người dân Hàn Quốc. Huấn luyện viên Humberto Coelho, người Bồ Đào Nha, kế nhiệm cảm thấy một sức ép còn nặng nề hơn trước, bởi vinh quang mà người đi trước để lại và ông đã không thành công. Trận thua Việt Nam 0-1 ở vòng loại Asian Cup 2004, rồi mất luôn vị trí đầu bảng vào tay Oman là phát pháo cảnh báo những điều tệ hại nhất có thể xảy đến. Khi ấy, người ta cho rằng trận thua Việt Nam của đội tuyển Hàn Quốc chỉ là một tai nạn. Thế nhưng, ?otai nạn? đó tiếp tục lặp lại trong trận Hàn Quốc bị Maldives cầm chân 0-0 ở vòng loại World Cup 2006. Đến nước này thì báo chí và người hâm mộ Hàn Quốc không còn kiên nhẫn được nữa, nhất là khi những trận đánh lớn trên chiến trường Asian Cup và vòng loại World Cup đang gần kề. Cuối tháng 4-2004, ông Humberto Coelho chia tay đội tuyển Hàn Quốc.
    Nếu như tại Việt Nam, mọi chuyện sẽ kết thúc từ đây, khi mà HLV trưởng người nước ngoài ?okhông hoàn thành nhiệm vụ?. Thế nhưng, tại Hàn Quốc lại khác. Ngày 11-5, đồng loạt 13 quan chức bóng đá hàng đầu của quốc gia này đồng loạt tuyên bố từ chức, mà người đứng đầu là ông Kim Jin Kook, Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật Liên đoàn Bóng đá Hàn Quốc. Vì sao có cuộc ra đi đồng loạt như vậy. Vấn đề không chỉ dừng lại ở sức ép của dư luận buộc ông Kim và các đồng sự trong Ủy ban kỹ thuật phải ra đi, mà quan trọng hơn là các vị quan chức này thấy mình có trách nhiệm với thất bại của đội bóng.
  10. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    giải hạng nhất .

    Vòng 17 Giải hạng nhất Quốc gia - Cúp Picenza 2004 (ngày 15-5)


    Sân Thống Nhất: TMN.CSG - THỪA THIÊN HUẾ 1-1

    ?oPHÁ SẢN?


    Cơn mưa đổ ập xuống ngay từ đầu trận đấu đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng của mặt sân cũng như làm cho lối chơi phối hợp ngắn, nhanh của đội chủ nhà sớm bị ?ophá sản?. Từ giữa hiệp 1, cái đầu nóng của trung vệ Hồng Hải liên tiếp phạm hai lỗi vào bóng ác ý để rồi phải nhận thẻ đỏ, lần thứ hai trong trận đấu đội chủ nhà đã bị ?ophá sản? khi để đối phương chuyển từ phòng thủ sang tấn công, nhưng lần này không thể đổ thừa cho ông Trời nữa?

    Phút 17, cú sút sệt từ cự ly khoảng 18m của Hiền Vinh, thủ môn Klymenko (TMN-CSG) bắt không dính bóng, cùng một lúc cặp tiền đạo Viera (24) và Francisco (17) của TT-Huế ập vào, nhưng may mắn là cả hai cùng lố đường bóng này và Chí Thắng (18, TMN-CSG) kịp giải vây. Phút 23, Hiền Vinh thực hiện cú đánh đầu hiểm hóc nhưng tiếc là bóng bay chệch cột dọc, bỏ lỡ cơ hội mở tỷ số cho TT-H. Trước lối đá áp sát và tranh bóng quyết liệt của TT-Huế, các cầu thủ chủ nhà ngày càng bị rối trong các đường bóng tổ chức tấn công còn hàng phòng ngự đôi lúc bị mất phương hướng trong việc đeo bám.

    Phút 28, trong một pha tranh bóng ở giữa sân, trung vệ Hồng Hải (TMN-CSG) đã làm mọi người trên sân ngỡ ngàng khi anh phi thẳng chân vào ống chân của Francisco (TT-H). Không phải suy nghĩ lâu, trọng tài Đặng Thanh Hạ đã rút ngay chiếc thẻ đỏ trực tiếp cho trung vệ Hồng Hải (trước đó 2 phút, Hải đã lãnh thẻ vàng vì phạm lối trong tranh bóng). Hậu vệ biên Chí Thắng (18) được rút vào bên trong thế chỗ cho Hồng Hải và hành lang phải của chủ nhà đã tạo ra một lỗ hổng khá ?othơm? để cho TT-Huế tập trung sức ép vào đây.

    Sang đầu hiệp hai, đội chủ nhà tạo được một số cơ hội có thể chuyển thành bàn thắng, đáng tiếc nhất là cú đệm bóng hụt của Ngọc Thanh trước khung thành trống từ đường chuyền ngang của Antonio. Sau một số thay đổi, chủ yếu là tung các cầu thủ trẻ vào sân để thay cho các lão tướng, TT-Huế dần lấy lại thế trận và đẩy các cầu thủ TMN-CSG lùi về khá sâu để phòng ngự. Trong thế trận bị ép sân thì chính đội chủ nhà lại bất ngờ mở tỷ số trước vào phút 80 bằng cú sút sệt chéo góc của Văn Lợi (14). Nhưng niềm vui đến với các cầu thủ chủ nhà không lâu, chỉ hai phút sau, pha hỗn loạn trước khung thành TMN-CSG được kết thúc bằng cú sút trực diện khung thành của Hiền Vinh đem 1 điểm quý giá về cho đội TT-Huế.

    NGUYỄN HOÀNG

    Sân Hàng Đẫy: HÒA PHÁT-HÀ NỘI ?" BƯU ĐIỆN 4-1

    15 PHÚT GHI 4 BÀN

    Cả hai đội HP.HN và Bưu điện chơi quyết liệt ngay sau tiếng còi khai cuộc. Bên phía đội chủ nhà, Nguyễn Xuân Thành dù chấn thương chưa bình phục vẫn được BHL đưa vào sân thay Lê Chí Nguyện (13) bị chấn thương phải đi bệnh viện. Tuy nhiên, chính việc thay đổi ngoài ý muốn này lại tạo nên sự gắn kết tuyệt vời trên hàng công của đội chủ nhà. Phút thứ 20, từ pha đá phạt khoảng 35 m của Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Xuân Thành đã bật cao đánh đầu căng ghi bàn thắng đầu tiên cho HP.HN. 3 phút sau, Diego (17) nỗ lực đột phá bên cánh phải vượt qua sự đeo bám của hậu vệ Adewunmi (20-Bưu điện) chuyền với cho Công Mạnh, cầu thủ này dẫn bóng qua vạch 16m50 sút căng trúng vị trí của TM đội Bưu điện nảy ra và Nguyễn Thanh Sang kịp thời đệm bóng vào lưới trống nâng tỷ số lên 2-0. Đến phút thứ 28 rồi phút 35, lần lượt Diego và Nguyễn Thanh Sang đào sâu cách biệt 4-0. Như vậy chỉ trong 15 phút, đội chủ nhà đã ghi liền 4 bàn-một kỷ lục của giải hạng Nhất. Sang hiệp hai, đội chủ nhà vẫn tiếp tục duy trì sức ép nhưng các tiền đạo đã không có được sự phối hợp nhuẫn nhuyễn như hiệp một nên đã không tận dụng được cơ hội. Mãi đến phút thứ 83, Nguyễn Anh Trung mới ghi được một bàn danh dự cho đội khách từ chấm phạt đền do hậu vệ Saliu để bóng chạm tay.

    P.H

    Sân Quân khu 7: QUÂN KHU 7 - CẦN THƠ 1-0

    MỘT CHIẾN THẮNG NGỌT NGÀO CHO ĐỘI CHỦ NHÀ

    Đội Quân khu 7 khởi đầu trận đấu khá tốt, liên tục gây sức ép trước khung thành đội Cần Thơ nhưng không ghi được bàn thắng.

    Vào hiệp 2, đội Cần Thơ tạo được thế trận ngang ngửa, hàng tiền đạo có nhiều cơ hội dứt điểm trước khung thành đội QK7, nhưng đều không thành. Trong pha bóng phản công, Nguyễn Văn Vinh (20 ?" QK7) nhận được đường chuyền khá thoáng bên cánh phải rồi vượt qua hai hậu vệ đội khách để đưa bóng vào lưới ấn định chiến thắng 1-0 ở phút 76.

    NHẬT ANH

    Sân QK 5: Quân Khu 5 - An Giang 0-0

    TIỀN ĐẠO KÉM DUYÊN!

    Trận đấu có quá nhiều cơ hội chắc ăn được tạo ra nhưng hai thủ môn và cột dọc, xà ngang đã từ chối tất cả những cơ hội đó. Quân khu 5 không tận dụng được nhiều lợi thế từ sân nhà cho đến hơn người sau khi Chukiat (29) nhận thẻ đỏ rời sân phút 55 và cả lợi gió ở hiệp hai để giành trận thắng quan trọng cho chiến dịch trụ hạng. Họ có đến 3 tình huống ghi bàn nhưng đã bỏ qua.

    Sau giờ giải lao, An Giang đã phát huy rất tốt lối chơi phòng ngự- phản công để nhanh chóng tạo lại thế trận cân bằng. Từ đó, cầu thủ hai bên liên tục lên bóng tấn công uy hiếp khung thành đối phương. Nhưng cuối cùng, cả hai đều không ghi được bàn thắng.

    H.H

    Sân Thành Long: KS Khải Hoàn ?" Quảng Nam 2-2

    KỊCH TÍNH

    Hiệp 1 diễn ra khá chậm rãi. Phút 22, đội Quảng Nam có cơ hội rõ rệt đầu tiên. Anh Tuấn (10, QN) phá bẫy việt vị băng vào vòng 16m50 chuyền ngang rất nguy hiểm cho Robson (9, QN), tuy nhiên cú sửa bóng quá chậm của cầu thủ này đã bị hậu vệ đội KS Khải Hoàn phá ra biên ngang. Đó cũng là tình huống nguy hiểm nhất trong hiệp 1.

    Vào đầu hiệp 2, đội KS Khải Hoàn không ngừng gia tăng áp lực. Phút 59, Văn Hùng (22, KSKH) gẩy bóng qua đầu hàng thủ Quảng Nam cho Trọng Tín (24, KSKH) đột nhập vào vòng cấm địa. Cú sút chéo góc cực mạnh của Trọng Tín đã hạ thủ môn Ngọc Đức (25, QN). 1-0 cho KS Khải Hoàn.

    Phút 64, từ pha đá phạt bên cánh phải, Ronald Martin (24, QN) bật cao đánh đầu trước sự bất lực của toàn bộ hàng phòng thủ KS Khải Hoàn gỡ hòa 1-1. Từ giây phút này trở đi, thế trận hoàn toàn thuộc về đội Quảng Nam. Robson (9, QN) liên tục bỏ lỡ 2, 3 cơ hội ?ongon ăn? ngay trước khung thành thủ môn Viết Nam (25, KSKH) trước khi lập công ở phút 84. Từ pha phạt góc bên cánh trái, Robson trong tư thế không người kèm thoải mái đánh đầu tung lưới KS Khải Hoàn nâng tỷ số lên 2-1 cho Quảng Nam.

    Tưởng như đây sẽ là kết quả cuối cùng của trận đấu thì bất ngờ ở phút 86, Văn Hùng (18, KSKH) cân bằng tỷ số 2-2 sau một pha hỗn loạn trước khung thành đội Quảng Nam.

    ĐỖ HOÀNG

    Sân Thanh Hóa: Thanh hóa ?" Tiền Giang 0-0

    CHỦ KHÁCH ĐỀU HÀI LÒNG

    Đội Thanh Hóa đã đủ điểm trụ hạng và không còn động lực phấn đấu nên chỉ có hơn 1000 khán giả đến sân xem đội nhà thi đấu. Trong khi đó, Tiền Giang cũng chưa thật sự an toàn nên họ phải nỗ lực tối đa để tìm ít nhất 1 điểm, nhất là sân TH luôn là ?ođất dữ? cho các đội khách. Chất lượng chuyên môn của trận đấu chỉ ở mức trung bình và kết quả đã làm hài lòng cả 2 đội. Trọng tài Quốc Việt đã sử dụng 4 thẻ vàng, chia đều cho cầu thủ 2 đội: Tuấn Anh (23), Hoàng Đảm (6, TH) và Anh Thoại (18), Văn Tươi (22, TG).

    MINH TUẤN

Chia sẻ trang này