1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thương nhớ mười hai _ Vũ Bằng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Ikebana_bk, 29/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Cấm viết 3 bài trong 1 trang là để chống spam í mà, nhưng luật cũng phải dựa trên tình hình thực tế chứ, nếu cứ phải đợi cho mọi người trả lời thì đến bao giwò mới xong được 1 cuốn truyện của Vũ bằng. Tôi cũng đang định đưa cuốn Món ngon Hà Nội cũng của Vũ bằng lên cho mọi người đọc nhưng tinhhf hình này có lẽ không được rồi. Mong Admin xem xét lại vấn đề này nhỉ, có thế thì Box này mới xôm tụ được chứ, nói cho cùng chúng ta dều hành động vì sự lớn mạnh của TTVN mà.
    Mọi người có ý kiến như thế nào
    Re Ikebana_bk: Cố lên đừng nản chí nhé, cuốn sách này cũng khá hay đấy
  2. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Tháng Bảy, ngày rằm xá tội vong nhân (tiếp)
    Nhưng mà họ đi đâu? Họ cứ đi mãi thế à? Nghe nói cả bên đạo, bên đời đều chủ trương là có một cõi ghê gớm lắm, tục gọi là địa ngục, rộng bằng cả thế giới chúng ta đang ở, xét xử rất phân minh, ai làm tội ác thì bị cưa đầu, cắt lưỡi, leo cầu vồng, cho chó ngao moi ruột, còn ngưồi nào làm việc thiện thì được lên thiên đường.
    Thiên đường và địa ngục, hắc bạch rất phân minh, thế thì tại sao lại có những cô hồn không lên thiên đường mà cũng không ở địa ngục, cứ đi phất phưởng lang thang như thế? Có phải là Nam Tào, Bắc Đẩu đã quên ghi họ vào sổ tử chăng? Hay là vì họ không có tiền chạy chọt nên còn phải ở ngoài chờ đợi? Hay là vì không phải ở "đàng ta" nên chưa được gọi vào xét xử, cứ phải cơm nắm, muối vừng đứng chầu rìa>
    Nhưng dù sao đi nữa thì mình cũng cứ chịu vị đại đức nào đã nghĩ ra sự tích lễ Vu Lan, mỗi năm lại lấy ngày rằm tháng bảy làm ngày xá tội vong nhân...ở nơi âm phủ.
    Bây giờ ngồi nghĩ lại thì mới thấy tọi nghiệp cho vợ mình: cứ mỗi năm đến lễ ấy- còn kêu là lễ Trung Nguyên hay là Tết Vu Lan- thì lại kể lại cho chồng nghe sự tích lễ ấy theo đúng sách "Mục Liên cứu mẫu kinh diễn âm", theo đó thì Mục Liên không phải là tên thật mà chỉ là cái hiệu. Tên thật của Mục Liên La Bộc.
    " Theo đúng sách, La Bộc là con ông Phổ Tường và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên Liên. Ít lâu sau giàu có. La Bộc cho người đem tiền về biếu mẹ. Bà mẹ an xài hết nhẵn rồi lại còn giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đều đã đem cúng cả vào chùa miếu vũ rồi.
    Chẳng bao lâu, bà mẹ chết. Chịu tang mẹ ba năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, xin phép ở lại tu luyện theo hầu.. Phật thương tình, ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và đặt tên là Đại Mục Khiên Liên và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn, phải qua Chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn ở lẩn quất nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận thấy có cho là Phổ Tướng, còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt hkóc. Phật hiện lên báo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đày xuống địa ngục A Tỳ rồi.
    " Mục Liên lặn lội tìm cho tới ngục A Tỳ gặp mẹ. Nơi đây bà mẹ chịu trăm ngàn thứ cực hình, không sao chịu nổi. Thấy con, bà mẹ khóc lóc nhờ con tìm cách cho bà ra khỏi ngục. Mục Liên dắt mẹ đi nhưng quỷ sứ giữ lại. Chàng lại cầu xin Đức Phật. Ngài thương tình Mục Liên:"Nhà người cứ an tâm, trở về Vương Xí, ta sẽ hoá phép cho mẹ người thành con chó ở bên cạnh nhà ngươi".
    " Quả nhiên, về đến Vương Xí thì có một con chó quấn quýt ở bên chân Mục Liên. Chàng biết ngay đó alf mẹ mình, bèn hoá phép cho con chó thành người. Từ đó, Mục Liên ngày đêm đem hết lời khuyên mẹ sám hối, rủ lòng theo chân lý đạo Phật. Bà mẹ nghe lời con, ăn chay niệm Phật, rồi một đêm rằm tháng bảy, hoá thành tiên, bay lên trời. Mục Liên bay theo mẹ và cầu xin đức phật xoá tội cho bảy đời họ hàng nhà mình.
    " Dựa vào sự tích ấy, cứ đến ngày rằm tháng bảy, các đền chùa miếu mạo đều làm chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Tục gọi là Tết Vu Lan. Mọi nhà cũng đều làm lễ cúng bái rất thành kính vì tin rằng ngày đó là gnày ở dưới âm, vong nhân xá tội cho những người quá cố".
    Ấy, câu chuyện đại khái chỉ có thế thôi. Nghe một, hai lần cũng vui tai, nhưng vợ chồng ăn ở với nhau chốc là hai mươi mốt, hai mươi hai năm trời àm cứ nhác đi nhắc lại sự tích ấy vào dịp vong nhân xá tội, thế rồi, cũng ngấy. Nhưng đến bây giờ, cũng vào tháng bảy gnày rằm, cũng ăn cái lễ xá tội vong nhân dưới một trời nắng cháy, mình có muốn gối đầu vào tay vợ, nghe chính vợ kể lại cho mình sự tích Mục Liên Thanh Đề một lần nữa trong khi ở ngoài trời mưa sườn sượt, có gió may thổi vi vu thì cũng chẳng còn được nữa...nuối tiếc đến mấy thì cũng chẳng còn được nữa...
    Nhưng nuối tiếc không phải chỉ có thế mà thôi. Người ly hương còn nuối tiếc không biết bao nhiêu cái không khí chùa chiền ở Bắc vào dịp lễ Trung Nguyên, chiêng chống, chũm choẹ vang rần cả những vùng xung quanh, các sư lũ lượt ở xa về họp ở mấy ngôi chùa chính, đội mũ có múi như múi khế, thêu xanh, đỏ, trắng, vàng, cầm gậy chạy đàn, ra điệu phá cửa những nhà ngục ở dưới âm ty để giải thoát cho những u hồn tội lỗi không thể nào hình dugn được trọn vẹn, như leo cầu vồng, rớt xuống sông mê, chó ngao moi ruột, quăng vào vạc dầu, cưa đầu, móc mắt, leo cột đồng nung đỏ, rút lưỡi cà răng...
    Có trông thấy người vợ bé nhỏ thắp hết tuần nhang này đến tuần nhang kia; khấn hết bàn thờ này đến bàn thờ khác, suýt xoa lễ bái hết gốc cây này đến ụ đất kia; mình mới thấy rõ ràng hơn hết cả bao giờ là vợ mình tin tuởng như điên, lễ Trời lễ Phật đã đành, nhưng nếu thấy rằng lễ yêu tinh quỷ sứ, cô hồn các đảng, bà cô ông mãnh mà các tà ma yêu quái đó đỡ ác đi thì cũng chẳng ngại gì mà không lễ.
    Lễ như thế, chưa đủ: về nhà còn lễ nữa. Nhưng muốn lễ thế nào thì lễ, vào ngày tết Trung Nguyên nhà nào cũng phải nấu một nồi cháo trắng múc ra từng chén đặt trước nhà và nhang đèn vàng mã, chè đường bỏng bộp bầy ra để cho các u hồn phảng phất ở chung quanh đó tìm lại mà phối hưởng. Lễ xong, các phẩm vật ấy người nhà thường không ăn, mà để cho người nghèo khó đến giành giựt để ăn hoặc cho vào bị đem về nhà.
    Sống ở trong này, thì tôi không thấy các thành phố ăn tết Trung Nguyên như thế. Có thể bảo rằng bà con miền Nam ăn tết to hơn: xí nghiệp, công ty, tư sở, công sở nào cũng cúng rồi quay ra ăn uống la ve, nhậu với thịt quay bánh hỏi, không cứ vào đúng gnày răm tháng bảy mà có thể vào bất cứ ngày nào từ rằm đến ba mươi, vui lắm, nhộn nhịp lắm, nhưng không có mấy nhà nấu cháo bầy ra đường và bầy chè lam, bỏng bộp để tiếp đón những oan hồn đi qua, như ở Bắc.
    Tôi còn nhớ lúc nhỏ, vào những đêm cúng cháo chúng sinh như thế xong rồi, lên giường nằm ngủ, tôi thích tưởng tượng ra những cảnh cô hồn ở các nơi kéo về ăn cháo, tranh giành bỏng bộp, chè lam và giành giựt nhau những cái áo cắt bằng giấy tàu xanh đỏ, nhưng thoi vàng bẻ bằng nan nứa ngoài bọc giấy vàng hay những tờ giấy tiền làm bằng những tờ thiếc trắng tượng trưng cho bạc và những tờ thiếc quét "hoè" tượng trưng cho vàng.
    Nhớ lại như thế tức là nhớ lại cả một thời bé dại, nhà chưa có gì, tôi còn đi học "Dương Tiết" ở nhà cụ Tú Tăng đầu Hàng Gai. Học xong, về nhà, bắc chõng ra giữa sân nhìn lên trời xem mây bay rồi ngủ lúc nào không biết. Đến khi thức dậy thì mẹ tôi đã đếm xong những tờ thiếc buộc lại từng bó ngàn tờ một. Nồi lá hoè cũng vừa nấu xong, thầy tôi lấy một cái chổi cọ dúng vào nồi lá hoè, phết lên tờ thiếc thành một màu vàng sẫm. Tôi phụ trách gấp đôi những tờ thiếc lại; phơi lên những cái "vè" nhỏ làm bằng tre, mặt ướt để ra ngoài. Khi nào lá hoè khô, một người em tôi lấy xuống, xếp lại, đếm từng trăm một, buộc lại thành bó một ngàn, thỉnh thoảng để một miếng giấy để đánh giấu từng trăm một.
    Những tờ thiếc trắng và vàng đó bán vào cái cữ rằm tháng bảy chạy không thể nào tả được. Về sau này, nhà tôi không "bồi thiếc" nữa, mà cũng không quét hoè nữa, nhưng đến rằm tháng bảy thì vẫn cúng cô hồn; tuy nhiên, cùng với tháng năm lỳ lợm, tôi không còn mấy khi ngồi nghĩ đến các cô hồn ở các nơi về cướp cháo lá đa như hồi tôi còn nhỏ; nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn yên trí rằng nếu gnày rằm tháng bảy mà không lễ các cô hồn thì là một cái tội không thể tha thứ được với những người đã khuất, nhất là những u hồn lang thang khe suối gốc cây, vất vương nơi cầu sương điếm cỏ.
    Ấy là bởi vì mặc dầu đã bị tiêm nhiễm văn minh Hy Lạp, La Tinh, mặc dầu khoa học thét vào tai tôi rằng tin tưởng như thế là hủ bại, tôi vẫn không thể nào tẩy não được mà vẫn cứ "ngoan cố" tin rằng ngoài cái thế giới chúng ta đang sống hiện nay, còn có một thế giới u huyền khác mà loài người chưa cứu xét được đến nơi đến chốn, nhưng bởi vì "muốn cho xong chuyện " nên kết luận toạc ngay là "dị đoan".
    Thôi thì muốn bảo tôi là chậm tiến, là dị đoan, là hủ hoá thế nào tôi cũng cứ chịu đi, nhưng những điều mà tôi thấy, những điều mà tôi biết không cho phép tôi nói khác những điều tôi vừa nói.]
    Thế là nghĩa làm sao?
    Tôi không hiểu ra sao hết, nhưng có những sự việc mà tôi chứng kiến, mà người sống các chuyện ấy hãy còn sống sờ sờ để làm nhân chứng cho tôi, lắm lúc đã làm cho tôi nghi ngờ khoa học. Có cô hồn không? Cô hồn có oan ức không? Cúng kiến có giúp ích gì cho họ hay không? Câu chuyện nhỏ duới đây chắc chắn sẽ làm cho bạn đọc phải suy nghĩ nhiều, còn tin là có thật hay do tôi bịa đặt, hoàn toàn tuỳ ở nơi các bạn.
    Được MAGICSTAR sửa chữa / chuyển vào 16:15 ngày 01/08/2007
  3. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Tháng Bảy, ngày rằm xoá tội vong nhân ( tiếp)

    Hồi 1947, một người bạn tôi tên là Q...( hiện nay làm ở sở Thanh Niên) ở ngoài kháng chiến hồi cư về Hà Nội. Thành phố lúc ấy tan nát, có đường không còn lấy một căn nhà. Vì thế Hội đồng An dân, phụ trách sự ăn ở cho những người có nhà bị tàn phá, buộc lòng phải lấy tạm nhà của những gnười chưa trở về để cho những nguời hồi cư ở tạm. Q... được Hội đồng An dân dành cho một ngôi nhà số 47 đường Lê Lợi.
    Đây là một căn nhà hai tầng, khá rộng, đàng trước có vườn. Chung quanh có một hai ngôi nhà khác đã có người về trước.
    Vốn là một thanh niên ạnh khoẻ, lỳ lợm, có võ mà lại bắn súng vào hạng khá, Q... một mình đến ở đó ( vì lúc ấy gia đình anh chưa về). Ở đó được độ một tuần, hàng xóm có người sang chơi trò chuyện, đến lúc ra về hỏi Q...: "Ở bên này, ông thức khuya nhỉ, mà sao bạn bè đến cứ rầm rập, chúng tôi không tài nào ngủ được". Q... ngạc nhiên hết sức vì từ lúc hồi cư, không có người nào đến thăm anh lúc đêm hôm. Chính anh cũng nghe thấy tiếng chân người đi rầm rập cả đêm, nhưng lại cứ tưởng đó alf tiếng người đi lại ở nhà bên cạnh.
    Từ lcú gnhe câu chuyện, anh bắt đầu để ý thì ngay tối hôm ấy mới nhận rằng tiếng đi rầm rập ấy ở chính dưới nhà anh- anh ngủ một mình trên gác. Lắng tai gnhe kỹ thì dường như có hàng trăm người vừa đi giày, vừa đi guốc, vừa đi chân không, từ ngoài vườn đẩy cửa vào trong nhà, chạy thình thịch ở thang gác. Q... bật đèn lên, giương to mắt ra nhìn thì không thấy gì. Tứ bề lại yên lặng. Nhưng Q... không phải là tay "vừa". Thấy thế, anh tức, nhất định phải "ăn thua đủ" với bọn ma quỷ đó. anh rình.
    Hình hnư biết "thóp" như vậy, bọn đó bắt đầu almf dữ: rung chuyển giường của anh, ném đá vào đèn, chạy sầm sầm lên gác rồi hàng trăm ngàn cái đầu đâm sầm vào tường tạo nên một tiếng vang dữ dội trong đêm tối. Q... đương nằm chồm trở dậy thì thấy có hàng trăm cái bóng cao lớn, đen trùi trũi, có cái mặc áo ngắn, có cái cởi trần, râu ria tua tủa mà đầu thì trọc chạy sầm sầm đến trước mặt anh rồi...biến mất...
    Bao nhiêu tiếng tục tằn rác rưởi nhất, Q... dở ra dùng hết, nhưng vừa nằm xuống được một lát thì lũ quỷ sứ ở đâu lại dẫn đến, nện gót xuống sàn gác kêu thình thịch và có vẻ hnư muốn sấn cả lại để lôi anh dậy. Vớ cây súng giấu ở đầu giường, Q... bắn lia bắn lịa, vừa bắn vừa chửi. Đến lúc nhìn lại thì tuờng vách và đồ đạc đều có vết đạn nhưng tuyệt nhiên không thấy có dấu máu nào. Cứ như thế chừng một tuần. Thế rồi, Q... không biết làm thế nào khác, đành phải chong đèn nằm ngủ, nhưng cứ chợp mắt một chút- mà có khi mắt còn mở hẳn hoi chưa ngủ- thì lũ quỷ kia lại sầm sập chạy từ dưới nhà lên làm dữ. Cho đến một gnày kia, gia đình anh Q... ở haạu phương về, ông thân anh Q... thấy căn nhà con ở dữ quá, nhất định bắt anh phải dọn đi nơi hkác.
    " Cứ ở mãi thế anỳ, trước sau gì cũng chết, làm sao àm sống nổi. Bởi vì ai lại còn không biết tự vệ ở Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Hòm đến gnày chót rút cả về khu Lê Lợi này, nhà cửa tan nát, trăm người không thoát một: oan hồn của họ không tiêu tan được cứ lưởng vưởng ở đây khuấy phá, không những ban đêm mà có khi cả ban ngày nữa. Có người còn thuật lại rằng những gnày mưa dầm sụt sùi những cái bóng ma ấy kéo nhau thành hàng một, đi lơ lửng trên trời, sàn sàn các ngọn cây và lại cũng có hôm họ lại hiện ra trong các chợ vầy vọc vào các ahngf miếng chín và chỉ từ sáng đến trưa bao nhiêu thịt thà, nem chả tự nhiên thiu thối hết, chỉ có mà đổ đi. Thôi, anh ạ, tôi xin anh là hết; anh bướng với ai chớ bướng với các "ông ấy" chỉ có mà dại thôi".
    Anh Q... đành phải nghe lời ông cụ, nhưng vẫn tức bực không chịu được. Vào đêm trước khi định dọn nhà đi nơi hkác, anh ngồi chửi om lên, chửi văng mạng, chửi tuốt, nhưng không chỉ đích xác ai. Vào gần sáng, lũ người đen trùi trũi, trọc đầu lại đến, nhưng lần này có vẻ hoà nhã hơn. Một gnười- áng chừng là đại diện cho cả bọn- đứng ở đầu giường lúc anh đang chợp chờn sắp ngủ, bảo: " Chúng tôi phá anh hnư thế cũng đủ rồi. Thôi, bây giờ chúng ta nói chuyện thành thực với nhau, anh có bằng lòng không? Chúng tôi quả thực không muốn làm cho anh bực tức hay tác hại đến sinh mạng của anh. Bây giờ, chúng tôi muốn kết thúc, không đùa dai. Anh lo công việc của anh, còn chúng tôi thì có công việc của chúng tôi. Chúng ta giã biệt. Nhưng trước khi chia tay, xin nói thật với anh, chúng tôi đói rét lắm, anh cố xoay cho chúng tôi một ít quần áo, thuốc đánh răng và kiếm cái gì để anh em "mổ" cho đỡ lòng một tý".
    Thức dậy hki mờ sáng, Q... nằm suy gnhĩ, chửi thề một hồi rồi ra phố mua về bánh mỳ, chả lụa và bày đầy một mâm, đặt trên một cái ghế giữa sân. Vì lúc ấy những gnười hàng mã chưa về, anh lục tủ lấy hết cả quần áo cũ, dây lưng, sơ mi, ca vát, thuốc đánh răng thật, chồng lên một đống trênc ái chiếu trải dưới đất rồi châm nến, đốt nhang, lẩm nhẩm khấn các oan hồn phá phách anh từ nửa tháng nay: " Nếu có linh thiêng thì về mà thụ hưởng". Đoạn, anh đổ một chai dầu vào lửa tất cả, bật một que diêm đốt hết, trong lòng bán tin bán nghi, không biết làm như thế thì có lợi ích gì không, mà những oan hồn kia làm sao hưởng được những đồ vật cháy ra than đó.
    Nhưng Q... ngạc nhiên không thể tả được, mà còn ngạc nhiên mãiđến tận bây giờ , vì kể từ đêm hôm đó trở đi, anh không thấy những cái bóng trọc đầu, đen trùi trũi đẩy cửa vào nhà anh, chạy thình thich trên thang gác để rung chuyển giường anh, ném đá vào đèn, và đâm đầu vào tường vách để bắn tung ra như quả bóng, như trước nữa.
    Đêm buồn không ngủ mà chong một ngọn đèn con lên, nhớ lại những chuyện "Liêu trai" như thế, mình dù là sống ở miền Nam người đông như kiến cũng thấy ớn alnhj nơi xương sống và muốn bắt chước người xưa bán cả áo cừu đi để mua rượu uống cho đỡ sợ và luôn thể tiêu cái sầu thiên vạn cổ.
    Nước khe cơm vắt gian nan
    Dãi dầu nghìn dặm, lầm than một đời
    Buổi chiến trận mạng nguời như rác
    Phận đã đành, đạn lạc tên rơi
    Lập loè ngọn lửa ma trơi
    Tiếng oan văng vẳng, tối trời càng thương.​
    Công danh, phú quý, sắc đẹp, ngai vàng, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu trí tuệ, mưu cơ, rút cục lại cũng chỉ còn là những oan hồn đi vất vưởng đó đây, chờ lcú lặn mặt trời thì kéo ra để ăn xin một nắm cơm, bát cháo, la cà các đến chùa miếu mạo nghe kinh và suy nghĩ về chữ "giai không vạn cảnh".
    Thôi rồi, lại nói chuyện "chiến bại" rồi. Thế thì còn đâu là tinh thần đấu tranh, tiến bộ? Nhưng giả thử ở đời ai cũng suy gnhĩ một cách chiến bại hnư thế, chưa biết chừng thù hận sẽ ít đi, chiến tranh giảm bớt và do đó số oan hồn cơ hồ sẽ giảm rất nhiều cũng nên! Nhưng nói vậy mà chơi thôi chớ thế giới làm sao àm "thoái hoá" như thế được? Còn giống người thì còn ganh đua, còn ganh đua thì còn mâu thuẫn mà còn mâu thuẫn thì còn đâm chém giết chóc nhau, lẽ đâu mà tránh được.]
    Còn nhớ gnày xưa có một anh chàng tên là Candide, trong một cuộc lãng du cuối cùng, nhìn thấy ở giữa đại dương có một hòn đảo trên có người đông đúc như kiến cỏ.
    Candide quay lại hỏi ông cố vấn theo sau:
    - Người ta làm việc gì mà tấp nập hnư vậy?
    Vị cố vấn trả lời:
    -Thưa, họ chém giết nhau. Đất nước chia làm hai bọn: một bọn mang tiếng alf bảo thủ, một bọn tự nhận là tân tiến. Bọn tân tiến lật bọn bảo thủ, hai bên giết nhau hơn cả gnười khác giống.
    Đi một lát nữa, đến một eo đất kia thấy người ta làm việc quên cả ngày đêm. Candide vỗ tay khen:
    - Họ chăm chỉ quá. Chắc là họ kiến thiết quốc gia.
    Vị cố vấn chậm rãi nói:
    - Họ đang xây cất nhà tù đấy. Là vì cứ mỗi khi có cách mạng thì lại có một số người chống cách mạng. Phe thắng sẽ bắt hết những người của phe bại, hoặc giết chết, hoặc cho vào nàh giam. Thế rồi, không còn chỗ để mà giam người, họ phải hối hả xây thêm nhà giam mới để nhốt những đồng bào của họ.
    Candide hơi buồn, nhưng chỉ một lát sau chàng vui lại vì thấy ở trên một hòn đảo khác có đèn giăng lá kết, và từ trên chiếc tàu chạy giữa biển khơi chàng nghe thấy tiếng đàn hát từ đằng xa vọng lại.
    Candide vỗ tay, bảo viên cố vấn:
    -Thôi, chắc chắn ở đây là thiên đường rồi. Nếu không, sao lại có nhã nhạch và sinh ca như thế?
    Viên cố vấn lắc đầu:
    -Bẩm, cũng lại không đúng nữa. Đây chính là địa ngục: những người đàn hát múa may đó có phải vui sướng gì đâu; họ phải theo lịnh chủ, múa hát dân ca như thế để che lấp tiếng khóc than của muôn dân đói khổ rên xiết dưới gông cùm nô lệ. Có thế, chủ họ mới có lý do để tỏ cho thé giới biết là dân chúng không đồ thán àm trái lại, vui vẻ tôn thờ cả tớ lẫn thầy...
    Lần này, Candide không còn bám được vào cái gì để mà tin tưởng và yêu đời nữa. Chàng ngửa mặt lên trời àm than:
    - Đời đến thế này thì ta còn biết phân biệt ai là người, ai là quỷ. Chẳng thà toàn alf quỷ chắc còn dễ sống hơn!
    Nói như thế là nói phẫn. Có nước anò chịu đựng chiến tranh và chết chóc nhiều như nước Việt nam không? Oan hồn, ma quỷ hàng hà sa số, nhưng chính mắc người thì có mấy ai thấy chúng đâu, hay chỉ thấy toàn người- mà những người đẹp như tiên, thơm như mít, mỗi gnày nghĩ ra được thêm thú vui kỳ quái để tiêu khiển trong tiếng nhạc "sốt gơn" huyền ảo.
    "Anh ơi, đừng bỏ em ở nghĩa trang một mình..."
    Không. Có ai bỏ em đâu. Trăng chiếu lên nấm mộ em, hãy đúng dậy đi, chúng ta cùng hát một bản sun. Thế giới sẽ chụp hình ta và đó là một cách tuyên truyền hùng hồn nhất để tỏ cho cả trần hoàn này biết là ở Việt Nam, cả người sống lẫn người chết đều sung sướng.

  4. sunny1983

    sunny1983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Up lên để mọi ng cùng đọc.
    Đang post dở, bạn chủ topic và Magic post thêm đi. Chít thật mới tháng 11 thoai, sắp thi roài, ko tớ sẽ ngồi đọc hết luôn 3 trang topic . Cái này mà Tết đọc thì chắc khóc quá.
    Bạn nào có post tiếp nhá, cô giáo dạy văn ngày trước khen quyển " Thương nhớ 12" này lắm lắm, rồi thời gian thi cử, bận bịu rồi quên mất em nó.
    Cảm ơn Ikebana_bk và Magic nhé
  5. pipidanngo

    pipidanngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2007
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ xa Hà Nội, sách gối đầu giường của mình là Thương nhớ mười hai, nhớ nhà lắm. Đọc Vũ Bằng chỉ muốn khóc thôi, giúp bạn một tay này:
    Tháng tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu
    Gặp những ngày trời đất xuống màu như thế, người khách xa nhà cả trăm người như một, đều cảm thấy buồn tê tê trong lòng mà tự nhủ: ?oờ, đúng là mùa thu ở Bắc? Trời này có rượu ngon đem uống thì tuyệt trần đời!?.
    Thế thì ngày trời đất xuống màu ấy ra sao mà người ta lại rầu rầu trong dạ, sầu sầu muốn uống một cái gì? Thôi, ai lại còn lạ cái thời tiết ở miền Nam nước Việt nó nhõng nhẽo đến chừng nào: buổi tối nóng như điên, nửa đêm xoay ra lạnh lúc nào không biết; chiều sấm chớp ầm ầm, yên trí có mưa thì một lát sau trăng lại sáng trưng, ấy thế mà chính lúc người ta đang yên chí là nóng còn lâu thì mưa trút xuống rào rào làm cho ai cũng ngạc nhiên tự hỏi: ?oQuái, sao năm nay mưa sớm thế?
    Thế rồi ai cũng tưởng là mùa mưa bắt đầu thì chọc trời cũng không ra một hạt nước, trời nóng đến cái mức làm cho người ra mờ cả mắt, nhức cả đầu; nhưng có một buổi tối kia đi ăn đầu cá với một người yêu xa cách lâu ngày ở cầu Bình Lợi thì tự nhiên trời đổi gió, giăng tơ lên ngọn cỏ lá cây để đến lúc sắp đứng dậy ra về anh cảm thấy như có một cái lưới buồn rủ từ trên trời xuống nước, lan tràn ra khắp cả mặt đất chân mây và gói ghém luôn cả anh cùng với tâm óc anh vào đó.
    Lau lách ở ven hồ kêu lên những tiếng rì rào y như thể những tiếng than nhỏ bé; nước vỗ vào bờ nghe trầm trầm; qua những chùm lá, qua những cành cây, gió rì rào như kể chuyện xa xưa và giục người ta xích lại gần nhau cho ấm cõi lòng hơn một chút.
    Mùa thu ở Bắc cũng đến với người ta như thế. Bây giờ mỗi khi thấy trời trở gió, không gian bàng bạc một màu chì; mỗi khi thấy lá rụng ở các công viên những người đau ngực, bay lào xào trên mặt đất hanh hoa; mỗi khi thấy lá tre rụng vèo xuống các ao hồ nằm êm trong những lớp bèo ong bèo tấm, có ai biết rằng tôi nhớ lại những gì không? Cứ vào đầu tháng tám, trời Bắc Việt buồn se sắt, đẹp não nùng, sáng sáng thức dậy từ lúc còn tối đen, cầm cái áo maga mẹ lấy ở trong rưng ra mặc cho mình, húp bát cháo đậu kho và ăn ba nắm xôi lạc do mẹ mua cho rồi đút hai ba đồng xu đồng kêu sủng soẻng trong túi áo đi qua dẫy Nhà Thờ, thẳng một lèo đến dốc Hàng Kèn, có ai biết rằng tôi đã trông thấy những gì và nghĩ những gì không?
    Lúc ấy, trời đã sáng thu. Lá cây nhội ở hai bên đướng đi ra dốc Hàng kèn vưn những cái thân gầy lên trên trời và mỗi khi có gió thổi thì từng chiếc lá vàng lại rụng xuống, xoay nhiều vòng, rồi đậu ở trên những vai trắng nuốt của các pho tượng mỹ nhân cởi truồng trong công viên ở cuối Phố Nhi, gần cái hang đá thờ Đức Mẹ.
    Cái mà bây giờ còn trông thấy rõ từng ly từng tí là một cậu vé xách cái cặp da nặng trĩu đi học một mình, vừa đi vừa ôn lại một bài văn xuôi có vần:
    ?oSáng ngày ra, ta đi học, hiu hiu gió, lá vàng rụng bay. ấy là gió mùa thu, đưa hơi thu, rét sắp đến. Hỡi các anh học trò con, có nghĩ đến mặc áo rét không? áo mặc rét, các anh sẽ trông lấy vào đâu? Có khi phải về hỏi mẹ cha.
    ?oCác anh đi học xa, mẹ ở nhà, sáng, mùa thu, đưa hơi thu, rét sắp đến, đã nghĩ lo áo rét cho các anh. Mẹ mở hòm, tìm áo cũ, áo cũ lành tốt thời gửi ngay, áo cũ rách thời mẹ vá, không có áo cũ thời mẹ may.
    ?oCác anh ở nhà trường ngồi bàn ghế, cầm bút viết mẹ ở nhà, ngồi dưới cửa, cầm kim vá may. Các anh đi ra đường, thấy gió lạnh, lòng nhớ mẹ mong mẹ gửi cho áo; mẹ ở nhà thấy gió lạnh, lòng lo con, gửi cho áo, mong con học cho hay.
    ?oGió mùa thu, mỗi năm, lá vàng bay. Các anh đi học trường, mỗi năm càng mỗi hay, đền công cha mẹ, không phụ áo mẹ may.
    ?oGió mùa thu, lá vàng bay, năm sau như năm trước. Nếu sự học của các anh cũng năm sau như năm trước thời công mẹ may áo cũng như gió mùa thu, lá vàng rụng bay?.
    Lẩm nhẩm ôn lại bài học rồi, anh học trò bé nhỏ ấy nhìn lên bầu trời bàng bạc và nhy nhót như một con chim se. Là vì y biết là mùa thu đã bắt đàu, các cây nhội chi chít quả, chim hót về nhiều, chắc chắn y có nhiều hy vọng bắn được nhiều để về nuôi, nếu còn sống hay rán lên cho mèo ăn, nếu chẳng may chim bị trọng thương mà chết.
    Tuy nhiên, chỉ có ý tưởng của tôi theo chân được cậu bé ấy mà thôi, vì cậu bé ấy chỉ là cái bóng, mà là cái hình bóng của chính tôi năm mươi mấy năm về trước. Thương, thương cậu bé vô tội ấy biết chừng nào! Tôi chú ý tới cậu ta, nhưng lúc chính tôi là cậu bé ấy thì tôi lại không chú ý.
    Đến bây giờ tôi không còn là cậu bé ấy nữa thì tôi lại thương, thương vô cùng, nhưng thương, thương đến mấy cũng là vô ích vì cậu bé ấy đâu còn nữa; đồng thời ông bà, bố mẹ cũng chết c rồi mà có khi anh em, bè bạn lúc nhỏ cũng không còn nữa, vì chiến tranh này, ai mà dám biết người thân của mình sống chết ra sao.
    Duy chỉ còn có mùa thu tồn tại, nhưng đến cái buồn se sắt, đẹp não nùng của Bắc Việt thân yêu cũng lại biệt mù tăm tích, không biết đến bao giờ lại được nghe thấy hơi may về với hoa vàng, không biết đến bao giờ mới lại được thấy lá ngô đồng rụng xuống giếng thu, nửa đêm thả một lá thuyền con đi mua rượu sen Tây Hồ về uống mà cũng không biết đến bao giờ mới lại được cùng với người vợ tấm mẳn ăn mấy con ốc nhồi thịt thăn, miến, mộc nhĩ hấp với lá gừng trông trăng trong khi thỉnh thong ở đàng xa lại vọng lại những tiếng hát chèo, tiếng rước sư tử, tiếng trống quân thùng thình!
    Mùa thu ở Bắc Việt xa xưa ơi, ta buồn da diết khi nghĩ đến kiếp chúng sinh hệ lụy trong biển trầm luân nhưng ta không thể không cảm ơn trời phật đã cho người Bắc đau khổ triền miên một mùa thu xanh mơ mộng diễm tình đến thế. Mộng từ ngọn gió, cánh hoa mộng đi, mộng từ tiếng nhạn về én đi mà mộng lại, mộng từ bông sen tàn tạ trong đầm mà mộng lên, mộng từ sắc ố quan hà mà mộng xuống.
    Quái lạ là cái mùa kỳ diệu: tự nhiên trời chỉ đổi màu, gió chỉ thay chiều làm rụng một cái lá ngô đồng thế là bao nhiêu cảnh vật đều nhuộm một màu tê tái, làm cho lòng người đa cảm tự nhiên thấy se sắt, tư lường. Thế là trời đất cỏ cây tự nhiên hiện ra dưới một lăng kính mới: trăng sáng đẹp là thế cũng hoá ra buồn, trời bát ngát yêu thương như thế mà cũng hoá ra tê tái sông nước đẹp mông mênh như thế mà cũng ra đìu hiu lạnh.
    Ngay đến cái thân mình, bình thường chẳng làm sao, vậy mà không hiểu cơn cớ nào thấy gió thu về xào xạc ngoài hiên mình cũng tự nhiên thấy thương cho thân thể và bâng khuâng buồn nhớ. Nhớ cái gì, buồn cái gì, không rõ rệt. Chính vào lúc bóng tôi chưa tan, người vợ thấy chồng chong một ngọn đèn con lên pha trà uống một mình và khe khẽ ngâm thơ cũng không hiểu tại sao chồng lại bâng khuâng như vậy.
    Trăng tà con quạ kêu sương,
    Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ.
    Thuyền ai đâu bến Cô tô,
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
  6. vitawa

    vitawa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng thích Thương nhớ mười hai của bác Vũ Bằng lắm!
    Post bài bên topic này http://www8.ttvnol.com/forum/Phutho/823160.ttvn.
    Thế mà không hiểu tại sao bài viết về tháng 7 ở trang 15 topic trên, em không thể nào post lên được.
  7. sunny1983

    sunny1983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Hoan nghinh, bạn nào có post tiếp đi
  8. pipidanngo

    pipidanngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2007
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Tháng tám (tiếp)
    Chính thực ra nghe thấy gió thu đuổi lá chạy ở rặng cây ngoài vườn, người vợ cũng bâng khuâng nhưng chính mình không biết đó thôi.
    Lúc ấy, muốn chiều chồng cách gì đi nữa thì cái buồn vô căn cớ của người chồng cũng không thể, bao nhiêu cuộc ân tình ngang trái, bao nhiêu mộng ước không thành, bao nhiêu cuộc phù trầm cay đắng của những ngày xa thật là xa, tưởng đâu như ở một tiền kiếp đã lu mờ, tự nhiên trở lại như vang như bóng, ẩn ẩn hiện hiện trong khúc ngâm cảm khái của Bạch Cư Di buộc ngựa vào gốc ngô đồng trèo lên trên một cái chòi uống rượu với đám ca nhi lạc phách.
    Bóng đâu trong sáng vô ngần,
    Sầu thêm giận đắp cõi trần khắp nơi,
    Đóng lâu đồn thú kìa ai,
    Biệt lý buổi mới đâu người trước sân.
    Canh khuya ai đó phi tần,
    Vua không yêu nữa tần ngần về cung.
    Biên thành thế thủ không xong,
    Bạc đầu ông tướng thong dong lên chòi.
    Soi cho đứt ruột bao người,
    Thiềm thừ, ngọc thỏ trên đời biết chi!
    Cái buồn mùa thu lê thê, cái buồn mùa thu tê mê, cái buồn mùa thu não nề nhưng không day dứt đến mức làm cho người ta chán sống. ấy là vì gió thu buồn nhưng trời thu lại đẹp, đẹp nhất là trăng thu, đẹp đến nỗi làm cho người ta buồn nhưng vẫn cứ muốn sống, để hưởng cái đẹp bàng bạc trong khắp trời cây mây nước nếu chết đi thì uổng quá.
    Trong một năm, không có mùa nào trăng lại sáng và đẹp như trăng thu. Từ thượng tuần tháng tám, nhìn lên cao, nhà thi sĩ thấy cả một bầu trời phẳng lì mà xanh ngắt, không có một đám mây làm vẩn đục làn ánh sáng mơ hồ của trăng tỏa ra khắp cả nội cỏ đồi cây chân sim bóng đá, nhưng từ rằm trở đi thì ánh trăng mới thực lung linh kỳ ảo. Vợ chồng dắt nhau đi vào trong ánh trăng lúc ấy cảm thấy mình đi ở trên trần mà dường như có cánh ở dưới chân, không bước mà có cái gì đẩy chân đi nhè nhẹ vào trong cõi mê ly thần thoại. Lắng tai nghe thật kỹ, đâu đây có cái gì rung động như cánh của những con **** mới ra ràng.
    Mà ở đây, có cái hương thơm gì dìu dịu thế? à, đấy là hương lúa ba giăng, mà tiếng rung động nhè nhẹ kia chính là tiếng ân tình nhỏ bé của những bông thóc thơm thơm ngã vào lòng nhau để tìm sự ấm áp trước ngọn gió vàng hiu hắt.
    Mùa hồng lúc này đã rộ, bưởi cũng đã nhiều, nhưng thơm ngọt ngào mùi đất nước quê hương, đó có cái gì sánh được với cốm Vòng ăn với chuối trứng cuốc ngon lừ.
    Đi trên những con đường nóng bỏng của trời tháng tám miền Nam bây giờ, tôi nhớ gì là nhớ đến những buổi sáng mùa thu mẹ mua cho một mẻ cốm giót ăn lót lòng buổi sáng trước khi đi học, rồi đến khi có vợ có con thì vợ biết tính chồng, thường dặn những người gánh cốm ở Vòng lên bán, thế nào cũng giữ cho những mẻ cốm thật ngon đem nén rồi đơm vào những cái đĩa con vừa ăn vừa nhấm nháp nước trà sen thơm ngát.
    Những ngày như thế, trời vào buổi trưa sáng mờ mờ như lọc qua một dải lượt nõn nường. Có người thấy trời đẹp nõn nường như thế cảm thấy rạo rực không ngủ được. Tôi nhớ có nhiều khi giữa buổi trưa, có những anh bạn gõ cửa vào ngồi đòi uống rượu ?onhắm với bất cứ cái gì cũng được?. Gió đập vào lá cây hoàng lan trông giữa sân kêu rào rào. Một vài cành hoa tím ở trên giàn hoa rơi vào trong chén rượu: anh em uống cả hoa và cứ như thế uống cho đến xế chiều rồi tất cả dắt nhau đi lang thang bất cứ đâu, vì tuy rằng không ai nói ra lời, nhưng ai cũng cảm thấy trong sâu thẳm cõi lòng rằng gặp những ngày trời đất thế này mà không đi ra ngoài thì uổng quá. Đi quanh Hồ Gươm nhìn lên cây gạo ở Ngõ Hồ nghe những con sếu báo tin rét sắp về; đi lên Ngọc Hà ở đằng sau Bách Thú xem hoa và tán tỉnh chuyện tầm phơ với mấy cô nàng trắng ngà trong ngọc; đi ra Nghi Tàm mua mấy cây thế rồi rẽ ra ngõ Quảng Lạc tìm nhà một ông bạn già để ngắm lại cái tượng ?oMạnh mẫu gánh sách cho con đi học?? đi như thế trong một bầu không khí vừa vừa lạnh, hiu hiu gió, biêng biếc sầu; kể đã là thú của người đàn ông được vợ chiều, vào buổi tà huân dắt tay vợ đi chơi ở ngoại ô nhìn trăng giãi trên ruộng lúa và nghe tiếng hát trống quân theo gió vang heo hút ở làng bên kia sông vọng lại.
    Trăng sáng quá, em ơi, cứ đi như thế này, cả đêm em không biết chán. Trăng giãi trên đường thơm thơm; trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc; trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm; trăng ôm lấy những bộ ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạt mùi sim chính? trăng ơi, sao trăng khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô gái tuyết trinh và lẻn cả vào phòng the của người cô phụ lay động lá màn chích ảnh?
    Lúc ấy, đứng dừng lại nhìn vào mắt vợ thì trong mắt vợ mình cũng thấy có trăng, có trăng cả ở toàn thân mặc quần áo mà như là kho thân; chạm mạnh vào thì vỡ. Tự nhiên mình có cảm giác trăng ở trong lòng mình cũng lung linh một thứ ánh sáng xanh màu huyền diệu, thắm hoa hương, làm cho cả tâm óc chơi với, rung động.
    - Ờ, ngày xưa Thân Thiên sư dùng phép thuật đưa Đường Minh Hoàng du Nguyện điện để tìm Dương Quý Phi có lẽ lòng cũng chỉ chơi vơi, rung động đến thế là cùng.
    Tội nghiệp cho cái ông vua mê gái quá chừng là mê: Dương Quý Phi chết rồi mà thương nhớ không nguôi đến nỗi phải nhờ Thân Thiên sư đánh đồng thiếp đi tìm, mà đến lúc Thân Thiên sư bảo là đã gặp nàng thành tiên trên cung nguyệt. Chỉ một lát, thân hình của ông vua mê gái đó nhẹ bỗng như lông hồng, bay bổng chín từng không, vào được cung nguyệt và gặp người yêu thực. Nhưng tiên giới và phàm trần cách biệt nhau, Dưng Quý Phi chỉ biết trông Đường Minh Hoàng mà khóc.
    Theo sách ?oThiên bảo di sự? thì Quý Phi ném một chiếc vòng ngọc cho Minh Hoàng rồi biến mất. Minh hoàng nhặt lấy xem: quả thực là chiếc vòng ngọc tự tay mình ban cho nàng năm xưa. Nhà vua ứa nước mắt. Thì vừa lúc đó con ngọc thỏ đang cầm chầy giã thuốc ở dưới cây quế, ném cái chầy vào vai áo nhà vua mà bảo: ?oLàm vua mà chẳng biết lấy nước lấy dân làm trọng chỉ say mê một người đàn bà, chuyện đó đã xấu lắm rồi, nhưng xấu vượt bực là đến lúc loạn ly, chẳng biết sửa lỗi mình lại đổ cả lỗi lên đầu một người yếu đuối như thế sao gọi là thương yêu được, sao gọi là tiếc nhớ được??. Đường Minh Hoàng sực thức.
    Thì ra đó chỉ là một giấc chiêm bao, nhưng lạ thay cái vòng của Quý Phi tặng ở trên cung nguyệt vẫn còn ở trong tay Minh Hoàng. Buồn héo lá gan, Đường Minh Hoàng từ đó đỡ nghĩ đến Quý Phi nhưng nhà thơ Lý Thương ẩn nhờ đó đã viết nên tám câu thống thiết khi đi qua trạm Mã Còi, nhắc lại cái nhục quân sĩ bắt nhà vua phi giết Quý Phi, đồng thời nhớ đến lời nguyện ước khi xưa giữa ?ochàng? và ?onàng? đêm thất tịch.
    Cớ sao bốn kỷ làm thiên tử
    Kém Mạc Sầu kia được hẳn hoi
    Mê gái, thế thì hay hay dở? Dở hay hay không dám quyết, nhưng Đường Minh Hoàng chỉ vì mê gái mà thành ra thần tượng của tình yêu, âu cũng ly kỳ ác!
    Không thế, sao cứ đến Trung thu ở Bắc cũng như Nam, nhà hát nào cũng đưa vở tủ ?oĐường Minh Hoàng du Nguyệt điện? để chài người đi xem; còn hàng bánh dẻo, bánh nướng thập cẩm, đậu đen, hạt sen trứng muối, ôi thôi hàng nào mà không có một bức tranh thật lớn vẽ ông vua mê gái đó lúng liếng con mắt nhìn Dưng Quý Phi hay làm thành hình đen cho chạy đèn kéo quân để hấp dẫn nhiều người bu lại?
    Ở niềm Nam, đồng bào ăn tết Trung thu kể đã vui đáo để, nhưng không có những khu hoàn toàn tết, Mua một cái đèn con thỏ, ở Chợ Lớn có, ở Sài Gòn cũng có cả cái tàu chạy trong thau nước, có đầu sư tử, có ở đường Thủ Khoa Huân có mà ở Nancy cũng có; có đèn quả đào, có cả ngựa nghẽo bằng nilông nữa? nhưng ở Bắc thì không thế.
    Có những năm đi xem tết Trung thu ở niềm Nam đất nước ta, tôi tưởng như lạc vào trong một cái động đồ chơi bằng giấy có đủ các cầu vồng, chan hoà ánh sáng thần tiên, nhưng có ai bảo cho tôi biết tại sao tôi vẫn cảm thấy là chơi cái tết Trung thu như thế vẫn còn thiếu cái gì? Cái gì đó là cái không khí chăng? Cái gì đó là cái thời tiết chăng? Cái gì đó là cái tâm hồn phơi phới chăng?
    Từ đầu tháng tám, các phố Hàng Gai, Hàng Hài, Hàng Mã, Hàng Hòm, Hàng Thiếc, Hàng Bông lờ, Hàng Trống hoá trang một cách kỳ diệu đến nỗi làm cho du khác không thể nào nhận ra được nữa. Các hàng tạp hoá, hàng sách, hàng giấy, hàng tơ lụa, nhất nhất đều thu cả hàng hoá lại một chỗ để bày bán toàn những đồ chơi tháng tám. ôi chao, sao mà lắm kiểu đèn thế, đèn quả dưa, đèn xếp, đèn trái trám, đèn con thỏ, đền kéo quân, đèn thiềm thừ, đèn ông sao?
    Hỡi người đàn bà đẹp như th đi sắm tết cho con, bà đã mua con voi lắc lư cái đầu đứng trên một cái bệ có bánh xe đẩy được thì ngại gì không mua thêm một đầu sư tử và một quả ngọc cho nó vờn để vui cửa vui nhà? Ai ưa điển tích, rước ông lão Vọng râu bạc ngồi câu cá về mà bầy cỗ; con cá chép kia là ?oLý ngư bái nguyệt? treo ở nhà có con đi thì rất nhiều hy vọng đỗ cao; nhưng cô gái nhà lành kia đừng mua lũ nhỏ làm bằng vỏ trứng làm gì? cứ về lấy hai quả dừa phết bông gòn vào rồi đính tai đính mắt vào đó làm hai con thỏ mẹ đặt vào trong hai cái bát chiết yêu, trông còn nền nã hơn nhiều, phải không cô?
    Bây giờ tôi bàn với cô như thế này: Ngày mười bốn kê cái án thư ra ngoài hàng hiên bầy hai con nhỏ mẹ hai bên, giữa để một cái lư trầm rồi đặt ông Lã Vọng câu cá ở giữa, hai bên là hai con chó tết bằng tép quả bưởi bổ ra, mắt làm bằng hai hột nhãn, hai bên hai bát hạt dẻ, giữa là bốn bát chiết yêu gạo nếp trắng bao lấy bốn chữ cũng bằng gạo nếp nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng ?oTrung thu Nguyệt bính?. Ai muốn cỗ to hơn thì treo ở trên một cái đèn kéo quân, dưới đặt rất nhiều ghế, và trên mỗi ghế để một thứ đồ chơi như đàn lợn làm bằng catông, cô tiên đánh đàn, cái đầu sư tử và các thứ bánh trái như bánh dẻo, bánh nướng, bánh đậu xanh, bánh chữ, bánh Tô Châu; nhưng có một nguyên tắc không ai được phép quên; cái bánh dẻo to nhất phải bày ở giữa, trên một cái kỷ kê ở trước án thư, và nhớ đặt lên đó một con thach sùng bằng bột; còn các con giống khác như kỳ lân, con phượng, trái đào, quả chuối, cành hoa? muốn đặt đâu cũng được.
    Ấy đấy, cỗ trung thu bầy như thế có thể coi là tạm xong rồi đấy. Bây giờ chỉ còn đợi trời tối là thắp đèn xếp, đèn quả bưởi, đèn mùi trám treo ở đây kẽm căng hai bên cho sáng tinh lên rồi đốt nhang thắp nến, lễ trời, lễ phật, trong khi người lớn đốt nhang thắp nến, lễ trăng, còn trẻ con đánh trống cứ om lên và múa sư tử lung tùng xoèng ở trước sân gạch có trăng chiếu sáng như ban ngày.
    Bây giờ đã lớn tuổi, rồi trí óc hẳn là phi suy đi chứ có đâu được phương cương như trước, nhưng quả tình tôi không hiểu làm sao cứ nhớ đến những cái tết Trung thu hồi nhỏ, bầy cỗ, múa sư tử, đánh trống ầm ầm như thế thì tôi lại như thấy máu chảy mạnh hơn, con mắt sáng hơn, mà tinh thần cũng hăng hơn?
    Gớm chết là cái thuở thiếu thời tai ác ấy. Nhà tôi bán đầu sư tử: ai mà bảo sư tử của nhà khác cùng phố lớn hơn mà đẹp hơn thì tôi tưởng có thể sanh sự liền; đèn kéo quân nhà tôi bán cũng là đèn đẹp nhất; còn cỗ tháng tám thì khỏi phải nói, bao giờ tôi cũng thấy cỗ nhà tôi hách nhất và to nhất, không cỗ nhà ai sánh kịp? Cứ từ mười hai tháng tám là ngày bầy cỗ, tôi sướng như điên, có đêm thao thức đến một hai giờ khuya không ngủ được. Đi hết Hàng Thiếc xem những cái tàu bay tàu thuỷ, lại rẽ Hàng Mã xem con giống quay xuống Hàng Gai xem đèn và sư tử, rồi lại quành ra Hàng Trống để đứng ngắm nghĩa xem nên về nhà xin tiền để mua cái trống nào, tôi oán ức bố mẹ bắt phải lên giường đi ngủ. Nằm nhìn lên những đám mây bay quanh ông trăng sáng in rõ hình thằng cuội, cây đa, tôi thao thức vẩn vơ và nhiều khi, mở mắt rõ ràng, tôi tưởng như thấy có những cô tiên bé nhỏ bằng ngón tay út bay là là từ mặt trăng xuống đất dắt nhau đi ?odung giăng dung dẻ? và hát những câu hát dân gian mà tôi thích thú vô cùng vì lẽ chính tôi cũng biết những câu hát ấy:
    ?oÔng giẳng, ông giăng ?" xuống chơi với tôi ?" có bầu có bạn ?" có ván cơm xôi ?" có nổi cơm nếp ?" có đệp bánh chưng ?" có lưng hũ rượu ?" có chiếu bám dù ?" thằng cu xí xoái ?" bắt trai bỏ giỏ ?" cái đỏ ẵm em - đi xem đánh cá - có rá vo gạo ?" có gáo múc nước ?" có lược chải đầu ?" có trâu cày ruộng ?" có muống thả ao - ông sao trên trời??
    Tôi cũng lẩm bẩm trong bụng hát theo các cô tiên rồi thiu thiu ngủ lúc nào không biết, nhưng trong khi chập chờn vẫn nghe thấy tiếng trống sư tử ở đàng xa vọng lại và những đứa trẻ hàng xóm vừa vỗ tay vừa đồng ca:
    Ông trăng mà bảo ông trời,
    Những người hạ giới là người như tiên.
    Ông trời mới bảo ông trăng,
    Những người hạ giới mặt nhăn như tườu.
  9. vitawa

    vitawa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng thích Thương nhớ mười hai của bác Vũ Bằng lắm!
    Các bạn có thể đọc bài viết về tháng 7 ở đây và đọc bài viết các tháng còn lại tại topic này:
    http://www8.ttvnol.com/forum/Phutho/823160.ttvn.
  10. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Tôi yêu tác phẩm này lắm. Cám ơn đồng chí "Ikebana_bk" đã cho anh em được đọc.

Chia sẻ trang này