1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết Hợp Nhất Lớn - bắt đầu từ đâu ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi chieuhuonggiang, 06/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    đừng phá phách nhé.
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Mọi người đọc cuốn LƯỚI TRỜI AI DỆT , một tập hợp các tiểu luận về khoa học và triết học của Nguyễn Tường Bách, sẽ thấy nhiều điều lý thú về vấn đề đang bàn.
  3. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    đúng lắm !!!
    cuốn đó rất hay !!!!
    các bác nghĩ thế nào khi tôi lói thời gian là loạn luân !

  4. chieuhuonggiang

    chieuhuonggiang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Ai nói vậy, tôi không phá , không đùa. Đó là sự thật. Tôi muốn tìm hiểu điều đó, người nào "yếu tim" thì nói là phá phách, không có ai yêu khoa học hay sao?
    Chán quá, ......... dzô
  5. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Đang bàn về vật lý tự nhiên các ông lôi triết chiếc vào đây, dở hơi à !
    Tất cả đã đồng ý là không có Theory of Everything, vậy chẳng nhẽ chỉ là Theory of Something ?????????, nghe chuối quá.
    Các bác chắc nghe đến nhàm tai hai từ này rồi nhỉ : tương đối.
    Nếu đã dùng nó thì phải dùng cho triệt để chứ. Các bác nói không thể có TOE bởi vì bản thân chúng ta không thể nhận thức được TẤT CẢ... đầy mâu thuẫn phải không ? Bản thân mình không biết mà vẫn phán quyết được là đúng hay sai là sai lầm cơ bản của triết học .
    Vậy nên nếu tư duy biện chứng thì phải gọi thuyết đó thế này các bác ạ :
    Theory of Everything that we have known.
    Hẹn gặp lại.
  6. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Brian Greene -
    Nhà vật lý LÝ THUYẾT DÂY tiên phong
    Trong ba mươi năm cuối cùng của cuộc đời mình, Albert Einstein đã không ngừng tìm kiếm cái được gọi là lý thuyết trường thống nhất, một lý thuyết có khả năng mô tả được tất cả các lực của tự nhiên trong một khuôn khổ duy nhất, nhất quán và bao quát được tất cả. Einstein không hề quan tâm tới sự giải thích một dữ liệu thực nghiệm cụ thể này hay khác. Thay vì thế, ông được thôi thúc bởi một niềm tin mê đắm rằng sự hiểu biết sâu sắc nhất về Vũ trụ sẽ hé lộ sự kỳ diệu đích thực nhất của nó: đó là tính đơn giản và sức mạnh của những nguyên lý nền tảng. Einstein muốn soi rọi cơ chế vận hành của Vũ trụ với một sự sáng tỏ chưa từng có, cho phép tất cả chúng ta phải sững sờ trước vẻ đẹp và sự thanh nhã thuần khiết của Vũ trụ.
    Nhưng Einstein đã không thực hiện được ước mơ của mình, phần lớn là bởi vì có rất nhiều điều liên minh chống lại ông. Vào thời đó, người ta còn chưa biết hoặc may lắm thì cũng mới chỉ biết một cách nghèo nàn về nhiều đặc điểm rất căn bản của vật chất và các lực của tự nhiên. Trong suốt nửa thế kỷ qua, các thế hệ các nhà vật lý mới đã từng bước xây dựng trên những phát minh của những người đi trước những hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về sự hoạt động của Vũ trụ. Và giờ đây, rất lâu sau khi Einstein dấn thân vào cuộc tìm kiếm một lý thuyết thống nhất và đã kết thúc gần như tay trắng, các nhà vật lý đã tin rằng họ, cuối cùng, đã tìm ra một khuôn khổ hợp nhất được tất cả những đóng góp đó thành một lý thuyết duy nhất, về nguyên tắc, có khả năng mô tả được tất cả các hiện tượng vật lý. Đó là LÝ THUYẾT SIÊU DÂY.
    Lý thuyết siêu dây bao trùm một lĩnh vực rộng lớn. Đó là một đề tài vừa sâu vừa rộng, huy động nhiều phát minh cơ bản của vật lý. Vì nó thống nhất các định luật của thế giới vô cùng lớn và thế giới vô cùng bé ?" từ những quy luật chi phối vật lý ở những thang thiên văn cực lớn tới những quy luật chi phối hành trạng của những hạt nhỏ bé nhất của vật chất, nên lý thuyết dây có thể được đề cập theo nhiều cách khác nhau. Einstein đã chứng tỏ rằng: không gian và thời gian có hành trạng rất lạ lùng. Giờ đây, những phát minh của ông đã được sáp nhập vào thế giới lượng tử với nhiều chiều ẩn giấu được cuộn lại trong cấu trúc của không ?" thời gian và hình học phức tạp của vũ trụ, những chiều mới này có thể sẽ cho ta chìa khóa để trả lời một số câu hỏi cơ bản nhất đã từng được đặt ra. Và một khi những ý tưởng đó đã được nắm bắt, chúng sẽ cho ta một cái nhìn hoàn toàn bất ngờ về Vũ trụ của chúng ta.
     
  7. chieuhuonggiang

    chieuhuonggiang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Hơn một năm nhìn lại. chủ đề này vẫn như ngày nào, không ó ai mạnh dạn theo đuổi hết trơn. Chủ đề này tui thích từ khi còn ngồi trên ghế ĐH, bây giờ đi làm hai năm rồi mà vẫn chưa có ai tâm huyết với chủ đề của mình. Tui có phần hơi bí trong hướng đi để giải quyết vấn đề này, ai có cao kiến thì góp ý nha.
    Tui cảm ơn nhiều ............
    Mời .............
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Thuyết hợp nhất : hợp nhất từ cái lớn nhất là vũ trụ đến cái nhỏ nhất là nguyên tử . Có lẽ nhà bác học Einstein tham vọng quá đấy. Hơn nữa, nếu chỉ có một định luật chi phối mọi việc. mọi sự, mọi vật thì cuộc sống nhàm chán lắm. Nhưng trên thực tế đã có rất nhiều định luật khác nhau chi phối những lãnh vực khác nhau , cho nên không thể có một cái thuyết hợp nhất đuợc, ít ra là trong khoa học.
    Tuy nhiên có khả năng tìm thấy nó trong tôn giáo. Theo Phật giáo thì tất cả mọi việc, mọi sự vật đều do cái nhận thức của nguời ta. vì vậy trong Phật giáo có ngành "Duy thức học". Theo tôi biết thì Ấn Độ giáo cũng có một quan niệm xem mọi thứ đều là "ảo hoá" họ gọi là "Maya "
    Mặc dầu bạn thích lý thuyết đó, nhưng có lẽ nên chấp nhận sự thật là không thể có một lý thuyết như vậy.
  9. kittyone

    kittyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Cái này tôi cũng khoái nhưng hiểu biết chỉ có hạn chừng này thôi :
    Cái bạn gọi là Thuyết hợp nhất lớn là Grand Unified Theory . Thuyết này nhằm mục đích hợp nhất 4 lực tương tác cơ bản trong vũ trụ bao gồm tuơng tác mạnh, tương tác yếu, lực điẹn từ, lực hấp dẫn. Tạm thời nghe nói còn mỗi lực hấp dẫn là chưa chịu .... hợp nhất .
    Còn thuyết khác là String hay thuyết dây thì nói về hạt cơ bản hay thành phần cơ bản tạo nên thế giới này là từ... dây. Thuyết này có vì các nhà vật lý cảm vật chất càng ngày càng tồn tại những hạt bé hơn hạt cơ bản . Chưa thấy cái nào là bé nhất nên mới có lý thuyết là dây tạo nên mọi hạt. Theo thuyết này thì dây khi rung động theo mỗi kiểu sẽ tạo ra các hạt cơ bản tương ứng. Tạm thời là vậy
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    . Thuyết này nhằm mục đích hợp nhất 4 lực tương tác cơ bản trong vũ trụ bao gồm tuơng tác mạnh, tương tác yếu, lực điẹn từ, lực hấp dẫn. Tạm thời nghe nói còn mỗi lực hấp dẫn là chưa chịu .... hợp nhất .
    __________________________________________________
    Không kể lực hấp dẫn,
    Giữa lực tuơng tác mạnh giữa các hạt cơ bản và lực điện từ tôi chả thấy nó có chỗ nào giống nhau cả trừ một điều là nó cùng có điện tích.
    Lưu ý: lực tuơng tác mạnh chỉ có tác dụng trong bán kính 10^ - 15 m còn lực điện từ thì phạm vi tác dụng của nó là vô cùng

Chia sẻ trang này