1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuốc lá , Ma tuý , Rượu bia và những vấn đề liên quan

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi BachHop, 21/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Người bỏ thuốc lá được 2 năm sẽ bỏ hút suốt đời
    Những người từng hút thuốc nhưng bỏ được ít nhất 2 năm chỉ có 2-4% nguy cơ hút trở lại trong vòng 8 năm tiếp theo. Nguy cơ này giảm xuống còn 1% sau 10 năm. Đó là kết luận của một điều tra đăng trên Tạp chí Nghiên cứu về Nicotin và Thuốc lá số mới nhất của Mỹ.
    Nghiên cứu này do các nhà khoa học tại Đại học tổng hợp Boston tiến hành trên 483 nam giới, trong vòng 35 năm.
    Các nghiên cứu trước đó cho thấy, trong năm đầu tiên định bỏ thuốc, 60-90% người hút sẽ hút trở lại.
    (theo HealthScout)
  2. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ bị cắt cụt chi ở người hút thuốc lá
    Những cơn đau ở chi xuất hiện ngày càng liên tục, cường độ tăng theo thời gian, nhất là về đêm, khiến bệnh nhân mất ngủ, nhiều khi không chịu nổi và dẫn đến trầm cảm. Sau đó, chi có thể bị liệt, rối loạn cảm giác, hoại tử và cuối cùng phải cắt cụt. Đó là một căn bệnh mà nhiều người nghiện thuốc lá mắc phải: bệnh Buerger.
    Bệnh Buerger hay xảy ra với các động mạch của chi dưới, chỉ có khoảng 30% các trường hợp bị ở chi trên.
    Các tổn thương ở chi trên cũng có tiên lượng tốt hơn so với các tổn thương ở chi dưới.

    Bệnh Buerger (viêm tắc động mạch) được Léo Buerger (Pháp) mô tả lần đầu tiên năm 1908. Đó là tình trạng viêm nhiễm nặng nề cả 3 lớp thành động mạch và các tĩnh mạch đi kèm, gây hoại tử chi. Tại Mỹ và các nước phát triển, tỷ lệ tử vong của người mắc Buerger trong 10 năm qua cao gấp 3 so với người bình thường; 20% bệnh nhân phải cắt cụt chân. Ở Việt Nam, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Trong những năm gần đây, số bệnh nhân Buerger đang gia tăng, tỷ lệ thuận với số người hút thuốc lá.
    Bệnh Buerger hầu như chỉ gặp ở nam giới, độ tuổi 25-40; thường gặp ở các chủng tộc da trắng và da vàng, rất hiếm thấy ở người da đen. Phần lớn bệnh nhân đều nghiện thuốc lá nặng, hút trên 20 điếu một ngày.
    Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện tổn thương loét, hoại tử khu trú ở đầu chi mà không có dấu hiệu mắc các bệnh khác (xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường...). Phần lớn bệnh nhân (75-80%) cảm thấy đau đớn do thiếu máu nuôi dưỡng chi. Lúc đầu, người bệnh bị đau cách hồi, đau như chuột rút ở bắp chân, tay; đau xuất hiện khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Về sau, bệnh nhân đau liên tục nhất là về đêm, đau đến mức không chịu nổi.
    Những xét nghiệm cơ bản cần làm:
    - Siêu âm Doppler màu mạch máu.
    - Chụp hình động mạch với thuốc cản quang bằng kỹ thuật số.

    Ngoài ra, khi khám bệnh, bác sĩ còn phát hiện thêm các triệu chứng xanh tím, tím tái và cuối cùng là hoại tử đen ở chi bị tắc động mạch. Tình trạng liệt chi, mất mạch, rối loạn cảm giác, dị cảm cũng rất hay gặp và là những dấu hiệu tiên lượng rất xấu của bệnh.
    Khác với xơ vữa động mạch, trong bệnh Buerger, các tổn thương của mạch máu thường gặp ở các động mạch nhỏ ngoại vi (như động mạch quay, động mạch trụ...) hơn là các động mạch lớn. Ở giai đoạn sớm, có thể thấy các tổn thương của tĩnh mạch nông đi kèm, biểu hiện bằng tình trạng viêm tắc tĩnh mạch tái phát. Hiếm khi thấy tổn thương của các tĩnh mạch lớn và sâu như tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch chậu.
    Bệnh có thể tiến triển thành nhiều đợt cấp, trên nền tổn thương mạn tính. Sau giai đoạn cấp là giai đoạn hình thành các mạch máu bàng hệ (các nhánh nối bắc cầu của chính cơ thể). Người bệnh thấy giảm hoặc hết các triệu chứng đau nhức, triệu chứng tím tái đầu ngón và bệnh có thể tự lành. Tuy nhiên, chu kỳ lành bệnh này có thể sẽ không diễn ra nếu bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá. Trong trường hợp này, bệnh sẽ tiến triển theo xu hướng nặng dần; khoảng cách giữa các lần lành bệnh ngắn lại, thời gian đau kéo dài ra. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ tử vong và cắt cụt chi phụ thuộc vào tình trạng nghiện thuốc lá và các biện pháp bảo vệ chi của bệnh nhân
    Hiện có hai cách điều trị bệnh Buerger: nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa bao gồm: nằm nghỉ tại giường, hạn chế tối đa vận động, dùng các thuốc giảm đau (thường không có hiệu quả), săn sóc vết thương tại chỗ, dùng thuốc giãn mạch và làm loãng máu.
    Các phương pháp ngoại khoa được áp dụng khi việc điều trị nội khoa không có kết quả, bao gồm: cắt thần kinh giao cảm, phẫu thuật bắc cầu động mạch (rất khó thực hiện và ít hiệu quả) và cuối cùng đều dẫn đến cắt cụt chi. Đối với các trường hợp cắt chân, các bác sĩ thường cắt 1/3 trên cẳng chân - một vị trí thuận tiện cho việc lành vết thương và làm chân giả. Nếu cắt thấp hơn, bệnh sẽ khó lành, phần lớn trường hợp phải cắt lại.
    Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cũng phải kiên quyết bỏ hẳn thuốc lá. Việc tiếp tục hút (dù rất ít) sẽ vô hiệu hóa quá trình điều trị.
    Ngoài bệnh Buerger, thuốc lá còn là nguyên nhân chính gây chứng viêm tắc động mạch do xơ vữa. Các nghiên cứu cho thấy, ở người hút 1 gói thuốc/ngày, nguy cơ nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành cao gấp 3-5 lần so với không hút thuốc lá. Tỷ lệ xơ vữa động mạch vành cũng tăng lên đáng kể ở những phụ nữ trên 35 tuổi hút thuốc.
    Khác với bệnh Buerger, những bệnh nhân bị tắc động mạch do xơ vữa mạch máu thường trên 50 tuổi. Không phải chỉ các động mạch ngoại vi mà cả những động mạch lớn cũng bị tổn thương. Tình trạng tắc động mạch chủ sẽ gây phình hoặc bóc tách động mạch chủ bụng, ngực. Đây là một cấp cứu tối khẩn cấp; nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Các tổn thương thường gặp khác là: tắc động mạch vành tim, tắc động mạch tạng (gây hoại tử ruột, có khi phải cắt toàn bộ ruột non và ruột già), tắc động mạch thận (làm nặng thêm tình trạng cao huyết áp có sẵn của bệnh nhân)...
    Người Lao Động
  3. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ bị cắt cụt chi ở người hút thuốc lá
    Những cơn đau ở chi xuất hiện ngày càng liên tục, cường độ tăng theo thời gian, nhất là về đêm, khiến bệnh nhân mất ngủ, nhiều khi không chịu nổi và dẫn đến trầm cảm. Sau đó, chi có thể bị liệt, rối loạn cảm giác, hoại tử và cuối cùng phải cắt cụt. Đó là một căn bệnh mà nhiều người nghiện thuốc lá mắc phải: bệnh Buerger.
    Bệnh Buerger hay xảy ra với các động mạch của chi dưới, chỉ có khoảng 30% các trường hợp bị ở chi trên.
    Các tổn thương ở chi trên cũng có tiên lượng tốt hơn so với các tổn thương ở chi dưới.

    Bệnh Buerger (viêm tắc động mạch) được Léo Buerger (Pháp) mô tả lần đầu tiên năm 1908. Đó là tình trạng viêm nhiễm nặng nề cả 3 lớp thành động mạch và các tĩnh mạch đi kèm, gây hoại tử chi. Tại Mỹ và các nước phát triển, tỷ lệ tử vong của người mắc Buerger trong 10 năm qua cao gấp 3 so với người bình thường; 20% bệnh nhân phải cắt cụt chân. Ở Việt Nam, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Trong những năm gần đây, số bệnh nhân Buerger đang gia tăng, tỷ lệ thuận với số người hút thuốc lá.
    Bệnh Buerger hầu như chỉ gặp ở nam giới, độ tuổi 25-40; thường gặp ở các chủng tộc da trắng và da vàng, rất hiếm thấy ở người da đen. Phần lớn bệnh nhân đều nghiện thuốc lá nặng, hút trên 20 điếu một ngày.
    Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện tổn thương loét, hoại tử khu trú ở đầu chi mà không có dấu hiệu mắc các bệnh khác (xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường...). Phần lớn bệnh nhân (75-80%) cảm thấy đau đớn do thiếu máu nuôi dưỡng chi. Lúc đầu, người bệnh bị đau cách hồi, đau như chuột rút ở bắp chân, tay; đau xuất hiện khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Về sau, bệnh nhân đau liên tục nhất là về đêm, đau đến mức không chịu nổi.
    Những xét nghiệm cơ bản cần làm:
    - Siêu âm Doppler màu mạch máu.
    - Chụp hình động mạch với thuốc cản quang bằng kỹ thuật số.

    Ngoài ra, khi khám bệnh, bác sĩ còn phát hiện thêm các triệu chứng xanh tím, tím tái và cuối cùng là hoại tử đen ở chi bị tắc động mạch. Tình trạng liệt chi, mất mạch, rối loạn cảm giác, dị cảm cũng rất hay gặp và là những dấu hiệu tiên lượng rất xấu của bệnh.
    Khác với xơ vữa động mạch, trong bệnh Buerger, các tổn thương của mạch máu thường gặp ở các động mạch nhỏ ngoại vi (như động mạch quay, động mạch trụ...) hơn là các động mạch lớn. Ở giai đoạn sớm, có thể thấy các tổn thương của tĩnh mạch nông đi kèm, biểu hiện bằng tình trạng viêm tắc tĩnh mạch tái phát. Hiếm khi thấy tổn thương của các tĩnh mạch lớn và sâu như tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch chậu.
    Bệnh có thể tiến triển thành nhiều đợt cấp, trên nền tổn thương mạn tính. Sau giai đoạn cấp là giai đoạn hình thành các mạch máu bàng hệ (các nhánh nối bắc cầu của chính cơ thể). Người bệnh thấy giảm hoặc hết các triệu chứng đau nhức, triệu chứng tím tái đầu ngón và bệnh có thể tự lành. Tuy nhiên, chu kỳ lành bệnh này có thể sẽ không diễn ra nếu bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá. Trong trường hợp này, bệnh sẽ tiến triển theo xu hướng nặng dần; khoảng cách giữa các lần lành bệnh ngắn lại, thời gian đau kéo dài ra. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ tử vong và cắt cụt chi phụ thuộc vào tình trạng nghiện thuốc lá và các biện pháp bảo vệ chi của bệnh nhân
    Hiện có hai cách điều trị bệnh Buerger: nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa bao gồm: nằm nghỉ tại giường, hạn chế tối đa vận động, dùng các thuốc giảm đau (thường không có hiệu quả), săn sóc vết thương tại chỗ, dùng thuốc giãn mạch và làm loãng máu.
    Các phương pháp ngoại khoa được áp dụng khi việc điều trị nội khoa không có kết quả, bao gồm: cắt thần kinh giao cảm, phẫu thuật bắc cầu động mạch (rất khó thực hiện và ít hiệu quả) và cuối cùng đều dẫn đến cắt cụt chi. Đối với các trường hợp cắt chân, các bác sĩ thường cắt 1/3 trên cẳng chân - một vị trí thuận tiện cho việc lành vết thương và làm chân giả. Nếu cắt thấp hơn, bệnh sẽ khó lành, phần lớn trường hợp phải cắt lại.
    Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cũng phải kiên quyết bỏ hẳn thuốc lá. Việc tiếp tục hút (dù rất ít) sẽ vô hiệu hóa quá trình điều trị.
    Ngoài bệnh Buerger, thuốc lá còn là nguyên nhân chính gây chứng viêm tắc động mạch do xơ vữa. Các nghiên cứu cho thấy, ở người hút 1 gói thuốc/ngày, nguy cơ nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành cao gấp 3-5 lần so với không hút thuốc lá. Tỷ lệ xơ vữa động mạch vành cũng tăng lên đáng kể ở những phụ nữ trên 35 tuổi hút thuốc.
    Khác với bệnh Buerger, những bệnh nhân bị tắc động mạch do xơ vữa mạch máu thường trên 50 tuổi. Không phải chỉ các động mạch ngoại vi mà cả những động mạch lớn cũng bị tổn thương. Tình trạng tắc động mạch chủ sẽ gây phình hoặc bóc tách động mạch chủ bụng, ngực. Đây là một cấp cứu tối khẩn cấp; nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Các tổn thương thường gặp khác là: tắc động mạch vành tim, tắc động mạch tạng (gây hoại tử ruột, có khi phải cắt toàn bộ ruột non và ruột già), tắc động mạch thận (làm nặng thêm tình trạng cao huyết áp có sẵn của bệnh nhân)...
    Người Lao Động
  4. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Người hút thuốc nên ăn nhiều rau quả
    Một nghiên cứu mới công bố ở châu Âu cho thấy, nguy cơ bệnh phổi ở những người hút thuốc sẽ giảm đến một nửa nếu họ ăn ít nhất 121 g rau và trái cây mỗi ngày. Các nhà khoa học cho rằng, những chất chống ôxy hóa trong rau quả có thể tiêu diệt chất độc hại trong cơ thể do thuốc lá gây ra.
    Nghiên cứu trên kéo dài trong suốt 10 năm, được thực hiện trên khoảng 300 người nghiện thuốc lá nặng.
    Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khuyến cáo rằng, cách tốt nhất để tránh những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đối với phổi là bỏ thuốc hoàn toàn.
    Thanh Niên
  5. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Người hút thuốc nên ăn nhiều rau quả
    Một nghiên cứu mới công bố ở châu Âu cho thấy, nguy cơ bệnh phổi ở những người hút thuốc sẽ giảm đến một nửa nếu họ ăn ít nhất 121 g rau và trái cây mỗi ngày. Các nhà khoa học cho rằng, những chất chống ôxy hóa trong rau quả có thể tiêu diệt chất độc hại trong cơ thể do thuốc lá gây ra.
    Nghiên cứu trên kéo dài trong suốt 10 năm, được thực hiện trên khoảng 300 người nghiện thuốc lá nặng.
    Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khuyến cáo rằng, cách tốt nhất để tránh những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đối với phổi là bỏ thuốc hoàn toàn.
    Thanh Niên
  6. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Hút thuốc làm giảm khả năng sinh con trai
    Các bác sĩ Đan Mạch đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, các cặp vợ chồng hút thuốc quanh thời điểm thụ thai ít có khả năng sinh con trai so với những cặp không hút thuốc.
    Trong vài thập niên trở lại đây, ngày càng có ít bé trai được chào đời tại các nước như Mỹ, Canada, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Nauy, Phần Lan. Các nghiên cứu trước đó cho thấy stress, nhiệt độ, trình tự sinh con và thậm chí số vợ mà người đàn ông có sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người ta chỉ ra mối liên hệ giữa hút thuốc và khả năng sinh con gái con trai.
    Giáo sư Grete Byskov, Bệnh viện Đại học Copenhagen, và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ của 11.800 em bé rồi hỏi các bà mẹ về thói quen hút thuốc của họ và người cha trong thời gian 3 tháng trước khi việc thụ thai được xác định. Các cặp vợ chồng được phân thành 3 nhóm: hoàn toàn không hút thuốc, hút trên 1 bao/ngày, dưới 1 bao/ngày. Kết quả cho thấy, số bé trai chào đời giảm cùng với sự gia tăng số điếu thuốc lá mà cha mẹ hút. Thông thường, khi mới sinh, tỷ lệ bé trai/bé gái là 1,043. Con số này trở thành:
    - 1,21 ở những cặp vợ chồng hoàn toàn không hút thuốc.
    - 0,82 nếu cả cha mẹ đều hút hơn 20 điếu/ngày.
    - 0,98 nếu mẹ không hút nhưng cha hút trên 20 điếu/ngày.
    Nguyên nhân của sự thuyên giảm tỷ lệ bé trai còn chưa được làm rõ. Tuy nhiên bà Biskov đưa ra cách giải thích như sau: Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y - quy định giới tính nam của thai nhi - nhạy cảm hơn với những thay đổi bất lợi do khói thuốc lá gây ra, so với tinh trùng mang nhiễm sắc thể X. Khi tinh trùng mang nhiễm sắc thế Y bị tổn thương, quá trình thụ tinh sẽ gặp khó khăn hoặc phôi đã hình thành sẽ khó sống sót.
    Việc tiếp xúc lâu dài với các tác nhân môi trường có hại cho hệ sinh sản của nam giới (như dioxin và methyl thủy ngân) đều có thể làm giảm tỷ lệ sinh con trai.
    (theo WebMD, NewScientist)
  7. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Hút thuốc làm giảm khả năng sinh con trai
    Các bác sĩ Đan Mạch đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, các cặp vợ chồng hút thuốc quanh thời điểm thụ thai ít có khả năng sinh con trai so với những cặp không hút thuốc.
    Trong vài thập niên trở lại đây, ngày càng có ít bé trai được chào đời tại các nước như Mỹ, Canada, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Nauy, Phần Lan. Các nghiên cứu trước đó cho thấy stress, nhiệt độ, trình tự sinh con và thậm chí số vợ mà người đàn ông có sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người ta chỉ ra mối liên hệ giữa hút thuốc và khả năng sinh con gái con trai.
    Giáo sư Grete Byskov, Bệnh viện Đại học Copenhagen, và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ của 11.800 em bé rồi hỏi các bà mẹ về thói quen hút thuốc của họ và người cha trong thời gian 3 tháng trước khi việc thụ thai được xác định. Các cặp vợ chồng được phân thành 3 nhóm: hoàn toàn không hút thuốc, hút trên 1 bao/ngày, dưới 1 bao/ngày. Kết quả cho thấy, số bé trai chào đời giảm cùng với sự gia tăng số điếu thuốc lá mà cha mẹ hút. Thông thường, khi mới sinh, tỷ lệ bé trai/bé gái là 1,043. Con số này trở thành:
    - 1,21 ở những cặp vợ chồng hoàn toàn không hút thuốc.
    - 0,82 nếu cả cha mẹ đều hút hơn 20 điếu/ngày.
    - 0,98 nếu mẹ không hút nhưng cha hút trên 20 điếu/ngày.
    Nguyên nhân của sự thuyên giảm tỷ lệ bé trai còn chưa được làm rõ. Tuy nhiên bà Biskov đưa ra cách giải thích như sau: Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y - quy định giới tính nam của thai nhi - nhạy cảm hơn với những thay đổi bất lợi do khói thuốc lá gây ra, so với tinh trùng mang nhiễm sắc thể X. Khi tinh trùng mang nhiễm sắc thế Y bị tổn thương, quá trình thụ tinh sẽ gặp khó khăn hoặc phôi đã hình thành sẽ khó sống sót.
    Việc tiếp xúc lâu dài với các tác nhân môi trường có hại cho hệ sinh sản của nam giới (như dioxin và methyl thủy ngân) đều có thể làm giảm tỷ lệ sinh con trai.
    (theo WebMD, NewScientist)
  8. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Thuốc lá gây ra nhiều chứng bệnh về răng miệng
    Theo một nghiên cứu được công bố ngày 26/3 của Đại học Cologne (Đức), ở những người nghiện thuốc lá nặng, nguy cơ mắc các chứng ung thư trong khoang miệng cao gấp 4 lần so với người bình thường. Nếu người hút thuốc nghiện rượu thì nguy cơ này sẽ gấp 15 lần.
    Nghiên cứu cũng cho biết, nguy cơ viêm lợi ở những người hút mỗi ngày từ 10 điếu thuốc trở lên sẽ cao gấp 3 lần so với người không hút thuốc. Chất nicotine còn phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, gây nên những lỗ sâu trong lợi để từ đó tấn công xương quai hàm.
    Thanh Niên (theo CP)

    Viet Hoa

  9. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Thuốc lá gây ra nhiều chứng bệnh về răng miệng
    Theo một nghiên cứu được công bố ngày 26/3 của Đại học Cologne (Đức), ở những người nghiện thuốc lá nặng, nguy cơ mắc các chứng ung thư trong khoang miệng cao gấp 4 lần so với người bình thường. Nếu người hút thuốc nghiện rượu thì nguy cơ này sẽ gấp 15 lần.
    Nghiên cứu cũng cho biết, nguy cơ viêm lợi ở những người hút mỗi ngày từ 10 điếu thuốc trở lên sẽ cao gấp 3 lần so với người không hút thuốc. Chất nicotine còn phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, gây nên những lỗ sâu trong lợi để từ đó tấn công xương quai hàm.
    Thanh Niên (theo CP)

    Viet Hoa

  10. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Năm 2020, châu Âu sẽ có 10 triệu người chết vì thuốc lá
    Viễn cảnh đáng sợ trên sẽ trở thành sự thật nếu châu lục này không áp dụng những biện pháp phòng chống cấp bách. Bà H. Bruntland, Chủ tịch Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã cảnh báo như vậy trong Hội nghị Vì châu Âu không thuốc lá, khai mạc ngày 18/2 tại Ba Lan.
    WHO đang thúc ép các chính phủ châu Âu nâng giá bán thuốc lá, coi đây là một trong những biện pháp chống thuốc lá hiệu quả, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tổ chức này cũng yêu cầu cấm hãng thuốc lá bảo trợ cho các sự kiện thể thao, thậm chí cấm cả việc quảng cáo mặt hàng trên trong những dịp này. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần soạn thảo và áp dụng những chương trình trị liệu chống thuốc lá dành cho người nghiện.
    Trong hai ngày nghị sự, Hội nghị bàn về những biện pháp mới nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ thuốc lá và chuẩn bị cho một hiệp ước quốc tế chống thuốc lá.
    Tuổi Trẻ (theo AFP)

Chia sẻ trang này