1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết năng lượng - Đăng đủ nên đọc mất thời gian đấy nhé !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi DANKOVN21, 25/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Thuyết năng lượng - Đăng đủ nên đọc mất thời gian đấy nhé !

    Khoa học, trong khuôn khổ bài viết này là Vật Lý, ngày càng trở nên khó hiểu. Nó đang dần bỏ xa số đông đến mức trên thế giới này chỉ có vài chục người thực sự hiểu được các phép toán - mà theo họ đó là - bí quyết của tự nhiên. Nó còn rộng lớn đến nỗi, ngay cả những chuyên gia cũng không thể nắm bắt hết được lượng kiến thức trong của ngành mình.
    Càng nghiên cứu người ta càng thấy thế giới vật chất vô cùng vô tận, càng nghiên cứu người ta lại hiểu ra rằng còn có nhiều việc phải làm? Có những bài toán, có những thí nghiệm mà hàng chục thậm trí hàng trăm năm mới giải hay có kết quả được... Với sự hạn chế đó mà có một số người thực dụng, phần vì nản lòng, phần vì cuộc sống thôi thúc đã bỏ ngành Vật Lý mà đi, để lại khối lượng công việc khổng lồ cho những nhà chuyên môn cần mẫn. Một số người thì lại dùng đến những phát ngôn mơ hồ của tôn giáo để giải thích cho những câu hỏi chưa thể trả lời. Một số khác khôn ngoan hơn đợi chờ trong im lặng?
    Có một điều lý thú là hình như có một sự liên quan nào đó giữa các nghành khoa học với nhau. Không chỉ đơn thuần là sự giống nhau giữa các tư duy logic của chúng, mà có một mối liên hệ rất thực tiễn đến mức dường như có một học thuyết có thể giải thích được cho tất cả. Ví dụ như vui buồn chẳng qua cũng chỉ là các phản ứng hoá học xảy ra ở trong não, sự vận động của các hạt siêu nhỏ. Hay thị giác chẳng qua là phản ứng hoá học giữa võng mạc của mắt và ánh sáng, một loại sóng điện từ?
    Cứ mỗi lần phát triển được một lý thuyết mới, người ta lại đưa ra một loạt những khái niệm mới. Những khái niệm mới này có phù hợp với cái ?ocũ? hay không người ta không quan tâm, vì chúng là nghiệm của những phương trình toán học rất logic. Nghĩa là chúng được bênh vực bằng các phép toán rất chặt chẽ, mà những người bình thường như chúng chúng ta, phải cần vài năm nghiên cứu mới hiểu được chúng. Và cứ mỗi lần như thế, các nhà Vật lý lại yêu cầu quần chúng phải làm quen với các khái niệm mới này, bất kể họ lĩnh hội được đến đâu, có hiểu chúng hay không, có sự hoang mang nào trong họ không? khi những nếp nghĩ trong lành bị đảo lộn. Trào lưu này đang thịnh hành như một cái mốt của thời đại.
    Tuy đã có được những học thuyết khá đầy đủ để giải thích cho các hiện tượng xảy ra hàng ngày, nhưng các nhà Vật lý vẫn chưa hẳn hài lòng. Vẫn còn những bong bóng - sủi tăm nào đó gợn lên trong họ như thể có một vết ngứa nào đó nhưng mà không biết chỗ để mà gãi. Đó những câu hỏi chưa trả lời được, những hiện tượng chưa giải thích được, thậm trí còn nhiều vấn đề mang tính logic rất cơ bản không trả lời được như: tại sao các hạt cơ bản lại nặng chừng này và tại sao các lực cơ bản lại có độ lớn chừng đó?
    Quan niệm về tự nhiên thì mỗi người có một cách khác nhau. Quan niệm này được hình thành trên những kiến thức, suy nghĩ và tình cảm của họ. Mà đã nói đến tình cảm thì đã phần nào mang tính phi khoa học rồi, bởi tình cảm thì không thể xác định chính xác được và tình cảm thì không ai giống ai... Hẳn nhiên, hiểu biết về tự nhiên của một nhà khoa học thì đúng đắn hơn một người thường, nhưng không vì thế mà ông ta lại mang quan niệm của mình áp đặt cho những người khác, nhất là trong điều kiện của nền Vật lý hiện tại, càng phát triển người ta lại càng phát hiện ra các hiện tượng ly kỳ, các đại lượng mới? không thể giải thích được. Phải chăng đó chính là lý do để tôn giáo và nghệ thuật tồn tại ?
    Tôn giáo thì lại là một vấn đề của đức tin thuần tuý. Một nhà khoa học vẫn có thể tin vào Chúa, mà không lo ai đó báng bổ gì mình. Một nhà nghệ thuật có thể tuỳ ý sáng tác một tác phẩm viễn tưởng khác xa thực tế, mà anh ta có thể lý luận rằng trong một trường hợp lý thú nào đó, thế giới do anh ta sáng tạo ra cũng có thể có thực.

    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 15:16 ngày 25/08/2008
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Để các bạn dễ hình dung về những gì tôi viết trong bài này, chúng ta cần điểm qua một chút về lịch sử ngành Vật lý. Tại các thời điểm, tại các nơi trên thế giới, chủ yếu là Châu Âu, người ta ?" các vĩ nhân -luôn có những tìm tòi, những phát kiến hết sức quan trọng. Chúng thúc đẩy ngành Vật lý nói riêng và tư duy của con người về tự nhiên? liên tục phát triển. Xin được nhắc lại rằng: dưới đây hoàn toàn là những tổng hợp mang tính cá nhân. Tôi không muốn và đề nghị các bạn không nên trích dẫn chúng trong bất cứ một tài liệu chính thống nào. Chỉ nên đọc để tham khảo, giải trí mà thôi.
    Người đầu tiên ta cần phải nhắc đến khi muốn tìm hiểu lịch sử ngành Vật lý là Aristoteles, nhà triết học Hi Lạp sinh sống vào những năm 380-320 TCN. Ông được coi là cha đỡ đầu của Vật lý. Người viết cuốn sách về ?oVật lý học? đầu tiên, một cuốn sách không có công thức, thí nghiệm, các kết quả ông thu được nhờ vào trực giác và lập luận logic. Tuy nhiên, vấn đề ông nghiên cứu chính là Triết học nên không ai cho rằng ông là nhà Vật lý, mà ông chỉ là người đầu tiên công khai các luận điểm Vật lý của mình đến với người khác. Ông cho rằng vũ trụ được cấu tạo từ các nguyên tố đất, lửa, khí, nước. Đặt ra quan niệm về môi trường ête, môi trường nền trên đó các vật thể chuyển động. Cho rằng vật thể nặng rơi nhanh hơi vật thể nhẹ, càng nặng càng nhanh? Và quan trọng nhất ông là người đầu tiên, bằng lập luận của mình, chứng minh được rằng trái đất hình cầu. Bằng chứng ông đưa ra thuyết phục được đa số mọi người nhất là khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, bóng của trái đất trên mặt trăng là hình tròn.
    Aristoteles cho rằng trái đất đứng yên còn mặt trời, mặt trăng và các hành tinh quay xung quanh nó theo những quỹ đạo tròn. Niềm tin này, về sau được một hậu duệ phát triển thành một mô hình vũ trụ hoàn chỉnh, lý thuyết địa tâm. Một mô hình được Thiên chúa giáo hết sức ủng hộ và là mô hình mẫu lý tưởng của kinh thánh. Có lẽ Thiên chúa giáo ủng hộ ông vì mô hình đó hợp với lý tưởng cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, một hình ảnh đẹp đẽ và hoàn thiện được Chúa tạo ra. Những nơi ngoài mô hình đó là thiên đường và địa ngục. Thời đó, mô hình này khi giải thích cho hệ mặt trời là khá khả dĩ, cho dù còn một số hiện tượng không phù hợp, nhưng nó vẫn được công nhận rộng rãi phần vì những mong muốn của mọi người, phần vì cũng không còn lý thuyết nào khác khá hơn.
    Người thứ hai ta nhắc tới là Nicolaus Copernicus 1473-1543, nhà thiên văn học hiện đại đầu tiên của thế giới người Ba Lan. Trong cuốn ?oVề chuyển động quay của các thiên thể? ông đã đưa ra ?oThuyết nhật tâm? phủ nhận ?oThuyết địa tâm? của Aristoteles. Thuyết nhật tâm của ông được coi là thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại, rồi khoa học hiện đại. Nêu ra những hoài nghi về những giáo điều tôn giáo, khuyến khích các bạn trẻ theo các nghành khoa học mới, sau này trở thành điểm mốc chấm dứt của đêm dài tôn giáo. Câu nói ca ngợi ông được ghi trên bia mộ là ?ongười đã giữ nguyên mặt trời và đẩy trái đất chuyển động?
    Người thứ ba ta nhắc tới là Galileo Galilei 1564-1642, nhà vật lý, toán học và thiên văn học người Ý. Ông được mệnh danh là người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời. Ngoài ra, ông làm nhiều thí nghiệm về con lắc, phát minh ra bơn nước, cân thuỷ tĩnh? và là người tiến hành thí nghiệm trên tháp nghiêng Pisa nổi tiếng về vấn đề tốc độ rơi của vật không phụ thuộc vào trọng lượng của nó. Biến cố quan trọng và cũng là thành công lớn nhất của ông là dùng kính thiên văn phát hiện ra các vệ tinh của Sao mộc, minh chứng rằng không phải cái gì cũng quay quanh trái đất, bảo vệ cho thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus làm lung lay đến tận gốc rễ thuyết địa tâm của Thiên chúa giáo đến mức ông bị Giáo hội La Mã cấm bàn luận về các thuyết và quản thúc ông từ đó đến cuối đời. Chính lúc này ông có câu nói mà sau này đã trở nên rất nổi tiếng đó là ?oDù gì thì Trái đất vẫn quay!?
    Người tiếp theo nữa ta cần nhắc đến là René Descartes 1596-1650, nhà toán học, khoa học và triết học người Pháp. Ông được coi là cha đẻ của triết học hiện đại. Mặc dù ông không nghiên cứu Vật lý, thậm trí triết học của ông còn làm ông có nhiều giải thích sai lầm về các hiện tượng Vật lý, tuy nhiên những giải thích của ông cũng có những giá trị nhất định, có ảnh hưởng nhất định. Trong toán học, đóng góp lớn của công là hệ thống hoá hình học giải tích, nên hệ trục các trục toạ độ vuông góc mang tên ông. Ông còn muốn áp dụng phương pháp quy nạp của toán học vào triết học. Ông chỉ ra rằng ?oKhông có lý thuyết nào được xem là đúng, đến khi ta chứng minh được một cách hoàn toàn nó đúng?. Ông có câu nói rất nổi tiếng là ?oTôi tư duy, vậy tôi tồn tại?
    Người tiếp theo nữa ta cần nhắc đến nữa là Isaac Newton 1642-1727, nhà vật lý, toán học và thiên văn học người Anh. Luận thuyết của ông được trình bày ở trong cuốn sách xuất bản năm 1687: ?oCác nguyên lý toán học của triết lý về tự nhiên? một cuốn sách ngành Vật lý được cho là quan trọng nhất mọi thời đại . Nội dung mô tả về vạn vật hấp dẫn và ba định luật của Newton, được xem là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt ba thế kỷ tiếp theo. Ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau. Thuyết vạn vật hấp dẫn của ông còn khẳng định rằng các hành tinh quay quanh mặt trời theo các quỹ đạo hình elip, điều mà nhà khoa học người Đức tên là Kepler và Galilei đã phát hiện ra nhưng không thể chứng minh được. Trước đó mọi người vẫn tưởng là quỹ đạo của chúng hình tròn, nên Thuyết nhật tâm của Copernicus vẫn không thể giải thích ăn khớp vị trí thực tế của các hành tinh, so với vị trí lý thuyết của nó. Các phương pháp luận khoa học mới được Newton sáng tạo rất tổng quát. Chúng chia ra thành bốn quy tắc lý luận khoa học, được cho là thay thế cho triết lý của Descartes. Một trong những nguyên tắc đó là ?oMột lý thuyết được rút ra từ quan sát tự nhiên được coi là đúng, cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó? - rất khác với phát biểu của Descartes ở bên trên.
    Người cuối cùng tôi muốn nhắc đến ở đây là Albert Einstein 1879 ?" 1955, nhà Vật lý lý thuyết người Đức. Người đạt giải Noben khi giải thích cho hiện tượng quang điện, cùng với những người khác xây dựng nên cơ học lượng tử và cơ học thông kê. Công trình quan trọng nhất của ông là ?oThuyết tương đối?, được chia ra thành hai thuyết, thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng, ra đời vào hai thời điểm khác nhau và giải thích cho các hiện tượng khác nhau. Qua thuyết tương đối, Einstein đã thay đổi hắn cách nhìn của nhân loại về tự nhiên, về các đại lượng, các hằng số và ông đã đặt ra nhiều nền tảng mới cho ngành Vật lý hiện đại. Hơn cả thay đổi ngành Vật lý ông còn thay đổi cả ngành triết học, khi thay đổi rất nhiều những quan niệm sống cũ, đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Sở dĩ tôi nói ra điều đó là vì trước ông mọi người vẫn quan niệm: không gian, thời gian, chuyển động? là những đại lượng Vật lý cố định tuyệt đối, bất di bất dịch. Sau khi thuyết tương đối ra đời, với những góc nhìn, những cách tiếp cận tự nhiên hoàn toàn mới, ông đưa ra những kết quả khác thường hết sức bất ngờ. Rất nhiều người sửng sốt, bị sốc và phản đối ông kịch liệt. Chỉ đến khi những kết quả của các thí nghiệm, thực nghiệm và các kết quả thu được khi quan sát bầu trời phù hợp với những gì ông tiên đoán mọi người với bị thuyết phục và chấp nhận thuyết của ông một cách rộng rãi. Dù vẫn còn rất nhiều điều hoang mang trong tâm trí họ, khi những nếp nghĩ hàng ngày bị đảo lộn hoàn toàn.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 15:16 ngày 25/08/2008
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tôi cứ suy nghĩ và cứ thích thú mãi về cách mà Hawking nói về một lý thuyết thống nhất của Vật lý học, trong cuốn ?oLược sử thời gian?. Ông cho rằng: ?oLý thuyết là một mô hình về vũ trụ hoặc là một phần hạn chế của nó, cùng với tập hợp các quy tắc liên hệ các đại lượng của mô hình với các quan sát mà chúng ta sẽ thực hiện?
    Từ rất lâu rồi, loài người chúng ta luôn mơ ước sẽ xây dựng được một lý thuyết thống nhất, có thể giải thích được cho tất cả các hiện tượng và tiên đoán đúng các hiện tượng sẽ xảy ra trong tương lai. Không cần phải nói chắc các bạn cũng hiểu tầm quan trọng và những đóng góp của nó khi nó được hoàn thành. Chả thế mà đọc ở đâu tôi cũng thấy người ta nói rằng Einstein đã bỏ đến 30 năm cuối đời ông để xây dựng nó mà không thành. Trời ạ! Tuổi của tôi bây giờ cũng chưa bằng số đó, cộng thêm cả tuổi con tôi trai tôi mới bằng. Có thể những gì tôi chứng kiến còn quá ít ?
    Có người cho rằng, mỗi một lý thuyết chúng ta đang có đã giải thích được cho một loạt các hiện tượng. Tập hợp chúng lại có lẽ sẽ giải thích được khá nhiều thứ. Dù sự tập hợp này sẽ rất phức tạp trong cách lựa chon ngôn từ để phát biểu, nhưng bù lại việc đó sẽ cho chúng ta một lý thuyết tương đối hoàn chỉnh. Có thể chúng ta đang dần tiến tới cơ hội để xây dựng được một lý thuyết bao hàm tất cả. Người khác thì lại cho rằng những gì chúng ta cần, chúng ta đều có trong tay rồi. Bằng chúng là khoa học kỹ thuật với những lý thuyết của mình đã có đấy đủ các công cụ trong tay khi đưa loại người chúng ta đến được nền văn minh đang có. Chúng ta cứ mải miết đi tìm lý thuyết tất cả làm gì, mà giả như có tìm được chưa chắc nó đã có đóng góp được gì thêm cho nhân loại. Nhưng bản chất con người là thế, trí tò mò đưa chúng ta đến đây và trí tò mõ sẽ dẫn chúng ta đi tiếp nữa... Chúng ta sẽ không thể cưỡng lại cái ý muốn tim ra lý thuyết Vật lý tổng quát, cho dù có thể nó không đóng góp gì thêm cho sự phát triển của nhân loại. Bởi vì cái chúng ta cần là nó đúng cho mọi thứ.
    Chúng ta đều biết một lý thuyết được gọi là lý thuyết khoa học khi nó giải thích và tiên đoán đúng cho các hiện tượng. Khi giải thích đúng và khi các hiện tượng mới xảy ra đúng với những tiên đoán thì học thuyết đó tồn tại. Khi phát hiện ra những hiện tượng không còn đúng với tiên đoán, ta cần đưa ra lý thuyết khác phù hợp hơn.
    Những người trước Newton tôi không bàn đến, vì sự ảnh hưởng của họ không nhiều. Còn từ Newton cho đến Einstein tôi đế ý thấy bản chất của hấp dẫn vẫn thế, chỉ có hình thức chuyển từ ?ovật hút vật? thành ?ođiểm hút điểm? mà thôi. Khi chúng ta phát hiện ra được là photon - hạt ánh sáng không có khối lượng nhưng vẫn bị hút bởi trường hấp dẫn, Einstein đã giải thích giúp Newton rằng đó là ?ođiểm hấp dẫn điểm?? Nhiều cách tiếp cận vấn đề của Einstein rất khác với Newton. Bằng cách đưa ra những "người quan sát" ở các góc độ khác nhau, Einstein đưa ra nhũng cách nhìn khác nhau về một hiện tượng, giúp chúng ta hiểu vấn đề được toàn diện hơn. Nhìn ra sự tương đối của không gian và thời gian.
    Nghĩa là một lý thuyết mới không phải là thay đổi bản chất hiện tượng. Mà là nó thay đổi cách nhìn nhận... về hiện tượng đó. Rõ ràng những hiện tượng mà qua trực quan con người chúng ta thấy, đều đã khoa học giải thích một cách khá đầy đủ. Xưa nay nó không hề thay đổ, đó là những chân lý của khoa học tự nhiên. Chỉ khi quan sát được những hiện tượng mới không đúng với những gì mà thuyết hiện tại tiên đoán, hay đã tìm mọi cách để giải thích nhưng vẫn không phù hợp lúc đó ta mới cần một thuyết mới. Và tôi cũng không tin thuyết mới này sẽ làm thay đổi bản chất của hiện tượng, như những gì chúng vẫn thường xảy ra.
    Định lý Godel nói rằng: không thể xây dựng lên một lý thuyết trên nền tảng của các phương pháp luận có thể chứa đầy đủ và trọn vẹn các chân lý. Vì khoa học trong phạm vi các phương pháp luận, tự chứng minh được sự hạn chế của mình. Nghĩa là bao giờ cũng vẫn còn có những điều mà một lý thuyết đó không thể chứng minh được vì bất kỳ một lý thuyết nào khi được con người xây dựng lên đều phản ánh một tình huống nhất định của nhận thức, từ bên trong một tình huống không thể hiểu hết mọi chuyện về tình huống đó. Chỉ khi đứng ngoài tình huống đó thì mới có thể nhìn thấu bên trong nó.
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp luận nghiên cứu khoa học hiện nay chúng ta đang dùng là của Newton. Đây là một hệ thống các phương pháp phân tích và tổng hợp khá sắc sảo, giải quyết cho gần như toàn bộ các hiện tượng tự nhiên thời đó. Phương pháp luận này tốt hơn các phương pháp mang tính triết lý và thiếu tính khoa học của Aristoteles. Cùng với nó, Newton còn đưa ra các khái niệm và các công cụ toán học như: lực, quán tính, vận tốc, gia tốc?
    Trình tự các bước nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên theo phương pháp này là từ những chiêm nghiệm của nhà nghiên cứu -> tổng hợp lại để đề ra một mục đích ban đầu -> thí nghiệm, quan sát, xác định các đại lượng, lập công thức quan, đưa ra các kết luận -> cô đọng và lý thuyết hoá các kết luận -> đem so sánh lại với mục đích ban đầu.
    ...
    Theo tôi trình tự các bước của phương pháp nghiên cứu này chưa đầy đủ. Vì nó chỉ trả lời cho câu hỏi ?onhư thế nào? tức là các hiện tượng xảy ra như thế nào? Chứ chưa trả lới được cho câu hỏi ?otại sao? - tại sao các hiện tượng xảy ra? - Câu hỏi trước tiên và là quan trọng nhất khi nghiên cứu khoa học.
    Quả táo rơi xuống đất. Nó rơi như thế nào? Nó rơi theo đường thẳng đứng từ trên xuống dưới, với gia tốc là 9,8m/s2? Tại sao quả táo lại rơi? Do trái đất hút nó xuống. Lực hấp dẫn là nguyên nhân, thế nó là nguồn cội của mọi nguyên nhân chưa? Hay còn thứ gì đó sinh ra lực hấp dẫn? Nó có thật trong tự nhiên không? Hay chỉ là một khái niệm ngôn từ để tạo ra một hình ảnh trong sự cảm nhận con người?
    Tôi cho rằng lực hấp hay các loại lực nói chung là do con người đặt tên cho các hiện tượng và dùng chúng để giải thích cho các hiện tượng khác, theo họ nó là nguyên nhân gây ra sự vận động. Đây là một khái niệm mang đầy tính lý thuyết, là vấn đề của ngữ nghĩa ngôn từ thuần tuý. Nếu đã là khoa học, tôi hoàn toàn có quyền đặt thêm câu hỏi ?otại sao lại có lực hấp dẫn?? đối với Newton. Vì câu hỏi ?otại sao? mới là câu hỏi đầu tiên của quá trình suy nghĩ. Khi trả lời được nó mới là hiểu tường tận, thấu đáo nguồn gốc của mọi vấn đề trong tư duy.
    Dừng lại? suy nghĩ một chút các bạn sẽ thấy người ta không thể dùng một hiện tượng để giải thích cho một hiện tượng khác. Bạn nén cái lò xo lại, nó sẽ ngay lập tức trở về hình dạng ban đầu. Tại sao vậy? Vì lực đàn hồi của nó. Bạn thấy câu trả lời đã thấu đáo chưa? Tại sao lại có lực đàn hồi. Vì khi ta nén nó lại, ta cần một lực để thay đổi hình dạng của nó, mà khi thay đổi hình dạng vật bao giờ cũng có xu thế kháng lại ngoại lực, để quay lại trang thái ban đầu. Vì trong trạng thái đó thế năng của nó thấp nên ổn định hơn. Khi thế năng bị tăng lên, nó sẽ ngay lập tức giải phóng để trở về mức thấp hơn.
    Vậy cuối cùng tôi xin trả lời rằng quả táo rơi là để giải phóng năng lượng - thế năng, khi nó rời khỏi cuống, thế năng của nó cao, không khí không nâng đỡ nổi nó, nó sẽ rơi xuống để giải phóng ra loại năng lượng mà nó giải phóng được. Theo định luật bảo toàn năng lượng, khi thế năng của nó giảm thì động năng của nó phải tăng lên để bảo toàn cơ năng. Đúng như thế, vận tốc của nó tăng dần, khi chạm đất là động năng của nó lớn nhất, thế năng nhỏ nhất. Nếu nó không rơi xuống đất mà lại rơi xuống nước, mặt nước cũng không nâng đỡ được nó, nó sẽ lại rơi xuống đáy hồ, nhưng sự rơi này sẽ chậm hơn do nó rơi trong môi trường có tỉ suất lớn hơn.
    Tóm lại, từ trước đến nay ta quan niệm lực là nguyên nhân của vận động là chưa đúng. Nó chỉ là một khái niệm do chúng ta đặt ra để mô tả hiện tượng. Nó được con người cảm nhận trong ý niệm. Không thể đem một hiện tượng để giải thích cho một hiện tượng khác. Không phải lực hấp dẫn hút quả táo xuống đất mà quả táo rơi xuống để giải phóng năng lượng, trong trường hợp này là thế năng. Một cách nôm na, lực là một biểu hiện của hiện tượng, bản chất là do năng lượng hao phí mà ra: khi quả táo rơi xuống đất, hệ trái đất và quả táo giảm đi một đơn vị năng lượng nhất định ?" hao phí.
    Theo tôi khi nghiên cứu một hiện tượng ta phải tìm ra nguyên nhân ban đầu và kết quả cuối cùng của nó. Những hiện tượng không tìm được nguyên nhân ban đầu hay nghiên cứu không tìm ra kết quả cuối cùng, ta không nghiên cứu. Vì khi tiến hành nghiên cứu như thế sẽ làm cho nhà quan sát không thể đánh giá được hiện tượng. Việc đó như thể ta đi xem một trận đá bóng mà không có thông tin gì trước trận đấu, hay đi xem mà đội nào thắng, đội nào thua cũng không quan trọng.
    Một thí nghiệm giả tưởng mà không tuân theo quy luật này là một thí nghiệm không có tính khoa học, tôi cho đó là một thí nghiệm dùng để biện bạch cho những lý thuyết yếu. Tôi nhớ ai đó có một thí nghiệm giả tưởng rằng trong vũ trụ có một chiếc thang máy luôn bay lên trên với gia tốc g. Tôi không quan tâm đến các hiện tượng xảy ra và các kết quả của nó... Tôi cho biết rằng, không thể thực hiện được thí nghiệm đó. Trong thực tế không thể có điều đó, một vật thể muốn chuyển động có gia tốc dương thì phải có lực tác dụng lên nó, phải có năng lượng hao phí. Nếu không có ngoại lực thì một phần khối lượng của nó phải mất đi để chuyển thành năng lượng đẩy nó chuyển động. Tất nhiên có những vật liệu không thể trở thành nhiên liệu.
    Tất nhiên, một lý thuyết tốt thì nó sẽ giải thích đúng cho các hiện tượng dù là giả tưởng. Nhưng với điều kiện là khi dùng trực giác đặt ra các thí nghiệm giả tưởng phải đúng với thực tế, phải có lý, phải có thể xảy ra?Và khi dùng trực giác này để nghiên cứu chúng ra các kết quả, thì các trực giác này phải ?otoàn diện? thì các kết quả mới đúng, từ đó kết luận của ta mới đúng.
    Nghiên cứu bất cứ một hiện tượng nào, dù có nhỏ bé đến đâu, ta cũng phải xác định rằng toàn bộ vũ trụ này là một vật. Sự vận động của đối tượng ta nghiên cứu chỉ là sự vận động cục bộ của vũ trụ mà thôi. Lúc đó vũ trụ đang thay đổi thế năng (trạng thái hình dạng) của nó. Không thể có chuyện mang vật ở vị trí này sang vị trí khác mà không có sự thay đổi nào xảy ra vì từng vị trí đó thế năng của vũ trụ đã khác đi rồi. Khi nhìn nhận vấn đề như thế ta mới nắm được bản chất của hiện tượng, hiểu được bản chất của vấn đề, từ đó mới áp dụng các trình tự theo phương pháp luận của Newton được.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 25/08/2008
  5. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Để minh chứng cho những gì mình nói, dưới đây tôi xin đưa ra một lý thuyết gọi là lý thuyết năng lượng. Đó là những quan niệm mang tính khoa học nhất của tôi. Còn những hiện tượng không giải thích được bằng lý thuyết này, tôi thường dùng trực giác và những ngôn từ dân dã nhất nếu có thể.
    Để các bạn dễ nắm bắt lý thuyết mới, bây giờ tôi sẽ đưa ra định nghĩa cũ của các đại lượng. Các bạn hãy đọc để hiểu qua nó, vì trong lý thuyết tôi sẽ sử dụng chúng nhiều lần. Chú ý là những định nghĩa này tôi tham khảo trong sách và phát biểu lại một cách nôm na theo cách hiểu của riêng mình:
    Năng lượng: là đại lượng Vật lý đặc trưng cho mức độ vận động của vật.
    Thế năng: là năng lượng một vật có do tương tác giữa các bộ phận của nó và phụ thuộc vào vị trí tương đối của các bộ phận ấy với nhau.
    Động năng: là năng lượng vật có được do nó chuyển động.
    Năng lượng cơ học của một vật, gọi tắt là cơ năng bằng tổng động năng và thế năng của nó.
    Nhiệt năng: là năng lượng mà vật có được khi nhiệt độ của nó khác với nhiệt độ của môi trường xung quanh.
    Quán tính: là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu lực nào tác dụng, hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
    ?
    Mở đầu
    Mọi vận động xung quanh ta đều phải cần đến năng lượng: cầu thủ đá bóng cần thức ăn (calo); đống lửa cháy cần củi, gỗ; bếp cháy cần than, ga; tàu hoả chạy cần dầu diezen; xe máy, ôtô, máy bay chạy cần xăng, tên lửa bay vào vũ trụ cần hydro lỏng?
    Năng lượng, hiểu theo nghĩa thông thường là những nguồn nguyên - nhiên liệu trên trái đất, khi được con người sử dụng sẽ biến đổi, hao phí mà thành. Những nguồn nguyên ?" nhiên liệu này có thể kể ra là: củi đốt, than đá, dầu mỏ, khí ga, chất đốt?
    Năng lượng, hiểu theo nghĩa rộng hơn còn là rất nhiều những sự vật, hiện tượng khác như: nắng (quang năng), mưa (thế năng của nước), gió (năng lượng sức gió), tia sét (điện năng), sóng biển... Nghĩa là năng lượng có ở khắp mọi nơi, nếu như chúng ta biết được hình thức biểu hiện ra bên ngoài của nó.
    Năng lượng được hiểu theo nghĩa rộng nhất có lẽ là từ khi nhà Vật lý học người Đức, Anbe Anhxtanh đưa ra công thức nổi tiếng về năng lượng nghỉ: E=mc2 (Năng lượng nghỉ của một chất bằng tích số giữa khối lượng của nó và bình phương vận tốc ánh sáng).
    Từ công thức này ta có thể hiểu rằng mọi vật thể trong vũ trụ này đều có chứa năng lượng. Kể cả khi chúng không chuyển động, chúng vẫn có năng lượng nghỉ. Khối lượng và năng lượng có quan hệ tuyến tính. Trong một điều kiện thích hợp nào đó khối lượng có thể chuyển hoá thành năng lượng và ngược lại? Ta có thể mạnh dạn phát biểu rằng: ?okhối lượng chỉ là hình thái biểu hiện ra ngoài của năng lượng? mà con người có thể cảm nhận được.
    Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: lượng vật chất chúng ta vẫn thấy hàng ngày chỉ chiếm khoảng 5% khối lượng của vũ trụ. Một dạng vật chất khác là vật chất tối (gọi như vậy vì người ta không biết nó là dạng vật chất gì) chiếm khoảng 25%. Còn lại đến khoảng 70% khối lượng vũ trụ gọi là năng lượng tối, gọi như vậy vì người ta còn không biết nó là gì. Các nhà khoa học còn cho rằng tồn tại phản vật chất, chúng có cấu tạo giống như vật chất nhưng lại có khối lượng âm. Khi vật chất gặp phản vật chất, chúng hợp vào nhau biến mất chỉ để lại năng lượng thuần tuý?
    Tổng hợp lại ta được được các trường hợp: Có khối lượng -> có năng lượng (năng lượng nghỉ, vật chất tối, năng lượng tối). Không có khối lượng -> có năng lượng (photon - hạt ánh sáng). Không biết tồn tại gì -> Có năng lượng (vật chất gặp phản vật chất)
    Vậy thế giới năng lượng mới chính là nền tảng của vũ trụ này, chứ không phải thế giới vật chất như chúng ta vẫn thường hiểu. Thế giới vật chất chỉ là một khái niệm, một phạm trù do triết học đề ra. Thế giới vật chất - cụ thể hơn là những vật thể ta nhìn thấy hàng ngày - chỉ là hình thái biểu hiện ra bên ngoài của thế giới năng lượng. Hay nói một cách chính xác hơn thì mọi vật thể trong vũ trụ này đều là năng lượng.
    Nội dung
    Quan sát việc đóng cọc bê tông bằng máy đóng cọc (để gia cố nền móng trước khi xây nhà cao tầng).
    Ta thấy rằng: môtơ của máy đóng cọc bêtông quay quận dây cáp cuốn quả tạ lên độ cao cần thiết. Bất ngờ thả dây, quả tạ sẽ rơi xuống đầu cọc bê tông tác dụng một lực làm cọc bê tông lún xuống đất.
    Nhiên liệu xăng (năng lượng) hao phí khi được đốt cháy trong máy phát điện ta ra dòng điện (điện năng). Dòng diện làm quay môtơ của máy đóng cọc, quận dây cáp nâng quả tạ lên cao. Ở đây năng lượng hao phí (giảm) ban đầu là xăng để năng lượng cuối cùng được tăng lên là thế năng của quả tạ, khi nó được đưa lên cao. Sự trao đổi qua lại - tăng giảm giữa các loại năng lượng với nhau diến ra theo một quá trình liên tục.
    Quan sát việc thay viên than mới khi đun bếp than tổ ong. Khi viên than đang cháy sắp già lửa, nếu cần đun tiếp, ta phải đặt một viên than khác lên trên nó.
    Ta thấy rằng: sức nóng (nhiệt năng) của viên than cũ sẽ lan toả truyền sang viên than mới. Viên than cũ nguội đi bao nhiêu thì viên than mới và môi trường nóng lên bấy nhiêu. Không dễ dàng để nung nóng viên than mới nếu nó còn ẩm ướt, khi viên than cũ cháy đã quá già hay các điều kiện khác ít được để ý là nhiệt độ môi trường xung quanh thấp, độ ẩm cao. Khi nung nóng một vật bao giờ cũng cần phải qua một giai đoạn vì vật bị nung nóng bao giờ cũng có sức ì kháng lại quá trình làm nóng này. Tôi cho sức ì đó cũng là quán tính, quán tính nhiệt.
    Tiên đề 1:
    Hiện tượng vật lý xảy ra khi vật đang hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng.
    Để ý hai hiện tượng trên, các bạn sẽ thấy trong bất kỳ một hình thức vận động nào của vật. Khi quy về bản chất của vấn đề, bao giờ cũng là có một năng lượng đang được tăng lên và có một năng lượng đang bị giảm xuống.
    Tiên đề 2:
    Mọi năng lượng luôn có xu hướng giải phóng để tìm về mức năng lượng thấp hơn.
    Quan sát lại việc đóng cọc bêtông bên trên, các bạn sẽ thấy khi bất ngờ thả dây cáp treo ra, quả tạ sẽ rơi xuống dưới. Tức là khi thả dây, thế năng của quả tạ đang cao, không có gì cản trở nó, ngay lập tức nó sẽ giải phóng, quả tạ sẽ rơi xuống. Nếu quan sát tự nhiên thì bạn sẽ thấy: khi một hiện tượng tự nhiên xảy ra bao giờ cũng là do một loại năng lượng nào đó của vật thể đó có thể giải phóng được. Tất nhiên khi một loại năng lượng giảm xuống sẽ có một loại năng lượng khác phải tăng lên ?" theo định luật bảo toàn năng lượng. Trong trường hợp này năng lượng đó là động năng.
    Hệ quả 1:
    Vũ trụ - thế giới vật chất - luôn vận động.
    Các vật thể của thế giới vật chất trong vũ trụ luôn tương tác, liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một trong số chúng vận động sẽ kéo theo các vật thể khác vận động theo (trao đổi năng lượng). Hiệu ứng cánh **** là một minh chứng lớn cho hệ quả này. Đó là một hiện tượng cho thấy sự liên quan chặt chẽ với nhau của thế giới vật chất.
    Hệ quả 2:
    Vật thể - nếu tồn tại - phải luôn thể hiện đủ ba yếu tố: nhiệt độ, thể tích, áp suất (với chất khí và chất lỏng), độ chặt (với chất rắn). Nếu một trong ba yếu tố này thay đổi vật thể đang vận động, nghĩa là nó đang hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng.
    Vật thể là một đối tượng nghiên cứu xuyên suốt các thí nghiệm của Newton. Khi ông nhắc tới từ ?ovật? là ta phải hiểu đó là vật thể chứ không phải là vật chất. Vật thể là một thứ độc lập, tách biệt hẳn ra với các thứ khác, ví dụ như: hòn bi, quả táo, trái đất? Vật chất là một phạm trù của triết học, trong vật lý rất ít dùng từ này. Vật lý nghiên cứu thế giới vật chất nói chung, nghiên cứu cụ thể qua các vật thể, các vật thể đứng yên thế nào, chuyển động ra sao, tương tác với nhau như thế nào.
    Hệ quả này phản đối các thí nghiệm giả tưởng, với giả thiết rằng trong tự nhiên bỗng có một cái gì đó biết mất. Các thí nghiệm giả tưởng này có rất nhiều trong các cuốn sách gần đây. Xin thưa là không có cái gì tự nhiên có thể biến mất được. Thí nghiệm giả tưởng không được đặt ra điều kiện đó vì nó không thể có trong thực tế. Nếu muốn một vật thể biến mất đi, ta phải làm một điều gì đó, một cái gì đó xung quanh sẽ phải thay đổi.
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Định luật I:
    Thí nghiệm:
    Tiến hành rót một lượng nước nhất định vào một cái bình thuỷ tinh miệng hở, sao cho lượng nước đó chiếm khoảng 1/3 dung tích bình. Đo nhiệt độ của nước trong bình được Ao¬C. Đặt bình lên bếp đun, hễ cứ đun được một thời gian nhất định ta lại cho một viên đá nước vào trong bình. Sau một thời gian, đến khi đã cho được vài viên đá nước, ta nhấc bình ra khỏi bếp. Lấy nhiệt kế đo nhiệt độ nước trong bình thì thấy nhiệt đọ đó vẫn là Ao¬C.
    Nhận xét:. Đây là sự tương tác giữa hai mức độ năng lượng (độ lớn của nhiệt độ) cùng là nhiệt năng với nhau.
    Phát biểu
    Một năng lượng sẽ giữ nguyên mức năng lượng đang có nếu không bị tác động bởi một năng lượng khác, hoặc tổng hợp các năng lượng cùng loại tác động đến nó cân bằng.
    Định luật I này mở rộng định luật I của Newton: Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều mãi mãi, nếu không có lực nào tác dụng hoặc tổng hợp các lực tác dụng lên nó bằng không.
    Như ta đã biết, định luật I của Newton chỉ áp dụng được cho những hiện tượng trong cơ học, định luật I của tôi áp dụng được cả trong các lĩnh vực khác.
    Định luật II:
    Thí nghiệm:
    Bố trí trên đường ray một toa tàu đứng yên, dùng đầu máy đẩy một toa tàu khác chạy lại đâm vào nó.
    Quan sát hiện tượng ta thấy: toa tàu đang chạy có xu hướng làm toa tàu đứng yên chuyển động theo nó. Và ngược lại, toa tàu đứng yên cũng có xu hướng làm toa tàu đang chạy dừng lại như nó. Đó một thế năng bị một động năng tác động, không những nó cản trở xu hướng của động năng muốn biến nó thành động năng, mà có còn xu hướng biến động năng này thành thế năng như nó.
    Khi một vật chuyển động đến tác động vào một vật đứng yên, nó sẽ làm cho vật đứng yên đó có xu hướng chuyển động theo, nếu như đủ độ lớn. Và vật đứng yên cũng có xu hướng làm vật chuyển động đó đừng lại như mình, nếu khối lượng đủ lớn. Đó bản chất là sự tương tác giữa động năng và thế năng trong cơ học.
    Khi quá táo rơi xuống đất nó có xu hướng đẩy trái đất chuyển động theo nó.
    Phát biểu
    Khi một năng lượng tác động lên một năng lượng khác, nó sẽ làm cho năng lượng bị tác động đó có xu hướng chuyển về cùng loại với năng lượng của mình. Và năng lượng bị tác động cũng tác động ngược lại, nghĩa là nó cũng có xu hướng làm cho năng lượng tác động về cùng loại năng lượng của nó.
    Định luật II này mở rộng định luật II của Newton: Một vật khi tác dụng lên vật khác một lực thì sẽ bị vật đó tác dụng lại một lực có cùng độ lớn, cùng điểm đặt nhưng ngược chiều.
    Định luật II của Newton chỉ áp dụng được cho nhưng hiện tượng trong cơ học, còn định luật II của tôi áp dụng được cả trong các lĩnh vực khác.
    Định luật III:
    Quan sát lại việc thay viên than mới lúc viên than cũ đã già lửa, khi đun bếp than tổ ong.
    Ta thấy: viên than bên trên khi bị viên than bên dưới truyền sức nóng (nhiệt năng). Nó sẽ tăng nhiệt độ lên nhanh khi nhiệt độ viên than bên dưới lớn, khối lượng của nó nhỏ và nhiệt độ ban đầu của nó cao. Điều này sẽ xảy ra với trường hợp ngược lại.
    Phát biểu:
    Sự thay đổi mức độ của một loại năng lượng từ mức độ này sang mức độ khác tỉ lệ thuận với mức độ của năng lượng tác động và tỉ lệ nghịch với mức độ của loại năng lượng đó.
    Định luật III này mở rộng định luật III của Newton: Gia tốc của một vật tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng lên nó và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
    Định luật III của Newton chỉ áp dụng được cho nhưng hiện tượng trong cơ học, còn định luật III mới này áp dụng được cả trong các lĩnh vực khác.
    Quán tính:
    Lặp lại thí nghiệm: trên đường ray có một toa tàu đứng yên, dùng đầu máy đẩy một toa tàu khác chạy lại đâm vào nó.
    Hiện tượng: toa tàu đứng yên có xu hướng làm toa tàu đang chạy dừng lại. Ngược lại toa tàu đang chạy cũng có xu hướng làm toa tàu đứng yên chuyển động theo nó. Đó một thế năng bị một động năng tác động, không những nó cản trở xu hướng của động năng muốn biến nó thành động năng, mà có còn xu hướng biến động năng này thành thế năng như nó.
    Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn mức năng lượng của mình khi không chịu tác động của một loại năng lượng nào, hoặc khi chịu tác động của nhiều nguồn năng lượng của một loại năng lượng nhưng chúng cần bằng. Quán tính xuất hiện khi có các năng lượng tương tác với nhau, và kết thúc khi năng lượng này chuyển hoá hoàn toàn thành loại năng lượng khác.
    Hay ví dụ như một sức nóng khi bị một sức lạnh tác động, không những nó cản trở sự biến thành lạnh mà nó còn muốn sức lạnh đó phải nóng như nó.
    Tóm lại, theo cách tiếp cận thuyết năng lượng thì bản thể là của thế giới vật chất là năng lượng. Nguyên lý của chúng là mọi năng lượng luôn có xu hướng giải phóng mình và hiện tượng diễn ra là các hiện tượng vật lý, các hiện tượng tự nhiên.
    Lời kết
    Hoàn toàn đồng ý với sự đúng đắn của định luật bảo toàn năng lượng và các hệ quả của nó trong Vật lý cổ điển.
    Định luật: Năng lượng không nhiên tự sinh ra, không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
    Hệ quả: Tổng năng lượng hao phí bao giờ cũng bằng tổng năng lượng mới được tạo thành.
    Có lẽ ta không cần phải nói thêm gì về định luật quả trên, bởi những ứng dụng trong thực tiễn và các kết quả thí nghiệm đã khẳng định cho tính đúng đắn cho nó. Còn hệ quả của nó thì người ta đã sử dụng nhiều lần để tiên đoán, rồi tìm ra nhiều loại năng lượng mới trong các thí nghiệm của những năm gần đây.
  7. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hạt cơ bản
    Chắc vấn đề về hạt cơ bản thì các bạn cũng nắm khá rõ rồi. Lịch sử ghi lại rằng luôn có những giai đoạn chúng ta tin một loại hạt nào đó là cơ bản (bé) nhất. Để rồi khi các thiết bị đo đạc tân tiến hơn, ta lại phát hiện ra các hạt khác (bé hơn) cấu tạo nên chúng.
    Tâm lý chung bây giờ là thận trọng. Chẳng tội gì mà ai đó lại đưa ra một tuyên bố chắc nịch về vấn đề này nữa. Họ đã rút ra được những kinh nghiệm xương máu từ các thế hệ trước về vấn đề này rồi. Các nhà khoa học với những thiết bị mới của mình luôn đưa ra những kết quả công bố mới, hết lần này đến lần khác. Các công bố đó cũng phức tạp lắm, không dễ gì một người thường hiểu được. Chúng được phân ra làm nhiều loại, rồi thì quay trái, quay phải? Chúng không tròn trịa, đồng nhất và đơn giản như mọi người thường vẫn tưởng.
    Nói thế không có nghĩa là tôi không có quan niệm, hay cố tình đưa ra một quan niệm nào đó rất khó kiểm chứng. Để vừa đảm bảo được rằng mình có chính kiến, lại vừa khó khăn khi người khác muốn chứng minh rằng nó sai.
    Quan niệm của tôi thì vẫn theo quan niệm của những người đi trước: toàn bộ vũ trụ này được cấu tạo lên bởi các hạt siêu nhỏ. Chúng nhỏ tới mức khi con người, với phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại của mình, phát hiện ra các hạt nhỏ mà theo con người là cơ bản, thì sẽ có các hạt nhỏ hơn cấu tạo lên chúng. Tuỳ vào số lượng và trạng thái của các hạt cơ bản này, chúng liên kết với nhau tạo ra các hạt cơ bản mà ngày nay con người có thể biết được.
    Tôi quan niệm là không có chân không tuyệt đối. Hay chính xác hơn, chân không cũng chứa đấy các hạt siêu nhỏ, chúng ta coi đó là không có gì chẳng qua là do chúng ta lạc hậu không ?onhìn? thấy chúng mà thôi. Vật chất dù dạng này hay dạng khác, luôn liên tục và có mặt khắp nơi. Các hạt siêu nhỏ thì chiếm chỗ và có ở mọi nơi, mọi ngóc ngách của vũ trụ.
    Các lực cơ bản
    Lực hấp dẫn:
    Để dễ hình dung những quan niệm của tôi về các lực cơ bản, trước hết tôi xin kể ra vài hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống, rồi cùng các bạn phân tích. Theo đúng trình tự của phương pháp luận khoa học.
    Các bạn đã từng thau bể nước, khi bạn mở cái rốn bể ra, toàn bộ lượng nước trong bể sẽ bị cuốn vào cái rốn đó theo một vũng xoáy và thoát ra ngoài. Hay khi các bạn đã từng nhìn thấy một cơn lốc xoáy, những vật thể gần đó sẽ bị nó cuốn vào tâm lốc. Một hiện tượng khác là khi các bạn đứng gần đường ray mà lại có một đoàn tau hỏa chạy quá với vận tốc khá lớn, bạn sẽ cảm thấy như có một lực đó vô hình hút bạn theo đoàn tàu đó. Những lực cuốn đó là gì, chúng ở đâu ra ? Hay nếu để ý bạn sẽ thấy những lực cuốn đó chỉ có khi có sự chuyển động của một vật thể gì đó. Hay đúng hơn là chỉ khi có một vật hay một hệ vật nào đó chuyển động, mới sinh ra lực cuốn, hút các vật khác về phía nó. Còn khi tất cả đứng yên, không có chuyện gì xảy ra. Có hai đoàn tàu không chuyển động mà đứng cạnh nhau trong sân ga, chẳng có gì đáng để bàn, nhưng mọi chuyện sẽ khác khi có một con tàu thứ ba không dừng ở ga đó mà chạy qua với vận tốc đủ lớn, mọi thứ cạnh con tàu chạy đó bị no cuốn theo, bụi, rác?
    Vấn đề khác: quả táo rơi từ trên cây xuống theo phương thẳng đứng, tên lửa bay ra khỏi trái đất vào không gian vũ trụ có quỹ đạo hình parabol ? Những quỹ đạo này nói lên điều gì ? Người ta giải thích chúng bằng định luật ?olười? của vũ trụ, rằng trái đất không hút chúng mà hấp dẫn của trái đất tạo ra trường có cấu trúc kiến quả táo và cái tên lửa phải chọn đường đoản trình (hay trắc địa) đó để đi, vì đi đường đó chúng sẽ ít bị cản trở nhất, mặc dù khi đi theo nó thời gian riêng của chúng là lớn nhất?
    Theo tôi giải thích những hiện tượng đó như thế là không thuyết phục, thuyết trực quan thậm trí còn là không chính xác. Quả táo rơi từ trên cây xuống theo một đường thẳng, nhưng nếu nó bay từ ngoài vũ trụ vào không gian trái đất rồi rơi xuống, đường thẳng đứng đó có còn thẳng được lại nữa không, hay lại chuyển thành hình parabol ?
    Theo tôi thì khi ở thang ngắn, trực quan của chúng ta cảm thấy quả táo sẽ rơi theo đường thẳng, nhưng kỳ thực đường thẳng đó là một đường cong, một đường con khi đủ ngắn, ta sẽ có cảm giác như một đường thẳng, điều này sẽ khác khi tầm vóc của con người nhỏ đi nhiều lần, ta sẽ nhìn thấy đường rơi của quả táo không còn thẳng nữa.
    Khi ở thang lớn hơn, ở tầm vóc bình thường của chúng ta chúng ta sẽ thấy nó rơi xuống đất theo đường cong parabol. Cũng giống như hình parabol của tên lửa bay vào vũ trụ. Tất nhiên, ta bỏ qua ma sát của quả táo và không khí.
    Quan niệm của tôi là các lực cơ bản đều có nguyên nhân từ sự chuyển động, cụ thể ở đây là chuyển động quay. Tuỳ vào khối lượng, trạng thái và tốc độ chuyển động của các vật thể mà chúng tạo ra các lực cơ bản khác nhau: hẫp dẫn, điện từ, mạnh và yếu.
    Việc hình thành một chuyển động quay trong vũ trụ không phải là một điều quá khó khăn, nhất là trong điều kiện ma sát là quá nhỏ. Không nhất thiết là phải tách ra từ một chuyển động quay khác, một vật thể chuyển động nhanh, khi va chạm với một vật thể khác, có thể sinh ra chuyển động quay. Chuyển động quay này sẽ sinh ra hẫp dẫn đều xung quanh nó. Như vậy không có nghĩa là chuyển động thẳng không có hẫp dẫn, có điều sự hẫp dẫn này méo mó không đều, có thể thấy điều này từ trên cao, khi một đoàn tàu cao tốc chạy qua một đám khói.
    Trái đất quay tròn, lực hấp dẫn của nó đủ lớn để cuốn toàn bộ không gian xung quanh dính chặt vào và quay theo nó. Không khí xung quanh trái đất không những bị nó cuốn chuyển động quay theo mà còn bị xoắn theo chiều quay của nó. Nghĩa là có sự trễ pha của các tầng không khí trên cao đối với những tầng không khí dưới thấp. Và tất nhiên, khi trái đất từ từ dừng lại không quay nữa, sự sống sẽ chấm dứt vì tất cả chúng ta sẽ bị trôi lững lờ ra ngoài không gian vũ trụ.
    Ở thang ngắn, các vật thể khi rơi xuống sẽ rơi theo đường thẳng. Nhưng khi ở trên cao, đường rơi xuống của chúng sẽ là đường cong parabol, chính là đường cong theo sự trễ pha do sự xoắn của không khí trái đất tạo ra.. Đó chính là góc xiên của lực cuốn mà Einstein gọi là đường trắc địa. Trái đất này vẫn nặng bằng ấy, nhưng khi nó quay nhanh hơn, chắc chắn lực cuốn (theo con người là hấp hẫn) sẽ mạnh hơn, gia rốc g sẽ lớn hơn 9,8m/s2 và ngược lại. Hay nó vấn quay với tốc độ này nhưng khi nó lớn (nặng) hoặc nhỏ (nhẹ) hơn thì mọi việc cũng khác đi rất nhiều.
    Lực điện từ:
    Quan sát thí nghiệm: đưa hai đầu cực khác dấu của hai viên nam châm nhỏ vào gần nhau. Lực điện từ sẽ tác dụng hút làm chúng dính vào nhau. Khi hai cục tiến đến gần nhau, trước khi trạm dính trạm vào nhau, chúng cùng bị một lực vô hình tác dụng đồng thời với lực hút đó, làm cho hướng chuyển động đến gần nhau của chúng bị chệc đi một góc nhỏ. Tại sao lại có sự chệch hướng chuyển động đó? Lực vô hình đó ở đâu ra? Cũng làm thế với hai cực cùng dấu, chúng đẩy nhau nhưng cũng có một lực vô hình kết hợp với lực đẩy đó, tức là hướng chuyển động rời xa nhau của hai viên nam châm cũng bị chệch đi một góc
    Tôi giải thích thế này: lực điện từ cũng có nguyên nhân từ những chuyển động quay. Nam châm là vật thể được cấu tạo nên từ những hạt rất nhỏ và chúng cùng quay theo một hướng. Khi đưa hai đầu của hai cục nam châm mà các hạt bên trong của chúng cùng quay theo một hướng thì chúng hút nhau, ta cho chúng là khác dấu (cực). Ngược lại, khi đưa hai đầu của hai cục nam châm mà các hạt bên trong của chúng quay ngược hướng thì chúng đấy nhau, ta cho chúng là cùng dấu (cực).
  8. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Mẫu vũ trụ:
    Trong các ban đọc sách đây, có ai đã từng nấu món canh cà? Để nấu được món đó cần rất nhiều nguyên liệu và gia vị. Sau khi làm sạch mọi thứ, người ta cho cà, đậu phụ, thịt ba chỉ, nước, mắm tôm, bột canh, mì chính, tía tô? vào nồi rồi cho lên bếp đun. Không như các món canh khác, đun món này có thể quấy, khoả đảo lộn tung lung mọi thứ lên. Đến khi canh sôi, các nguyên liệu và gia vị trộn đều vào nhau lẫn lộn. Có chỗ thì tập trung nhiều cái, có chỗ chỉ có nước? Để canh sôi khoảng mười lăm phút ta sẽ được món canh cà rất ngon?
    Quan niệm của tôi về vũ trụ cũng như cái nồi canh cà đó. Đó là một môi trường hỗn độn với các thành phần cục bộ giằng xé, đùn đẩy nhau hết sức phức tạp. Các không gian cục bộ khi có độ cong này, khi có độ cong khác, khi âm, khi dương... phụ thuộc vào mức độ tập trung vật chất, năng lượng hay các trang thái vận động của chúng. Ở thang vĩ mô, vũ trụ vô cùng lớn, nó không có biên về mặt không gian. Nếu một lúc nào đó ta đến một nơi ta cho đó là biên của vũ trụ, thì cái biên đó cũng chỉ là dạng vật chất mà ta chưa biết được mà thôi.
    Về tổng thể, tôi cho rằng vũ trụ này không có sự liên hệ quá chặt chẽ với nhau như những gì thuyết vạn vật hấp dẫn phát biểu. Hấp dẫn chỉ là hiệu ứng cuốn các vật khác của một vật đang chuyển động mà thôi. Những vật bên ngoài, cách xa vùng vật chuyển động đó không có liên quan gì với nó. Tức là không có sự hấp dẫn nào trong toàn bộ vũ trụ khiến toàn bộ chúng có thể bị hút vào một điểm. Cũng không có một lực đẩy nào làm toàn bộ vật chất xa nhau mãi mãi cả. Vũ trụ luôn có những sự hút-đẩy cục bộ đan xen lẫn lộn nhau.
    Việc quan sát vũ trụ đang dãn nở với tôi là một điều nghi vấn. Như thể có một anh chàng lấy ngón tay trỏ sờ vào trán: đau, sờ vào cằm: đau, sờ vào đầu gối: đau, sờ vào mắt cá: đau. Khi đi khám bác sỹ, hoá ra ngón tay trỏ anh ta đau! Nghĩa là có thể do phương tiện khoa học kỹ thuật của chúng ta chưa chuẩn nên mới thấy thế. Nhìn qua kính lúp, ta thấy mọi thứ to ra, nhưng bỏ kính ra, mọi vật vẫn thế. Chỉ là do cách ta nhìn thôi. Quang phổ dịch về phía đỏ, mọi vật rời xa chúng ta với gia tốc lớn dần? Tôi nghi ngờ điều đó, tôi sẽ đợi đến lúc cuối đời xem có những kết quả công bố mới gì, của cái nền khoa học luôn tạo ra những điều bất ngờ này không.
    Thông tin mới nhất cho đến thời điểm này, được các khoa học thiên văn công bố là sau khi quan trắc các bức xạ nền vụ trụ, người ta thấy rằng không gian của vũ trụ là đẳng hướng và phẳng. Điều này thật tốt vì nó như những gì ta vẫn hình dung về nó. Tức là có thể có không gian tuyệt đối đứng yên hay ête như Newton quan niệm. Thông tin này đã làm tôi bối rối!
    Sở dĩ độ cong trơn của thang vĩ mô không thể thống nhất được với sự hỗn độn hú hoạ của thang lượng tử và-hay không thể thống nhất được các lực của tự nhiên đơn giản bởi vì kích cỡ (thô thiển là mức độ tập trung các hạt cơ bản) và trạng thái chuyển động của chúng. Lực hấp dẫn chỉ có ở thang vĩ mô với những sự quay của những vật thể lớn. Ở kích cỡ của các vật nhỏ, tốc độ quay của chúng sẽ lớn dần lên, lực điện từ và các lực có độ lớn hơn rất nhiều lần xuất hiện. Chúng lớn hơn lực hấp dẫn rất nhiều. Các vật thể hút hay đẩy nhau là do trạng thái chuyển động của chúng và các các hạt cơ bản tạo lên chúng. Các vật quay cùng chiều thì hút nhau, và quay ngược chiều thì đẩy nhau.
    Ta thấy rằng các lực cơ bản, gọi như vậy vì con người thấy tự nhiên nó có, cũng không còn là cơ bản nữa. Vì để có nó vũ trụ đã phải thay đổi trạng thái đi rồi, mà bất cứ vật nào thay đổi trạng thái cũng thay đổi mức thế năng. Nghĩa là các lực cơ bản có do có sự vận động cục bộ ở trong lòng vũ trụ. Có những nơi không bị ảnh hưởng gì, nhưng xét về mặt tổng thể, thế năng của toàn bộ vũ trụ đã thay đổi rồi. Tất nhiên, tổng năng lượng của nó vẫn luôn được bảo toàn.
    Tất cả các vật thể, các năng lượng có nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đề bức xạ. Tức là khi có một mức độ tập trung vật chất lớn hơn những chỗ khác, thì nó sẽ dần dần tan rã ra để có được mức năng lượng thấp hơn. Ví dụ khi có một giọt nước cô độc trong vũ trụ, nó sẽ từ từ tan rã ra.
    Như tôi đã nói, trong vũ trụ này các hạt cơ bản choáng hết mọi chỗ. Không có chỗ nào có chân không tuyệt đối như chúng ta tưởng. Năng lượng tối, vật chất tối chỉ là những biểu hiện ra ngoài của chúng mà thôi mà con người chưa biết được mà thôi.
    Không gian:
    Theo ý niệm của mọi người thì không gian là toàn bộ những khoảng không xung quanh ta. Không gian trong nhà, không gian cơ quan, không gian ngoài đường, trong công viên, trường học? Có điều rất hay là một vật gì đó to lớn nhưng đặc ta chỉ quan tâm đến hình dáng của nó, còn vật nhỏ nhưng rỗng, lại có thể nhìn thấu bên trong, ta lại quan tâm đến ?okhông gian trong nó?. Ta dường như quên mất rằng hình dáng của vật thể cũng là một không gian. Và trong Vật lý cái hình dáng đó người ta còn gọi nó là thế năng - vị trí tương đối giữa các phần trong cùng một vật thể.
    Và như thế: không gian chính là thế năng - thế năng của vũ trụ. Khi ta coi toàn bộ vũ trụ là một vật thì không gian này là hình hài của nó, mà hình dáng của một vật chính là thế năng của nó. Một vật khi bị biến dạng hay vận động (kể cả có chuyển động hay không) là nó thay đổi thế năng. Không gian là mọi nơi hạt cơ bản chiếm chỗ.
    Không gian được chia ra làm hai loại không gian nội tại và không gian ngoại vi. Không gian nội tại là hình dáng của vật. Không gian ngoại vi là phần còn lại của vũ trụ liên quan đến vật. Hai không gian này quan hệ chặt chẽ với nhau, thứ này thay đổi thì sẽ kéo theo thứ kia thay đổi theo.
    Einstein nói "không thời gian gắn liền với vật thể" rằng theo tôi, đây không chỉ là câu nói đơn thuần, mà là không thời gian gắn liền với sự vận động của nó. Bởi nếu vật thể đó không vận động, thì thời gian là gì? Một một quả táo đơn độc trong vũ trụ cứ mãi xanh không chín, thì thời gian là cái gì? Ta không thể nói: thời gian có kể cả không có quả táo - vật chất.
    Nghịch lý của không gian diễn ra khi có hai trường hợp không gian bằng không nhưng thời gian vẫn trôi (hố đen hay bigbang) và không gian bằng vô cùng nhưng thời gian bằng không ?" vũ trụ dừng lại không vận động.
    Tập hợp những điểm dừng của không gian lại thì thành thời gian và một điểm dừng của thời gian là không gian, dường như là một, chúng liên hệ chặt chẽ với nhau tới mức khi ta bỏ một đại lượng đi, thì đại lượng khi vô nghĩa. Theo một nghĩa thô thiển thì không gian và thời gian chỉ là một, chúng được con người tách thành hai, do góc độ nhìn nhận vấn đề mà thôi. Chúng là khoảng chênh giữa hai mức năng lượng (thế năng) mà khoảng chênh này được sinh ra khi có sự vận động (có bản chất) là động năng. Mà chuyển động (hay vận động) của vật nói riêng và vũ trụ nói chung, cũng chỉ là sự thay đổi vị trí của các hạt cơ bản cấu tạo nên chúng mà thôi..
    Các bạn đều biết vật thể luôn có hình dáng, mà hình dáng của vật thể là không gian, cũng chính là thế năng của vật thể ấy. Nghĩa là về bản chất không gian cũng chỉ là vật chất. Nó là hình dáng của vật chất, hình dáng của vũ trụ. Vậy nên không gian là thế năng.
  9. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Thời gian:
    Các bạn thử tượng tượng: giả sử có một ngày nào đó, trên mặt trăng tách ra một thiên thể. Nó sẽ bay về phía trái đất, va chạm huỷ diệt sự sống chúng ta trong vòng 15 ngày. Các nhà khoa học trên thế giới tập trung lại tính toán quỹ đạo, vận tốc, khối lượng, cân đong đo đếm lượng hạt nhân cần thiết để tiêu diệt nó... Sẽ như thế nào nếu không tồn tại loài người trên trái đất? Nó vẫn lưỡng lờ trôi về phía trái đất trong vòng 15 ngày. Nhưng thử hỏi 15 ngày này có còn ý nghĩa không?
    Một trường hợp khác, giả sử trái đất này không tiến hoá đến loài người. Ví dụ chỉ đến loài cá thôi chẳng hạn. Những con cá trong đại dương ao hồ sông suối? Trừ cá voi, cá heo? - những loài thú xuống nước phải biến đổi cơ thể để thích nghi với điều kiện sống, còn lại đa số chúng có cấu tạo não làm cho trí nhớ chỉ có được vài giây đồng hồ. Các bạn thử đoán xem đối với chúng ?othời gian? là gì?... Tiếc là ta không thể hỏi chúng được. Thế mà tôi thấy chúng vẫn cứ tồn tại rất ổn, hơn thế còn phát triển ra hàng trăm nghìn loài với số lượng hàng triệu con. Các loài vật xung quan ta nói chung là thế. Chắc chắn, khi đó mối liên hệ giữa các đối tượng vật chất và các quá trình liên tục trong tự nhiên vẫn cứ vận động y nguyên như thế. Bất kể chúng có nhận thức hay không.
    Rồi loài người xuất hiện trên trái đất. Ban đầu thủa mông muội, chúng ta chưa có khái niệm thời gian. Để tồn tại, trong quá trình sống và sản xuất chúng ta cần phải có những kinh nghiệm về thời tiết, khí hậu, mùa màng... Có lẽ khái niệm về thời gian hình thành trong chúng ta từ đó. Muốn có một vụ mùa bội thu thì phái nhớ được rằng cây trái nào nên trồng vào mùa nào. Họ bắt đầu phân biệt ra các mùa Xuân Hạ Thu Đông. Rồi dần dần, những dụng cụ đo đếm thời gian được sáng tạo ra, các đơn vị tính cũng từ đó mà có. Trái đất tự quay quanh mình một vòng là một ngày. Mặt trăng quay quanh trái đất một vòng là một tháng. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng là một năm. Kim giờ đồng hồ chạy được hai vòng là được một ngày, rồi thì cát chảy, nến cháy, hương cháy?
    Theo ý niệm của con người thì thời gian là một đại lượng có thực mà họ có thể cân đong đo đếm được. Nó có độ lớn, có thứ nguyên và xuất hiện nhiều công thức khoa học. Thời gian có thể đo đếm được bằng cách dùng các dụng cụ đo như: đồng hồ, nến cháy, hương cháy, trái đất quay? Tức là về bản chất, người ta lấy sự vận động của một loại năng lượng làm chuẩn rồi so sánh các quá trình vận động khác với nó. Bên này? được bao nhiêu thì bên kia? được bao nhiêu. Ví dụ: một viên bi rơi 10giây đồng hồ thì chạm đất. Chú ý ở đây đồng hồ là thứ dụng cụ đo ta chọn để làm mẫu. Mà để kim giấy chạy 10giây thì cót đồng hồ cũng đã phải giảm một đơn vị thế năng. Giả sử độ cao ban đầu của viên bi là 10m và sau khi rơi cót đồng hồ bị dãn ra một khoảng có đường kính 1mm, thì chính là hai khoảng không gian này đang được so sánh với nhau.
    Về mặt tự nhiên thì thời gian là từng điểm dừng của không gian ghép lại. Còn về mặt bản chất thời gian (theo ý niệm của con người) là đem hai quá trình vận động so sánh với nhau. Đơn vị đo thời gian mẫu có bản chất là một loại năng lượng chon làm mẫu đang vận động. Nghĩa là nó đang giải phóng hay hấp thụ năng lượng. Chúng là những vật được đem ra làm mẫu để có những đơn vị đo thời gian thống nhất của con người. Trong trường hợp này là cót đồng hồ đang giải phóng thế năng. Ví dụ: bè trôi được 10km thì hương cháy được 10cm, hay một ngày trôi qua thì kim đồng hồ quay vòng được hai vòng, trái đất quay được một vòng quanh mình, cháy hết 11 ngọn nến hay 6 nén hương?
    Vậy thời gian chỉ tồn tại trong ý niệm của con người, nó chỉ có khi con người hiện hữu. Bản chất của thời gian là sự so sánh giữa các quá trình vận động (hấp thụ hay giải phóng năng lượng). Tự nhiên quanh ta vận động nhưng không hề có ý niệm gì về thời gian vì chúng đâu có biết suy nghĩ?
    Thời gian luôn gắn liền với sự vận động (hấp thụ hay giải phóng năng lượng) của vật thể. Khi vật thể đó không vận động, thời gian của nó vô nghĩa, khi nó vận động nhanh, thời gian của nó diễn ra nhanh và ngược lại? Thời gian được chia ra làm hai loại thời gian nội và thời gian ngoại vi. Thời gian nội tại là thời gian gắn liền với quá trình vận động của vật thể. Hình thành khi vật thể xuất hiện, diễn ra khi vật thể vận động và mất đi khi vật thể chuyển đổi thành vật thể khác. Thời gian ngoại vi là thời gian gắn với quá trình vận động của những vật khác ngoài những vật được ta chọn làm hệ quy chiếu. Thời gian luôn gắn liền với sự vận động. Một vật thể không vận động thì thời gian của nó vô nghĩa - thực tế không bao giờ có điều này. Khi vật thể được hình thành thì thời gian riêng của nó cũng bắt đầu có. Đúng hơn là khi một năng lượng (vật thể) xuất hiện từ sự chuyển hoá sang của năng lượng (vật) khác thì thời gian riêng của nó xuất hiện.
    Thời gian của nhà du hành trên con tàu vũ trụ chạy đều gần với vận tốc ánh sáng so với thời gian của người đứng dưới mặt đất hẳn nhiên là khác nhau. Song tuổi thọ của nhà du hành trên con tàu vụ trụ đó cũng tương đương với tuổi thọ của người đứng trên mặt đất. Vì quá trình vận động của các cơ quan nội tiết trong cơ thể con người là bằng nhau, và thời gian cục bộ của hai người này là như nhau. Tức là một giây của hai người là như nhau, họ cùng chuyển hoá hết bao nhiêu năng lượng từ thức ăn. Một giây tàu vũ trụ chạy được bao xa (chuyển hoá được bao nhiêu nhiêu liệu để thay đổi vị trí), một giây tia sáng đi được 300.000km.
    Thời gian vỗ nghĩa khi toàn bộ cả thế giới dừng lại không vận động, khi không có con người (không có sự so sánh) hoắc khi chỉ có một vật thể vận động (không có vật thể khác để so sánh). Thời gian có hai nghịch lý: thời gian dừng lại mãi mãi (vũ trụ ngừng hoạt động) và có nhiều thời gian trong một không gian, các thời gian trôi đi với các vẫn tốc nhanh chậm khác nhau.
    Ví dụ: có một nhà bác học có thể hoạt động nhanh đến mức, thấy hoạt động sống của chúng ta chậm đến mức đờ đẫn, thì đã có hai thời gian trong một không gian. Mọi sự thay đổi vị trí của nhà bác học đó đều cần phải hao phí năng lượng, do sự thay đổi vị trí này là quá nhanh nên quá trình hấp thụ, hay giải phóng năng lượng của ông ta cũng rất nhanh. Vận động nhanh, các quá trình nội tiết của ông ta diễn ra rất nhanh, làm cho thời gian riêng của ông ta trôi nhanh, nên ông ta già đi rất nhanh.
    Ngoài ra, thời gian còn là một đại lượng phụ thuộc vào tâm lý. Tức là nó còn tương đối cả về mặt cảm xúc con người. Khi một anh chàng ngồi trong phòng học vào giờ của môn học mà anh ta không thích, anh ta thấy thời gian trôi đi rất chậm. Nhưng khi anh ta ở bên cạnh người yêu trong công viên, thì anh ta thấy hình như thời gian trôi đi nhanh hơn bình thường.
    Tôi cho rằng nên khôi phục lại hai khái niệm ?othời gian? theo quan niệm cũ của chúng. Đó là ?othời gian tuyệt đối? theo quan niệm của Newton. Ông cho rằng ?othời gian tuyệt đối? trôi đi đồng nhất như nhau trên nền ?okhông gian tuyệt đối? và ghi dấu lại các sự kiện khi chúng xảy ra. Thời gian vô hạn theo cả hai hướng, tức là không có bắt đầu và cũng không có kết thúc.
    Sau này quan niệm đó bị Einstein phủ nhận. Einstein cho rằng không có ?okhông gian tuyệt đối? và ?thời gian tuyệt đối? và chúng cũng không chỉ làm nền cho các hiện tượng, mà trực tiếp chủ động tham gia vào các quá trình vật động. Chúng được ghép lại thành không-thời gian bốn chiều. Thời gian trôi đi khác nhau với những nhà quan sát khác nhau. Trường hấp dẫn là cấu trúc không gian và nó định hướng cho vật chuyển động.
    Ta sẽ khôi phục là bằng cách cho rằng có thể cả vũ trụ này là một vật thể. Lúc này thời gian nội tại (riêng) của vũ trụ chính là ?othời gian tuyệt đối? ta đang nói tới. Có điều ta nên thay chữ ?otuyệt đối? bằng chữ ?otổng thể? vì vẫn có những thời gian cục bộ trôi đi khác nhau dưới sự nhìn nhận của những nhà quan sát khác nhau.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 22:18 ngày 25/08/2008
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hệ quy chiếu:
    Hệ quy chiếu theo quan niệm thông thường của chúng ta là hệ trục toạ độ Đề_các. Gồm có ba đường thẳng vuông góc với nhau trong không gian. Điểm giao nhau của chúng là gốc toạ độ. Gốc này đặt vào vị trí ta chọn làm mốc khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng? Ta có thể đặt gốc đó vào chính vật thể cần nghiên cứu.
    Thí nghiệm 1: cho một người đi bộ với vận tốc 05km/h, một người khác đi xe đạp với vận tốc 15km/h và một người khác nữa đi xe máy với vận tốc 35km/h.
    Để ý răng khi muốn nghiên cứu sự chuyển động của họ, ta chỉ có thể đặt hệ quy chiếu vào một trong những thứ sau: trên mặt đất, trên người đi bộ, trên xe đạp hoặc trên xe máy. Tức là chỉ có cách đặt hệ quy chiếu trên từng thứ một trong chúng, không thể có hệ quy chiếu vừa đặt trên xe đạp lại vừa đặt trên xe máy. Và chỉ nghiên cứu được về sự chuyển động: gia tốc, vận tốc, động năng, quãng đường, thời gian?
    Vậy hệ quy chiếu là tập hợp những vật (hay hệ vật) có cùng một mức năng lượng của một loại năng lượng, chúng được chọn để nghiên cứu về những hiện tượng khác.
    Hệ quy chiếu quán tính chỉ là một hệ quy chiếu lý thuyết, không bao giờ tồn tại trong thực tế vì không có chân không tuyệt đối, luôn có ma sát nên không hề có chuyển động đều. Nghiên cứu nó chỉ làm ta hiểu nhầm tự nhiên.
    Lời kết
    Chúng ta rất trân trọng những tri thức mà các bậc tiền nhân để lại, nhưng không phải vì thế mà ta không thử nghĩ khác đi, thử nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác để có được một góc nhìn khác, làm phong phú thêm cho cho những góc nhìn chúng ta đã có về thế giới tự nhiên. Tôi không hề có ý định làm phức tạp thêm vấn đề, nhưng cũng không muốn làm đơn giản chúng. Tôi chỉ muốn chúng ta hãy nhìn vũ trụ như nó vốn có, nhìn đúng bản chất của thế giới tự nhiên để tồn tại và phát triển.
    Các thuyết vạn vật hấp dẫn, thuyết tương đối, thuyết lượng tử hay các thuyết khác ta dùng nó để đi giải thích cho cả vũ trụ, nhưng tôi cho rằng: nó không giải thích được những hiện tượng trong cái nồi canh cà nhà tôi. Những sự đảo lộn qua lại, nhào trộn hỗn độn của các nguyên liệu cũng như gia vị bên trong nó ?" những hiện tượng vật lý thuần tuý.
    Bằng việc đưa thêm vào hai người quan sát. Người quan sát thứ nhất là một đứa trẻ, một nhà quan sát ngây ngô nhất, không hề có kinh nghiệm gì về cuộc sống, tôi loại bỏ được thời gian, một đại lượng vô nghĩa, không có thực trong tự nhiên nhưng đã ám ảnh bao nhiêu con người trong nhiều thế hệ. Người quan sát thứ hai giả định là Chúa, được coi như một nhà quan sát thông thái nhất, có tầm nhìn vĩ mô nhất, có thể quan sát, hiểu và giải thích được cho mọi chuyện, tôi đã chỉ ra các đại lượng cơ bản của Vật lý xưa nay thay đổi qua cách tiếp cận của thuyết năng lượng như thế nào.
    Chúng ta nghiên cứu tự nhiên nhưng lại với những mong muốn rất "con người". Thích những gì, trơn tru, tròn trịa... nói một cách ví von là? có hậu. Người ta thích một mẫu vũ trụ luân hồi, muốn tổng năng lượng của vũ trụ bằng không? Tức là chúng ta dùng lý trí nghiên cứu tự nhiên, nhưng quá trình đó vẫn bị tình cảm chi phối.
    Lý trí giúp ta đặt ra những câu hỏi để tiếp cận vấn đề, muốn tìm cách trả lời chúng không gì khác hơn là đi nghiên cứu. Ví dụ khi các nhà khoa học cho rằng tổng năng lượng của vũ trụ bằng 0, sẽ có rất nhiều câu hỏi ?oTại sao lại bằng 0 mà không bằng một số nào khác?? được đặt ra. Cũng như thể thuyết bigbang phải trả lời cho câu hỏi thế trước bigbang là gì ? Sẽ luôn có những câu hỏi liên hồi như thế, ta phải chấp nhận và liên tục đi trả lời. Điểm biên của không gian? Điểm biên của thời gian?
    Vật lý là bộ môn khoa học mà ta dùng những nhận thức của chúng ta trong cuộc sống để xây dựng lên các học thuyết miêu tả quan niệm của chúng ta về thế giới tự nhiên. Một hiện tượng xảy ra, chúng ta phát biểu lên một lý thuyết, đem so sánh với các hiện tượng khác cùng loại, chỉnh sửa, đúc kết? Chúng ta được một lý thuyết hoàn chỉnh về lạt hiện tượng đó. Mà thế giới tự nhiên thì có vô vàn hiện tượng, nhận thức của mỗi người về cuốc sống khác nhau? cho nên Vật Lý rất rộng lớn.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 25/08/2008

Chia sẻ trang này