1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thượng Đế có hiện hữu không ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yuyu, 01/06/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Thượng Đế có hiện hữu không ?

    Khái niệm Thượng Đế ( Dieu, God) :

    Thượng Đế là một chủ đề lớn của triết học, thần học và tôn giáo.
    Danh từ Thượng Đế - Dieu, xuất phát từ tiếng Latin, Deus, được coi là một thực thể siêu việt, đôi khi có nhân tính và luôn là nguyên nhân của thế giới và chuẩn mực đạo đức?Khái niệm Thượng Đế được áp dụng ở mức độ tuyệt đối cao nhất, do đó Thượng Đế là duy nhất.
    Trong triết học hữu thần, Thượng Đế là một tồn tại tuyệt đối, tự hữu và hằng hữu .
    Descartes định nghĩa Thượng Đế là ?o thực thể vô hạn, vĩnh cửu, bất hoại, độc lập, toàn tri, thuần tư tuởng và bởi đó chính tôi và mọi sự được sáng tạo và sinh ra?.?
    ( "...substance infinie, éternelle, immuable, indépendante, toute connaissante, toute pensante et par la quelle moi-même et toutes choses qui sont, ont été crées et produites..." )

    Ba tôn giáo chính của phương Tây là Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi Giáo đều xác quyết Thượng Đế là thực tại tối thượng. Đôi khi những nhà tư tưởng của họ còn nghĩ là Thượng Đến vĩ đại đến mức không có lời nói trần gian nào có thể diễn tả nổi về Ngài. Tất cả những gì chúng ta có thể nói là những gì mà ngài không là : Ngài không xấu, Ngài không xuẩn ngốc v.v?Phương pháp này được gọi là cách phủ định ( via negativia) nổi trội vào những thời kỳ thế kỷ 6-11. Nhưng nếu đó là tất cả những gì chúng ta có thể nói về Thượng Đế thì chưa thoả mãn cho các học thuyết tôn giáo để giải thích cho việc thực hành tôn giáo, như thờ phượng Thượng Đế. Do đó phần lớn các nhà thần học đều cố gẳng nói một điều gì về Thượng Đế.
    Đối với họ, Thượng Đế có nhân tính, không thể xác, hiện diện khắp nới, là Đấng sáng tạo và nâng đỡ, hoàn toàn tự do, toàn năng, toàn trí, toàn thiện và cội nguồn của bổn phẩn đạo đức. Ngài hiện hữu mãi mãi và cần thiết. Nhiều triết gia ( dưới ảnh hưởng của Alsem ) nhìn nhận những đặc tính này xuất phát từ đặc tính của hữu thể vĩ đại nhất có thể nhận thức được, do đó Ngài có tất cả những đặc tính để làm ra những điều vĩ đại. Tuy vậy trong mỗi tôn giáo, nhất là trong Kitô giáo, có một vài cách hiểu khác đi về một số những đặc điểm của Thượng Đế.
    Thượng Đế toàn năng, hiện dịên khắp nơi, sự hiểu biết của Ngài xẩy ra khắp mọi nơi và có khả năng hoạt động khắp mọi nơi một cách trực tiếp y như thể chúng ta sinh hoạt với thân xác của chúng ta.
    Nói rằng Thượng Đế đã tạo dựng và nâng đỡ vũ trụ, là nói rằng tất cả các sự tồn tại đều dựa vào sự hiện hữu của Thượng Đế mọi lúc.
    Nếu thế giới vật chất có một khởi điểm ( như khoa học và các tôn giáo phương Tây chủ truơng), thì Thượng Đế tạo ra khởi điểm đó. Nhưng nếu không có, Thượng Đế đã giữ gìn nó hiện hữu từ trước. Thượng Đế hoàn toàn tự do để chẳng có điều gì bên ngoài tác động hay ảnh hưởng đến việc Ngài lựa chọn hành động.
    Nếu nói rằng Thượng Đế toàn năng, có vẻ theo nghĩa đen, ?o Ngài có thể làm bất cứ việc gì Ngài muốn làm?.
    Nhưng ?obất cứ việc gì? nên được hiểu thế nào ?
    Thượng Đế có thể thay đổi qui tắc logic, nghĩa là 1+1=3, hay ngài có thể làm một vật gì vừa hiện hữu vừa không hiện hữu cùng lúc, hoặc thay đổi quá khứ ?
    Descartes có vẻ như chấp nhận Ngài làm được tất cả những việc này, nhưng những nhà thần luận thường cho rằng nói Thượng Đế có thể thực hiện được những điều không chấp nhận được về mặt logic là vô nghĩa, và họ đã cố gắng để tìm cách loại trừ những thứ đó.
    Trong cuốn Suma contra Gentiles ( Tổng luận chống những kẻ ngoại đạo), Aquinas dành hẳn một chương có tên là ?oThượng Đế được coi là không thể làm được một số việc như thế nào ?? (chương 2.25) để nêu lên khoảng hai mươi thứ như vậy.
    Nói rằng Thượng Đế toàn tri, hiểu theo nghĩa đen, nghĩa là biết hết mọi sự, nghĩa là từng việc làm có thật. Nhưng phải hiểu điều này như thế nào ?
    Bởi vì hình như, có những việc làm chỉ được một ai đó biết ở một thời điểm nào đó. Thượng Đế có thể biết trước những chủ thể tự do sẽ hành động như thế nào không ? Nếu biết trước được, làm sao sự lựa chọn của họ còn tự do ?
    Chỉ ngoại trừ một số ít, còn đa số các nhà thần luận đều đồng ý là con người là một chủ thể có ý chí tự do, trong đó, một hành động được coi là tự do, nếu sự lựa chọn hành động không có nguyên nhân tuyệt đối, dù từ khối óc hay từ Thượng Đế.
    Chẳng hạn một chủ thể S ở một thời điểm t nào đó, lựa chọn làm một việc X hoặc không làm X. Nếu tin rằng Thượng Đế biết trước S sẽ làm hoặc không làm X, S vẫn có thể làm cho niềm tin đó trở thành sai. Như vậy làm sao có thể nói rằng Thượng Đế toàn tri ?
    Câu trả lời của các nhà thần học Trung Cổ luôn là Thượng Đế là vĩnh hằng, vượt ngoài giới hạn thời gian, nên không thể nói cái gì trước, cái gì sau. Vì trước, sau chỉ là một thuộc tính của thời gian. Nhưng Thượng Đế nhìn những hành động của chúng ta không theo cách làm chúng ta mất tự do.
    Mặt khác khái niệm về tính vĩnh hằng của Thượng Đế phải được hiểu là hằng hữu, nghĩa là hiện hữu không không gián đoạn, hiện hữu trong bất cứ thời điểm nào của thời gian. Trong truờng hợp đó, thuyết hữu thần cần giải thích sự toàn tri của Thượng Đế không như kiến thức về từng sự việc có thật, nhưng như kiến thức về từng sự việc có thật mà luận lý có thể luận được. Nó không thể luận ra theo luận lý để biết trước chủ thể hành động thế nào theo quan điểm của chủ nghĩa tự do, vì tạo ra chúng với ý chí tự do như vậy là hạn chế chính sự toàn tri của Ngài.
    Thượng Đế là nguồn của bổn phận đạo đức, nếu các mệnh lệnh của Ngài làm cho hành động trở nên đúng hoặc sai cho con người và không thể nào khác đi được. Điều này làm phát sinh ngay song đề Euthyphro.
    Một số triết gia, kể cả Kant, xác quyết là các mệnh lệnh của Thượng Đế không tạo sự khác nhau giữa phải và trái; một số khác lại cho rằng không có gì là đúng hoặc sai, ngoại trừ do mệnh lệnh của Thượng Đế.
    Một quan điểm dung hoà của Aquinas và Duns Scotus cho rằng có một số nguyên tắc chung đầu tiên về đạo đức mà luận lý cũng không thể luận ra là cả Thượng Đế lại có thể thay đổi được.
    Một số triết gia coi Thượng Đế như yếu tố tiên quyết, ?o nhất thiết phải hiện hữu ? , vì đó là ?o một sự tất yếu của logic?, nghĩa là sẽ không minh bạch nếu suy nghĩ không tồn tại một Thượng Đế....


    Tài liệu tham khảo:
    -Dictionnaire de philosophie , Noella Braquin, Jean Dugue, Anne Baudart, Joel Wilffert...
    - Hành trình cùng triết học, Ted Honderich, Lưu Văn Hy biên dịch ...
    - Dictionnaire de la philosophie, André Compte-Sponville







    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 07:06 ngày 01/06/2004
  2. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Những luận chứng chống lại sự hiện hữu của Thượng Đế.
    Luận chứng phổ biến nhất chống sự hiện hữu của Thượng Đế liên quan đến vấn đề cái Ác( Evil).
    Luận chứng này là sự loại suy nghịch đảo của luận chứng theo cứu cánh luận. Một số mang hình thức diễn dịch, một số thuộc thuyết Cái Nhiên (Probabilistic).
    Một cách diễn giảu khá rõ rang là hình thức diễn dịhc được J.L. Mackie đưa ra trong cuốn ?oSự Ác và Đấng Toàn Năng?.
    Ông cho rằng những lời xác nhận như ?oThượng Đế Toàn Năng, Toàn Thiện? và Sự Ác tồn tại như một tam tố bất nhất về logic, do đó một phần quan trọng của thuyết thần luận là sai.
    Điều này tương đương với lý luận lấy Sự Ác Tồn Tại làm tiền đề chính, và hai mệnh đề kia như chân lý phân tích diễn tả ( một phần) của khái niệm về Thượng Đế.
    Kết luận mong đợi là Thượng Đế không hiện hữu, vì không một thực thể nào thoả mãn được hai khái niệm đó.
    Các luận chứng diễn dịch từ sự Ác gần đây bị phê bình rất mạnh, nên sự nhịêt tình với chúng phần nào bị phai nhạt. Nhưng ngày càng có nhiều quan tâm diễn giải theo thuyết Cái Nhiên. Những cách diễn giải này thừa nhận khả năng theo logic về Thượng Đế song song với sự Ác. Nhưng họ lập luận là, đứng trước số lượng điều Ác trong thế giới, với bản chất ghê tởm của nó, thần lý học có sẵn xem ra đáng ngờ, nghĩa là không chắc Thượng Đế hiện hữu.
    Nhưng việc thảo luận những ý kiến này dù bênh hay chống, đều trải qua những khó hiểu tương đối của logic qui nạp.
    Một luồng luận chứng khác cho rằng khái niệm về Thượng Đế nội tại thiếu minh bạch, hay nói đúng hơn là xung khắc với những sự kiện rõ ràng của thế giới.
    Đây là một phép loại suy nghịch đảo của luận chứng về Bản Thể Học.
    Chẳng hạn một số lý luận là việc xứng đáng tôn thờ là điều kiện cần cho thần tính, và điều này đòi hỏi sự hiện hữu tất yếu của Thượng Đế, nhưng họ lại bảo là không có gì là nhất thiết phải hiện hữu?.
    Một số khác lập luận rằng không cái này thì cái khác của các thuộc tính, theo truyền thống vẫn được gắn cho Thượng Đế và có thể được thay thế. Ví dụ Thượng Đế có thể trường tồn thay vì vĩnh hằng, toàn quyền thay vì toàn năng.
    Một hướng đi chung thứ ba được Antony Flew mạnh dạn đưa ra. Ông lý luận rằng vô thần là quan điềm ?o thối lui? chính đáng. Trong trường hợp không có chứng cứ thoả đáng về sự hiện hữu của Thượng Đế, vô thần nên được chấp nhận, ngay cả khi không được hậu thuẫn bằng lập luận tích cực.
    Đây là quan điểm mà một số triết gia thần luận , những người cho rằng niềm tin vào Thượng Đế là hợp lý ngay cả khi không được hậu thuẫn bằng những chứng cứ tích cực, cũng chấp nhận.
  3. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Thương đế có hiện hữu không? Ai tạo ra các quy luật của thiên nhiên và cuộc đời? Một câu hỏi lớn...
  4. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Có Thượng Đế ! Nhưng Thượng Đế này không phải là một linh hồn kiểu người hay một linh hồn sống để chúng ta nói là "tạo ra" . Bởi vì hành động "tạo ra" là hành động có ý thức , có mục đích của sinh vật.
    Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa chỉ là Mẹ Thiên Nhiên . Nói như nhà khoa học vĩ đại , cha đẻ của thiên văn học hiện đại Steven Hawlking thì "Thượng Đế của tôi là các quy luật Vật lý chi phối vũ trụ này" .
  5. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Thượng đế là một ý niệm siêu hình, chỉ có tính cách ?oẩn dụ? (metaphor) thay vì một thực thể (entity), là sản phẩm trí tưởng tượng của triết gia thời cổ Hy Lạp. Nhưng các nhà Do Thái giáo đã khéo gói ghém tất cả các thượng đế từ thời thượng cổ vào một Thượng đế tronh kinh cựu ước. Từ đó các triết gia và thần học gia tô điểm theo trí tưởng tượng hay lý luận cá nhân, thành một siêu nhân với nhiều thuộc tính (attributes) như toàn năng, toàn trí, toàn thiện, ở khắp mọi nơi, vui, buồn, ghen tức, thiện, ác, thưởng, phạt tín đồ. Một số người lại dùng Thượng đế như một phương tiện chính trị dưới hình thức tôn giáo để chế ngự mọi người. Họ đi xa hơn nữa, nhân danh thượng đế đưa con người tới chỗ chém giết không ngừng từ 20 thế kỷ nay. Sự chém giết, đe dọa vẫn còn tiếp diễn tại Bosnia, Algeria, Pakistan, Do Thái, Palestine, Lebanon,..... Tín đồ Do Thái giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa La Mã, Chính Thống giáo vẫn tiếp tục chém giết nhau, hận thù nhau mặc dù những người này đều thờ chung một Thượng đế. Trong hơn 1,000 năm của thời Trung Cổ tư tưởng con người bị bóp chẹt, không thể phát triển. Tòa án Dị giáo, Thập Tự quân, các cuộc nội chiến của Hồi giáo, các chiến tranh tôn giáo, chiến tranh 100 năm, chiến tranh 30 năm, cuộc tàn sát tín đồ Tin Lành, Do Thái, .... là cơn ác mộng dài của nhân loại. Theo thánh kinh, Thượng đế tạo ra tất cả, nhưng không tạo ra được trí tuệ cho con người. Bởi lẽ, nếu trí tuệ phát triển, Thượng đế không có chỗ đứng.
    Cho tới nay, chưa có một chứng tích lịch sử hay khảo cổ nào minh chứng có thượng đế. Theo thánh kinh, không ai có quyền nhìn thấy Thượng đế, nếu không muốn chết. Vì thế Thượng đế và sự sợ hãi là hau ý tưởng luôn luôn đứng bên cạnh nhau. Thượng đế chỉ nằm trong đức tin của tín đồ.
    Dưới con mắt của nhà khoa học, thượng đế là mộ ý niệm (idea) hay quan niệm (concept) có tính cách huyền thoại, giả tưởng. Đối với triết gia tin có thượng đế thì thượng đế là một ý niệm không thể biết được (unknowable). Thần học gia Ki-tô giáo khẳng định có Thượng đế; đối với họ Thượng đế là tất cả, tất cả là Thượng đế. Thượng đế tạo ra vũ trụ, vũ trụ nằm trong Thượng đế. Đọc lịch sử ta thấy có quá nhiều chiến tranh mà nguyên nhân là Thượng đế. Gần đây nhất, có người sẵn sàng giết người khác nhân danh Thượng đế. Những người này muốn làm thánh tử đạo. Khi họ chết, họ sẽ về Nước Chúa.
    Khoa học đã phát triển, trí óc con người đã nẩy nở, sự tin tưởng vào sự hiện hữu của Thượng đế đang gặp một trở ngại to lớn trước mặt. Chính vì Thượng đế mà người Tây phương phát sinh ra hai danh từ để chỉ hai khối người. Khối người ?ohữu thần? tin có Thượng đế và khối người ?ovô thần?T không tin có hay không thờ Thượng đế hay bất cứ thượng đế nào cả. Theo thánh kinh, người ?ovô thần?, không tin có Thượng đế (unbeliever) là xấu xa, tội lỗi, sẽ bị đầy đọa xuống địa ngục đời đời, kiếp kiếp khi Chúa, vừa là người tạo dựng, vừa là luật gia, vừa là phán quan, trở lại thế gian lần nữa vào ngày phán xét sau cùng. Nhưng không một ai biết ngày đó xa hay gần. Giáo hoàng John Paul II, trong cuốn Crossing the Theshold of Hope (Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng) xếp người theo Phật giáo là loại người ?ovô thần?, vì họ không tin có Thượng đế hay bất cứ một siêu nhân nào tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. Một câu nói mà phía Phật giáo có thể phát biểu là những người ?ohữu thần? là những kẻ phàm phu có căn trí thấp kém vì tin tâm-cảnh đều có, pháp-ngã đều có. Hai câu phát biểu này nói lên một sự thiếu tương kính. Rất may thế giới Phật giáo không hề có lời phát biểu như trên để giữ phép lịch sự và đạo tình. Ai cũng biết thế giới quan của Phật giáo và Ki-tô giáo khác nhau. Khác nhau không có nghĩa là ?ođúng? và ?~sai?.
    Để xác định ý nghĩa của danh từ mà người viết dùng : ?othượng đế? -(god, viết thường) để chỉ bất cứ một ý niệm siêu nhiên ?" supernatural ?" nào, còn ?oThượng đế? -(God, viết hoa) chỉ Thượng đế nói trong tân ước và cựu ước; tạo vật chủ (creator) thay vì Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Tạo (mang tính chất tín ngưỡng) dùng trong thánh kinh; cứu rỗi nhân (saviour, redeemer) thày vì Đấng Cứu Rỗi, Cứu Chuộc (mang tính chất tín ngưỡng)
    Sự Tích Thượng Đế
    Thượng đế trong thánh kinh được cảm nhận qua vấn đề mặc khải (revelation). Nói một cách nôm na, Thượng đế nhập vào một hay nhiều người nào đó, rồi người này hay những người này kể lại cho tín đồ nghe hay viết ra thành chữ cho người sau đọc.
    Trong cuốn How The Great Religious Began của Joseph Gear, giáo sư về khoa tôn giáo đối chiếu (Comparative Religions), nói rõ về sự tích của Thượng đế. Cuốn sách nói trên được Dod, Mead and Company xuất bản lần đầu tiên năm 1929; sau đó The American Library tái năm 1954 (hai lần), 1955, 1956 và 1958 (hai lần). Sách viết về 9 tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Đạo Ba Tư Zoroaster, Khổng giáo, Lão giáo, Do Thái giáo, Ki tô giáo và Đạo Mohammed.
    Giáo sư Joseph Gear kể lại như sau: cách đây trên 4,000 năm, tại một thị trấn có tên là Ur, thuộc vùng đất Chaldae, nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris, không xa nơi sinh trưởng của Zoroaster, người khai sáng ra Đạo Ba Tư có một người tên là Terah. Terah là người thờ đủ loại thần và nặn tượng thần bán cho dân chúng. Điều này dễ hiểu vì tại nơi nào có người mua mũ nón, người ta làm mũ nón để bán; nơi nào có người thích thờ thần, người ta làm tượng thần để bán. Terah có ba người con Abraham, Nahor và Haran, làm nghề chăn chiên. Những lúc quá bận rộn, Terah sai người con trai lớn là Abraham giúp ông dọn dẹp xưởng nặn tượng thần.
    Một hôm Abraham vào xưởng nặn tượng, thay cha anh nặn quá nhiều tượng thần bằng đất sét mà người ta mua vè thờ vì tin rằng những cục đất sét đó có một cái thiêng liêng và quyền năng vô biên, chi phối mọi khía cạnh của cuộc sống con người, giống như người Á châu thờ Thần Bếp (Táo Ông, Táo Bà), Thần Tài, Quan Công, .... vì tin rằng những vị thần này chi phối được cuộc sống của họ. Abraham bực mình cầm búa đập nát hết những pho tượng thần, chỉ để lại một tượng có tay. Abraham để cái búa vào tay một tượng còn lại. Sáng hôm sau Terah trở lại xưởng thấy các tượng do ông nặn để bán chỉ còn là những mảnh đất sét vỡ nát, nằm ngổn ngang khắp nơi. Terah vặn hỏi Abraham lý do tại sao. Abraham trả lời với cha rằng những ông thần đó cãi cọ, đập lộn nhau, chỉ còn một ông sống sót. Terah không tin, vặn hỏi thêm Abraham có phải nó đập nát những tượng này không. Cuối cùng Abraham phải thú tội, nhưng bào chữa rằng những tượng thần này có mắt nhưng không nhìn được, có tai không nghe được, có tay không cử động được, tại sao người ta lại mua về mà thờ.
    Vì sợ dân trong vùng biết chuyện này, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cha con phải rủ nhau bỏ thị trấn Ur để di chuyển về phía bắc, vùng Canaan, tức vùng Palestine bây giờ. người dân vùng Canaan gọi gia đình Abraham là Ibri (Hebrews, tiếng cổ Do Thái) có nghĩa là ?ovượt?. Những người Hebrews khác với dân trong bộ lạc hiện đang sống trong vùng có tên là Moabites và Amalikites. Dân những bộ lạc này thờ nhiều thần khác nhau.
    Abraham lập nghiệp tại đây, sinh một người con là Isaac. Isaac sinh ra Jacob. Jacob còn có tên là Israel. Con cháu của Israel gọi là Israelites. Dòng họ Israel sinh trưởng đông đúc thành một bộ lạc. Họ đều làm nghề chăn chiên. Họ đi từ nơi này đến nơi khác để tìm đồng cỏ cho đàn chiên của họ. Có lần nạn đói lớn xảy ra, bộ lạc của giòng họ Israelites do Joseph (con thứ 11 của Jacob hay Israel) dẫn sang Ai Cập để kiếm sống. Dân Ai Cập thờ rất nhiều thần như chó, mèo, trâu, bò, cá sấu, chim,... Dân Ai Cập rất ghét dân Israelites vì họ không thờ những thần của họ. Vua Ai Cập bắt họ làm nô lệ để họ phải thờ thần của ông chủ của họ, vì thông thường nô lệ thường làm những gì mà chủ họ làm. Nhưng dân Israelites vẫn hờ hững không thờ các thần Ai Cập. Vua Ai Cập ban lệnh giết hết trẻ sơ sinh của dân Israelites bằng cách cho nhận xuống nước.
    Có một cậu bé tên Moses, mới sinh ra, được mẹ thả trôi sông, hy vọng có người cứu sống. Một hôm, công chúa Ai Cập đi tắm sông thấy đứa trẻ để trong một cái giỏ trôi lênh đênh trên mặt nước. Công chúa mang về nuôi, nhận làm con. Lớn lên Moses thấy người Ai Cập hành hạ người nô lệ Israelites hay Hebrews, Moses giết người lính Ai Cập này, rồi bỏ trốn sang sa mạc Midian.
    Ít lâu sau Moses trở lại Ai cập để dẫn đoàn người Hebrews ra khỏi căn nhà nô lệ (house of bondage). Moses cùng với người em là Aaron (không biết làm sao sống sót) tới gặp vua Ai Cập là Pharaoh và nói rằng Thượng đế truyền ông tới đây để đòai tự do cho dân Hebrews. Vua Pharaoh mở sách ra tìm không thấy tên Thượng đế của Moses trong những thượng đế của bộ lạc Edom, Moab hay bất cứ bộ lạc nào. Vua Pharaoh không chịu trả tự do cho dân Hebrews. Moses đưa cho vua Pharaoh xem cây gậy thần, trên đầu có ghi mẫu tự D, viết tắt của chữ Daam, có nghĩa là máu. Moses nói tiếp Thượng đế sẽ đổ máu lên dân Ai cập. Moses lấy cây gậy thần biến tất cả nước sông, ao, hồ ở Ai Cập thành ra máu. Moses lại lấy cây gậy làm cho ếch nhái xuất hiện khắp nước Ai Cập và nhiều phép lạ khác. Vua Pharaoh vẫn không chịu trả tự do cho dân Hebrews, Moeses dọa sẽ giết chết bất cứ ai sinh ra là con đầu lòng. Cuối cùng Pharaoh phải để cho Moses dẫn đoàn người Do Thái ra khỏi ngục tù nô lệ để về Vùng Đất Hứa (Promised Land, hay vùng Canaan), tức là xứ Palestine bây giờ. Trước khi tới Vùng Đất Hứa mà Thượng đế dành cho một giống dân được Thượng đế Chọn lựa (Chosen People), Moses dẫn dân Hebrews qua núi Sinai (không biết vị trí nào). Để dân Hebrews nghỉ tại chân núi, Moses lên đỉnh núi Sinai. Bốn mươi ngày sau trở xuống cầm một tảng đá ghi 10 Điều Giáo lệnh (10 Commendments) do Thượng đế viết bằng đầu ngón tay lên miếng đá. Hai trong 10 điều giáo lệnh cấm dân Hebrews không được thờ bất cứ thượng nào ngoài Thượng đế Jehovah cả (Jehovah là cáh phát âm của YAHWEH), và cấm không được giết người. Nhưng chính Moses đã giết người lính Ai Cập. Từ hơn 3,000 năm nay, tín đồ hàng năm kỷ niệm Lễ Vượt Qua (Passover) để tưởng nhớ ngày Moses dẫn dân Do Thái ?" Hebrews ?" ra khỏi Ai Cập sau khi làm nô lệ trên 400 năm tại đây (Exodus). Đại khái sự tích Thượng đế là như vậy.
    Được Susje sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 01/06/2004
  6. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Những luận chứng ủng hộ sự hiện hữu của Thượng Đế.
    Phần lớn những luận chứng của thuyết hữu thần thuộc một trong hai loại sau: Những luận chứng tiên nghịêm hay nhận thức thuần tuý, và những luận chứng dựa vào thế giới. Những lụân chứng này mang hương sắc triết lý đặc biệt và khơi dậy những vấn nạn khó khăn trong logic hình thức. Chúng có lợi là trực tiếp đi tới kết luận về sự hiện hữu tất yếu của Thượng Đế, một đặc điểm mà nhiều người coi là chủ yếu cho khái niệm về hữu thể thần thánh.
    Nhóm thứ hai thuộc các luận chứng theo vũ trụ Vũ Trụ Học ( Cosmological Arguments ) nại đến những đặc điểm tổng quát của thế giới và các luận chứng theo Cứu Cánh Luận ( Teleological Arguments ) dựa trên những đặc điểm đặc biệt hơn, tỷ như các luận chứng dựa trên đòi hỏi của đạo đức, sự hiện hữu của cái đẹp, tính qui phạm của lý tính con người, kinh nghiệm tôn giáo v.v?
    Phần lớn nhũng luồng luận chứng này có một lịch sử lâu dài và luôn luôn gay ra những tranh lụân rất sôi nổi, người bênh, kẻ chống, giữa các triết gia. Vấn đề chủ chốt và thường bị bỏ qua trong những cuộc tranh luận là về những chuẩn mực chính đáng được áp dụng cho những luận chứng như vậy. iểu một cách nào đó, chúng phải có giá trị và các tiền đề phải chân thật. Nếu Thượng Đế hiện hữu, những điều kiện tất yếu này thường dễ được thoả mãn.
    Đối với các nhà thần luận, niềm tin về sự hiện hữu của Thượng Đế có thể được tóm tắt lại trong những xác nhận: Vũ trụ không phải tự nhiên hiện hữu mà nó phải được tạo dựng từ hư không bởi một hữu thể thiêng liêng thuần túy, hữu thể này ắt phải là Thượng Đế và Ngài luôn hiện hữu. Hữu thể này không những tạo dựng Vũ trụ mà còn tiếp tục cai quản, điều hành nó kể từ ngày tạo dựng ra nó. Hữu thể này có những thuộc tính như toàn năng, toàn tri, toàn thiện?. Những triết gia hữu thần hang đầu như thánh Augustin, thánh Alselm thành Canterbury, thánh Thomas Aquinas, William Ockham, Maimonides ?.đều đưa ra những xác quyết như vậy. Đa số đều tin rằng chúng không chứng minh được, nhưng được hậu thuẫn bởi những chứng cớ hiển nhiên không thể bác bỏ được.
    Platon và Aristotle tin có Thượng Đế, mà vai trò không quan trọng như được quan niệm trong Kitô giáo và Do Thái giáo. Trong Timaeus, Platon đề cập đến một Thần Linh, một dạng Kiến Trúc Sư Vũ Trụ hay một Kỹ Sư đem lại một trật tự cho một thế giới hỗn mang. Thượng Đế theo Aristotle là những ?oNguyên Động Lực? ?" chúng ta buộc phải nghĩ tới để giải thích sự vận hành của thế giới, còn thế giới vật chất tự nó trường tồn và không do ai dựng nên.
    Aquinas dựa trên Thánh Kinh, tin rằng Vũ Trụ được Thượng Đế dựng nên từ Hư Không, nhưng ông cũng không cho rằng bất cứ chứng cứ nào của ông cũng củng cố cho kết luận này. Chúng chỉ kiến tạo Thượng Đế như những nguyên nhân nâng đỡ của Vũ Trụ, và những kết luận này hoàn toàn phù hợp với tính vĩnh hằng của thế giới..
    Thần lụân khởi đầu ở Anh vào cuối thế kỷ 17 chủ yếu phản kháng thiên khải tách biệt tôn giáo tự nhiên. Những nhà thần luận chấp nhận tiên đề Thượng Đế sáng tạo Vũ trụ, nhưng họ không tin những sự can thịêp của Thần Linh vào những sự việc có tính chất dị doan, hoặc đôi khi còn phi luân, phi nghĩa. Để biện minh cho sự hiện hữu của Thượng Đế, họ thích dung luận chứng của Cứu Cánh Luận hơn là những Lụân Chứng Tiên Nghiệm.
    Hume trong cuốn Những hội thoại liên quan tới Tôn giáo tự nhiên, gợi ý rằng chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế bằng tiên nghịêm là vô lý và đây là một vấn đề thực tế. Chúng ta chỉ có thể suy diễn từ những đặc điểm mà chúng ta thấy trong thế giới và sự chuẩn y duy nhất mà chúng ta được sử dụng trong suy diễn phát xuất từ những thông lệ mà chúng ta quan sát thấy.
    Ở Pháp, Voltaire , nhà thần luận có ảnh hưởng nhất thế kỷ 18, chia sẻ quan điểm với Loke rằng chúng ta không thể biết được tính vô thể chất của trí tuệ. Ông tin rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa có thể chứng minh bằng những luận lý của Cosmological Arguments và dựa trên trật tự của Vũ Trụ - Design Argument. Tuy nhiên ông chống lại khoa thần học tự nhiên của Leibniz và phủ nhận mọi sự an bài riêng biệt của Thiên Chúa.
    Ở Đức, Kant, triết gia mở đường cho triết học hiện đại, được coi ( cùng với Hume) là người dọn đường cho thuyết Bất Khả Tri và thuyết Hữu Thần. Cuốn Phê Phán Lý Trí Thuần Tuý chứa đựng sự thẩm tra sâu sắc về các luận chứng theo Bản Thể Học ( Ontology), Vũ trụ Học ( Cosmology) và Cứu Cánh Luận ( Teleology)? được coi là những kiệt tác.
    Công việc của Kant và Hume có một ảnh hưởng đáng kể lên triết học Kitô giáo và Do Thái giáo, đưa đến sự thừa nhận rộng rãi quan điểm được gọi là thuyết Duy Tín ( Fideisme) - Niềm tin vào Thượng Đế ( hay các xác quyết tôn giáo ) chỉ đặt nền tảng trên Đức Tin. Những người theo thuyết Duy Tín cho rằng những lập luận về sự hiện hữu của Thượng Đế là không cần thiết. Theo John Hick, ?oĐức tin có giá trị tối hậu, vượt trên kinh nghiệm tôn giáo, không phải là sản phẩm của triết học?.
    Kierkegaard còn đi xa hơn khi ông chủ trương những người cố chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế là kẻ thù của Đức Tin Chân Chính.
    Đức Tin, theo quan điểm của Kierkegaard, bao gồm sự mạo hiểm, nhưng sẽ không có sự mạo hiểm nếu sự hiện hữu của Thượng Đế hay sự bất tử lại được thiết lập vững chắc như những định lý toán học và các qui luật khoa học.
    Thuyết Duy Tín phát triển mạnh ở thế kỷ 19 và vẫn được thừa nhận cho tới ngày nay, nhưng nó quay về với câu nói nổi tiếng trong Tư Duy của Pascal ?o Trái Tim có những lý lẽ của nó mà Lý Trí không hiểu nổi? ( Le Coeur a ses raisons que la Raison ne connait pas).
    Trái Tim của Pascal không cần nói. Nó mách bảo cho ông là Thượng Đế hiện hữu, có cuộc sống đời sau, và bản thân ông sẽ được vui hưởng cuộc sống vĩnh hằng ấy.
    Rousseau cũng là chiến sĩ của Đức Tin và Trái Tim : ?o Tôi đã đau khổ quá nhiều trong cuộc sống này để chẳng trông chờ gì thêm? .
    Ông viết trong một bài phản bác Vần thơ về tai hoạ Lisbone của Voltaire :
    ?o Tất cả những tinh tế của siêu hình không làm tôi nghi ngờ một giây phút nào về sự bất tử của linh hồn và đấng quan phòng nhân hậu. Tôi cảm nhận điều đó, tin điều đó, muốn điều đó, và hy vọng điều đó. Tôi sẽ bênh vực nó cho tới hơi thở cuối cùng?.
  7. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Có độc giả cho rằng người viết kể chuyện thần thoại. Điều này đúng vì toàn bộ truyện trong thánh kinh là chuyện thần thoại. Thánh kinh dạy phải tin để được hiểu, muốn hiểu phải tin. Các nhà khảo cổ không tìm thấy một chứng tích nào của cuộc rời bỏ nước Ai Cập để về Vùng Đất Hứa (trong 40 năm). Huyền thoại Tiên-Rồng cần thiết để dân tộc Việt Nam hãnh diện về nguồn gốc của mình. Chuyện thần thoại Phù Đổng Thiên Vương, Rùa Thần rất cần thiết để có sự vận động tinh thần dân Việt chống giặc ngoại xâm. Chuyện Thằng Cuội ngồi gốc cây đa cần phải có để phát triển trí tuởng tượng của nhi đồng Việt Nam. Thần Tài, Quan Công là một niềm tin cho thương gia có tính mê tín.
    Thượng đế được ?otạo ra? để nhắm một mục đích xã hội và chính trị cho vài bộ lạc của nước nhỏ bé Do Thái (Do Thái thời đó có 12 bộ lạc) làm nô lệ cho Ai Cập vài ngàn năm trước đây. Thời đó những người Do Thái còn lại trong bộ lạc của họ, không theo Joseph sang Ai Cập kiếm sống vì nạn đói, vẫn thờ nhiều thần khác nhau. Từ đó các nhà triết học và thần học khai thác ý niệm thượng đế này thành Thượng đế của cả nhân loại. Nghe mãi rồi quen tai, ai cũng cho là Thượng đế có thật, cũng như người Trung Hoa vẽ rồng. Nghe mãi, nhìn mãi mọi người tưởng rằng rồng có thật. Chẳng có con rồng nào giống con rồng nào cả, vì loài rồng là một loài vật tưởng tượng. Người Trung Hoa cho mình là thiên tử, người Nhật cho mình là con cháu Thái Dương Thần Nữ.
    Sau cuộc thất trận trong Đệ nhị Thế chiến, nhật hoàng tuyên bố người Nhật không phải là con cháu Thái Dương Thần Nữ, và bãi bỏ huyền thoại này. Liệu Thượng đế của những người nô lệ Do Thái xưa kia bây giờ có cần thiết cho đời sống đạo đức của thế giới vào kỷ nguyên khoa học này hay không ? Câu trả lời dành cho độc giả.
    Mortimer J. Adler, chủ tịch hội đồng soạn thảo bộ đại bách khoa từ điển Britannica và là tác giả của 23 cuốn sách về triết học, trong chương 4 (từ trang 83 đến 107) cuốn Ten Philosophical Mistakes, đã phân tích sự sai lầm giữa Knowledge (Hiểu biết) và Ý kiến (Opinion). Thượng đế là một Ý niệm (Conception) hay Opinion chứ không phải là một Knowledge hay Perception (Nhận thức). Về mặt triết học, người ta đã phân biệt rõ giữa huyền thoại và lịch sử, giữa sự hiểu biết và ý kiến, giữa tưởng tượng và thực tế. Ngôn ngữ đôi khi đã bẻ cong trí tuệ. Đạo Phật là Đạo Từ Bi, Đạo Giác Ngộ hay còn gọi là Đạo của Trí Tuệ. Trí tuệ của dân sống trong một hay nhiều bộ lạc của nước Do Thái nhỏ bé còn ban sơ, chưa phát triển, hẳn khác xa trí tuệ của con người trong thế kỷ 20 và 21 đang đến.
    Chúng ta hãy tưởng tượng để một người bạn thuộc bộ lạc Zulu, Phi Châu, ngồi trước một máy computer, có CD Rom, có surround sound. Một chuyên viên máy computer có khả năng rất cao về cách sử dụng con chụot (mouse). Trên màn ảnh có một mũi tên, mũi tên này chạy rất nhanh, hình ảnh và âm thanh nổi phát ra từ máy computer trước mặt người bạn Zulu, không có một kiến thức gì về computer. Ta cũng đủ tưởng tượng ra được sự kinh ngạc của người bạn có trí tuệ còn ban sơ và chưa phát triển.
    Thời cổ tại Do Thái, dân trí còn thấp kém, không hiểu rỏ các hiện tượng trong vũ trụ, nên tất cả đổ hết lên đầu một ông Thượng đế. Tất cả đều do Thượng đế. bão, lụt, động đất, núi lửa phun, giết hại biết bao người vô tội, được coi như sự hành động nổi giận của Thượng đế (Wrath of God, Act of God như ta thường thấy trên mặt báo chí Hoa Kỳ hay trên những khế ước bảo hiểm nhà cửa, xe cộ của chúng ta).
    Khi thiên văn học chưa phải là một môn học phổ thông, tòa thánh La Mã quan niệm trái đất phẳng, đứng yên một chỗ, mặt trời, mặt trăng, tinh tú xoay quanh trái đất. Trên là Thiên đàng, dưới là Địa ngục. Galileo nói sai lời của tòa thánh, ông đã phải trả một giá rất đắt. Linh mục dòng Dominican, Giordano Bruno tỏ thái độ tán đồng giả thuyết của Copernicus, ông đã bị tòa thánh đuổi ra khỏi đạo, trói vào cây cột và thiêu sống. Hồi còn nhỏ, khi trí tuệ còn chưa phát triển, tôi được mẹ cho đi xe hỏa, tôi nhìn ra cửa sổ thấy cây cối, cột đèn, cảnh vật bên ngoài chạy từ trước ra sau, xe hỏa của tôi đứng yên một chỗ, Ngày nay, trí tuệ con người đã phát triển, các ngành học cũng phát triển, ý niệm Thượng đế và những thuộc tính (attributes) của Thượng đế không còn có một giá trị gì mặc dù chúng ta cố gắng hiểu thánh kinh theo nghĩa bóng. Tuy nhiên, dân chúng trong những nước thuộc Đệ tam Thế giới vẫn có thể còn tin.
    Theo thánh kinh, từ Adam (người đàn ông đầu tiên của bộ lạc người nô lệ Do Thái được Moses dẫn ra khỏi Ai Cập) đến Abraham có 14 đời, từ Abraham đến Giê-su Kitô có 42 đời, tổng cộng là 66 đời, khoảng trên 6,000 năm. Nhưng khoa học ngày nay cho biết trái đất đã có hàng tỷ năm, và tuổi của vũ trụ là hàng chục tỉ năm. Chứng tích khảo cổ cho biết sinh vật hóa thạch (fossil) loài trilobites, thuộc thời đại địa chất Cambrian, tìm thấy ở sa mạc Sahara đã có 576 triệu năm (tham khảo: Trilobites của Ricardo Levi Setti, A Correlated History of Earth của Pan Terra, Inc., sinh vật hóa thạch này có trưng bày tại The Dinasaur Experience ở Glendale Galleria, los Angeles). Về sau thần học gia nhập nhằng cho Adam và Eva là hai người đầu tiên của cả nhân loại
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Theo em, Thượng Đế có thật, thượng đế tồn tại.
    Đọc những lập luận của bác yuyu, con người ta củng cố niền tin, họ cảm thấy, Thượng Đế ngay đây, hiện hữu.
    Thượng Đế là gì, trước mắt em, xanh đỏ tím vàng.
    "Thượng Đế là một chủ đề lớn của triết học, thần học và tôn giáo"
    Tức là, thượng đế là một đống lập luận và mô tả, phản bác và chứng minh, tô đẹp và bôi xấu. "Chủ đề", topic-có phải thế không. Một chủ đề lớn thì rối rắm lắm lắm.
    Nhưng, không rối đâu, đây nè:
    Luận chứng phổ biến nhất chống sự hiện hữu của Thượng Đế liên quan đến vấn đề cái Ác( Evil).
    Cùng đoạn sau, em không trích làm gì. Thượng đế và cái ác, đều là một đống lời nói, gồm lập luận và mô tả. Nhưng mà, các tông đồ khéo làm sao, chống lại thượng đế là cái ác, vậy thượng đế là thiện a. Theo triết học cổ VN, thế thì thượng đế chưa phải là thượng đế. Thượng đế, đã tạo ra tất cả, thì liệu cái ác có phải trong tất cả không??????. Nếu không, sao giờ con cháu thượng đế phải chịu cái ác. Nếu cái các trong tất cả, thì cái ác là do thượng đế chế ra. Nếu thế, sao cái ác lại là phủ định của thượng đế.!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    Sự tồn tại của cái ác, là minh chứng cho sự tồn tại của thượng đế. Cái ác, là phủ định của thượng đế. Vậy, sự tồn tại của thượng đế là sự phủ định của thượng đế.
    ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha
    Tóm lại, thượng đế là một đống lập luận. Lập luận đó thế nào:

    Một hướng đi chung thứ ba được Antony Flew mạnh dạn đưa ra. Ông lý luận rằng vô thần là quan điềm ?o thối lui? chính đáng. Trong trường hợp không có chứng cứ thoả đáng về sự hiện hữu của Thượng Đế, vô thần nên được chấp nhận, ngay cả khi không được hậu thuẫn bằng lập luận tích cực.
    Đây là quan điểm mà một số triết gia thần luận , những người cho rằng niềm tin vào Thượng Đế là hợp lý ngay cả khi không được hậu thuẫn bằng những chứng cứ tích cực, cũng chấp nhận.

    Rõ ràng quá, thượng đế là một đống lập luận, đầy mâu thuẫn do không có chứng cứ.
    Thượng đế tồn tại vĩnh cửu.
  9. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    (tiếp theo)
    Phần lớn triết lý trong vòng 300 năm gần đây là lịch sử của những công kích quan điểm Kitô-Do Thái giáo và nỗ lực thay thế nó bằng quan điểm theo tự nhiên, bỏ qua hoàn toàn các lý giải thần học.
    Một số triết gia vĩ đại trong thời kỳ cận đại, đăc biệt Descartes và Leibniz, đưa ra những lập luận hỗ trợ cho thần luận truyền thống, nhưng một số khác, ở những mức độ khác nhau lại phê phán những truyền thống đó.
    Đứng đầu trong số đó phải kể Spinoza, rồi các nhà thần luận như Hume và Kant. Spinoza thường được coi là người theo thuyết Phiếm Thần, đồng hoá Thượng Đế với Vũ Trụ.
    Voltaire và Frederik coi Spinoza là người Vô Thần nhưng vẫn giữ lại ngôn ngữ Thần Học. Trong khi Goethe, người tự xưng là theo thuyết Phiếm Thần, gọi Spinoza là ?o bị Thượng Đế đầu độc?.
    Tuy nhiên việc chính thức bênh vực thuyết Vô Thần chỉ thực sự bắt đầu vào giữa thế kỷ 18 ở Pháp.
    Diderot, Holbach, La Mettrie và Alembert là những người nổi tiếng nhất chống đối không những Kitô giáo mà cả những nhà Thần lụân như Voltaire, Rouseau.
    Tất cả những nhà Vô Thần này cũng là những nhà Duy Vật, nhưng Vô Thần không nhất thiết là Duy Vật và cũng không nhất thiết là không liên quan với hệ thống Siêu Hình Học.
    Fichte và Schopenhauer chẳng hạn là những nhà Vô Thần nhưng theo thuyết Duy Tâm Siêu Hình.
    Điều đó cũng gần giống như ở phương Đông, khi Lão Tử và Thích Ca cũng được coi là những nhà Vô Thần Duy Tâm Siêu Hình.
    Các quan điểm của Hegel không được xếp loại vì chúng quá khó hiểu. Không thể đánh giá Hegel là Vô hay Hữu Thần .
    Hegel tin vào một ?oÝ Tưởng Tuyệt Đối?, và một số người bảo thủ theo ông vẫn được xếp vào nhóm ?o Hegel cánh hữu?, không gặp khó khăn gì để đồng hoá ?oÝ Tưởng Tuyệt Đối? với Thượng Đế.
    Tuy nhiên, những môn đệ nổi tiếng của ông, thường được biết dưới tên ?onhóm Hegel cánh tả? , đều là những nhà Vô Thần công khai, như Marx, Engels, Feuerbach, Bruno Bauer.
    Gương mặt vô thần lý thú nhất vào cuối thế kỷ 19 chính là Friedrich Nietzsche, mà ảnh hưởng đầy đủ của ông chỉ thực sự được cảm nghiệm vào những thập niên đầu của thế kỷ 20.
    Nietzsche phủ nhận Thượng Đế và tính bất tử trong trong sự kết hựop với những phân tích tinh tế về cảm xúc, khơi dậy những tôn giáo khước từ cuộc sống như Kitô giáo. Khái niệm về Thượng Đế, theo Nietzsche hoàn toàn tai hại, vì nó được dùng, nhất là do các nhà luân lý Kitô giáo, để bôi nhọ hạnh phúc trần gian và các giá trị trần tục khác. Ông cho rằng ?o khái niệm Thượng Đế được tạo ra như sự đối lập với khái niệm sự sống?. Nghĩa là tất cả những gì gây bất lợi, độc hại và phỉ báng là đối thủ chết người của cuộc sống, gắn bó với nhau thành một đơn vị đáng tởm. Tuy nhiên ông cũng công kích cả lòng trắc ẩn, đạo đức, lương tâm và phủ nhận mọi giá trị truyền thống.
    Đối với ông, không có một giá trị nào là Tuyệt Đối. Ông tiên đoán, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn ?oHư Vô Chủ Nghĩa?. Thượng Đế đã chết, Siêu Hình và Biện Chứng đều chết và Khoa Học cũng ?.chết ! Và điều này đã ứng nghiệm ở thời đại chúng ta đang sống, khi mà mọi triết thuyết vĩ đại nhắm hứa hẹn những sự Giải Phóng ở cuối cuộc chơi, điều mà Lyotard gọi là những Siêu Tự Sự ( Super Narrative )( như các triết thuyết của Kant, Hegel, Marx ....) đều sụp đổ.
    Khoa Học ngày nay hoàn toàn bất lực trong việc đưa ra một chân lý tuyệt đối, hoàn toàn bất lực trong việc tìm ra bản chất của Thế Giới và giải quyết những vấn nạn muôn thủa của kiếp người.
    Khoa học càng phát triển, tri thức càng phát triển, con người càng không hiểu nổi bản chất của thế giới và càng thấy cuộc đời là một sự Phi Lý, như Sartre đă chua xót nhận xét : « Tất cả mọi Tồn Tại sinh ra một cách Vô Lý, chìm đắm trong sự yếu đuối và chết bởi sự Ngẫu Nhiên » ( La Nausée - Buồn Nôn ).
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 06/06/2004
  10. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Nếu chúng ta bị một người nào đó chỉ vào mặt mà mắng rằng: ?oMày là đồ ngu như bò!? thì chắc chắn chúng ta sẽ nổi giận phát điên lên và coi đó là một lời nhục mạ nặng nề xúc phạm đến danh dự của chúng ta. Nhưng cách đây trên 5000 năm, con vật bốn chân bị coi là ngu đần lại được người ta tôn thờ như một vị thần dũng mãnh hơn hết các vị thần. Người Babylon gọi nó là Il, người Do thái gọi là El. Người ta tin rằng thần El thường hiện hình thành một con bò đực nên vị thần này được gọi là Thần Bò El (The Bull El hoặc El the Bull).
    Đạo thờ bò lan rộng ra khắp vùng Trung Đông, từ Babylon đến Canaan và Phoenicia. Hầu hết các sắc dân Do thái và Ả rập đều tôn thờ thần bò El từ khỏang 3000 năm trước Công nguyên cho đến thời Moses (1250 TCN) thì đạo thờ bò El biến thể. Chúng ta không thể ngờ được là tất cả các đạo thờ Thiên Chúa như đạo Do thái, đạo Ki tô (Công giáo, Anh giáo, Chính thống giáo, Tin Lành) và cả đạo Hồi đều là những biến thể của đạo thờ bò El. Đây là một sự thật lịch sử đã được chứng minh bởi các sử liệu giá trị và các kết quả nghiên cứu đầy công phu của ngành khảo cổ. Vấn đề này cũng đã được trình bày rất rõ ràng trong các bộ Tự điển Bách khoa (Encyclopedia) lừng danh thế giới.
    Mặc dầu đạo thờ bò El đã phát sinh ở Babylon từ rất lâu đời, nhưng nó được chính thức du nhập vào dân tộc Do thái từ thời Abraham khỏang năm 2000 TCN. Điều đáng chú ý là Abraham và dân tộc Do thái coi El là vị thần duy nhất để tôn thờ, trong khi các dân tộc chung quanh tôn thờ thần El cùng với các vị thần khác như Baal, Anath, Ashtaroh, Ashera v.v... Chính vì yếu tố khác biệt quan trọng này mà Abraham đã được coi là ông tổ của các đạo độc thần (monotheistic religions). Do thái được coi là dân tộc được Chúa chọn vì nước này là quốc gia đầu tiên mang tên thần bò El (Isra-El)..
    1. The Oxford Illustrated History of the Bible, e***ed by John Rogerson, Oxford Uuniversity press, xuất bản năm 2001, trang 7:
    Trong tài liệu cổ sử Ai cập, được viết dưới triều đại Pharaoh Merneptah (1222-1214 TCN) có nói đến nước Do thái dưới quốc hiệu ISRAEL. Sử liệu này giải thích ISRA là cai trị (to rule), El là thần bó El. Do đó, ISRAEL có nghĩa là một quốc gia được cai trị bởi thần bò El.
    2. Theological Dictionary of the Bible (Tự điển Thần học về Thánh Kinh), e***ed by Walter A. Edwell, Baker Book xuất bản, trang 289-299:
    Người Do thái thờ thần bò El từ lâu đời, cho nên El có nghĩa là ?oThiên Chúa của Do thái? (El is God of Israel) hoặc ?oThiên Chúa của Abraham?. Ngôn ngữ Hebrew gọi Thiên Chúa El bằng nhiều danh từ: El, Eloah, Elim, Elohim. Vì họ tin Thiên Chúa El thường hay xuất hiện ở các núi đá (Rock mountains) tiếng Hebrew là Shaddai, nên họ cũng gọi Thiên Chúa El là El-Shaddai. Các danh từ để gọi Thiên Chúa El nói trên đã được nhắc đi nhắc lại tới 2.250 lần trong các bộ sách Kinh Thánh của đạo Do thái. Riêng trong các bài Thánh Vịnh (Psalms) của David, tên của Thiên Chúa El đã được nhắc tới 238 lần! [Ghi chú: David sau Maisen 300 năm.]
    3. The Illustrated Guide to the Bible , by J. R. Porter, Oxford University Press 1995, trang 45: Trước khi đặt tên nước là Do thái là Israel, Jacob (cháu nội của Abraham) đã đến thị trấn Luz của xứ Canaan. Tại đây, Jacob nằm mơ được thiên thần cho một cái thang. Jacob đã leo thang lên tới thiên đàng và được gặp Thiên Chúa El mặt đối mặt. Khi tỉnh dậy, Jacob đã đổi tên thị trấn Luz thành Beth-El, có nghĩa là ?oNhà của Chúa? (House of El). Câu chuyện về giấc mơ của Jacob được kể lại trong Cựu ước (Genesis 28:12).
    Do thái không phải là nước duy nhất thờ thần El. Hầu hết các giống dân quanh vùng Canaan đều thờ thần El và rất nhiều thần khác.Tuy nhiên họ quan niệm đồng nhất với nhau ở chỗ tất cả đều coi thần El là vị thần cao nhất (The Highest God) và là cha của các thần (father of all gods). Abraham và dân tộc Do thái thời đó chưa có quan niệm Thiên Chúa là Duy nhất (Unity God) như quan niệm củ đạo Do thái sau này mà chỉ có quan niệm đơn giản: Thiên Chúa là vị thần mạnh nhất mà thôi.
    Nơi trang 65, tác giả cho biết người Do thái đã thờ thần El dưới hình tượng của một con bò vàng (the golden calf) khởi đầu từ thời Abrahm, Jacob cho đổi đời Mai-sen. Chính anh ruột của Mai-sen là Aaron đã điều động dân chúng gom góp nữ trang, nấu chảy đúc thành một con bò vàng để tôn thờ vào khỏang năm 1250 TCN (Exodus 32-33).
    Aaron và tuyệt đại đa số dân Do thái thời đó đều tin tưởng thần bò El chính là đấng Thiên Chúa đã cứu dân Do thái thóat vòng nô lệ của Ai cập. Sách Cựu ước Exodus (32:4) thuật lại lời tuyên bố của Araon trước bàn thờ tuợng bò vàng như sau: ?oHỡi dân Israel, đây là Thiên Chúa của các người, đây chính là đấng đã đưa các người ra khỏi đất Ai cập?.
    Trong lịch sử đạo Do thái, Mai-sen (Moses) là cái mộc chia đạo Do thái thành hai thời kỳ:
    - Thời kỳ đầu từ Abraham (2000 TCN) đến Mai-sen (1250 TCN) kéo dài 750, đạo Do thái được gọi là Đạo Cũ, hoặc đạo Do thái trước-Mai-sen (The pre-mosaic Judaism). Trong thời kỳ này, người Do thái gọi Thiên Chúa là El, Eloha hoặc Elohim và tôn thờ Ngài qua hình tượng con bò vàng.
    - Từ thời Mai-sen (1250 TCN) đến nay, đạo Do thái được gọi là Đạo Mới hoặc đạo Do thái Mai-sen (Mosaic Judaism). Sự đổi mới quan trọng nhất của Mai-sen là công bố ?oMười Điều Răn?, trong đó chủ yếu nhắm vào hai điểm: cấm thờ ảnh tượng bò vàng và cấm gọi tên Thiên Chúa là El, Eloa hoặc Elohim. Mai-sen bắt dân chúng phải gọi Thiên Chúa là Jehovah, có nghĩa là ?oThiên Chúa của các tổ phụ? (God of fathers: Abraham, Isaac, Jacob). Mặc dầu Mai-sen rất tàn bạo và đã giết nhiều người bất tuân lệnh của y trong việc cải cách tôn giáo này, nhưng ngay trong sách Cựu ước cũng cho thấy tới 3 thế kỷ sau khi Mai-sen chết dân Do thái vẫn tiếp tục thờ Thiên Chúa El với tượng bò vàng:
    - Các bài Thánh vịnh của David vẫn gọi Thiên Chúa là Elohim.
    - Các vua David, Solomon (thế kỷ 10 TCN) vẫn dùng tượng con bò làm biểu tượng cho Thiên Chúa Jehovah (1 King 12:28 = Bull represents Jehovah).
    - Vua Jeroboam I (thế kỷ 9 TCN) là cháu nội của David lấp nhiều đền thờ Thiên Chúa El với tượng bò vàng từ thành phố Bethel đến thành phố Dan.
    4. The New Encyclopedia Britannica (15 e***ion, Volume 4, trang 411)
    Bộ Tự điển Bách khoa Britannica đã nối tiếng khắp thế giới từ lâu đời. Tự điển này đã dịch danh từ El như sau: ?oEl là Thiên Chúa của giống dân Semetic (tức các chủng tộc Ả rập ?" Do thái) còn gọi là Con Bò Thần El, được coi là cha của các vị thần khác, ngoại trừ thần Baal. Các tác giả viết Kinh thánh Cựu ước đã dùng danh từ El vừa để gọi chung các thần thánh vừa như một danh từ đồng nghĩa với Jehovah?.
    Điều khẳng định trên cho ta thấy Thiên Chúa Jehovah (Yahweh) mà Jesus gọi là ?oCha ta ở trên trời? chính là Con Bò El (El the Bull = sysnonym for Jehovah!). Các sách Kinh thánh Tân ước xưng tụng Jesus là ?ocon một của Đức Chúa Trời? (the only son of God) thực chất là con một của Thần Bò El.
    5.New Larousse Encyclopedia of Mythology (Tân Tự điển Bách khoa Larousse và Huyền thoại, nguyên bản tiếng Pháp, bản dịch Anh ngữ do Premethus Press xuất bản, in lần thứ tư 1971, các trang 74-80):
    Theo các bản văn viết bằng chữ cuneiform của xứ Babylon thuộc niên đại 1400 TCN trên những tấm đất sét phơi khô (hiện lưu trữ tại Bảo tàng viện Louvre ở Paris) thì thần El được tôn thờ bởi các sắc dân Canaanites và Semites. El cũng được coi là vua của các dòng sông (king of rivers) là thần mặt trời (the Sun God) và cũng là Thiên Chúa Tối cao (the Supreme God).
    Các giống dân Canaanites và Semites thờ thần El dưới tượng của một con bò đực. Đối với họ, con bò đực là biểu tượng của sức mạnh . Cũng vì vậy, mỗi khi nói đến thần El họ thường gọi Ngài là Bò Thần El (Bull-El).
    6. The Encyclopedia of Middle Eastern Mythology and Religion (Bách khoa Tự điển về Huyền thoại và Tôn giáo vùng Trung Đông, của Jan Knappert, element 1993). Tác giả là một người Ả rập rất rành về các ngôn ngữ Ả rập, trong đó có ngôn ngữ Sumerian là ngôn ngữ chính của xứ Babylon vào thời cổ xưa cách đây nhiều ngàn năm.
    Theo sự nghiên cứu của tác giả, tên của xứ Babylon cũng do tên của thần El mà ra. El là danh từ theo tiếng Hebrew. Người Ả rập gọi El là Il. Khi đổi ra số nhiều Il thành Ilun. Người xứ Babylon rất tự hào về đất nước của họ và họ tự coi đất nước của họ là ?ocái cổng của Thiên Chúa?. Theo ngôn ngữ Sumerian thì ?oBab? là cổng và ?oIlun? là Thiên Chúa. Ghép hai chữ này lại sẽ thành ?oBabilun?, về sau người ta đọc trại đi thành Babylon. Như vậy, chữ Babylon có nghĩa là ?ocái cổng của nhà Chúa? (Gate of God).
    Tại các thành phố thuộc xứ Babylon người ta thường làm lễ tế thần El với những lời ca tụng ngài là ?oThiên Chúa hiện thân thành Con Bò? (The Bull-God). Theo niềm tin của người Babylon, thần El là vị chủ tọa các hội đồng thần thánh ở trên trời, là đấng tạo hóa đã sinh ra vũ trụ vạn vật và là đấng đã tạo dựng nên con người.
    7. Near Eastern Mythology (Huyền thọai vùng Cận Đông, tác giả John Bray, nxb Peter Bedrick Book NY 1985, các trang 68-69):
    El là vị thần chính yếu được tôn thờ tại vùng Lưỡng Hà Châu. Theo các huyền thoại của vùng Canaan (giữa sông Jordan và Địa Trung Hải) thì thần El là một con bò đực (Bull) có sức mạnh vô song và sức sáng tạo vô bờ bến. Vì vậy, thần El là ?ođấng Tạo hóa của mọi vật thụ tạo? (Creator of all created things).
    Như trên đã trình bày là Mai-sen ra lệnh cấm thờ thần El vào năm 1250 TCN nhưng đến thế kỷ 10 và 9 TCN, các vua và dân Do thái vẫn tiếp tục thờ thần El với hình tượng bò vàng (1 King 12:28).
    Trong cuốn sách này, tác giả cung cấp cho chúng ta thêm một chi tiết là đến thế kỷ 6 TCN, tức 700 năm sau khi Mai-sen ra lệnh cấm gọi tên thần El, vị tiên tri rất nổi tiếng của Do thái là Ezekiel đã cầu nguyện Thiên Chúa bằng tên El. Lời cầu nguyện như sau:
    ?oLời của Ngài, ôi Thiên Chúa El, là khôn ngoan. Ngài là đấng khôn ngoan muôn đời?
    (Thy word, oh El, is wise
    Thou art eternally wise, Ezekiel 28:2-10)
    8. New Catholic Encyclopedia (Tân Tự điển Bách khoa Công giáo la mã). Đây là bộ tự điển bách khoa vĩ đại gồm 17 tập, ấn bản mới nhất in năm 1981. Thần bò El được trình bày rõ ràng nơi trang 136 của tập 5 như sau: ?oEl là danh hiệu lâu đời nhất để gọi Thiên Chúa. Sách Sáng Thế ký (sách đầu tiên trong bộ Kinh thánh Cựu ước) 28:10-22, 33:20, 49:25 đã đồng nhất hóa El với Elohin và Yaweh (Jehovah). Ý nghĩa chữ El (theo tiếng Hebrew) cũng đồng nghĩa với chữ Ilu theo ngôn ngữ cổ ở Babylon là Akkadian. Tất cả đều do căn ngữ Semistic ?oYl?, có nghĩa là ?ohùng mạnh?. Trong các đền thờ của người Phoenicians, thần El được tôn thờ như Thiên Chúa Tối cao, Đấng sinh ra các vị thần và là Chúa của thiên đàng? (xem tập 5, trang 136)
    9. A Muslim Primer , tác giả Ira Jeff là một học giả Ả rập Hồi giáo, sách này do Thư viện Quốc hội Mỹ xuất bản, in lần thứ hai năm 1992.
    Theo tác giả, cả ba tôn giáo Do thái, Ki tô và Hồi đều có chung một ông tổ là Abraham và đều có chung nguồn gốc về tên gọi Thiên Chúa (sách đã dẫn, trang 31-32).
    Tác giả đã dùng Từ Nguyên học (Etymology) và Ngôn ngữ học (Linguistics) để chứng minh rằng: Dù cho tên gọi Thiên Chúa của các đạo độc thần bề ngoài khác nhau: Elohim, Jehovah, Allah nhưng tất cả đều bắt nguồn từ thần EL mà ra.
    Các âm I trong tiếng Ả rập biến thành âm E trong tiếng Hebrew (Do thái).
    Thí dụ: Ismail = Ismael (Hebrew, con của Abraham); Gabril = Gabriel (thiên thần truyền tin); Mikail = Michael (tổng lãnh thiên thần); Il = El (Bò thần).
    Trong ngôn ngữ Arabic, người ta không gọi Thiên Chúa IL (tức El) một cách trống không mà thường thêm mạo tự ?~ah?T ở sau danh từ Il. Do đó, tên của Thiên Chúa Il trở thành Illah (Il + article ?~ah?T).
    Về ngôn ngữ học, các âm I trong tiếng Arabic khi chuyển sang tiếng Anh hoặc Pháp đều đổi thành A. Thí dụ tên của ông tổ các đạo độc thần trong ngôn ngữ Arabic là Ibrahim, khi chuyển sang tiếng Anh hay Pháp đã trở thành Abraham. Do những biến chuyển của ngôn ngữ, thần bò Il của babylon đã thành Thiên Chúa Elohim và Jehovah của đạo Do thái, tức Chúa Cha của đạo Ki tô. Cũng do biến chuyển của ngôn ngữ, thần bò Il thành Illah trong tiếng Arabic và Allah trong ngôn ngữ Tây phương.
    Tác giả viết: ?oTên gọi Thiên Chúa là Allah có căn ngữ theo từ-nguyên-học bắt nguồn từ Babylon. Chính cái căn ngữ này đã nối kết cả ba tôn giáo Do thái, Ki tô và Hồi. Căn cứ Il của Babylon đã trở thành El / Elohim trong tiếng Hebrew. Những người Ki tô giáo đầu tiên đã gọi Jesus là Emmanu-El có nghĩa là ?oThiên Chúa El ở cùng chúng ta?. El trong tiếng Arabic luôn đi theo với mạo tự ?oah? trở thành Il-ah và cuối cùng khi chuyển sang Anh ngữ đã trở thành ALLAH!?.
    (sách đã dẫn, trang 32)
    10. Islam của tiến sĩ Ceasar Farrah, giáo sư môn Hồi giáo học tại Đại học Minnesota. Tác phẩm được tái bản lần thứ 6 trong năm 2000. Tác giả là người Ả rập Hồi giáo. Điều đặc biệt tác giả nhấn mạnh trong tác phẩm của ông là bác bỏ quan niệm sai lầm cho rằng Hồi giáo Ả rập đã vay mượn ý niệm về Thiên Chúa của Do thái giáo và Ki tô giáo (Islam, trang 28).
    Tác giả chứng minh ngược lại là chính Do thái giáo và Ki tô giáo đã vay mượn ý niệm về Thiên Chúa do sự biến thể của ?oAllah? là El (Il) Thiên Chúa của đa thần giáo Ả rập. Tác giả viết: ?oIl-ah hoặc Allah là Thiên Chúa tối cao của bán đảo Ả rập Đa thần giáo. Đối với những người Babylon thì Ngài là Il và sau đó Ngài được biết đến bởi người Do thái với tên của Ngài là El. Những người ở miền Nam bán đảo Ả rập tôn thờ Ngài dưới danh hiệu Illah và người Bedouins lại gọi ngài là Allah. Quan niệm Thiên Chúa của Do thái giáo và Ki tô giáo đã phát sinh từ sự biến dạng của Allah (Il / El) tức Thiên Chúa của tất cả các đạo Độc thần. (Islam, trang 28)
    Muhammad và các tín đồ Hồi giáo chấp nhận danh từ Allah để gọi Thiên Chúa, mặc dầu danh từ này là biến thể của tên gọi Bò Thần El, nhưng người Hồi giáo không bao giờ nghĩ rằng Thiên Chúa đã hiện thân thành một con bò đực. Trái lại, lịch sử và các sách Thánh kinh Cựu ước đã chứng tỏ Do thái đã thờ Thiên Chúa dưới hình tượng một con bò bằng vàng từ thời Abraham (2000 TCN) cho đến thời các vua David, Solomon (thế kỷ 10 TCN) và vua Jeroboam I (thế kỷ 9 TCN). Cũng có thể đạo thờ bò El đã kéo dài đến đời tiên tri Ezekiel vào thế kỷ 6 TCN. Như vậy, đạo thờ bò El đã tồn tại ở Do thái trong một thời gian rất dài, từ 1000 đến 1400 năm!
    Đây chính là lý do khiến cho Muhammad đã chê trách dân tộc Do thái trong kinh Koran như sau: ?oNhững tín đồ của các sách Kinh thánh - tức dân Do thái ?" đòi hỏi anh phải đưa cho họ một cuốn sách mang từ trên trời xuống, nhưng rồi họ đã tôn thờ con bò vàng thay vì thờ Thiên Chúa.? (Kinh Koran 4:153)
    Lịch sử Do thái ghi nhận: Trong Vương quốc Judah là một vương quốc bao gồm lãnh thổ Do thái và những vùng khác từ Biển Chết đến Địa Trung hải (931-586 TCN) rất thịnh hành đạo thờ thần bò Molech có thân hình người nhưng đầu của vị thần là đầu bò. Mỗi khi tế lễ thần Molech, nhưng vật hy sinh để dâng lễ luôn luôn là những đứa bé sơ sinh vô tội. Đứa bé được đặt vào hai bàn tay của thần bằng kim loại đã được đun nóng từ bên trong. Đứa bé và cha mẹ nó la thét thảm thiết nhưng tất cả đều bị át đi bởi những tiếng kèn, trống và phèn la khua lên inh ỏi.
    Sau khi thịt của đứa bé đã bị nướng chín trên hai bàn tay của thần (thực chất là hai cái chảo bằng kim loại) các tu sĩ và giáo dân chia nhau ăn thịt người giống như các tu sĩ và tín đồ Công giáo ăn bánh thánh ở nhà thờ ngày nay.
    Như chúng ta đã biết, bó thần El chính là Thiên Chúa Elohim hoặc Jehovah của đạo Do thái. Jesus luôn luôn gọi Thiên Chúa Jehovah của đạo Do thái là CHA. Jesus dạy các môn đệ đọc kinh cầu nguyện Jehovah bằng kinh ?oLạy Cha?.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này