1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt như thế nào?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi kullkio90, 01/07/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kullkio90

    kullkio90 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2017
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là những thông tin về thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt:

    Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt tây y
    Không được tự ý sử dụng: Các thuốc tây rất nguy hiểm nếu tự ý dùng mà không có sự hướng dẫn từ bác sỹ hay chuyên gia thì không những không chữa được bệnh mà còn gặp những hậu quả rất nặng nề. Nếu dùng không đúng liều, đủ liều thì thuốc sẽ không phát huy được tác dụng và ngược lại dùng quá liều sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, phản ứng phụ.

    Cẩn thận với các tác dụng phụ của thuốc tây: Tất cả các loại thuốc tân dược đều là loại thuốc tổng hợp hóa dược nên sẽ luôn có các tác dụng phụ gây hại đến cơ thể người sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc tây là dị ứng, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, gây nôn, đau dạ dày, hại gan thận, độc với thần kinh, thính giác,… Do đó không nên lạm dụng dùng nhiều thuốc tây và chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sỹ.


    Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt khi bị tiêu chảy
    Các thuốc thường được chỉ định cho người bệnh sử dụng trong trường hợp này là:

    +Loperamide ( Imodium ) có tác dụng làm giảm, làm chậm nhu động ruột lại. Nhờ đó sẽ làm giảm số lần đi ngoài xuống và làm cho phân ít nước hơn.

    +Alosetron (Lotronex) cũng có tác dụng làm chậm nhu động ruột, giảm co bóp của đại tràng để giảm tiêu chảy. Đồng thời thuốc này còn có tác dụng giảm đau cho người bệnh nữa.

    +Eluxadoline (Viberzi ) được chỉ định để giúp giảm co bóp ruột, chuột rút bụng và tiêu chảy.



    Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt khi bị táo bón
    Còn với tình trạng bệnh đại tràng co thắt bị táo bón thì các thuốc được sử dụng sẽ là:

    +Polyetylen glycol (PEG) là thuốc nhuận tràng thẩm thấu và làm cho nước đọng lại trong phân, khiến phân mềm hơn dễ dàng được đào thải ra ngoài. Do đó tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm.

    +Linaclotide (Linzess) giúp giảm táo bón bằng cách tăng nhu động ruột, tăng co bóp của đại tràng để nhanh chóng đẩy phân ra ngoài theo đường hậu môn.

    +Lubiprostone ( Amitiza ) cũng có tác dụng làm giảm táo bón nhưng sẽ có rất nhiều tác dụng phụ: nhẹ thì buồn nôn , tiêu chảy và đau bụng, còn nặng thì có thể gây sưng cánh tay và chân, khó thở, tim đập nhanh và ngất xỉu.

    +Plecanatide ( Trulance ) làm giảm táo bón bằng cách kích thích tăng dịch tiêu hóa trong ruột của chúng ta giúp cho phân mềm hơn và dễ đưa ra ngoài. Thuốc này đã được chứng minh là ít tác dụng phụ hơn các thuốc trên.



    Một số thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt khác
    Các thuốc khác sẽ được sử dụng cho người bệnh viêm đại tràng co thắt tùy thuộc vào từng trường hợp với các biểu hiện triệu chứng khác nhau:

    +Nếu bị đau bùng nhiều khó chịu thì có thể được sử dụng các thuốc giảm đau không steroid hoặc thuốc corticosteroid.

    +Nếu người bệnh bị phát hiện ra có sự nhiễm khuẩn đường ruột thì các thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định.


    Nguồn: https://viemdaitrangmantinh.net/khong-nen-lam-dung-thuoc-dieu-tri-viem-dai-trang-co-that

Chia sẻ trang này