1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết Dây !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi luctuyetky, 26/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hihi, ke ra dùng từ chân lý nghre nặng nề quá. Chân lý của triết học tự nhiên và vật lý học, có rất nhiều đinh nghĩ và cách hiểu khác nhau nhưng tựu trung lại đó là: làm sao mô tả được tự nhiên (tức là cả vũ trụ) một cách hiệu quả nhất theo cách mà người ta có thể đo được, kiểm chứng được và từ đó có thể rút ra được những định luạt để áp dụng chúng ddongs gop vào quá trình tien bo cua van minh loai nguoi. Cai này thì cho đến hiện nay không giống như lý thuyết tương đói, lt lượng tử hay cơ học cổ điển , lý thuyết dây chưa làm được.
  2. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Dây là gì ? Nó có thễ dãn ra có lực căng dây không ?
    Hỏi luôn bác ntu vể thuyết M
  3. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Cos dao ddoongj của dây - nên sự dao động đó cũng được mô tả với sự giúp đỡ của các khái niệm cổ điển như sức căng để viết các phương trình động học. Tình trạng gần tương tự như viết bài toán dao động của dây 1 chiều hai đầu tự do hoặc ghì chặt khi nhập môn cơ học lượng tử vây.
    M-theory chẳng qua là một cách gọi của lý thuyết dây khi nâng không -thời gian lên đến 11 chiều (và cho là đủ-chả hiểu tại sao!!!). M có thể là :Mẹ"(Mother)-tưc là lý thuyết của everything!!!
    Tuy nhiên lý thuyết dây, đứng trên mặt toán học mà nói, trành được các phân kỳ của cơ lượng tử khi tính các tích phân chuyển động. Cái này về toán học thì tốt, song nó lại chả (nói chính xác là CHƯA) dẫn đến các hiệu ứng nào có thể đo được.
  4. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Bác ntdu ơi, bác có thể tìm đọc cái công trình nghiên cứu của anh Sơn rồi chuyển tải lại thông tin cho chúng em hiểu thêm về nó được không ạh? Lý thuyết dây em nghe nhiều rồi nhưng vẫn chẳng hiểu nổi được cái đoạn này "lý thuyết dây trong không-thời gian cong 10 chiều tương đương với lý thuyết trường lượng tử trong không-thời gian 4 chiều. Sở dĩ có sự tương đương đó là vì lý thuyết trường 4 chiều tồn tại trên một màng mỏng (membrane) nhúng trong không-thời gian 10 chiều!"....
    VN mình có đc 1 người như bác Sơn mà chẳng thấy khi nào có tưởng thưởng xứng đáng, trong khi những nước khác , đặc biệt là thằng Nhật nó rất hậu đãi nhân tài... chẳng hiểu tới khi nào mới khá lên được ?????
  5. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn trao đổi mấy ý này vơi bạn:
    - Anh Sơn tài năng thì không phải bàn cãi làm gì, và mình chưa trọng dụng được cũng là đáng tiếc. Vậy nên để anh ta ra nước ngoài là tốt nhất trong tình hình này.
    - Tuy nhieen, Cái lý thuyêt dây này lại là chuyện khác. Theo mình, anh Sơn vốn là một người xuất phát rất giỏi về toán học, nên anh ấy say mê vẻ đẹp toán học của lý thuyết dây không có gì là lạ cả. Nó rất đẹp về toán học (không có các mô tả dẫn đến các phép tính phân kỳ, và còn nhiều thứ nũa), song theo ý cá nhân mình thì về cơ bản nó đã nhận thức sai về vũ trụ - do đó mình không đi sâu hơn nữa.Không thể có cả vũ trụ nếu chỉ dựa vào các dây (string) đó và cứ dựa trên các cách thể hiện khác nhau của chúng mà có vũ trụ được-điều này chẳng khác gì khẳng định cód CHúa Trời-cái mà mình thấy phi lý nhất trong mọi cái phi lý trên đời.
    - Tuy nhiên nếu thực sự bạn muốn trao đổi thêm về lý thuyết dây, và nếu bạn chưa có nhiều tgian đọc thì mình sẽ cố gắng tóm tắt nó theo kiến thức hạn hẹp của mình để trao đổi với bạn. Mính nhắc lại là mình nghĩ nó đi sai, nhưng cái cấu trúc toán học chứa bên trong nó sẽ có đóng góp lớn trong tương lai.
  6. luctuyetky

    luctuyetky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    có phải bạn múôn nói tới việc 1 màng bao che cho cái tiến trình chuyển đổi xé rách và tự hàn gắn và biến hình phải ko ? chả có gì lạ vì bản chất của nó là thế ? còn khám phá cái bản chất đó thì
  7. luctuyetky

    luctuyetky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    mình đồng ý với bạn ntdu về bản chất gợi mở của thuyết dây về toán học ! tạo ra thuật toán mới ko có nghĩa là phải giỏi toán đã có ! chỉ cần đảm bảo tính logic và ứng dụng nó vào thực tiễn là tốt lắm rồi !
    vấn đề chúa trời chỉ tồn tại khi khoa học bế tắc thôi ! sáng tạo là vô hạn ! nhưng sự tồn tại của con người và phát triển nhanh như vậy rõ ràng là ko bình thường ........
  8. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Bác ntdu xin cứ tiếp tục chỉ dạy, em chỉ là 1 con gà ham thích vật lý ko hơn ko kém nên sẽ sẵn sàng rửa tai để lắng nghe chứ ko dám ý kiến ý cò gì nhiều đâu ạh (nghe không thôi có khi êm còn chẳng hiểu nữa chứ nói gì tới ý kiến )
    Được MaiTrang84 sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 05/04/2009
  9. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Thật sự là mình vẫn chưa hiểu cái lý thuyết dây và tại sao lại chọn dây ( có thể coi là kg 1 chiều ) để tạo nên vật chất trong vũ trụ rồi sau đó từ dây lại chuyển sang màng
  10. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Riêng về vấn đề tại sao là dây thì có thể hiểu đuợc:
    - Bài toán cơ sở của cơ học sóng (bước fat triển tiếp theo của cơ học "hạt"-tức cơ học Newton), là xét các hạt là các trạng thái dao động của sóng. Vậy khi sóng "chụm lại" thì tương đương với hạt (chinhs xacvs là: khi mật độ sóng ở đâu cao thì xác suất có hạt ở đó cao).
    Lý thuyết dây dựa vào sự tương tự này khi chuyển từ cơ học lượng tử sang lý thuyết dây. Hình dung điều này tương tự như các phonon-đây là các hạt, thực ra là "giả hạt"-vì không tồn tại thực, nhưng đại diện cho các trạng thái dao động của mạng tinh thể chất rắn. Đây gọi là sự lượng tử hoá lần thứ hai (second quantumization), hay sự lượng twr hoá thứ cấp.

Chia sẻ trang này