1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thủy triều. Nguyên nhân gây ra và các vấn đề liên quan

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi tamthanh1103, 27/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bởi vì bài pot đầu tiên của bạn đâu có nói rõ như vậy. Bạn chỉ nói hệ 2 thiên thể quay quanh một tâm chung và lực li tâm làm nước phình lên ... Nếu như vậy làm sao giải thích được hiện tượng 2 lần triều cao trong một ngày.
    Cách giải thích như của bạn bây giờ liệu có chứng minh đuợc 2 lần thuỷ triều cao có cường độ xấp xỉ nhau không?
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 16:48 ngày 30/01/2008
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cách giải thích của Orion cũng mới nghe
    Còn của Thohry thì là trong các sách thường nói.
    Để tối về xem thử như ý của Orion có là nguyên nhân chính gây ra sự phình ra của lớp nước không.
  3. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hì, hiểu vì sao Thohry hiểu nhầm rồi, bài của Ori đó là trả lời cho câu hỏi của tamthanh: "Nhưng ở phía bên kia Trái đất, đỉnh triều cũng là cực đại. Em chưa hiểu chỗ này lắm, ai giải thích giúp em", vậy đấy .
    To anh Tuấn : Em có cuốn sách của Cao đẳng sư phạm (NXBGD) nói về điều này, để em chụp lại post lên cho anh tham khảo.
  4. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Đây là mấy trang viết về điều này trong cuốn sách "Trái Đất" của Cao đẳng sư phạm và Nhà xuất bản Giáo dục.
    Sự chuyển động của hệ thống Trái đất - mặt trăng và hệ quả của sự vận động đó :
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thủy triều. Nguyên nhân gây ra và các vấn đề liên quan

    Từ câu hỏi của bạn tamthanh1103, mình thấy cần mở một chủ đề mới để cùng thảo luận về các vấn đề của thủy triều.
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Để tránh hiểu lầm, vấn đề còn lấn cấn hiện nay của chúng ta là việc tạo ra lực li tâm đồng đều khắp bề mặt trái đất, còn các vấn đề sau đều có ý kiến giống nhau cả.
    Theo Orion thì sách có viết là :
    "Trong khi mặt trăng quay quanh trái đất, thì trái đất và cả mặt trăng vẫn quay quanh tâm chung của cả hệ thống. Vận động này cũng sinh ra một lực li tâm đồng đều khắp mọi điểm trên trái đất ..... "
    Từ trước đến giờ mình cứ ý lực ly tâm là tạo ra khi trái đất quay quanh trục của nó. Còn dòng trên thì có thể khiến người đọc là chuyển động quay quanh tâm chung (barycenter) gây ra lực ly tâm.
    Chúng ta cần thảo luận tiếp. Lưu ý là sách cũng có thể khiến chúng ta hiểu sai do thiếu câu chữ hoặc ý không rõ ràng.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thú vị ! hỏi giáo sư Google thì hình như kiến thức của mình cần bổ túc thêm, có vẻ Orion đang có lợi thế search google với "tidal theory" thì bắt gặp:
    http://co-ops.nos.noaa.gov/restles3.html
    Link trên là trang phổ biến kiến thức cơ bản về thiên văn với hiện tượng thủy triều của NOAA - National Oceanic and Atmospheric Administration của Mỹ như ở Việt Nam là Cục Khí Tượng Thủy Văn ..
    "The tide-raising forces at the earth''s surface thus result from a combination of basic forces: (1) the force of gravitation exerted by the moon (and sun) upon the earth; and (2) centrifugal forces produced by the revolutions of the earth and moon (and earth and sun) around their common center-of-gravity (mass) or barycenter"
    ->Lực tạo ra Thủy triều là kết quả kết hợp của các lực cơ bản : (1) lực hấp dẫn của mặt trăng (và mặt trời) lên trái đất; (2) lực li tâm tạo ra bởi sự xoay vòng của trái đất và mặt trăng quanh khối tâm chung (barycenter).
    "It is important to note that the centrifugal force produced by the daily rotation of the earth on it axis must be completely disregarded in tidal theory. This element plays no part in the establishment of the differential tide-producing forces."
    Phải luôn nhớ rằng lực ly tâm tạo ra bởi chuyển động quay hằng ngày của Trái đất quanh trục của nó hoàn toàn không được xem xét trong lý thuyết về thủy triều. Lực này không có vai trò gì .
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 30/01/2008
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đọc lại thì ai cũng đúng cả chỉ mình tớ sai !
    Thohry hiểu nhầm ý của Orion trong câu trả lời cho tâm thanh. Dù chưa rõ ràng như Orion đã cho tamthanh1103 biết là còn một lực nữa tạo ra thủy triều chứ không phải chỉ đơn thuần là lực hấp dẫn.
    Với bài trả lời của ngocqui và bài sau cua Thohry thì vấn đề đề cập sâu hơn qua các công thức giải thích vì sao có 2 lần thủy triều trong ngày !
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    center-of-gravity (mass) dịch là Trọng tâm là chính xác, đừng dịch là "khối tâm" lại thành sai hẳn đi,
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi, giải thích lực thuỷ triều hoàn toàn ko cần phải dùng đến tâm chung, thực chất của vấn đề chính là lực hấp dẫn vi phân (differrential gravity). Lực hấp dẫn thay đổi theo khoảng cách khá mạnh (tỷ lệ nghịch với R^2), bởi vậy một thiên thể khi chịu lực hút của một thiên thể bất kỳ sẽ tự tạo một ứng suất lực nội tại (thiên thể kia cũng chịu tương tự). Như vậy những điểm gần thiên thể đối tác sẽ có xu hướng gần đối tác hơn, những điểm xa đối tác sẽ có xu hướng xa hơn. Cuối cùng thiên thể sẽ có dạng hình bầu dục.
    Mọi người đã được nghe tới sao chổi Shoemaker-Levi9 đã đâm vào sao Mộc năm 1994. Nhưng trước khi đâm, nó vốn là một thiên thạch bay trong quỹ đạo của Mặt trời, vì chẳng may bay quá gần sao Mộc nên bị lực thủy triều do sao Mộc tác động mạnh làm nó bị vỡ thành 21 mảnh.
    Trái đất tác dụng lên Mặt trăng 1 lực thuỷ triều, kết quả là Mặt trăng đã bị khóa. Mặt trăng cũng đang tác động lên TĐ một lực thuỷ triều, nhưng do Mặt trăng nhỏ hơn nên nó chưa khóa được Trái đất.
    Ta có thể lập được công thức toán học tính lực thuỷ triều của 2 lần cực đại trong 1 ngày đêm, và lực đó hẳn phải lớn hơn lực li tâm do TRái đât quay quanh tâm chung gây ra. Do vậy giải thích theo tâm chung là không hợp lý.
    Tôi sẽ đưa công thức sau.

Chia sẻ trang này