1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thương yêu bản thân và gia đình

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 17/10/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Thương yêu bản thân và gia đình


    1. Thương bản thân mình.

    Nói chung con người chúng ta cần có thức ăn nước uống thích hợp, không khí, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ điều hòa, v.v? để sinh tồn. Thật vậy, ai ai cũng thương thân thể mình, nên khi đói thì ăn, khi khát thì uống, khi mệt thì thở. Tuy nhiên, nếu ăn uống quá mức thì cơ thể phù mập, còn nếu ăn uống không đủ thì cơ thể yếu đói; cả hai trường hợp đều đưa đến bịnh tật. Nếu thật thương thân mình thì chắc chắn mỗi chúng ta phải ăn uống điều độ, chừng mực, thích hợp với điều kiện của cơ thể.

    Nhiều khi chúng ta tuy rất thương thân thể nhưng lại ăn hoặc dùng những chất độc hại như uống rượu, uống những chất say mê, hay ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng, v.v? nên cơ thể dễ sanh bịnh

    Mỗi chúng ta vốn đã tự thở từ khi còn là bào thai trong thai mẹ; lúc trong thai mẹ, vì chưa đủ sức nên bào thai phải dựa vào hơi thở của người mẹ mà thở và sống; sau khi chào đời, đứa bé tự thở và từ từ tập tành quen dần với môi trường không khí thiên nhiên; đến lứa tuổi thiếu niên hay thanh niên trở đi, hầu như con người tự thở hoàn toàn; một lần nữa, nên nhớ rằng bộ máy hô hấp của chúng ta tự thở để sinh tồn, chứ chúng ta không cần dụng tâm bắt cơ thể thở, mà chỉ cần để tâm chú ý hơi thở thì tự nhiên cơ thể chúng ta hít thở điều hòa và sâu, nên nó mới khỏe mạnh.

    2. Tình cảm vợ chồng

    Tình thương yêu thực sự phải đi đôi với hiểu biết, thương yêu chính là hiểu biết. Nếu không hiểu biết thì không thể thương yêu, vợ chồng không hiểu nhau thì không thể thương nhau, anh em không hiểu nhau thì không thể thương nhau. Muốn cho một người nào có hạnh phúc, mình phải tìm hiểu cho được những ước vọng và những khổ đau của chính người ấy. Hiểu được rồi mình mới có thể làm mọi cách để cho người ấy bớt khổ đau và có hạnh phúc. Như vậy mới gọi là tình thương chân thật, còn nếu mình chỉ muốn kẻ kia làm theo ý mình, và không biết gì đến những khổ đau và những nhu cầu chân thực của người ấy thì đó không phải là thương. Đó chỉ là ước muốn chiếm hữu hoặc ước muốn thỏa mãn ý nguyện của mình, cho dù đó là ý nguyện muốn cho người kia sung sướng.

    Khi người thân, bè bạn và những người sống quanh ta có những đau khổ và những ước vọng của họ nếu ta thực sự hiểu thấu những đau khổ và những ước vọng ấy thì ta sẽ thực sự thương yêu được họ. Khi ấy những người được ta yêu thương, thấu hiểu sẽ sung sưóng và sống trong niềm vui, hòa ái và thanh thản. Và khi mọi người đều được sung sướng và hạnh phúc thì chính ta cũng sẽ được sung sướng và hạnh phúc. Đó là nghĩa thương yêu trong đạo lý.

    Tình yêu thương đích thực phải có ý thức trách nhiệm, chấp nhận người kia như là chính họ, với những điểm mạnh và yếu kém của người đó. Nếu bạn chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi ai đó thì đó không phải là tình yêu thương. Bạn phải chấp nhận những yếu kém của họ và mang sự kiên nhẫn, hiểu biết, và năng lượng của mình để giúp họ chuyển hoá. Tình yêu thương là phải bao gồm 1) khả năng mang lại niềm vui và hạnh phúc và 2) khả năng chuyển hoá nỗi khổ niềm đau. Tình yêu thương theo cách này chỉ mang lại sự tốt đẹp. Nó không thể được diễn tả là tiêu cực hay hủy hoại. Tình yêu thương như vậy an toàn, và bảo đảm được tất cả.

    Hiểu và thương là 2 phạm trù gắn bó mật thiết với nhau, tuy một mà hai tuy hai mà một. Khi xảy ra những vướng mắc về tình cảm giữa người thân, vợ chồng, người yêu, hay bè bạn, đồng nghiệp, hàng xóm? thì việc hiểu và thông cảm là yếu tố để giải quyết và hướng đến một cuộc sống an lành. Nếu ko hiểu, do ta quá ích kỷ chỉ muốn và chỉ biết nghĩ cho mình, sẽ nảy sinh hờn giận, trách móc, hiểu nhầm, thù ghét. Vì thế, ban đầu phải có sự thông cảm, hãy vị tha, lắng nghe thấu hiểu và chấp nhận. Đó là đi từ tình thương. Sau rồi sẽ hiểu, khi hiểu được ước vọng, khó khăn của người khác, ta sẽ đồng cam cộng khổ, chấp nhận những điểm xấu của người kia cùng tìm ra con đường đi lên.

    Câu chuyện Người con gái Nam Xương, nàng Vũ Thị Thiết vì người chồng quê mùa, kém hiểu biết đã nhận cái chết oan ức. Người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến biết bao thiệt thòi, đau khổ. Nhưng nếu nàng ấy biết cam chịu, cố gắng tìm hiểu xem suy nghĩ, động thái của người chồng vốn ít học, biết vì đứa con nhỏ tội nghiệp, ko quá coi trọng danh dự( cái mà trong trường hợp này là ích kỷ), thì gia đình sẽ diễn ra khác. Hãy chịu phần thiệt thòi về mình, hãy tìm hiểu, và yêu thương. Có yêu thương mới bỏ qua bản thân mình, biết vì người khác để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đó hai người sẽ hiểu nhau hơn và yêu thương nhau. Tình yêu thương sẽ bền vững trên cơ sở hiểu biết, yêu thương, trách nhiệm, tấm lòng vị tha, bao dung, tha thứ và những hỗ trợ giúp đỡ từ người thân, xã hội.

    Thật vậy, chúng ta không thể chấp nhận hay tha thứ khi thấy người vợ hay chồng mà mình thương yêu bị người khác cướp đoạt. Khi thương ai, chúng ta thường quan niệm rằng họ phải là của mình, nên không bao giờ muốn có mặt người thứ ba xen vào. Do đó, dẫn đến những sự ghen tương quá đáng, hay sự nghi kỵ giữa vợ với chồng, rồi từ từ đưa đến sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

    Lại nữa, chúng ta thường nhớ đến những điều tốt lành mà mình đã từng làm cho cá nhân hay cho người khác, và cũng dễ dàng tha thứ lỗi lầm của mình. Ngược lại, chúng ta ít nhớ đến ơn nghĩa của người khác đã từng ban bố cho mình, và cũng rất khó lòng tha thứ lỗi lầm của người khác. Vì vậy, để đối xử bình đẳng với vợ hoặc chồng, chúng ta nên trung thực, thường nghĩ nhớ tình nghĩa và sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của họ. Nhờ đó, tình nghĩa vợ chồng ngày càng thêm khắng khít.

    3. Thương yêu con cái bình đẳng

    Đối với con cái, tuy biết rõ bổn phận là phải nuôi nấng dạy dỗ chúng, nhưng có vài điểm mà đa số các bậc cha mẹ không để ý đến là chúng ta thường lo lắng cho chúng với tâm bất bình đẳng; nghĩa là chúng ta (nhất là người Việt) hoặc để tâm thương những đứa con đầu lòng hay con út, mà không bình đẳng lo cho những đứa con khác. Ngoài ra, cũng đồng là con mình, nhưng lại thương đứa này nhiều và đứa này ít, dựa vào hình tướng, tánh tình của chúng như đẹp hay xấu, thông minh hay chậm chạp, ngoan ngoãn hay cứng đầu. Điều này tạo ra không khí bất hòa, cãi cọ, ganh ghét giữa con cái chúng ta. Những đứa được cha mẹ nuông chiều hay thương nhiều thì có thể xem thường anh chị em khác, và thường dễ bị hư hỏng. Hoặc các anh chị em của chúng có thể ganh ghét, tủi thân, v.v? vì cha mẹ ít đoái hoài tới chúng. Do có tình thương bất bình đẳng đó nên con cái cũng thương cha mẹ với tâm bất bình đẳng. Nếu chúng được cha mẹ thương nhiều thì hoặc sẽ thương lại nhiều hơn, hoặc dễ dàng ỷ lại ô dù đó. Những đứa ít được cha mẹ thương hay để ý tới thì cảm thấy bị bơ vơ, hất hủi, hoặc thường giữ khoảng cách với cha mẹ rồi đi tìm bạn (mà lắm lúc là bạn xấu) bên ngoài để bày tỏ tâm tình hầu mong bù lại sự thiếu thốn về tình phụ tử hay mẫu tử. Nếu chẳng may gặp bạn xấu lôi kéo thì chúng dễ dàng bị mất phương hướng, bỏ học hành, lao đầu vào đường xấu. Sau này, khi lớn lên, chắc chắn con cái sẽ nhớ lại những hình ảnh mà cha mẹ hoặc thương chúng nhiều, hoặc thương chúng ít, để dựa vào đó mà lo lại cho cha mẹ. Phần lớn nếu bị hất hủi lúc nhỏ thì họ khó lòng phát khởi tình thương lo lắng tận tâm những lúc cha mẹ bịnh hoạn hay già yếu.

    Lại nữa, khi con cái có những sự xung đột bất hòa, bổn phận làm cha mẹ phải xử con cái bình đẳng, nghiêm minh. Nếu cha mẹ xử không công bình thì lại khiến mối bất hòa đó càng tăng trưởng. Do đó, nếu có tình thương và lòng từ bi chân thật đối với con cái, các bậc cha mẹ phải nên suy gẫm lại điều này: Phải cố gắng bình đẳng đối xử, thương tưởng con cái.

    Cha mẹ có trải lòng từ bi bình đẳng đến với con cái được hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến suốt cuộc đời của những người con, và họ có thể y theo cách thức đó mà đối xử với con cái hoặc những người thân, bạn bè của họ. Vì vậy, dùng tâm từ bi bình đẳng chân thật với con cái rất quan trọng cho hiện tại và tương lai
  2. Alanh77

    Alanh77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    1.631
    Đã được thích:
    0
    http://www9.ttvnol.com/forum/cuocsong/952690/trang-1.ttvn
    Hình như bạn đã có một topic như trên sưu tập các mẩu chuyện hay rồi mà. Paste hết vào đấy cho ai quan tâm đọc tâp trung có hơn không? Mở cái mới làm gì nó mất tập trung ra.
    Chuyện của nghe tiêu đề thú vị phết nhưng dài quá - đánh dấu vào đây lúc nào rảnh đọc mới được
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này