1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thương tiếc Rasul Gamsatov

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 04/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    ĐÔI LỜI VỀ BẢN THÂN

    Nhà thơ Rasul Gamzatov (phải) và cha mình.
    Ở làng Xôpcra, Daghestan - một làng nổi tiếng về những người giỏi đi trên dây - ngày sinh là ngày đầu tiên cậu bé đi được trên dây. Còn ở làng Cubasi của những người thợ mỹ nghệ vàng bạc nổi tiếng, sinh nhật là ngày cậu bé mang lại cho bố tác phẩm đầu tiên của mình - chiếc đĩa bạc được khắc những hình hoa văn tinh xảo. Và chỉ lúc ấy, người bố mới kêu lên sung sướng: "Thế là cả nhà tôi cũng sinh con trai!" Về những người không còn ước mơ và tài năng, không mang lại lợi ích cho người khác bằng lao động của mình, không có tình bạn chân thật, không dám nghĩ tới chiến công, ở miền núi chúng tôi, người ta thường nói: "Ông ta sống đến bạc đầu nhưng vẫn chưa sinh ra trên trái đất!"
    Bây giờ tóc tôi có chỗ đã ngả màu, nhưng thực tình tôi cũng khó nói được chính xác: Tôi sinh lúc nào? Có thể lúc tôi lên mười một tuổi, chưa biết cưỡi ngựa, nằm trên mái nhà và viết bài thơ đầu tiên. Hay có thể muộn hơn lúc tôi lần đầu được đăng thơ trên báo tường của lớp tôi. Mà cũng có thể tôi sinh năm 1943, khi Nhà xuất bản Daghestan in tập thơ nhỏ đầu tiên của tôi... Tôi cũng không biết lúc nào bố tôi, một người nghiêm khắc ít khen con cái đã tự nói với mình: "Và thế là cả nhà tôi cũng sinh con trai!"'' Hay có thể bố tôi chết đi mà chưa kịp nói điều đó?
    Tôi - con của một dân tộc nhỏ nhưng kiêu hãnh. Về số dân như người ta vẫn nói, cả dân tộc tôi có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. Chỉ hai mươi lăm nghìn người Avar trên trái đất? Những đỉnh cao mây phủ khắc nghiệt của vùng núi chúng tôi đã sinh ra những con người có trái tim đại bàng. Đời này qua đời khác, dân tộc tôi hát mãi những bài ca kỳ diệu về các anh hùng dũng cảm. Bị dồn vào một vùng hẻo lánh, dân tộc tôi luôn phải đấu tranh chống đủ loại xâm lược và áp bức. Chính vì vậy mà có câu ngạn ngữ: Người Avar sinh trên yên ngựa.
    Từ rất trẻ, con trai của dân tộc tôi đã phải cầm vũ khí, ít khi được buông xuống cầm bút. Nhưng tôi may mắn được sinh vào lúc người Avar chúng tôi có thể yên tâm treo dao găm trên tường, không còn lo kẻ thù bất ngờ kéo đến. Tổ quốc của chúng tôi đã trở thành đất nước Xôviết vĩ đại. Bố tôi - nhà thơ Nhân dân Daghestan, Gamzát Xađáx - đã viết những bài thơ hay nhất về nó. Và cùng với số phận vĩ đại của nó là thơ của tôi, nỗi buồn và niềm vui của tôi. Vì vậy, bây giờ thưa bạn đọc thân mến, tôi xin nâng cốc chúc mừng Daghestan của tôi, chúc mừng đất nước Xôviết vĩ đại của tôi.
    Cuộc đời của tôi chẳng có gì nổi bật, hoàn toàn giống cuộc đời những người đồng hương cùng thời, nhưng tôi không muốn thơ của tôi giống thơ các nhà thơ bè bạn khác. Mong sao cuộc đời của chúng ta chung và giống nhau như con đường quốc lộ, nhưng thơ của mỗi người khác nhau như những lối mòn trên núi.
    Học xong trường phổ thông ở làng, tôi thi vào Trường trung cấp Sư phạm Buinaxke. Rồi làm giáo viên, làm diễn viên nhà hát Avar, cộng tác với các báo... Năm 1950 tôi tốt nghiệp Viện Văn học mang tên Goócki ở Mátxcơva. Từ tập thơ nhỏ đầu tiên bằng tiếng Avar Tình yêu nồng cháy và căm thù rực lửa, 1943 (một cái tên khá kêu, nhưng rất tiếc thơ không được kêu như thế) đến nay, tôi đã được đăng hàng mấy chục cuốn khác, bằng tiếng Avar, tiếng Nga, tiếng Grudi, Anh, Pháp,v.v. Người ta vẫn nói: "Hãy coi chừng anh chàng Avar nào lúc đầu từ chối không ăn, nhưng sau bỗng nhiên lại ngồi vào bàn!" Vâng, quả đúng thế. Một khi đã cầm lấy đàn thì cứ muốn chơi mãi. Lúc đầu tôi chỉ định viết mấy lời, thế mà bây giờ, dòng này tiếp dòng khác, tôi đã nói lan man khá dài. Nhưng đừng lo, tôi xong rồi đây. Bây giờ đến lượt anh, thưa bạn đọc thân mến. Tôi đã nói hết những gì muốn nói.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Rasul Gamzatov với Việt Nam
    Nhà thơ Rasul Gamzatov thời trẻ.
    Để kỷ niệm 45 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, năm 1962, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức một tập thơ của các nhà thơ Xô viết. Lúc ấy tôi đang là giáo viên ở Trường trung cấp Ngoại ngữ Mễ Trì Hà Nội, nhưng là cộng tác viên thường xuyên của báo Văn học, tạp chí Văn nghệ và lớp bồi dưỡng viết văn của Hội trên Quảng Bá, nên được mời đóng góp bản dịch cho tập thơ và giúp chuẩn bị bản dịch nghĩa từ tiếng Nga cho một số nhà thơ để chuyển thành thơ. Dựa vào bản dịch nghĩa nhà thơ Xuân Diệu đã dịch chùm thơ của Xecgây Exenin, nhà thơ Huy Cận dịch trích đoạn trường ca Ngày hội trên sông Xưđaria của Tuốcdum lađê, còn nhà thơ Yến Lan - nhận dịch thơ của Nicôlai Atxeep, Xemiôn Kirxanov và Rasul Gamzatov. Cuốn sách ra đời với cái tên Tập thơ Liên Xô với 55 bài thơ của 34 nhà thơ Xô viết trong đó có thơ của Rasul Gamzatov. Vậy là lần đầu tiên thơ của Rasul Gamzatov được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Bài thơ do nhà thơ Yến Lan dịch có tên Tôi yêu Người, dân tộc nhỏ của tôi. Và tôi vẫn còn nhớ những lời dịch thơ ấy:
    ...Tiếng hát Người vô hạn
    Như phượng hoàng vút nhanh
    Điệu múa Người nhắc dạng
    Vó ngựa sải tung hoành.
    ...
    Đỉnh núi sương mịt mùng
    Trong vùng sơn cước đó,
    Hồn Người đã tỏ trông
    Chân trời bao đồng cỏ.
    ...
    Yêu quý Người biết bao
    Dân tộc nhỏ tôi hỡi

    Thơ của Rasul Gazatov dung dị, hàm xúc, dễ đi vào lòng người như vậy. Bài thơ Tôi yêu Người, dân tộc nhỏ của tôi hình như được trích ra để dịch từ tập thơ Năm tôi ra đời (1950, Giải thưởng quốc gia Liên Xô, 1953) của Rasul. Vào đầu những năm 1960 báo chí Liên Xô giới thiệu rộng rãi tập thơ mới Những ngôi sao trên cao của Rasul Gamzatov và vào dịp kỷ niệm 45 năm Cách mang Tháng Mười, năm 1962 bước vào tuổi 40, Rasul đã được tặng thưởng Giải thưởng Lênin về thành tựu thơ mới này. Tập thơ phần lớn gồm thể thơ tám câu kèm phần những bài thơ bốn câu và thơ đề từ có cả hai câu, như thể những câu đối, những câu châm ngôn... Lời thơ đầy hình ảnh, so sánh, tính chất triết lý phương Đông sâu xa. Mà mới dễ gần gũi làm sao! Thế là sau bản dịch sang tiếng Việt đầu tiên của nhà thơ Yến Lan, xuất hiện hàng loạt những người dịch Việt Nam, nối tiếp nhau dịch thơ ông như Thúy Toàn, Lê Sơn, Đăng Bẩy, Thái Bá Tân, Hồng Thanh Quang... với các bản dịch ra tiếng Việt trước hết trích từ tập Những ngôi sao trên cao vừa được giải thưởng. Mỗi tập thơ mới của Gamzatov ra đời: Những bức thư (1963), Và sao trò chuyện cùng sao (1964), Cô gái lai (1966), Chuỗi hạt năm tháng (1968), Cái giá cuối cùng (1976), v.v. ít nhiều đều được biết đến, trích dịch ra tiếng Việt. Đến khi bộ văn xuôi trữ tình Đaghestan của tôi (1961-1971) được dịch giả Phan Hồng Giang dịch ra tiếng Việt và Nxb Tác phẩm mới Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản năm 1977 thì Rasul Gamzatov thực sự được biết đến hết sức rộng rãi ở Việt Nam.
    Ở Việt Nam mọi người biết thơ văn của Rasul Gamzatov, biết rõ cả quê hương Đaghestan của ông, biết cả tình cảm của ông đối với Việt Nam, nhân dân Việt Nam, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta... Những lời phát biểu của Rasul Gamzatov trong các buổi mít-tinh, biểu tình quần chúng ủng hộ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cứu nước đã có tác động vang xa. Hình ảnh Rasul Gamzatov đọc bài thơ Biên giới lên án chiến tranh, khẳng định tình thương yêu nhân loại trong một cuộc mít-tinh của giới văn học giữa thủ đô Matxcơva vào năm 1967 khi cuộc chiến tranh không quân của Mỹ mở rộng ác liệt khắp miền bắc Việt Nam còn được ghi nhớ mãi. Nhiều người Việt Nam vô cùng cảm kích những lời nói với các bạn Việt Nam mỗi bận có dịp được gặp ông: "Tôi biết, chưa ở đâu có sự kết hợp nhuần nhị tài tình giữa tinh thần dũng cảm và sự yêu thương như ở Việt Nam. Nếu như có một hiến pháp thế giới, thì dòng đầu tiên phải kể đến là tấm gương anh dũng của Việt Nam".
    THÚY TOÀN
    Con dao và cây đàn kumuz
    RASUL GAMZATOV
    Thuở xưa có chàng trai
    Sống sau đèo êm ả
    Chàng trồng một cây vả
    Chàng có một con dao.
    Chàng chăn một con dê
    Thênh thang trên đồng cỏ
    Rồi bỗng nhiên một lần
    Chàng phải lòng công chúa.
    Chàng chăn một con dê
    Không phải ngốc nghếch gì
    Nhưng nghe chàng dạm hỏi
    Đức vua chỉ cười khì:
    Thôi về mà chăn dê
    Sống cuộc đời như cũ
    Yên tâm cùng cây vả
    Yên tâm cùng con dao.
    Vua chỉ gả công chúa
    Cho kẻ nào sang giàu
    Có vàng như mây nổi
    Có cừu đầy thung cao.
    Chàng trai buồn bã quá
    Lòng như lửa cồn cào
    Cánh tay chàng buông thõng
    Đặt ngay vào chuôi dao
    Chàng đem mổ con dê
    Dâng lên trời hiến tế
    Rồi một mình một dao
    Hạ nốt cây vả quý.
    Chàng đẽo gọt thân cây
    Thành cây đàn kumuz
    Và xoắn chặt ruột dê
    Thành cây đàn óng chuốt
    Tiếng đàn chàng dạo vang
    Trong sương mù bí ẩn
    Từng âm thanh thiêng liêng
    Như lời kinh cầu khẩn.
    Thế là nàng công chúa
    Si mê quyết lấy chàng
    Chỉ vì hai vật báu:
    Con dao và cây đàn.
    Từ đó làng vùng núi
    Áp vào thành đá cao,
    Ai cũng treo trên vách
    Cây đàn và con dao.

    BẰNG VIỆT (dịch -
    trích trong cuốn Dagestan của tôi)
    Được conhuighe sửa chữa / chuyển vào 10:56 ngày 14/11/2003

Chia sẻ trang này