1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thương mại Điện Tử ở Việt nam.

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Integerman, 23/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Thương mại Điện Tử ở Việt nam.

    Mời các bạn tham khảo website: http://www.vnet.com.vn mặc dù nó chưa hoàn thiện.
    Và chương trình đào tạo Thương mại điện tử tại Hà nội.

    CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
    DOANH NHÂN TƯƠNG LAI KINH DOANH ĐIỆN TỬ
    Trong sự phát triển nền kinh tế tri thức, giới trẻ và nhất là Sinh viên sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước và một phần lớn sẽ làm việc trong khu vực Doanh nghiệp cần có những hành trang hữu hiệu. Chương trình này nhằm trang bị cho Sinh viên và những người có ý tưởng kinh doanh kiến thức về công cụ kinh doanh mới trở thành Giám đốc của một Siêu thị điện tử hoạt động thật sự với sự hỗ trợ của VNet. Một số trường Đại học trên thế giới đã trang bị kiến thức TMĐT cho Sinh viên và đưa ra điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp là phải có được doanh số nhất định trên mạng Internet.

    VNet E-Market (TMĐT) được xây dựng không chỉ giải quyết các vấn đề thông tin, quảng cáo, thị trường... VNet E-Market còn là trung gian đứng giữa cung cấp các dịch vụ TMĐT, hỗ trợ về kinh doanh điện tử, xác thực các thông tin đặt hàng có giá trị như hợp đồng ký tay, tổ chức dịch vụ giao nhận vận tải giá rẻ và nhanh với hệ thống các Chi nhánh của VNet tại một số tỉnh thành trong cả nước... hơn thế nữa các Doanh nghiệp còn được quảng cáo về thương hiệu của mình một cách hiệu quả nhất, đồng thời có thể trực tiếp tiến hành một số nghiệp vụ thương mại và được cấp miễn phí một địa chỉ E.Mail cùng sự hỗ trợ toàn diện của VNet ...

    Công ty Cổ phần VNet với lĩnh vực hoạt động chính là Công nghệ thông tin hy vọng rằng việc xây dựng VNet E-Market sẽ khẳng định từng bước đưa TMĐT vào Việt Nam giúp các Doanh nghiệp tiếp cận một phương thức kinh doanh mới, hiện đại đang được phổ biến trên thế giới để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

    Mong rằng với sự tham gia hợp tác của quý vị và các bạn sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt nam trong quá trình hội nhập và cùng hướng tới tương lai bền vững.



    Đối tượng hỗ trợ: Sinh viên và cá nhân có nguyện vọng tham gia.

    Lợi ích khi tham gia:

    · Được kinh doanh các loại hàng hoá phù hợp với nguyện vọng trên hệ thống VNet E-Market.

    · Được đào tạo về Thương Mại Điện Tử.

    · Được VNET bảo trợ về mặt pháp lý.

    · Không phải trả phí dịch vụ phần mềm TMĐT hàng tháng.

    · Được tham gia hệ thống TMĐT VNet như một Doanh nghiệp độc lập.

    · Được cấp một địa chỉ E ?" Mail miễn phí.

    · Được cấp chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực điện tử của VNet CA.

    Điều kiện để tham gia chương trình:

    - Có phương án kinh doanh cụ thể.

    - Ký hợp đồng đại lý theo mẫu với VNet.

    - Có hồ sơ xin việc bao gồm:

    + Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương.

    + Bản sao giấy khai sinh.

    + Các văn bằng, chứng chỉ (nếu có).

    + Giấy chứng nhận sức khoẻ.

    + Đơn xin việc.

    Đối với Sinh viên:

    - Có giấy xác nhận của trường đang theo học khoá ....., khoa ....., lớp .....

    - Photocopy chứng minh nhân dân và thẻ sinh viên.



    Chi tiết xin liên hệ anh Thanh ?" Giám đốc Marketing:
    Toà nhà 7 tầng số 7 Đào Duy Anh - Đống Đa Hà nội
    Tel/Fax: 04.5770108--5770112 - Mb: 0913070149

    Admin@VNet.com.vn





    German
  2. trannam136

    trannam136 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    2.119
    Đã được thích:
    0

    Xin chào anh Đức . Anh cho em hỏi thêm một chút, đây là chiến lược của công ty anh hay là của công ty nào vậy?. Khi tham gia vào hiệp hội này ngoài các quyền lợi được hưởng như trên thì xin anh cho biết thêm về các điều khoản bắt buộc phải có ah ???
    thanks a lot .
    ppt136 is number one !
  3. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Đây là chiến lưọc phát triển về TMĐT của Cty anh.
    Để tham gia hệ thống thì bằng đấy yêu cầu là đủ. Điều quan trọng là em phải có một nguồn hàng bán trên mạng. Phải có một chiến lược kinh doanh.
    Hiện tại Cty đã liên hệ và hỗ trợ một số trường ĐH tại HN như ĐH KTQD, ĐH DL Thăng Long, ĐH Thương Mại, ĐH TC -KT... và đã tổ chức hội thảo tại trưòng TC - KT 1 buổi.
    Sắp tới Cty sẽ tiếp tục gặp gỡ với các trường ĐH khối kinh tế còn lại,
    Chúc Nam thành công.

    German
  4. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    VNET JOINT STOCK COMPANY
    7 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
    Tel/Fax: (84-4)5770108-5770112 - Http: www.vnet.com.vn

    H à n ội, ngày ? tháng ? năm 2003
    THƯ MỜI
    Kính gửi: Ông(bà) Giám đốc Công ty??????????????????????.?????
    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc tận dụng mọi lợi thế, khai thác, ứng dụng những Công nghệ mới để tiến hành kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu mà mọi Doanh nghiệp luôn hướng tới, và nhiều Doanh nghiệp thành công trên Thế giới đã khẳng định rằng Thương mại điện tử (TMĐT) là một công cụ hữu hiệu giúp họ hạn chế những trở ngại và phát huy tiềm năng để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu.
    Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được rõ ràng về tính tất yếu của việc phát triển TMĐT cũng như những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Việt nam trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, Chính phủ đã giao cho Bộ Thương Mại chủ trì thực hiện Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001- 2005 về ?oNghiên cứu một số vấn đề Kỹ thuật, Công nghệ chủ yếu trong Thương mại Điện tử và triển khai?.
    Ban TMĐT đã tổ chức nhiều hoạt động bao gồm các tiểu dự án nhằm khuyến khích phát triển kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, nâng cao nhận thức về TMĐT, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nghiên cứu về các khía cạnh xã hội liên quan?. trong đó; Tổng Giám đốc Công ty VNet làm chủ nhiệm đề tài nhánh: ?oNghiên cứu xây dựng Trung tâm hỗ trợ và xúc tiến TMĐT và triển khai". Đồng thời với việc thực hiện đề tài, Công ty VNet đã xây dựng một hệ thống các Chi nhánh và "Chợ điện tử" VNet E-Market trong đó các Doanh nghiệp được cung cấp miễn phí một Siêu thị điện tử và toàn quyền điều hành, nhập thông tin hàng hoá, giá cả, khuyến mại, quản lý các đơn đặt hàng, khách hàng,... nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam lần đầu tiên có thể thực hiện thao tác kinh doanh mua bán và trao đổi hàng hoá trên mạng - một phương thức kinh doanh tất yếu trong thế kỷ 21, hiện đại và hiệu quả hơn nhiều so với các phương thức truyền thống. VNet E-Market giúp cho các Doanh nghiệp tăng doanh thu, đẩy mạnh sự phát triển, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí đồng thời còn là một động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế của Việt Nam và rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
    Với mục tiêu đó, VNet E-Market được xây dựng không những chỉ giải quyết các vấn đề thông tin, quảng cáo... cho các Doanh nghiệp, VNet E-Market còn là bên đứng giữa cung cấp các dịch vụ TMĐT, hỗ trợ các Doanh nghiệp về kinh doanh điện tử, xác thực các thông tin đặt hàng có giá trị như hợp đồng ký tay, tổ chức dịch vụ giao nhận vận tải giá rẻ và nhanh với hệ thống các Chi nhánh của VNet tại một số địa phương trong cả nước... hơn thế nữa các Doanh nghiệp còn được quảng cáo về thương hiệu của mình một cách hiệu quả đồng thời có thể trực tiếp tiến hành một số nghiệp vụ thương mại và được cấp miễn phí một địa chỉ E.Mail ...
    Lợi ích khi ?okinh doanh? trên VNet E-Market:
    - Không cần đầu tư hạ tầng (máy chủ, phần mềm, đường truyền, nhân lực Công nghệ thông tin?).
    - Thừa hưởng hệ thống luôn phát triển với những công nghệ mới nhất của thế giới.
    - Đảm bảo quyền lợi giữa các bên, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển trong xu thế hội nhập.
    - Hệ thống có thể giới thiệu và bán được tất cả các sản phẩm, dịch vụ?
    - Có thể thực hiện các thao tác nghiệp vụ thương mại.
    - Có thể quảng cáo tiếp thị và bán hàng trên toàn quốc hoặc toàn cầu với mức chi phí rất thấp không cần các chi nhánh với với mặt bằng, nhân viên?
    - Được cung cấp các thông tin đa phương đã tổng hợp, phân loại.
    - Các doanh nghiệp tham gia TMĐT sớm sẽ có nhiều cơ hội trước mốc 2003.
    Công ty Cổ phần VNet với lĩnh vực hoạt động chính là Công nghệ thông tin hy vọng rằng việc xây dựng VNet E-Market sẽ từng bước đưa TMĐT vào Việt Nam giúp các Doanh nghiệp tiếp cận một phương thức kinh doanh mới, hiện đại đang được phổ biến trên thế giới để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
    Mong rằng với sự tham gia hợp tác hai bên cùng có lợi của của quý Doanh nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt nam trong quá trình hội nhập và cùng hướng tới tương lai bền vững.
    Xin trân trọng cảm ơn!
    Công ty Cổ phần VNet


    German
  5. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Các bạn hãy cùng nhau tham gia và trao đổi ý kiến vì đây là một điều còn mới mẻ và có khá nhiều điều cần phải hoàn thiện trogn điều kiện thực tế tại Việt nam, nếu các bạn có bài xin hãy gửi trực tiếp lên diễn đàn TMĐT của www.vnet.com.vn
    Xin chào.

    German
  6. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Integerman,
    Cái Website của bác cho có vẻ hữu dụng phết đấy. Tuy nhiên, thương mại điện tử phụ thuộc rát nhiều vào hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính ... Những cái mà VN hiện chưa phát triển. Tỷ lệ người dùng Internet ở VN vẫn rất còn thấp. Chắc phải ít nhát là 5-10 năm nữa VN mới có thể bắt nhịp được với TMĐT thế giới.
    Ngoài ra, thương mại điện tử ở các nước khác họ phát triển là vì giá công lao động cao, nên khi kinh doanh TMĐT, cả người mua và ngưòi bán đều tiết kiệm được thời gian dẫn đến hạ giá thành được sản phẩm. Còn tại VN, việc thuê thêm một người bán hàng rẻ hơn rát nhiều so với việc đầu tư mua một cái máy tính và một cái Bar Code scanner
    Những cái gọi là "TMĐT" ở VN đúng ra chỉ nên hiểu là quảng cáo, giới thiệu hàng (marketing) trên Internet, một phần của TMĐT. Người mua hàng, muốn mua thì lại phải đến tận nơi, hoạc liên hệ qua điện thoại, email ... để bàn chuyện thanh toán - chủ yếu là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, chưa thể nào thanh toán trực tiếp (cre*** card) được.
    Vậy muốn phát triển TMĐT ở VN thì phải làm cái gì đầu tiên:
    - Giảm cước Internet, cước điện thoại, phổ cập Internet đến đa số nguời dùng VN.
    - Phát triển hệ thống ngân hàng, đặc biệt là việc mở tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng, ...
    Trước khi hai điều kiện trên đây được thực thi, thì những cố gắng của nguời làm trong lĩnh vực CNTT như bác để phát triển TMĐT sẽ không mang lại nhiều kết quả. Tất nhiên, việc xây dựng Website quảng cáo hàng trên Internet như cái mà bác giới thiệu cũng có một phần thúc đẩy việc kinh doanh mua bán hàng hoá theo phương pháp truyền thống, các doanh nghiệp cũng nên áp dụng.
  7. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    To CongTuThaiBinh
    Bác nói chí phải. ĐÓ là thực tại cần tháo gỡ. Tôi post lên một bài tuy đã cũ nhưng chúng ta sẽ thấy rằng phát triển TMĐT và Internet ở Vn là cần thiết:
    PHẢI TẠO RA BẰNG ĐƯỢC SỰ BÙNG NỔ INTERNET VIỆT NAM.
    Từ ngày 18/02 đến ngày 22/02/2002 tại khu công nghệ cao Hoà Lạc, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc đã tổ chức huấn luyện về Chính Phủ điện tử và Thương mại Điện tử do các chuyên gia của hãng Hitachi Nhật Bản giới thiệu. Lớp học đã thu hút gần 100 học viên là các nhà quản lý, các nhà Doanh nghiệp quản lý trực tiếp làm Công nghệ thông tin (CNTT) thuộc các bộ ngành địa phương, các Công ty tin học. TS Chu Hảo - Thứ Trưởng Bộ Khoa Học Công nghệ và Môi trường (KHCN & MT) đã có bài phát biểu trong buổi toạ đàm giữa học viên với đại diện các Tạp chí Tin học Ngân Hàng xin giới thiệu cùng bạn đọc.
    ? Trong giai đoạn đầu phát triển CNTT, Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT để giúp Chính phủ xây dựng chương trình và chỉ đạo thực hiện những vấn đề liên quan tới CNTT. Ban chỉ đạo này đã hoàn thành những vấn đề cơ bản trong giai đoạn đầu phát triển CNTT. Từ năm 1999, Chính phủ chỉ đạo thực hiện một chương trình mới. Chương trình kinh tế - Kỹ thuật về CNTT, về Tự động hoá, về vật liệu mới, về công nghệ sinh học. Do tính chất cấp bách để chỉ đạo về CNTT trong tình hình mới, Bộ KHCN & MT đã phối hợp với ban khoa giáo TW trình Bộ Chính trị ban hành chỉ thị 58CT-TW ngày 17-10-2000.
    Bắt đầu từ năm 2001 Ban chỉ đạo Quốc gia thực hiện chỉ thị 58 đã đựơc thành lập do Bộ trưởng Bộ KHCN & MT, TS. Chu Tuấn Nhạ làm trưởng ban và nhiều thứ trưởng của các Bộ Ngành quan trọng ngư một Uỷ Ban liên Bộ điều phối các mặt hoạt động về CNTT trong phạm vi cả nước.
    Hiện nay, Chính phủ đang xem xét để thông qua kế hoạch tổng thể nhằm thực hiện nghiêm túc chỉ thị 58. Qua một số nội dung hết sức quan trọng:
    1. Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển CNTT
    Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài đều thấy rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về CNTT. Tuy nhiên, cho tới giờ chúng ta vẫn phải chấp nhận sự thật là Việt nam vẫn lằm trong nhóm thứ 2 gồm Việt nam, Myanma, Lào và Campuchia còn lạc hậu về CNTT của ASEAN.
    Mặc dù chúng ta có những tiềm năng nhất định về Khoa học Công nghệ (KHCN) nhưng trình độ ứng dụng và phát triển CNTT vẫn còn lạc hậu. Hiện tượng này là điều không vui trong cộng đồng KHCN của chúng ta. Nó phản ánh một sự thật là chúng ta có nhiều tiềm năng nhưng chưa biến thành khả năng có thể vận dụng để có thể phát triển Kinh tế - Xã hội (KT - XH) đất nước. Chúng ta là những người quản lý, những người làm CNTT trực tiếp, là những người có trách nhiệm cao nhất trong việc thực hiện những chiến lược lớn của Nhà nước, các mục tiêu và chỉ thị 58 của Bộ Chính trị. Trong mọi lĩnh vực, nguồn nhân lực là hết sức quan trọng, nhưng nguồn nhân lực ấy mới đang ở dạng tiềm năng chứ chưa phải ở dạng khả năng khai thác. Để chuyển từ tiềm năng thành khả năng khai thác cần có một chính sách đồng bộ, có thời gian và biện pháp thiết thực thì mới có thể chuyển biến được để phục vụ cho sự phát triển KHCN đất nước.
    KHCN phần mềm cũng là một dạng tiềm năng rất lớn. Chúng ta có nhiều sáng tạo nhưng để trở thành một khả năng tương ứng làm ra lợi nhuận trong nền kinh tế thì chưa được nhiều.
    Làm thế nào để có những sản phẩm thay thế được nhập khẩu? Làm thế nào để có thể xây dựng được ngành công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế có giá trị kinh tế ngày càng cao, hiệu quả ngày càng lớn trong nền kinh tế đang phát triển?
    Nếu chúng ta không cùng nhau nỗ lực, quyết tâm thực hiện để trong thời gian ngắn có một nguồn nhân lực thật tốt thì rất khó thực hiện những mục tiêu đề ra. Điều này chỉ có thể thông qua việc đào tạo một nguồn nhân lực có đủ năng lực để biến nguồn tiềm năng thành khả năng. Thực tế thì chúng tôi đã hợp tác với Chính phủ, các công ty CNTT hàng đầu Nhật bản và phía đối tác đã hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc đào tạo một nguồn nhân lực. Đây là bước khởi đầu rất đáng khích lệ. Hội Công thương và Kinh tế Nhật Bản đã phối hợp với Việt nam thành lập Trung tâm phát triển Kỹ sư phần mềm và đã chuyển giao công nghệ đào tạo. Hiện nay đang tổ chức ở Phả lại. Sắp tới sẽ mở rộng ở Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng?. Hệ thống đào tạo này sẽ cấp chứng chỉ cho học viên theo học nếu đủ trình độ của Nhật bản. Ngoài ra Nhật bản cũng đã hỗ trợ chúng ta để thành lập một trung tâm đào tạo điện tử, đồng thời họ sẽ trình Chính phủ Việt nam những kiến nghị cụ thể về việc tuyển chọn những kỹ sư Việt nam sang đào tạo tại Nhật bản theo đúng yêu cầu của thị trường Nhật bản và thị trường thế giới, theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ tháng 9/2001 tới nay khu công nghệ cao Hoà Lạc liên tục tổ chức những lớp đào tạo ngắn ngày với nhiều nội dung khác nhau song song với những dự án về CNTT khác.
    2. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet ở Việt nam
    Tại diễn đàn này tôi đặc biệt nhấn mạnh tớI Internet và thay mặt cho cộng đồng những người làm CNTT Việt nam cám ơn ngành Bưu chính Viễn thông Việt nam (BCVNTVN) đã có rất nhiều cố gắng để cải thiện tình trrạng Internet Việt nam. Tuy nhiên giá cả còn chưa phù hợp, điều kiện kỹ thuật còn chưa đảm bảo như chỉ thị 58 yêu cầu. Có lẽ năm 2002 thì giá cả và chất lượng của các dịch vụ Internet cũng chưa thay đổi nhiều lắm, nhưng đến năm 2003 cơ sở hạ tầng và các yêu cầu khác sẽ được thay đổi tích cực.
    Với quyết tâm cao, cố gắng cao của ngành Bưu chính viễn thông Việt nam, của đông đảo cộng đồng KHCN, đặc biệt là CNTT sẽ góp phần thúc đẩy dịch vụ Internet ngày càng tốt hơn. Chúng ta phải tạo ra bằng được sự bùng nổ Internet ở Việt nam. Bởi vì nếu không tạo ra sự bùng nổ, sự đột biến Internet ở Việt nam thì không có cách nào chúng ta có thể hoà nhập, sử dụng Thương mại Điện tử, Chính phủ Điện tử. Vấn đề này đã được Chính phủ ta cam kết với các nguyên thủ các nước khối Đông Nam Á. Vấn đề mấu chốt vẫn là cơ sở hạ tầng viễn thông giai đoạn mới. Sắp tới nếu thực hiện nghiêm túc chỉ thị 58 thì hạ tầng viễn thông Internet Việt nam cũng sẽ đảm bảo và phấn đấu để chúng ta có được một cơ sở hạ tầng viễn thông Internet ngang bằng với khu vực và chỉ trên cơ sở như vậy thì CNTT của Việt nam cũng như công nghệ cao của Việt nam mới ngang tầm khu vực.
    3. Ứng dụng CNTT ở tất cả các hoạt động Kinh tế - Xã hội
    Song song với việc ứng dụng CNTT trong tất cả các ngành sản xuất, các dịch vụ và quản lý?phải được chú ý xây dựng nhanh. Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử là vấn đề rất quan trọng. Việc ứng dụng CNTT trong tất cả các ngành Kinh tế - Xã hội trong những năm qua hiện đang là những yếu tố rất tích cực trong phát triển đất nước và càng ngày càng thừa nhận vai trò của CNTT nói chung trong sự nghiệp xây dựng một nền kinh tế mới, một nền kinh tế tri thức mà chúng ta dù muốn hay chưa muốn thì cũng phải bắt đầu khởi động và có những bước đi nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.
    4. Xây dựng một ngành công nghiệp CNTT từng bước phát triển
    Đất nước ta có khoảng gần 80 triệu dân là một thị trường mong muốn của rất nhiều nước. Nếu không xây dựng một chương trình sát thực thì thì rất khó để có cơ sở phát triển các ngành công nghiệp của mình. Ở đây chúng ta phải đặc biệt nhấn mạnh đến công nghiệp phần mềm. Nghị quyết 07/2000 NQ-CP của Chính phủ đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể. Rất tiếc đế giờ vẫn còn ý kiến hoài nghi hoặc đặt vấn đề là viển vông, thiếu hiện thực?
    Chúng ta không quá lạc quan, nhưng cũng không bi quan bởi chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ và sự gắng sức của những nhà khoa học, của đội ngũ những nhà làm công nghệ thông tin. Trong lúc thực hiện, chúng ta hết sức thận trọng để đi đúng hướng, không lãng phí. Chúng ta không bàn lại các mục tiêu. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước thấy rằng những mục tiêu đã đề cập là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu như Chính phủ có quyết tâm lớn, cộng đồng những người làm CNTT năng động tháo gỡ được những khó khăn để thực hiện mục tiêu. Nếu như chúng ta thực hiện đầy đủ Nghị quyết 07/2000 NQ - CP của Chính phủ thì đây là cái hành trang ban đầu để chúng ta phát triển ngành công nghiệp của thời đại Kinh tế tri thức.
    Trước mắt, phải tập trung đầu tư, có chính sách và giải pháp đặc biệt để đảm bảo cho các khu Công nghệ cao Hoà Lạc và Tp HCM được triển khai theo đúng tiến độ và sơm đi vào hoạt động. Ưu tiên phát triển công nghệ phần mềm, đồng thời không coi nhẹ phần cứng. Tức là sản xuất những thiết bị không đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật để phục vụ trong nước, như máy tính phổ thông, máy viễn thông bình thường, còn những thiết bị đòi hỏi kỹ thuật cao, trước mắt vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cũng trên tinh thần ấy, ban chỉ đạo 58 đã họp để thảo luận các vấn đề tổ chức và một số việc quan trọng khác. Đồng thời trình Chính phủ ban hành chuẩn Unicode/ISO10646 và các chính sách để phát triển nguồn mã mở. Trong xu thế mớI, mã chuẩn sẽ giúp chúng ta hội nhập vào xu thế ấy. Khi đó, chúng ta mới có thể tăng cường tiếng Việt trên Internet của Việt nam.
    Theo kế hoạch nếu phát triển Internet đúng tiến độ thì 5 năm sau sẽ có 50% các trường Phổ thông sẽ có Internet, 100% các trường ĐH và Cao đẳng sẽ có Internet vào năm 2003. Một thực tế là không phảI ai cũng có trình độ ngoại ngữ, có đủ tài chính để vào các Website của nước ngoài. Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng nhiều cơ sở dữ liệu bằng Tiếng việt thống nhất Unicode và Việt hoá theo ngôn ngữ mở, chúng ta sẽ tạo ra một thị trường CNTT ở Việt nam, môi trường để Internet Việt nam phát triển. Bây giờ, mỗi một nước có một tiếng nói riêng của mình trên Internet. Việt nam cũng vậy, chúng ta có bản sắc riêng, có ngôn ngữ riêng và khi Chính phủ có quyết định ban hành chuẩn Unicode, mã mở sẽ có những phần mềm hỗ trợ nhưng hoạt động bằng Tiếng việt trên Internet.
    Tới đây, Ban chỉ đạo 58 sẽ có cuộc thảo luận về một số nội dung quan trọng, trong đó Tổng Cục Bưu điện, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông trình bày về kế hoạch phát triển Internet Việt nam. Những khó khăn trong quá trình phát triển Internet sẽ được xem sét và hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước. Các Bộ, các Ngành chức năng sẽ tháo gỡ về mặt chính sách, cơ chế, giá cả để tạo thuận lợi cho Internet phát triển nhanh. Đồng thời, hội nghị sẽ trao đổi một số đề án lớn nằm trong khuân khổ phát triển CNTT để Ban chỉ đạo điều phối hoạt động sao cho đạt kết quả tốt. Trong đó có đề án phát triển Chính phủ điện tử, Thương mạI điện tử?
    Chúng tôi coi năm 2002 là năm bản lề để phát triển CNTT. Nếu năm nay chúng ta đưa Chính phủ điện tử, Thương mạI điện tử vào cuộc thì chẳng những phù hợp với xu hướng phát triển CNTT nói chung mà còn tạo cơ sở hạ tầng quan trọng cho sự phát triển những năm tiếp theo. Chúng ta phải tạo ra thị trường CNTT cho cả phần cứng cũng như phần mềm phát triển. Khi đó, cộng đồng KHCN, cộng đồng các Doanh nghiệp, những nhà nghiên cứu có đủ điều kiện để phát triển tri thức, đưa nước ta tiến kịp các nước phát triển hàng đầu trong khu vực. Cơ hội hay thử thách tuỳ thuộc vào quyết tâm của chúng ta, của cộng đồng KHCN Việt nam trong thời gian tới.
    .

    German
  8. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người. Là người con Thái Bình, các bác có biết TB quê ta cũng có một trang về Thương mại rất hữu ích không? http://www.thaibinhtrade.com
    Theo tôi nghĩ đây là nơi chúng ta có thể cùng chung sức lực phát triển nó mạnh hơn thế nhé.

    German
  9. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Trang thương mại điện tử chính thực đầu tiên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam đã được khai trương ngày 23/4/2003 tại Hànội. Trang web chủ yếu hỗ trợ các DN XNK thủ công mỹ nghệ.
    Bạn có thể xem ở trang: www.vnemart.com
    Ngoài ra cac bạn cũng có thể tham khảo và nhận bản tin thương mại điện tử tại địa chỉ: www.thuongmaidientu.com

    German
  10. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Chiều qua 25/5 trên VTV1, Chương trình "Sự lựa chọn của tương lai" đã đề cặp tới vấn đề TMĐT ở Việt nam. Và theo đánh giá của những nhà có trách nhiệm về vấn đề này, thì hiện nay www.vnemart.com.vn và www.vnet.com.vn là hai trung tâm giao dịch trực tuyến lớn nhất tại Việt nam hiện nay.
    Cũng sáng nay tại Bộ thương mại cũng diễn ra hội thảo "Nghiên cứu xây dựng Trung tâm hỗ trợ và xúc tiến TMĐT và triển khai" do Ô. Dương Anh Đức tổng GĐ Cty VNET làm chủ đề tài.
    Trong tháng này, sàn giao dịch VNet.com.vn sẽ chính thức được khai chương.

    German

Chia sẻ trang này