1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết Âm Dương với tôi là Số 1!!!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi taiquai, 29/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Vậy Âm -Dương là cái gì thế??? Ngũ hành là cái gì thế ???? nói âm dương tá lả mà chưa có định nghĩa về nó là chưa được đâu???
  2. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Đã bảo Âm - Dương là: Gái và Giai rồi mà còn hỏi!
  3. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    ---
    Nếu thế thì em thích âm dương lắm lắm.
    thuyết âm dương là học thuyết phức tạp, không có định nghĩa cơ bản thì không thể luận bàn. xin vui lòng chỉ giáo.
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác này viết hay! Không biết gì thì nên viết như bác này!
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Sao lại phải viết thế?
  6. doom

    doom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    chủ topic đâu mất tiêu roài???? vào giải thích cho anh em đi chứ, quăng bom xong rồi dzọt mất tiêu hả???
  7. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin phép dẫn 1 bài viết về Học thuyết Âm Dương trên trang Vanhoaphuongdong để các bác tham khảo:
    Học thuyết Âm dương
    (Vanhoaphuongdong) - Học thuyết âm dương là 1 trong những học thuyết căn bản nhất đối với nền triết lý Phương Đông, các quy luật trong học thuyết này có thể coi là các qui luật phổ quát, tức là áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đông phương học.
    Thực chất Âm dương là tên gọi qui ước , mà trong các linh vực cụ thể sẽ định nghĩa đâu là âm, đâu là dương. trong các môn cụ thê sẽ phân triết rất nhiều lớp âm dương cùng lớp khác lớp v.v...
    Âm dương là hai mặt của một sự vật, hiện tượng trong đó thể hiện các quy luật sau:
    1. Âm dương đối lập nhau
    2. Âm dương hỗ căn
    3. ÂM dương tiêu trưởng
    4. Âm dương cân bình
    âm dương đối lập nhau tức về phương diện mà chúng quan tâm trong 1 sự vật hiện tượng mang tính phủ nhận nhạu Tuy đối lập nhưng thông nhất, tức là sự đối lập này có thể là động lực cho việc
    sự vật vẫn phát triển và ở 1 tầng bậc khác, tầng bậc khác có thể hiểu theo 3 nghĩa
    1-Sự vật đó gần như không thay đổi, 2- sự vật đó bị giảm sút,2- sự vật đó phát triển, theo một tiêu chí ràng buộc.
    Âm dương hỗ căn: có nghĩa là mặt âm là gốc của mặt dương, mặt dương là gốc của mặt âm, trong đời sống nếu ta phân ra
    am: Thất bại
    Dương: Thành công
    Nhiều lúc ta quan sát được cái nọ có nguồn gốc từ cái kia ơ những thời điểm xác định Chính vậy mới có câu" Thất bại là mẹ của thành công". Còn rất nhiều ví dụ nữa có ban có thể tìm và bàn bạc.
    Hoặc trong đạo lão có qui luật phản phục" phúc hề sở hoạ, hoạ hề sở phúc"
    Âm dương tiêu trưởng: trong sự vật trong quá trình vận động dương tăng thì âm giạm và ngược lai.
    Âm dương quân bình: đây thực chất là qui tắc chung để cho sự vật tồn tại, quá trình cân băng này sẽ là căn bằng đông.
    Như đã nói ở trên âm dương là một hệ mang tính qui luật được người PĐ quán sát, nghiền ngẫm phát biểu ra như trên.
    Trong cuộc sống để ý một chút ta có thể thấy thế giới âm dương hiện hữu quanh ta gần gũi.
    Xa ta ở chỗ khi áp dụng vào các môn cụ thể ta có thể tại sao cái này dương, cái kia âm...vv
    Vấn đề cũng giống như các qui luật khác các môn mà sử dụng âm dương làm cơ sở để vận dụng cũng chấp nhận định nghĩa từ môn hoặc hệ thống có thể giải thích hoặc không, ví như tĩnh thuộc âm động thuộc dương... nhưng có thể định nghĩa luôn tay trái thuộc dương, phải âm...
    Vấn đề tiếp theo liên quan đến tính toán âm dương dựa trên
    1. qui luật phát biểu trên
    2. Có thể đông thời hoặc không đối với 2 loại phép toán cơ bản của âm dương
    a. Tinh âm tịnh dương
    b. Nhất âm nhất dương chi vi đạo.
    Tịnh âm tịnh dương, tức là trong một yêu cầu nào đó người ta cần phải thuần dương hoặc thuần âm thì mới đạt 1 tiêu chí nào đó, ví như âm long, âm hướng, âm lai thủy .
    Nhất âm nhất dương, nhiều khi người ta lại yêu cầu phải đạt tiêu chí có cả âm cả dương.
    Tuấn Phong
    URL của bản tin: này::http://www.vanhoaphuongdong.com/modules.php?name=News&file=article&sid=872
  8. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Học thuyết Ngũ Hành
    Ngũ hành là một học thuyết cơ bản của triết học phương Đông. Với vai trò là một phương thức nhìn nhận vận động thế giới Nội dung cơ bản như sau:
    Mọi sự vật hiện tượng bao gồm cả thế giới vận chất tinh thần đều vận động thống qua mô hình 5 trạng thái cơ sở gọi là ngũ hành. Cũng như Âm dương Hành cũng chỉ là qui ước bao gồm Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Ở đây nên hiểu rằng có một quy luật phổ quát mô tả quá trình vần động của vật chất tinh thần qua 5 trang thái qui ước( được cụ thể trong từng trương hợp vận dụng cụ thể).
    Kim ,mộc thuỷ hoả thổ cũng chỉ là tên gọi đại diện do vậy mà kim có thể là kim mà cũng không phải là kim nhưng nhất thiết trong ứng dụng thì nó thuộc về hành mà người ta qui định là kim, tương tự cho các hành khác.
    Trên hệ 5 hành người xác định 2 phép toán cơ bản, tương sinh và tương khắc, sách nào cũng viết.
    Nhưng vấn đề mấu chốt mà sách cổ đề cập thì ít người để ý " Sinh khắc đồng công", tức là đừng cho rằng sinh là tốt khắc là xấu.
    Trong đời sống thương nhật ta nhận thấy có nhiều yếu tố mang tính ngũ hành được biểu lộ giống với qui luật được phát biểu trên, ví dụ trong 5 ngón tay, trong con người tâm can tỳ phế thận...vv
    Còn trong thực tế các môn học sử dụng kiến thức ngũ hành độc lập , có nghĩa là họ có quyền định nghĩa một yếu tố nào thuộc hành gì, nếu xét nhiều mặt mỗi mặt có thể ứng với các hành khác nhau, hoặc phân ra trong 1 sự vật nhiều lớp mà các lớp trên dưới có hành có thể giống nhau hoặc không. Có quyền áp dụng các qui tắc tính của ngũ hành để tính toán cho các mục đính cụ thể, tất nhiên là kết hợp với nhiều quy luật, qui tắc khác nữa của hệ sử dụng.
    Tại sao họ được phép định nghĩa như vậy, khi áp dụng vào một ngành cụ thể họ đã quan sát rất nhiều để quyết định hiện tượng hoặc sự vật cụ thể thuộc hành nào, ở đây họ có thể đưa ra tiêu chí để quy định hành hoặc trực tiếp luôn, tất nhiên đây là quá trình lâu dài.
    Còn môn học hoặc hệ mà họ xây dựng nên cũng chỉ là một mô hình, trong quá trình sử dụng họ có thể điều chỉnh những đinh nghĩa, qui định chưa hợp lý, các phép tính chưa hợp lý trong hệ đó. Ngày cả khi đúng lý thuyết rồi chưa chắc cho ra kết qua mong muốn, học phải điều chỉnh lại. trong hệ hình thành rất nhiều phép toán có thể thừa, tức là không đúng với thực tế hoặc nhiều lúc tính thiếu. Đây chính là điểm yếu của hệ thống mà cần sự hỗ trợ các yếu tố khác của người dung có những trương có thể phát biểu băng lời, có TH không thể.
    Đây là đặc tính chung của các môn PĐH.
    Tuấn Phong
    URL của bản tin: này::http://www.vanhoaphuongdong.com/modules.php?name=News&file=article&sid=885
  9. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Sozi! Tôi thấy mọi người có vẻ thờ ơ, không tích cực bàn luận về chủ đề này; những liên tưởng đưa ra cũng chẳng thấy cao nhân nào ngó ngàng... nên cũng hơi chán! Có được... lên mây, đi máy bay đâu mà "quăng bom" hả bác?
  10. sayxin777

    sayxin777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    909
    Đã được thích:
    0
    Chú taiquai coi thuýêt âm dương với chú là số một, bài vân nhiều từ như phật học nên anh chỉ hỏi chú câu này thôi: Chú xem thuyết âm dương về căn bản để thấu cái gì?
    Anh xem ở Kinh thi và Dịch học cũng đề cập tương đối kĩ về cái chú taiquai đang nói ở đây, nhưng vấn đề ta đọc nó để làm gì và đọc thế nào. Chứ thật 4c, âm âm dương dương ai chả thích. =))

Chia sẻ trang này