1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thương vong của dân thường bởi bomb Mỹ tại Khâm Thiên và Bạch Mai năm 1972

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 29/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Thương vong của dân thường bởi bomb Mỹ tại Khâm Thiên và Bạch Mai năm 1972

    Theo sách "Vietnam a History" của Stanley Karnow,
    con số chính thức về thương vong của dân thường do phía Bắc Việt đưa ra giai đoạn Mỹ ném bom vào năm 1972 là:
    1318 tại Hà Nội

    305 tại Hải Phòng

    Riêng vụ bomb rải thảm ở Bạch Mai và Khâm Thiên, ông nhắc tới con số 18 người chết tại Bạch Mai và trên 200 người chết tại Khâm Thiên.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trích từ cuốn "Điện Biên Phủ trên không...." của trung tá Lưu Trọng Lân :
    "...Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật dội xuống hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc nước ta hơn 100 ngàn tấn bom. Riêng Hà Nội, với 444 lần chiếc B52 cùng nhiều máy bay chiến thuật khác, bằng 10 ngàn tấn bom. Chúng đã hủy diệt nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga; giết chết 2.368 dân thường và làm bị thương 1.355 người khác.
    ...Đêm hôm ấy, Khâm Thiên, một khu phố có mật độ dân số đông nhất Hà Nội đã bị một loạt bom B52 trùm kín cả chiều dài hàng ki-lô-mét. 2.265 ngôi nhà bị phá sập, 287 người chết và 290 người bị thương.
    Tôi đã ghé qua Khâm Thiên vào buổi chiều sau cái đêm thảm sát đáng nguyền rủa ấy. Ở phía ngoài, con đường lớn chỉ bị nứt nẻ vài đoạn với ba ngôi nhà bị sập. Nhưng ở bên trong, đằng sau dãy phố chính ấy là cả một vùng trải dài hàng cây số đổ nát tan hoang. Những hình ảnh thương đau đập vào mắt tôi nhức nhối. Khu phố đông dân gồm phần lớn là nhà ở của bà con lao động nghèo đã bị một loạt bom trải thảm của B52 Mỹ biến thành bình địa. Hố bom chi chít cùng với gỗ, đá, gạch, ngói vụn nát ngổn ngang. Một cụ già tóc bạc trắng, hai tay ôm đầu, ngồi yên lặng trước ngôi nhà thân yêu, kết quả của một đời chắt chiu, dành dụm giờ đây chỉ còn mấy cây cột gãy đổ. Một bà mẹ, đôi mắt mọng sưng, lôi ra từ trong đống đổ nát những kỉ vật còn sót lại của đứa con trai vừa bị bom Mỹ cướp đi mạng sống. Trong khói lửa chưa tan, nhiều nhóm người hối hả đào bới, tìm kiếm thi thể người thân. Đây đó vang lên những tiếng than khóc não ruột, xé lòng.
    Về sau, tôi được biết thêm ở đây có căn nhà số 22 của chị em Lan và Phượng. Cả hai đều là sinh viên, chị sinh viên năm thứ ba, em sinh viên năm thứ nhất. Bố mẹ và gia đình đều đã đi sơ tán. Đêm 26 tháng 12, một trái bom Mỹ đã biến căn nhà ấy thành một hố sâu. Không còn gì hết ngoài một tập sách cháy dở và vài mảnh áo bông thấm đầy máu của hai chị em Lan và Phượng.
    Còn có gia đình ông Đoan, khi bom B52 nổ, ông bà bị chết vùi ngay dưới chân cầu thang. Hai cô con gái của ông bà kịp chạy xuống hầm. Nhưng cửa hầm bị sập và ống nước gần đó bị vỡ. Nước tuôn như suối vào căn hầm nhỏ. Hai chị em thét lên kinh hoàng và bằng đôi tay bé nhỏ của mình cuống cuồng đào bới. Nhưng khối nước vô tình cứ dâng lên, dâng lên mãi cho đến khi toàn bộ căn hầm bị nước ngập đầy.
    Ở thôn Gia Thụy, Gia Lâm có gia đình bác Hiển, chỉ trong một trận bom, cả nhà 10 người, chết 9. Gia đình bác Quốc bị một quả bom cướp đi sinh mạng của bà mẹ già và đàn cháu thơ.
    Tại thị trấn Yên Viên có một chiếc xe ca đang chở khách. Bom B52 đã biến chiếc xe thành một đống sắt bẹp dúm. Nhiều người chết và bị thương nặng. Họ lần lượt được đưa ra khỏi xe. Chỉ còn một cô gái trẻ bị thương ở cánh tay, máu chảy lênh láng. Còn đôi chân bị kẹp cứng giữa hai chân ghế, không sao rút ra được. Các anh công an, dân phòng đã dùng đến xà beng để cạy, gỡ nhưng cuối cùng vẫn bó tay. Giữa cảnh đêm khuya rùng rợn ấy, tiếng kêu la đau đớn, tuyệt vọng của cô gái còn kẹt lại trong xe cứ vang lên não ruột từng hồi cho đến khi hoàn toàn lịm tắt.
    Trước đó bốn hôm, vào lúc 2 giờ 38 rạng sáng 22 tháng 12, bệnh viện Bạch Mai, một cơ sở y tế dân sự vào loại lớn nhất miền Bắc hồi ấy cũng bị B52 Mỹ dội bom. Toà nhà chính của bệnh viện đổ sập, đè lên những căn hầm trong đó có rất nhiều bệnh nhân và nhân viên y tế đang ẩn nấp. Ban lãnh đạo bệnh viện đã làm đủ mọi cách mà đành bất lực.
    Không có chiếc xe cẩu nào đủ sức nhấc nổi khối bê tông và gạch đá khổng lồ ấy. Tiếng kêu khóc từ trong lòng đất vang lên yếu ớt, nghe như từ cõi xa xăm vọng về. Các bác sĩ, y tá đã phải dùng những ống cao su nhỏ, luồn qua những khe nứt để bơm sữa xuống cho những người bị nạn. Sau đó nhiều người đã chết vì ngạt, vì đói hoặc vì chấn thương.
    Có một câu chuyện đau lòng mà báo chí hồi đó đã đưa tin. Một đôi trai gái, đều là bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai, đã chuẩn bị ngày hôn lễ. Thiếp mời dự tiệc cưới đã gửi đến tất cả bè bạn. Vậy mà đêm nay những quả bom độc ác của Ních-xơn đã cướp đi mạng sống và hạnh phúc của hai người".

  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi là một người sống sót sau trận B52 rải thảm An Dương,
    miền đất ngoài đê sống Hồng từ Quảng Bá đến Yên Phụ,
    ngoại thành Hà Nội. Đến gặp những người công nhân nhà
    máy Đá Gạch Hoa và Granitô An Dương sẽ thấy không có
    người công nhân thứ 2 của nhà máy này mà nay đang ở Mỹ.
    Những gì tôi kinh nghiệm cái đêm bị rải thảm ấy không thể
    viết được chỉ vài trang giấy.
  4. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0

    Về tổng số bom được thả, theo Stanley Karnow:
    "Starting on December 18, B-52 and other American aircraft flew nearly 3000 sorties during the next eleven days, excluding Christmas Day. Mainly over the heavily populated corridor that stretched sixty miles between Hanoi and Haiphong. They dropped some 40000 tons of bombs in the most concentrated air offensive of the war against North Vietnam -- and the episode still arouses controversy".
    Tạm dịch:
    Từ 18/12, B52 và các máy bay khác của Mỹ đã bay gần 3000 lần trong 11 ngày, ngoại trừ ngày Giáng sinh. Chủ yếu là trong hành lang đông dân cư kéo dài 60 dặm [100km] giữa Hà Nội và Hải Phòng. Họ đã thả khoảng 40000 tấn bom trong cuộc tấn công bằng không quân tâm trung nhất trongcuộc chiến. Và vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi [khi đó là năm 1983 -chú thích của Gmail1234].
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    The 11 days of Christmas, Marshall L. Michel, chép Khâm Thiên bị một lọat bom rải nhầm, BVBM do vì quá gần sân bay BM và bom rơi chệch khi một B.52 bị trúng mảnh tên lửa (sách khác nói là ngay cạnh BV có một vị trí pháo phòng không), còn Gia Lâm bị bom vì phi công đã tự ý vi phạm qui định.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn 7Digits thật có khiếu khôi hài trong lúc người khác khóc
    chết cha chết mẹ. Chắc bạn đọc báo lá cải hơi nhiều ? Có
    đùa thì cũng nên đi chỗ khác mà cười, để người ta khóc.
    Sau khi tôi hết bàng hoàng sau trận chết hụt trong thảm B52
    An Dương, tôi mới thấy không một quả bom nào rơi xuống
    hồ ao rải rác khắp An Dương, cũng không một quả bom nào
    rớt xuống sông Hồng . Kỹ thuật Rải thảm của B52 đã đến mức
    khỏi chê. Theo giấy tờ chính thức của tổng thống Mỹ Nixon bào
    chữa cho vụ B52 An Dương và các vụ khác ở HaNội, thì B52
    không áp dụng tối đa khả năng (not full capacity) tàn phá giết
    chóc của nó, nên mới ít người chết như HaNội loan tin.
    Kết quả cụ thể của trận B52 rải thảm An Dương đối với nhà
    máy Đá Gạch Hoa và Granitô của tôi là: không một ngôi nhà
    nào còn nguyên vẹn, không một mái ngói nào không phải lợp
    lại, chỉ có 1 người chết, vài người bị gẫy chân tay, khoảng 2
    chục người bị thương nhẹ. Quả là kỳ tích, vì không một quả
    bom nào trúng hầm trú ẩn. Ngôi nhà văn phòng chỉ còn là
    một hố sâu mà cả nhà lẫn nóc có đặt vào cũng lọt thỏm .
    Trận ném bom vào lúc 4 giờ sáng, nên rất it công nhân làm
    viêc, và nhân viên bảo vệ của nhà máy rất tích cực trong việc
    đi từng phòng quát tháo đuổi công nhân đang ngủ xuống
    hầm trú ẩn. Những người bị chết và bị thương đều là những
    người chưa xuống hầm, vì không ai (kể cả tôi) tin là Mỹ sẽ
    ném bom vào khu đông dân lao động, xa dinh Chủ Tịch, xa
    cầu Long Biên, xa Nhà Máy Điện. Bây giờ ở Mỹ, tôi sẵn sàng
    tin Uncle Sam sẽ không gớm tay tàn sát đàn bà trẻ con vô
    tội ở các nước khác. Hãy trông trận chiến Iraq mà coi .
    Bạn chưa từng trải những cơn bàng hoàng dưới cánh B52 .
    Thử tưởng tượng khi trời sáng, tan báo động, được phép
    lên mặt đất, nhìn thấy cảnh tan hoang, đi thu nhặt mảnh thịt
    người văng vãi, để người được huấn luyện băng bó và chôn
    cất người bị nạn, lần đầu tiên trong đời, bạn có thể tin rằng
    đó là sự thật không ? Xin bạn hãy để cho người khác có lòng
    tin của họ . Đừng cười nhạo . Tôi để bạn tin vào những điều
    tốt đẹp cúa Mỹ, không can.
  7. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ anh/chị CoDep có ảnh hưởng rất lớn từ kinh nghiệm cá nhân.
    Bomb thả không có điều khiển thì thường chịu sự chi phối bởi gió và sự khác nhau giữa các tầng khí quyển thành ra độ chính xác thường không cao.
    Tên lửa có điều khiển (ví dụ loại Tomahawk) hay bom có định hướng bằng laser (laser-guided) thì có độ chính sách cao hơn. Nhưng cũng chỉ ở mức 80-90%. Tới cuối cuộc chiến VN thì bom có điều khiểu mới được dùng (nhưng không nhiều). Họ thả 40,000 tấn bomb thì rất có thể là vài ngàn tấn bomb đã rơi ngoài mục tiêu.
    Trong đại chiến thế giới thứ hai, có nhiều vụ bomb oach tạc có tính huỷ diệt khinh khủng. Ví dụ là các vụ đánh bomb ở Dresden (25,000 người chết) hay Tokyo (45,000 người chết trong 1 đêm). Khi đó họ sử dụng bomb gây lửa cố tình gây chất cháy để đốt toàn bộ vùng mục tiêu. Dù là số lượng bom khi đó họ thả tại cả hai thành phố đó thua xa con số họ thả trong 11 ngày ném bomb tại Hà nội và Hải Phòng đó, nhưng con số tổn thất về dân thường cao hơn gấp bội.
    Còn cụng từ anh dùng "rải thảm" mà ta thường thấy trên các bài viết từ có xuất xứ từ cụng từ bằng tiếng anh là "carpet bombing". Khi B52 rải thảm theo kiểu này thì sẽ gây thiệt hại trong 1 khu vực có kích thước 500m x 2000m (hoặc 3000m).
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    mấy vụ bomb vào dân thường ở Hà Nội đều xảy ra sau khi mấy ngày đầu Mỹ bị thua đau! Nhìn lại lịch sử ném bom của Mỹ, và nhìn quy mô ném nhầm thì không có nhầm đâu! Hoặc nói là Mỹ đã thắng lợi rồi, tiêu diệt hết mục tiêu quân sự rồi nên ném vài cái thảm cho nhân dân nếm mùi cũng được!
  9. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Có ai đã đọc bài viết về việc Nixon định dùng bom nguyên tử để " tiêu diệt" Việt Nam không ạ ? Trong đó có nói thằng Nixon này chả quan tâm đến tính mạng dân ta gì cả.Dự đoán của nó sẽ có khoảng hơn 1 triệu dân bị chết, ( dân số nước ta khi ấy là bao nhiêu nhỉ )?thế mà nó bảo chả sao cả. Hôìi đó có Kissinger ngăn cản, mà cũng chỉ là sợ dư luận quốc tế chứ chả phải sợ ta chết ráo. Một luận điệu khác mà không ít người biết là nó còn bảo là mang bom đạn để đưa "lũ mọi rợ" về thời kỳ đồ đá.
    Sức mạnh mà quân đội ta có là từ dân, thế nên việc chúng âm mưu tiêu diệt ý chí chiến đấu, tinh thần bất khuất của nhân dân chả có gì lạ cả. Nhưng chúng đã lầm, người Việt Nam từ xưa nay chả sợ t hằng quái nào cả. THằng nào động đến ta là ta nhổ răng nó. Điều này thì trong hồi ký của Mac na ma ra có nói : Mỹ mang quân đánh Việt Nam là sai lầm, vì chưa hiểu gì về lịch sủ của người Việt Nam cả.
    Và chúng ta đã chiến thắng. Dù chúng có tàn bạo đến thế nào đi nữa, dân ta cũng quyết chiến thắng.
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Nói chung Mỹ rất thích xét xủ người nước ngoài vì "tội ác chống lại nhân loại" nhưng bản thân Mỹ lại rất sợ công dân của mình bị đem xử ở toà án quốc tế cho nên họ phản đối các toà án quốc tế có thể được phép xét xử công dân của họ. Cái này là một bằng chứng nhỏ cho "double standard" của Mỹ. Ông bạn thày lang thì nên tự chữa cái bệnh nhồi sọ của chính bản thân mình đi đã rồi hẵng nói chuyện.

Chia sẻ trang này