1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuốc nổ - Kỹ thuật đánh thuốc nổ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi T_80_U, 15/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Thuốc nổ - Kỹ thuật đánh thuốc nổ

    Lâu rồi không vào 4rum, thấy anh em bàn nhiều vũ khí hiện đại quá mà chưa cso chủ đề nào thiết thực hơn. Tôi mở chủ đề về thuốc nổ (he he... rất thích hợp bác nào đi đánh cá trộm).
    Trước khi viết bài này cũng hơi run vì sợ tuyên truyền phổ biến tạo vũ khí giết nguời ... nhưng tôi sẽ viết từng phần. Phần cuối cùng (cách lắp kíp, đấu kíp điện, đánh thuốc nổ...) có lẽ phải chờ vì hơi nhậy củm.

    1. Khái niệm về thuốc nổ:
    Thuốc nổ là hợp chất hoá hợp hay hỗn hợp gồm các phân tử không bền. Khi bị kích thích có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao (1500 - 4500 độ C/1kg), sinh khí lớn (600 -1000 lit khí/1kg). Sinh ra năng lượng mạnh và tạo áp lực mạnh (1van - 10 van Atmotphe). Gây phá huỷ các vật thể xung quanh.

    2. Yêu cầu
    Tuy hơi thừa nhưng đó là cái rất quan trong khi đánh thuốc nổ. Trước khi nhận lệnh phá huỷ mục tiêu thì người lính được chuẩn bị tâm lí tốt, và bảo đảm nổ đúng kỹ chiến thuật mà chỉ huy yêu cầu (động tác chắp nối kíp nổ, gói buộc phải chặt, giật kíp đúng kỹ thuật...)

    3. Tính năng 1 số thuốc nổ thường dung
    a. Thuốc nổ TNT
    Đây là loại thuốc nổ thông dụng nhất (thường nói đùa là Thuốc Nổ Thường). Có uy lực nổ lớn với độ nhạy nổ và chịu được va đập cao nên thường dùng trong đánh phá các công sự, mở đường, người lính có thể mang theo khối lượng lớn trong tác chiến...
    Tên gọi là Trinitro Toluoen (CH3C6H2(NO2)3). Có mầu vàng nhạt, vàng nâu, gặp ánh sáng chuyển sang mầu hạt rẻ. Có vị đắng.
    + Phản ứng nổ:
    An toàn khi va đập, cọ xát, đạn súng bình thường xuyên qua không cháy nổ.
    Gây nổ bằng kíp số 8 trở lên.

    +Phản ứng tiếp xúc:
    Không hút ẩm, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ như cồn (muốn huỷ loại này thì cứ cho nó uống Vodka he he..), benzen, Ete...
    Không tác dụng với kim loại nhưng tác dụng với bazơ tạo thành chất nhạy nổ (chú ý vì khối chú chết)
    Cháy trong không khí tạo thành khói đen, cháy với số lượng nhiều ở nơi kín có thể nổ.

    + Phản ứng nhiệt:
    Nóng chảy : 81 độ C
    Nhiệt độ cháy: 310độ
    Nhiệt độ nổ: vào tầm 3473 độ
    Tốc độ nổ 7000m/s
    Sản phẩm khí 685lit/ kg
    Nhiệt độ nổ 1000Kcal/kg.


    b. Thuốc nổ Melit
    Đây là thuốc nổ có uy lực nổ lớn (mạnh hơn TNT 5-10%). Độ nhậy nổ cao nhất là muối kim loại (Ông nào thối chân hay dùng muối Sunfat đồng thì cẩn thận nhé)

    Tên gọi cấu tao: Trinitro Fenol - C6H2(NO2)3-OH
    Là loại thuốc nổ hỗn hợp, kết tinh mầu vàng tươi. Nếm có vị rất đắng.

    Phản ứng nổ:
    Nhạy nổ hơn TNT nên va chạm, cọ xát, đạn bắn có thể gây nổ. Cũng gây nổ bằng kíp số 8 trở lên.

    Phản ứng tiếp xúc:
    Không hút ẩm, không tan trong nước.
    Cháy trong không khí ít khói, cháy ở chỗ kín cũng gây nổ. Nếu để lẫn với sơn, dầu, kim loại (trừ thiếc) lâu ngày có thể chở thành chất nhạy nổ.

    Phản ứng nhiệt: (tính độ C)
    Nóng chảy: 122
    Cháy: 300
    Nhiệt độ Nổ: 3540
    Tốc độ nổ: 1070Kcal/kg
    Khí thoát: 690l/kg

    C. Thuốc nổ C4
    Là loại hỗn hợp gồm 85% bột Hexogen với 15% xăng Crep. Với chất Crep sẽ giảm độ nhạy nổ và làm Hexogen thành dạng dẻo. Nhất là giảm khổi lượng thuốc nổ.
    Có mầu trắng đục, dẻo, không hút ẩm , không tan trong nước và không tác dụng với kim loại.
    Độ chịu va đập và cọ xát thấp hơn TNT. Có thể nặn theo mọi hình phù hợp trong sử dụng.
    Lính trinh sát hay đặc công thường xài loại này.
  2. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Tiếp theo là:
    ĐỒ DÙNG GÂY NỔ
    Cấm để chung với chất nổ và chất gây nổ ở cùng nhau.
    1. Nụ xoè
    Dùng để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm hoặc gây nổ kíp (đánh kiểu gây nổ trực tiếp). Phát lửa nhạy nhưng dễ hút ẩm nên bảo quản cho tốt.
    Cấu tạo (Mô tả theo trí nhớ): Thân nụ xoè là 1 ống bằng kim loại, bằng nhựa, giấp ép... có lỗ thoát khi ở thành ống. Bên trong có thuốc phát lửa, đây kim loại xoắn và 1 đầu day này nối với dây giật (bằng sợi gai hay gì cũng được cứ miễn là giật không đứt)
    Khi giật dây, dây KLoại xoắn cọ xát vào thuốc phát lửa và từ đó gây cháy cho dây cháy chậm hoặc gây nổ kíp. Vì dây kim loại xoắn và được nén khi ta dậy thì sẽ sinh lực xoáy khá lớn để tác dụng cơ học vào thuốc phát lửa (hình dung là ngày xưa chơi pháo thường gói thuốc pháo vào giấy bạc độn sỏi và ném xuống đất).
    2. Dây cháy chậm
    Được dùng để dẫn lửa gây nổ kíp hoặc đốt cháy thuốc đen. Tốc độ cháy là 1cm/s (nên khi đánh ta tính cho cẩn thận rồi còn ú té chạy)
    Cấu tạo: Bên ngoài vỏ thường làm bằng nhựa mỏng hoặc giấy ép quấn vải có sơn chống ẩm. Bên trong là lõi thuốc đen ép lỏng và sợi tim (dây sợi bông - tăng khả năng cháy). Có đường kính khoảng 5.5mm
    3. Kíp nổ
    Loại này có hai loại: Kíp thường và kíp điện
    Chú ý là kíp cảm ứng rất nhạy. Tránh để va đập, cọ xát, chấn động mạnh, vật nặng đè lên, chọc vào mắt ngỗng.....
    Theo cấu tạo vật liệu thường có kíp đồng và kíp nhôm hay kíp giấy
    + Kíp đồng: Chứa thuốc gây nổ Fuyminat thuỷ ngân (kíp sét thủy ngân).
    + Kíp nhôm: Chứa thuốc gây nổ Azuatua (kíp sét chì)
    Căn cứ vào kích thước to nhỏ ta phân ra kíp 10 số từ 1 đến 10. Số kíp càng lớn thì nhiều thuốc gây nổ nhiều và gây nổ mạnh
    a. Kip thường
    Vỏ thì như trên. Bên trong ở phần dưới có thuốc nổ mạnh, thuốc gây nổ, vành mắt ngỗng mỏng bằng KLoại để giữ cho thuốc nổ không rơi ra ngoài. Giữa vành mắt ngông c ó lỗ nhỏ để tia lửa dây cháy chậm phụt vào thuốc gây nổ và làm nổ kíp. Trên mắt ngỗng có miếng lụa hoá học mỏng, phần trên của kíp rỗng để lắp dây cháy chậm hoạc dây nổ.
    b. Kíp điện
    Lợi dụng dòng điện chạy qua 1 dây dẫy kim loại (dây tóc) và làm dây dẫn nóng lên làm cháy thuốc phát lửa và cách hoạt động như trên. Có 2 loại kíp điện: nổ ngay (thường dùng) và kíp nổ chậm
    Cấu tạo kíp gồm:
    + Dây cuống kíp: dùng để dật và có lớp cách điện
    + Miếng cách điện: đăt ở phần đầu ống kíp.
    + Dây tóc: tạo thành mạch kín với với dây cuống kíp
    + Thuốc phát lửa: bố trí xung quanh dây tóc để đốt
    C. Dây nổ
    Dùng để truyền nổ có lượng nổ nhiều cùng 1 lúc. Ngoài ra còn dùng để phá 1 số mục tiêu nhỏ, phá bãi mìn...
    Tốc nổ truyền nổ khoảng 6.500m/s. Có thể ngâm nước khoảng 10h vẫn có thể nổ với điều kiện bịt kín 2 đầu
    Phù gõ mệt quá, phần tiếp theo sẽ là cách tạo vật gây nổ, đấu kíp điện và cách đánh thuốc nổ
  3. yetkieutheky21

    yetkieutheky21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Còn loại thuốc nổ từ phân Kali trộn với dầu hoả hay đại khái là thế thì thế nào?
    Loại này tôi nhớ cũng khá mạnh phải không?
  4. redsoldier

    redsoldier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Đó chỉ là hỗn hợp KNO3 và dầu hoả mấy ông ngư dân dùng để đánh cá thôi, nổ ko mạnh nhưng toả nhiệt cũng kha khá, người ta hay cho vào chai thuỷ tinh, bác thick thì dùng KNO3 trộn đường ý, có bột nhôm thì cho thêm vào.
    http://huuhung.110mb.com/forum/diendan/showthread.php?t=17&page=2
  5. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Em có ý kiến:Đề nghị MOD lock ngay cái Topic này lại,kẻo lại có mấy vụ khủng bố tôm-cá,gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự đất nước
  6. newuser

    newuser Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2001
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Những kiến thức này, ngoài trừ bộ đội chủ lực (công binh) thì ngay cả DQTV cũng đã phải học và đánh thuốc nổ. Có gì mà bạn lo lắng thế.
  7. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Nếu là bộ đội với dân quân tự vệ thì họ phang lên đây làm gì?Thế nhỡ mấy thằng điên với thất tình nó đọc được rồi ứng dụng thì sao?
    Cái Box này vào thoải mái kô cần đăng kí đâu đấy
  8. VAN_LANG

    VAN_LANG Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    3
    Mình tưởng KClO3 chứ?
  9. redsoldier

    redsoldier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    KClO3 khó kiếm và đắt hơn KNO3, dùng đánh cá lời lãi chả được bao nhiêu, nên dùng làm kíp nổ thôi, bác T80 post tiếp di, hay lắm.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Kể chuyện cười.
    Hồi trước mình nghịch, nghía qua cái vi.wikipedia.org, thấy bọn nó lìu tìu quá. Mình viết một bài ngắn ngắn xem thế nào, bài viết mình là thuốc nổ đen, loại thuốc nổ sơ đẳng.
    Thế là bọn chúng nhao nhao lên cãi, sao đã có thuốc nổ rồi lại còn thuốc nổ đen, sao đã có thuốc súng rồi lại có thuốc nổ, hay đổi tên thành thuốc phóng nhé... Hay là, tôi đang có bài chất nổ, anh nhập vào tôi.
    Mình mới thẽ thọt bảo rằng, ngày xửa ngày xưa, chỉ có mỗi thuốc nổ đen thôi, nó vừa làm thuốc nổ, vừa làm thuốc ngòi, vừa làm thuốc phóng của súng, vừa làm thuốc cháy. Rồi thuốc nổ khác với chất nổ vân vân và và. Nhưng chũng cãi cọ một hồi nhố nhăng kinh người, mình chán quá kệ, ai hơi đâu mà đi à ơi với mấy thằng lìu tìu.
    Thuốc nổ đen là hỗ hợp diêm sinh (KNO3), lưu huỳnh, than xoan. Tiếng tầu cổ là hoả dược (火-). Black Powder hay gun powder ở châu Âu. Thời cổ đại còn dùng rocchetta, pháo hoa (rocchetta tiếng Ý là hoa cải, nay chính là rốc két, rocket, raketa....)
    Diêm sinh ở vùng trung á có những mỏ khoáng. Ở Vịt diêm sính được lấy trong phân dơi phân chim khô tích tụ lâu ngày trong các hang đã. Người thợ thạo nghề biết những đống phân khô lớn chất lượng cao, đem về hoá với nước, lọc cặn rồi cô đặc trong chảo, sao khô. Than củi cũng được thửa đặc biệt, lưu hùynh cũng lấy ở khoáng vật. Các thứ trên dược giã nhỏ. Trong Binh thư yếu lượng còn quy định rõ, giá chầy tay thì bao nhiêu chầy, chầy nước thì bao nhiêu chầy. Trước khi sử dụng, các thứ bột trên được trộn rất kỹ theo đúng tỷ lẹ phản ứng. Thuốc cháy trộn dư chất khử, khi ra không khí chát khử cháy tiếp. Loại thuốc cháy của tầu dùng cho súng phun lửa kiểu hoả đồng có dạng bột khô. Tầu cũng hay dùng hoả công đánh dưới nước, kiểu ''''mẫu tử thuyền'''', loại chất cháy gồm dầu trộn diêm sinh lưu huỳnh. Nhưng thường tầu dùng hoả dược có dầu thực vật. Người Trung Á mới vô địch về hoả dược dùng dầu mỏ.
    Trong Võ Kinh Tổng Yếu, Đời Tống, có ba dạng thuốc nổ, thuốc này dược nhồi vào đạn máy bắn đá. Trong Binh Thư Yếu Lược cũng có. Thành phần khác có thể là mảnh sát thương, chất độc (có cả phân khô chắc làm địch sợ chạy)
    Thuốc nổ 1: 48,5% diêm sinh, 25,5% lưu huỳnh, 21,5% thành phần khác;
    Thuốc nổ 2: 50% diêm sinh, 25% lưu huỳnh, 6,5% bột than, 18,75% thành phần khác;
    Thuốc cháy: 38,5% diêm sinh, 19% lưu huỳnh, 6,4% bột than, 35,85% thành phần khác;
    Thời hiện đại, người ta cho rằng phản ứng như sau ( http://www.du.edu/~jcalvert/phys/bang.htm )
    2 KNO3 + S + 3 C ?' K2S + N2 + 3 CO2
    10 KNO3 + 3 S + 8 C ?' 2 K2CO3 + 3 K2SO4 + 6 CO2 + 5 N2
    74,64% nitrat kali, 13,51% bột carbon, 11,85% lưu huỳnh.
    Tuy vậy, môi trường xảy ra phản ứng rất không ổn định, thực tế có rất nhiều phản ứng xaỷ ra, đây cũng là một nhược điẻm của thuốc nổ đen, đã yếu mà khó kiểm soát.
    Thuốc nổ den dược dùng đa năng như thế đến nửa sau thế kỷ 19. Ban đầu, Nitrôglyxêrin đóng chai thay chức năng phá đá. Rồi Dynamite, "hồ nổ" (blasting gelatine) của Alfred Nobel xuất hiện.
    Trong quân sự, cuối thế kỷ 19 thuốc nổ đen mới được thay thế trong chức năng thuốc phóng, ban đầu là các hỗn hợp có nitrôcellulose (bông thuốc súng), TNT và Nitrôglyxêrin. Thuốc phóng cordic chẳng hạn, thay thế thuốc nổ đen ở Ý và Mỹ.
    Trái phá gặp rắc rối to với thuốc nổ đen. Thời cổ, chỉ cối và howitzer bắn trái phá, néu không đạn sẽ nổ khi tăng tốc trong nòng hoặc đập vào mặt mục tiêu. Cối bắn góc cao, tăng tầm mà tốc độ đầu đạn không cao lắm. howitzer bắn đạn đập đất tăng tầm.
    Henri-Joseph Paixhans người Pháp chế ra Hải Pháo 1824, sau được Nga dùng cho chiến tranh Biển Đen, các nước khác dùng đến đầu thế kỷ 20. Với những nhược điểm của thuốc nổ đen làm thuốc phóng, hải pháo kiểu này ngắn tũn bụng to uỳnh tầm gần, vẫn còn ở bảo tàng lịch sử quan sự Hà Nội.
    Pháo kiểu mới do nười Đức phát triển và áp dụng 1905, thuốc phóng và thuốc nổ trái phá đều dùng TNT, chấm dứt 1000 năm thuốc nổ đen.
    Thuốc nổ đen nay chỉ dùng trong kíp nổ, vì nhiệt độ bắt cháy thấp, tốc độ cháy rất cao không thể giảm được nen kíp khó ẩm-thủng mà xịt. Kíp nổ được áp dụng đầu thế kỷ 19 cùng ngòi.
    Đến thế chiến 2, người ta dùng trở lại một hỗn hợp anh em với thuốc nổ đen, KNO3 và bột nhôm mịn. KNO3 rẻ thế nào ai cũng rõ rồi. Hỗn hợp này toả năng lượng rất mạnh, nhưng nhược điểm là bắt cháy chậm. Nếu nhồi không tốt, nó bay đi nhiều hơn là phá mục tiêu. Người ta dùng nó trong bom rất lớn, hỗn hợp khó mà bay thoát. Đã thế, ruột bom còn các các trạm truyền nổ RDX hay HMX. Quả bom tall boy kiểu này.
    Một hốn hợp nữa, không phải dạng bột được áp dụng niều là KNO3, KClO3, KClO4, chất kết dính cao su và bột nhôm. Đúc thành khối lớn, tốc độ cháy thấp, dùng làm thuốc phóng tên lửa. KClO4 tốt nhất, nhưng chế tạo nó rất khó, các phương pháp chế tạo đưa ra KClO4 và các sản phẩm đồng hành như KClO3, rất khó không chế tính năng. Người ta cũng hay sử dụng NH4NO3 không có khói, hay NH4ClO4.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 16:08 ngày 16/07/2007

Chia sẻ trang này