1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết luân hồi

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Pho_vang_buon_lam, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Pho_vang_buon_lam

    Pho_vang_buon_lam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    19
    Thuyết luân hồi

    Thuyết Luân hồi .


    Thuyết luân hồi (re-incarnation) là một trong những thuyết căn bản của hai tôn giáo lớn trên thế giớI là Ấn giáo(Hinduism) và Phật giáo .

    Theo thuyết luân hồi thì kiếp sống hiện tại không phải là kiếp sống duy nhất. Trước khi sinh vào kiếp này, con ngườI đã trải qua nhiều kiếp trước. Và khi chết đi, con ngườI sẽ tiếp tục tái sinh vào những kiếp sau .

    Các tôn giáo lớn xuất phát từ phương Tây thường không tin vào thuyết luân hồị Chẳng hạn như:

    Do-Thái giáo (Judaism) cho rằng kiếp sống này là kiếp duy nhất. Sau khi chết con ngườI sẽ đi vào một giấc ngũ dài, thật dài, mãi cho đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng mới thức dậy để chịu sự phán xét của Thiên Chúa về những việc mình đã làm. Kẻ biết vâng lời Thiên Chúa thì được lên Thiên Đàng, ngược lại thì sẽ xuống hỏa ngục .

    Ki-Tô giáo, bao gồm Công giáo, Chính-Thống giáo, và nhiều giáo hộI Tin-Lành khác nhau, cũng tin rằng kiếp sống này là kiếp duy nhất. Sau khi chết, nếu ta tin vào sự cứu chuộc của Chúa Jesus thì sẽ được lên Thiên Đàng, không tin thì sẽ xuống hỏa ngục .

    Hồi giáo, bao gồm các phái Sunni, Shìite, và Sufi, cũng tin rằng kiếp sống này là kiếp duy nhất. Trong kiếp sống, nếu con ngườI làm đúng theo lờI dạy của Thiên Chúa trong Thánh Kinh Quoran thì sau khi chết sẽ được lên Thiên Đàng. Không làm theo thì bị xuống hỏa ngục.


    Thuyết luân hồi còn quan niệm rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống hiện tại cũng không phải là vũ trụ duy nhất.

    Cao hơn cõi mà chúng ta đang sống, có những cõi mà chúng sinh nơi đó thông minh sáng suốt hơn loài người rất nhiều . Họ có nhiều phương tiện, khả năng hơn hẳn loài ngườI gấp bội mà ta thường gọi là phép mầụ Tuy nhiên, họ vẫn bị chi phối bởi những sự vui buồn, thương ghét, giận sợ, muốn. Đó là cõi cũa những chúng sinh mà ta thường gọi là các bậc thiên thần, thần, tiên, thánh, v.v...

    Cao hơn nữa là các cõi mà chúng sinh nơi đó không còn bị lung lạc bỡI những sự vui buồn, thương ghét, giận sợ, muốn.

    Và còn các cõi cao hơn thế nữạ.. ngoài sự tưởng tượng của con ngườI bình thường.

    Thấp hơn cõi mà chúng ta đang sống, có những cõi mà chúng sinh nơi đó tuy không khác chúng ta bao nhiêu, nhưng lúc nào cũng bị khổ não vì sự ham muốn vô tận mà không đạt được: ham ăn, ham vật chất, ham sắc dục, luyến tiếc cuộc sống đã mất. Quan hệ giữa họ vớI nhau thì đầy những giận ghét, sợ sệt, tức giận, nghi ngờ. Đó là cõi mà dân gian hay gọI nôm na là cõi âm.

    Thấp hơn nữa, có những cõi mà chúng sinh nơi đó chỉ sống theo bản năng như con thú, không có ý thức, không có tình cảm.

    Thấp nhất là các cõi mà ta hay gọi là địa ngục. Đó là nơi mà những gì xấu xa, tệ hại nhất đều dồn vàọ Chúng sinh ở đó chỉ lấy tàn bạo đối đãi nhau . Trong thâm tâm mỗI chúng sinh nơi đó đều bừng bừng ngọn lửa tàn bạo không bao giờ tắt . Vì vậy ngườI đời mớI còn gọi là hỏa ngục .

    Theo thuyết luân hồi, các kiếp trước và các kiếp sau của một ngườI không nhất thiết là chỉ quanh quẩn trong cõi người . Chúng ta có thể đến từ các cõi khác, và có thể đi về các cõi khác sau khi chết .

    Thế thì ai sẽ quyết định cho chúng ta sẽ đi về cõi nào sau khi chết? Nghiệp (karma) của chúng ta sẽ quyết định điều đó. Nghiệp là hành trang duy nhất mà mỗI ngườI có thể tích lũy và mang theo sau khi chết. Nếu như Nghiệp của ta đầy những dục vọng, thù ghét, dốt nát thì nó sẽ kéo ta đến một cõi xứng đáng cho ta như vậy . Nếu như Nghiệp của ta có nhiều sáng suốt, từ bi, thanh thản thì nó sẽ đưa ta đến một cõi thích hợp cho ta .


    Theo Ấn giáo, mục đích của con ngườI là phấn đãu để được sinh vào các cõi tốt đẹp hơn, nếu như có sinh vào lại cõi ngườI thì cũng được làm ngườI có trí tuệ, có đạo đức, có đời sống hạnh phúc. Phấn đãu như thế nào thì Ấn-giáo có nhiều trường phái khác nhaụ Có những vị tu theo các phép khổ hạnh. Có vị tập thiền để kiểm soát những nghiệp xấu không cho phát triển. Có vị tập các phép thần thông để vượt lên các cõi trên. NgườI bình thường thì cố sống đạo đức, năng bố thí, tránh sát sinh .

    Tuy nhiên, Ấn giáo cũng có những điểm tiêu cực, điển hình là chế độ kỳ thị đẳng cấp. Chế độ đẳng cấp xuất hiện dựa trên quan niệm cho rằng những giai cấp cùng khổ phải chịu như vậy vì kết quả của những nghiệp xấu của họ từ tiền kiếp. Các giai cấp giàu sang, quí tộc, các bậc tu sĩ thì xứng đáng được kính nể vì đó là do nghiệp tốt của họ mang lạị Quan niệm này là một quan niệm hết sức nông cạn và sai lầm về thuyết luân hồị Bởi vì một ngườI nghèo chưa chắc là nghèo hoài và người giàu chưa hẳn là giàu mãi mãị Bên cạnh đó, nghèo chưa chắc là đau khổ và giàu chưa phải là hạnh phúc. Vả lại, không thiếu gì những chúng sinh tràn đầy nghiệp tốt nhưng tâm nguyện tái sinh vào chỗ cùng khổ để thực hiện những ý nguyện cao cả. Thế nhưng quan niệm đẳng cấp đã bị các tầng lớp thống trị ở Ấn Độ lợi dụng để duy trì địa vị của họ. Qua nhiều thế kỷ, nếp suy nghĩ ăn sâu vào quần chúng, phải mất nhiều thờI gian mớI xóa bỏ được .

    Theo Phật giáo, mục đích cuối cùng không chỉ dừng lại ở chổ được tái sinh vào chỗ tốt, mà là hoàn toàn thoát ra khỏi vòng luân hồi, không còn sinh và tái sinh vào các cõi nữạ Đạo Phật cho rằng ai ai cũng có khả năng thăng tiến để cuối cùng thoát khỏi luân hồị Ngay cả những chúng sinh nơi địa ngục, nếu giác ngộ và lo giải trừ nghiệp ác thì cũng có lúc lên được các cõi trên. Còn chúng sinh các cõI trên, nếu để cho nghiệp xấu phát triển, thì cũng có thể bị sa vào các cõi thấp hơn .

    Tuy nhiên, việc này không phải dễ làm và cũng không phải dễ làm được trong một kiếp. Vì vậy, Phật giáo mớI có nhiều tông phái khác nhau, dùng những phương pháp khác nhau đễ giúp quần chúng thăng tiến tùy theo căn cơ và khả năng của tông người .

    Tịnh-Độ tông dùng đức tin đễ giúp quần chúng. Người theo Tịnh-Độ tin rằng chư Phật và chư Bồ-Tát luôn có mặt để dìu dắt giúp đỡ chúng sinh đi dến chỗ giác ngộ. Với đức tin, chúng sinh sẽ phát tâm từ bi, sống đờI đạo hạnh. Khi chết đi, chúng sinh sẽ vững tin rằng chư Phật và chư Bồ-Tát sẽ dìu dắt mình về cõi Tịnh Độ. Nơi đó chúng sinh sẽ có điều kiện tốt đẹp hơn để tiếp tục tu tập hầu thăng tiến hơn nữa đến chỗ hoàn toàn giải thoát.

    Thiền tông dùng sự sáng suốt để giúp quần chúng. NgườI theo Thiền tông luyện tập để tỉnh táo theo dõi cái Nghiệp của mình, hầu biết cách chận đứng và tiêu trừ các nghiệp xấu .

    Mật tông dùng những kỹ thuật tu tập đặc biệt vớI sự trợ giúp của các bậc đại sư và của chư Bồ-Tát để giúp quần chúng kiểm soát và tiêu trừ nghiệp xấu .

    Liên tông dùng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa để tóm gọn nội dung căn bản của đạo Phật hầu giúp quần chúng dễ dàng lĩnh hội .

    Nam tông dùng các phép tu cổ điển để giúp chúng sinh diệt tham, sân, si, tìm được trạng thái thân tâm an lạc trong đời sống hàng ngày .

    Phật giáo Hòa Hảo kết hợp đạo Phật vớI đạo đức truyền thống dân tộc, truyền bá giáo lý một cách đơn giản, dễ hiểu để giúp cho quần chúng bình dân dễ dàng hành đạo .


    anh yeu quynh mai lam quynh mai oi anh se phan dau de tro thanh ngoui chong tot cua quyynh mai em doi nhe
  2. vitamin_c

    vitamin_c Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2002
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Vậy nếu có kiếp sau, thì kiếp saumình sẽ thế nào???
    Ba thương con vì con giống mẹ
    Em yêu anh Phương nhất trên đời!
  3. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    cho hỏi, phố vắng buồn lắm có tin vào thuyết luân hồi không? và ban đang nghiên cứu với mục đích gì?
    linh
  4. cattora

    cattora Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Có cách nào tống khứ con ma mà không cần phải giết người bị nó nhập không hả chú PVBL ơi ?
  5. Pho_vang_buon_lam

    Pho_vang_buon_lam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    19
    tỳu mọi người thoi mà dây chi là tái liệu tham khảo doc chơi cho nó đõ buồn mà.
    anh yeu quynh mai lam quynh mai oi anh se phan dau de tro thanh ngoui chong tot cua quyynh mai em doi nhe
  6. Delta

    Delta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại : Thuyết luân hồi của Phật Giáo : cho rằng thể xác con người ?" tức là cái ?obề ngoài? - luôn thay đổi. Còn cái ?obên trong thể xác? - tức linh hồn - là vĩnh cửu. Theo thuyết luân hồi, cuộc sống không khởi đầu bằng sự sinh ra, và cũng không kết thúc bằng cái chết. Cuộc sống cứ trôi vô tận. Linh hồn ở mỗi "kiếp" lại nhập vào một thân xác mới.
  7. Delta

    Delta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    0
    1 ví dụ :
    Bí mật của hiện tượng siêu trí nhớNăm 20 tuổi, cô gái Elina Markand (người Đức) bị tai nạn. Khi tỉnh dậy, Elina bỗng nói tiếng Italy rất thông thạo, mặc dù trước đó cô chưa từng học một ngoại ngữ nào. Cô còn tự nhận mình là Rozetta Caste Liani, công dân Italy, và yêu cầu được trở về thăm quê hương.
    Về tới "nhà", Elina mới biết rằng người có tên Rozetta Caste đã mất từ năm 1917. Đón cô là một bà già lụ khụ, xưng là con gái của Rozetta Caste. Elina chỉ tay vào bà già, nói: ?oĐây là Fransa, con gái tôi!?. Lúc ấy, tất cả mọi người đều giật mình, vì người đàn bà này quả thực tên là Fransa, đúng như Elina gọi.
    Câu chuyện của Elina Markand đã trở thành đề tài đầy hấp dẫn cho giới khoa học. Thực tế, trong lịch sử từng có không ít trường hợp tương tự, và hiện tượng ?onhớ về quá khứ? không nhất thiết phải bắt đầu từ một chấn thương nào đó, như trường hợp của Elina Markand.
    Vào thập niên trước, một cô gái nhỏ người Anh đã biến thành "một người xa lạ" sau khi tỉnh dậy một buổi sáng. Em không nhận ra mẹ và người thân của mình, không nói được tiếng mẹ đẻ trong khi lại thông thạo tiếng Tây Ban Nha, và lúc nào cũng tỏ ra sợ sệt.
    Các bác sĩ đều có kết luận giống nhau: Em bé 10 tuổi này không có biểu hiện gì về bệnh lý hoặc tâm thần, sức khoẻ tốt. Em nhận mình là người Tây Ban Nha và sống ở thành phố Toledo. Em kể lại rằng một người cùng phố do ghen ghét và đố kỵ đã đâm chết em năm em 22 tuổi. Cảnh sát Tây Ban Nha đã thẩm tra lại câu chuyện kỳ quặc về ?otiền kiếp? của em, và kết luận, đúng như lời em kể. Ở số nhà đó trong thành phố Toledo từng có một cô gái 22 tuổi bị hãm hại. Những người hàng xóm đã tìm thấy xác cô ngay trong nhà. Câu chuyện càng sáng tỏ hơn khi hung thủ (lúc này đã già) tự đến gặp cảnh sát để thú tội.
    Các nhà khoa học còn tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp khác. Chẳng hạn có người đột nhiên "biến" thành công dân La Mã cổ đại, và bằng chứng khó chối cãi là anh ta biết sử dụng được thứ ngôn ngữ ?onguyên thủy? của mình, không còn ai hiểu nữa. Tương tự như vậy, có người châu Âu bỗng nói tiếng Ai Cập, mất hẳn khả năng dùng tiếng mẹ đẻ. Rồi anh ta mô tả chính xác cảnh vật ở vùng sông Nile, và tự nhận có nguồn gốc Ai Cập.
    'Trí nhớ gene'
    Một số nhà khoa học đã thử đưa ra một lý thuyết giải thích hiện tượng trên với khái niệm "trí nhớ gene": Nếu các vùng "ngủ" trong ADN bị kích thích, con người có thể "trở về tiền kiếp". Họ bỗng nhớ lại gốc gác La Mã hoặc Ai Cập từ xa xưa. Cũng do ảnh hưởng bởi tiền kiếp mà nhiều người có thói quen xoa râu quai nón, mặc dù trên mặt không hề có râu. Người khác lại có thói quen nhấc vạt áo vét, y như động tác vén váy dài đang mặc khi vượt qua vũng nước.
    Nhưng ở cô Elina người Đức và bé gái người Anh thì rõ ràng không hề có quan hệ nào về ?ogene di truyền? với người mà mình hoá thân, có nghĩa là trường hợp của họ không thể giải thích bằng ?otrí nhớ gene?. Vậy nó là thế nào? Ở châu Á, người ta rất quen thuộc với thuyết luân hồi của Phật Giáo, cho rằng thể xác con người ?" tức là cái ?obề ngoài? - luôn thay đổi. Còn cái ?obên trong thể xác? - tức linh hồn - là vĩnh cửu. Theo thuyết luân hồi, cuộc sống không khởi đầu bằng sự sinh ra, và cũng không kết thúc bằng cái chết. Cuộc sống cứ trôi vô tận. Linh hồn ở mỗi "kiếp" lại nhập vào một thân xác mới. Vì thế, sẽ không lạ khi cô Elina và bé gái người Anh đột nhiên nhớ lại kiếp trước của mình.
    Thuyết về kết cấu "phách"
    Lại có một số nhà vật lý và sinh học đưa ra cách giải thích vấn đề trên bằng ?okết cấu phách?. "Phách" ở đây tất nhiên không phải là "phách" trong âm nhạc, mà là một khái niệm chỉ "phần bất biến" của con người, còn được hiểu là "phần năng lượng tách ra dưới dạng sóng". Khi người chết, ?ophách? liền tan vào vũ trụ. Vì thế, ?ophách? có thể hiểu là một loại ?otrường sóng hạt cơ bản nhẹ?, hoặc là ?otập hợp những năng lượng thông tin cá thể?.
    Theo các nhà khoa học này, thuyết về phách có thể lý giải được đa phần hiện tượng thần đồng (trong âm nhạc, thi ca, khoa học?). Ở tuổi rất trẻ, những thần đồng này đã tích tụ được lượng kiến thức khổng lồ mà người bình thường cả đời cũng khó có được. Theo thuyết này, ?ophách? của các thiên tài là sản phẩm của hàng vạn kiếp trong quá khứ dồn lại trong một cơ thể hiện hữu. Nói cách khác, "trường sóng hạt cơ bản nhẹ" hay những "tập hợp thông tin cá thể" đã tập trung vào cơ thể họ theo một quy luật nào đó.
    Nhiều nhà khoa học đã mạnh dạn đề cập tới những khái niệm rất mới về hiện tượng "nhớ về quá khứ". Họ đã lập ra một "quy trình công nghệ" cho phép bằng thực nghiệm đưa con người vào trạng thái giữa mơ và thực. Ở trạng thái lơ lửng kỳ ảo này, người tham gia thực nghiệm vẫn nhìn thấy những gì quanh mình, nhưng trong tiềm thức, họ lại thấy cả quá khứ. Phương pháp thực nghiệm này đã được áp dụng để chữa một số bệnh tâm thần và đem lại kết quả.
    Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, nhưng đến nay, những chuyện về "siêu trí nhớ" gần như vẫn nằm ngoài vòng nghiên cứu của khoa học chính thống. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là nhân loại chịu bó tay để tự rơi vào vòng "bất khả tri", các nhà khoa học vẫn đang tìm cách để giải thích những điều khó giải thích nhất.
    Tài Hoa Trẻ (theo Ogennok)
  8. danangboy

    danangboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Thuyết luân hồi đang dần dần ăn sâu vào tư tưởng của giới trẻ ngày nay, không những giới trẻ mà cả những người chuẫn bị đi gặp ông bà . Và cũng chính vì hiểu sai về thuyết luân hồi, lạm dụng thuyết luân hồi mà con người sinh ra nhiều bệnh quái dị .
    Đơn thuần, một ai đó không thể vì sợ kiếp sau hóa chó hóa mèo, không thể vì sợ ngày mai ra trận bị địch bắt, không thể vì sợ ngày mai chết đi không để phước lại cho con cháu v..v...
    Nhưng có bao nhiêu người không vì chữ " SƠ. " , kể cả...
  9. danangboy

    danangboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Như vậy có phải gọi là Đạo hành ( hạ ) Tâm không ?
    Và trong cuộc sống đời thường, có 10 người theo chân Phật, thì có bao nhiêu người Tâm hành Đạo chứ không phải Đạo hành Tâm ?
    Nẻo đời nẻo Đạo gian nan
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    chú Delta nên nghĩ lại! để giải thích các hiện tượng của chú thì thuyết luân hồi chỉ là một mà thôi. Không phải là duy nhất. Thứ nữa! Cái kiểu Luận tách rời thể xác và tâm hồn là một cách nhìn còn thiển cận. Từ thời Hy lạp cổ đại ông già Plato đã nghĩ ra rồi, gọi là "Linh hồn bất tử" (hay "ý niệm vĩnh hằng") xem ra chính xác hơn thuyết luân hồi nhiều ...
    Hãy suy nghĩ thêm về thuyết đa thế giới!

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng

Chia sẻ trang này