1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuỷ ngân ?

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi thanh786, 06/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hunterxhunter209

    hunterxhunter209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Anh haideft nói đúng đấy chứ ko nói đùa đâu mọi người ạ.Ngày trước em phải đi hàn răng sâu nên mới biết...Thực ra nếu vết sâu răng chưa ăn vào tuỷ thì chỉ cần làm sạch lỗ hổng rồi rịt devital vào.Còn một khi đã ăn vào tuỷ rồi thì phải hút tuỷ đi,làm một vài công việc nữa rồi hàn chính thức lại bằng hỗn hống bạc.Hỗn hống này ở thể rắn nên nói thuỷ ngân ko bị phát tán gây ngộ độc,tuy nhiên sau khi hàn xong bằng hỗn hống này thì phải nhịn ăn trong tầm 1-2h ,nếu ngay lập tức ăn (nhất là nhai kẹo cao su )thì thuỷ ngân sẽ phát tán ra khoang miệng gây ngộ độc thuỷ ngân...
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Mình thấy vẫn có sự vô lý là nếu nhịn ăn thì răng vẫn tiếp xúc với nước bọt, do đó vẫn có sự phát tán thuỷ ngân ra khoang miệng.
  3. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Ở đây chẳng có ai là nha sĩ cả, chuyện này có lẽ phải đi hỏi họ thôi
    Tớ còn nghe nói Hg còn có tác dụng đối với những người bị xoắn ruột nữa cơ đấy, ruột ai bị xoắn uống vào sẽ giải quyết đưoc
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Uống vào khỏi mất công chở đi bệnh viện chăng?
  5. hunterxhunter209

    hunterxhunter209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Không đâu anh ạ.Các nha sĩ người ta cũng đã lường trước được nguy cơ ngộ độc thuỷ ngân trong trường hợp này:
    -Thứ nhất,người ta có xử lí viên hỗn hống bằng AgNO3 để tạo một lớp Ag bọc lấy viên hỗn hống,như thế thì Hg ko thể tiếp xúc trực tiếp được với nước bọt để phát tán vào khoang miêng.
    -Thứ hai,sau khi hàn lỗ hổng lại bằng hỗn hống bạc,người ta thấm vào bông 1 hỗn hợp các chất làm giảm tiết nước bọt(theo em nhớ ko nhầm thì gồm có menthol+camphor+atropin+...)rồi dùng bông đó thấm vào chỗ có tuyến nước bọt(dưới lưỡi).Làm như thế nước bọt sẽ ko tiết ra hoặc tiết ít trong 1 khoảng thời gian đủ để viên hỗn hống kịp bám chặt lấy lỗ hổng và an toàn vế sự phát tán Hg ra khoang miệng.
  6. tieulinh262

    tieulinh262 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, hay quá
  7. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    ơ mà nếu khi ta trộn thuỷ ngân với kim loại mà nó đông đặc lại thì làm sao mà hàn được?
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chắc là ở dạng dẻo, sau khi hàn một thời gian trở nên rắn.
    Mà đã hoà tan thì chắc chắn ở thể lỏng rồi, nếu không phải gọi là Hợp kim! Chẳng ai nói nhôm hoà tan đồng (và một số KL) để trở thành đuyra cả.
  9. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Chính đó là một tính chất mà các nha sỹ lợi dụng hỗn hống thuỷ ngân để hàn răng. Vì các lỗ sâu răng thường ngóc ngách, nhiều khi dễ vỡ, nên người ta không thể đưa kim loại rắn chắc vào ngay được, họ phải cần một vật liệu mềm trước, sau đó đóng rắn như xi măng. Tôi có hỏi thì trước khi hàn răng, người ta mới trộn bột bạc có thêm 1 số kim loại khác với Hg thành một thứ mềm, sau đó hàn chỗ răng sâu. Sau 1-2 tiếng thì hỗn hỗng đóng cứng lại. Chắc vì thế mà bạn gì ở trên sau khi hàn xong không được ăn trong 1-2 h là để cho hỗn hống tan hoàn toàn vào nhau, và cũng để đỡ độc nữa.
    Còn về độc tính, tôi nghĩ cũng có, nhưng quá nhỏ nên người ta bỏ qua. Các tiêu chuẩn an toàn ở Âu, Mỹ chắc không đến nỗi củ chuối như mấy nước đang phát triển nên nếu có độc đủ lớn họ không bỏ qua đâu.
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Không nhất thiết dung dịch là lỏng bạn à, còn có dung dịch rắn nữa đấy. Các hợp kim hầu hết là các dung dịch rắn, trong đó có cả hỗn hỗng của thuỷ ngân.

Chia sẻ trang này