1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thủy triều. Nguyên nhân gây ra và các vấn đề liên quan

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi tamthanh1103, 27/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamthanh1103

    tamthanh1103 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm cùng 1 phía so với Trái đất, lực hấp dẫn hút nước, thủy triều đạt cực đại. Nhưng ở phía bên kia Trái đất, đỉnh triều cũng là cực đại. Em chưa hiểu chỗ này lắm, ai giải thích giúp em.
  2. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Uhm ..đây là một tác dụng của một lực khác, lực li tâm, lực này là hệ quả của sự chuyển động hệ Trái đất - Mặt trăng như sau: Ta đều biết mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, nếu coi quỹ đạo của mặt trăng là gần tròn thì Trái đất ở tâm điểm . Nhưng thực tế tính toán cho thấy Trái đất không thực sự ở tâm điểm mà hơi lệch một tí, nghĩa mà cả Trái đất và mặt trăng thực ra đang xoay quanh một tâm ảo, dù bán kính từ Trái đất đến tâm này là rất nhỏ (=0.73 bán kính Trái đất) nhưng lực quán tính li tâm sinh ra cũng đủ để lớp nước trên bề mặt Trái đất ... "phình" ra tạo nên đỉnh triều.
    Minh họa bằng cái hình (vẽ vội, xấu hoắc :">)
    [​IMG]
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi, cách giải thích của orion là chưa đúng. Nếu giải thích hiện tượng thuỷ triều do tác dụng của lực ly tâm khi hệ TĐ và Mtrăng quay theo trọng tâm chung, trong một ngày thuỷ triều sẽ có 4 giá trị : Thấp (A), trung bình (C), cao (B) và lại trung bình (D). Bởi vì lực li tâm tăng theo bán kính quay nếu có cùng vận tốc góc. Vậy điểm A gần nhất sẽ có lực yếu nhất, điểm B xa nhất nên lực li tâm sẽ mạnh nhất. 2 điểm C và D xa trung bình nên lực ở khoảng giữa. Điểm đỏ là ký hiệu trọng tâm chung
    Thực tế, thuỷ triều của TĐ (nếu chỉ tính tới ảnh hưởng của Mặt trăng) thì chỉ có 2 lần cao và 2 lần thấp (xem hình).
    [​IMG]
  4. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    bạn thory cỏ vẻ như hiểu nhầm rồi. tôi không thật sự hiểu bạn nói gì nhưng nhìn vào hình vẽ thì đúng là sai lệch so với cách giải thích của bạn orion.
    đây là một cách giải thích có thể tham khảo được.:

    Tại sao có 2 thủy triều trong lúc trái dất quay quanh chính nó 24 giờ 1 vòng trong khi ở 1 điểm xác định nào đó trên quả đất chỉ đi ngang qua mặt trăng 1 lần ?
    Cặp Đất-Trăng quay và chịu một lực ly tâm. Khoảng cách Đất-Trăng lớn nhất ở phía đối bên kia nơi không có mặt trăng, sẽ bằng 61 r thay vì 59 r (r là bán kính trái đất)
    Theo công thức tính lực hấp dẫn, lực yếu khi khoảng cách tăng. Nghĩa là phía gần mặt trăng (zénith), lực hấp dẫn sẽ lớn hơn phía đối xứng bên kia (Nadir). Do đó nơi gần mặt trăng , lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm.
    Trong trung tâm quả đất hai lực triệt tiêu lẫn nhau (ly tâm = - hấp dẫn)
    Bên kia quả đất, vì lực hấp dẫn yếu hơn nên lực ly tâm thắng thế. Do đó mà cùng một thời điểm, ta có hai lực FM hướng từ tâm ra ngoài , gây sự biến dạng mặt nước, do đó có 2 lần thủy triều lên trong một ngày.
    [​IMG]
    nguồn :http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/quadiacau/thuytrieu.htm

    Được ngocquy10 sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 29/01/2008
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    Sao tôi lại hiểu nhầm? Tôi đã giải thích gì đâu mà hiểu nhầm?. Đó mới chỉ nêu ra sự vô lý trong cách giải thích thuỷ triều của Orion theo trọng tâm chung mà thôi.
    Tôi nghĩ bạn đã giải thích đúng. Tôi cũng đã có cách giải thích của mình. Nhân tiện đây tôi post luôn để mọi người cùng tham khảo.
    [​IMG]
  6. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Ủa, không giải thích theo tâm chung thì giải thích sao anh, ori không hiểu
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    .
    Bạn xem lại phần giải thích thứ nhất của tôi (có hình minh họa). Nếu giải thích theo tâm chung như bạn thì trong một ngày sẽ xuất hiện 1 lần triều thấp, 2 lần trung bình và một lần triều cao. Thực tế là có 2 lần cao và 2 lần thấp bạn à.
  8. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Nếu không có tâm chung thì anh lấy đâu ra lực quán tính li tâm ? Hay là anh muốn nói lực đó do chuyển động tự quay Trái đất mà ra ??
    Ah quên nữa, nếu đúng là anh giải thích lực li tâm từ chuyển động tự quay nó sẽ nảy sinh vấn đề dzì nè, thủy triều là nước lên xuống, lực li tâm ấy đâu chỉ có tác dụng phía bên mặt trăng và phía đối diện mà đều khắp xung quanh xích đạo Trái đất, vậy thành ra gần xích đạo nước sẽ nhiều hơn và đều khắp và ít dần xuống 2 cực, + lực hấp dẫn mặt trăng, bên mt nước bị hút phồng lên, bên đối diện bị hút xẹp xuống , vậy làm sao ngày có 2 triều đc . Nói chung nó kì ở chỗ lực li tâm (theo chuyển động tự xoay) sẽ làm nước phình ra khắp xích đạo chứ không chỉ 2 phía theo hình vẽ 2D . Em lười vẽ hình quá :P
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 29/01/2008
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đúng là chuyển động quay của Trái đất sẽ làm cho nước phình ra hơn ở xích đạo, nhưng đó không phải là hiện tượng thuỷ triều.
    Bài giải thích của bạn lại cho rằng chuyển động của hệ Mtrăng + Tđất quanh một tâm chung sẽ tạo ra thuỷ triều. Như vậy sẽ dẫn tới 1 điều vô lý là có tới 4 giá trị thủy triều trong 1 ngày : ban đầu là thấp, sau đó tới TB, tiếp đó tới cao , quay lại TB và cuối cùng là giá trị ban đầu. Bởi vậy tôi nói nó vô lý.
    Tóm lại là không thể dùng tâm chung để giải thích hiện tượng thuỷ triều được.
    Tôi vẽ lại hình để giải thích:
    [​IMG]
  10. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hây da, vậy là anh Thohry hiểu nhầm ý Ori mất rùi , giải thích theo Ori phải là : Thủy triều do mặt trăng phía bên mặt trăng và do lực quán tính li tâm phía bên kia (đó là một trong những hệ quả của hệ tâm chung ) . Phải 2 yếu tố đó mới tạo nên triều 2 lần chứ anh Thohry bỏ mất của em cái mặt trăng đâu mất ùi.

Chia sẻ trang này