1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết năng lượng - Đăng đủ nên đọc mất thời gian đấy nhé !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi DANKOVN21, 25/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Thú thực đến khi đã sắp hoàn thành bài viết này, mà tôi ?" tác giả của nó - vẫn chưa thể lý giải được một cách thoả đáng rằng nôi dung của sách viết về cái gì, về khoa học, về cuộc sống, hay về tự nhiên? Có lẽ nó phần nào ở giữa chúng. Tuy có tính khoa học nhưng đó không phải là thứ khoa học thuần tuý, mà là khoa học do tôi cảm nhận theo cách của riêng mình. Tuy có nhiều kiến thức về Vật lý nhưng sách không phải viết về Vật lý, vì nó rất ít thí nghiệm và gần như không có công thức. Một cách ngắn gọn, đại ý sách viết về lịch sử của ngành Vật lý và những vấn đề xung quanh nó.
    Nội dung sách là tập hợp những quan niệm của tôi về thế giới tự nhiên, những góc nhìn và suy nghĩ hoàn toàn mang tính cá nhân. Mong các bạn đọc nó để tham khảo, mang tính chất giải trí, cho những lúc thư giãn hàng ngày. Các bạn không nên quá chú trọng vào những luận điểm Vật lý tôi đưa ra trong bài viết mà hãy quan tâm vào các cách thức tư duy, các phương pháp tiếp cận vấn đề của nó. Bởi đó mới là cái cốt lõi của vấn đề khi muốn làm bất cứ một việc gì, nhất lại là việc khó khăn, khi muốn tạo ra một học thuyết mới, thay đổi suy nghĩ mọi người. Thuyết năng lượng tôi đưa ra là để minh chứng cho luận điểm đó của mình, một phương pháp tốt hy vọng có thể cho kết quả tốt. Tôi không dám chắc chắn 100% là nó đúng và giải thích tốt cho mọi thứ nhưng tôi tin tưởng 100% rằng nó cần phải nâng cấp mở rộng thêm nữa, tôi phải để dành việc này cho các bạn, vì có những bạn giỏi và được tiếp xác với nền khoa học kỹ thuật nên có điều kiện tốt hơn tôi rất nhiều lần.
    Vì những lý do trên, bài viết này mang tính chất chia sẻ nhiều hơn là truyền tải. Vì tự bản thân, tôi thấy rằng mình chỉ là người ngoại đạo, kiến thức của mình về lĩnh vực khoa học cơ bản như vật lý lý thuyết còn rất nhiều thiết sót. Động lực lớn nhất thúc đẩy tôi hoàn thành bài viết này là sự yên mến của bản thân đối với một bộ môn khoa học rất lý thú này. Ngoài tính logic khoa học thuần tuý, nó còn có rất nhiều chất nghệ thuật bên trong. Khi xây dựng lên một học thuyết, ta sẽ xây dựng lên một thế giới quan, một hình thái vũ trụ? đó không gì khác hơn, đó là thứ mà các nhà nghệ thuật rất quan tâm còn gì. Một mục đích nữa là từ sự kính trọng sâu sắc của bản thân đối với những người đã đặt nên móng và phát triển ngành Vật lý đến ngày hôm nay. Một môn khoa học thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh loài người và là kim chỉ nam dẫn lối cho nhiều bộ môn khoa khác.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 25/08/2008
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Với những bạn trẻ mới bước vào khoa học, qua bài viết này tôi muốn truyền cho họ những cảm hứng sáng tạo mới, những khát khao về một tình yêu khoa học, yêu thiên nhiên, luôn mong sao mình có thể làm được một cái gì đó có ích cho cuộc sống. Hy vong khi đọc nó họ sẽ có niềm hứng khởi để suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu khoa học. Đó mới là việc lớn nhất mà tôi có thể làm được.
    Có hai lý do khiến một học trò, hay đúng hơn là người đi sau, phải giỏi hơn thày - người đi trước. Tất nhiên là trước hết họ phải lĩnh hội được những kiến thức những thế hệ đi trước truyền đạt, cộng với một thời gian nghiền ngẫm tự học nhất định. Thứ nhất là thế hệ đi sau phải giỏi hơn thế hệ đi trước, để đảm bảo rằng cái nền văn minh của loài người chúng ta là đang phát triển đi lên. Thứ hai là chúng ta - những người đi sau nên luôn biết nhiều hơn những người đi trước do kết quả của những thí nghiệm, những quan sát? mới luôn được cập nhật. Điều mà những thế hệ đi trước luôn mong muốn nhưng không được do khoa học kỹ thuật còn lạc hậu.
    Nhìn nhận một cách khách quan thì năng lực nghiên cứu phi thực nghiệm của người phương Đông phần đa mạnh hơn người phương Tây. Không phải tôi nói điều này để tự huyễn hoặc mình, lấy thêm một căn cứ cho bài viết, mà tôi nói ra khi đã có nhiều học giả của cả hai nền văn mình này khẳng định điều. Cũng có thể tôi nói ra để động viên mình và những thanh niên Việt Nam rằng còn nhiều việc phải làm, rằng có những chân lý chưa hẳn đã là chân lý?
    Tôi có một thói quen, đúng hơn là đàn ông chúng ta có một thói quen là khi đến bất cứ một đám đông nào, chúng ta cũng sẽ đưa mắt nhìn xung quanh một lượt để tìm ra người mình ưng ý nhất. Từ lúc đó cho đến cuối buổi, dù có ở đâu, làm gì trong cái đám đông ấy thì thỉnh thoảng chúng ta cũng dưa mắt nhìn về phía người con gái đó. Xem họ đang làm gì, nói chuyện với ai? Nếu có điều kiện thích hợp, chúng ta sẽ tiến tới làm quen với cô ta.
    Và cứ đi đâu cũng vậy, thói quen đó luôn giúp chúng tôi tìm được những người, mà chúng tôi cho rằng họ phù hợp với mình nhất. Một ngày nào đó, nó sẽ chúng tôi tìm được người bạn đời như ý?Trong khuôn khổ hạn hẹp bài viết này, tôi xin được bình luận thói quen đó là tốt hay xấu. Tôi chỉ muốn nói rằng: dù có thế nào đi nữa thì đó cũng là một thực tế vẫn thường xảy ra.
    Vật lý cũng vậy, chúng ta cũng cần một thói quen. Trước hết là ở bất cứ đâu, ta cũng suy nghĩ một điều gì đó. Khi đọc và tham khảo bất cứ một bài viết hay hiện tượng nào, chúng ta cũng nên ghi lại những điều mà trực quan mách bảo chúng ta là nó đúng. Rồi đàn dần, thói quen tư duy cộng với những điều chúng ta tích luỹ được sẽ giúp ta làm được một cái gì đó. Chắc chắn sẽ có được một thành quả nhất định.
    Có một ai đó, mà tôi không nhớ tên, từng nói ?ocứ suy nghĩ mãi về một vấn đề, sẽ tìm ra câu trả lời?. Tìm ra một mục đích, ta hãy cứ nghĩ mãi về nó. Ngày nào cũng vậy, dù có đi đâu làm gì, ta cũng mang cái vấn đề đó ra suy nghĩ liên tưởng... Có thể vấn đề đó không đúng ngay, thường là thế. Nhưng khi nghĩ mãi về nó, sai thì sẽ bế tắc, bế tắc thì sẽ lại tìm ra một cách khác tiếp cận? Rồi dần dần, cần cù công với nhẫn nại, ta cũng tìm ra thứ cần tìm. Cho dù cái thứ tìm được đó có thể khác hoàn toàn, thậm trí đối nghịch với cái mục đích ban đầu.
    Từ khi đất nước ta mở, từ khi có internet? tôi mới thấy văn minh của nhân loại đã tiến lên được nhất nhiều lần. Không như những gì ta tưởng tượng khi còn bé và khác xa với những gì ta được dạy trong nhà trường. Tất nhiên, trước khi nói những điều này tôi xin phép những bạn có điều kiện ra nước ngoài học tập và công tác. Rằng thế giới đã xuất hiện nhiều những học thuyết và hiện tượng văn hoá mới ngoài thuyết tương đối, tuyết tiến hoá chủ nghĩa xã hội khoa học... Rằng thế giới không phải được phân làm hai phe, bên ta là đi trước một bước mà đôi thoại đã thay đối đầu và từ ?okẻ thù? đã được thay thành từ ?ođối thủ?. Rằng nền giáo dục nước nhà đã rất nỗ lực đào tạo chúng ta thành những kỹ sư lành nghề mà ít chú trọng đến việc khi chúng ta ra đời không làm cái nghề đó. Họ mất quá nhiều thời gian vào việc dạy chúng ta làm tốt một công việc gì đó, mà không giảng giải cho chúng ta biết rằng phải biết yêu thế nào, ghét ra sao, việc tốt thế nào, việc xấu ra sao? Nền giáo dục này đang gia công những cái máy chứ không phải đào tạo những con người.
    Trong cuộc sống chúng ta có những lĩnh vực rất nhạy cảm. Những phát ngôn hay công bố của những người hoạt động trong lĩnh vực đó đều được dư luận hết sức chú ý. Và khi họ có bất kỳ một hành động gì, thì nó sẽ được lan truyền trong quần chúng. Do vậy, nếu là ta thì ta nên suy nghĩ trăn trở xem cái đích cuối cùng của những phát kiến đó là tốt hay là xấu. Nếu nó gây ra những điều tiêu cực cho xã hội, ta nhất quyết không làm.
    Về sự đam mê thì tôi không có lời khuyên nào cả, vì đam mê là sở thích của mỗi người. Khi đã đam mê rồi thì chắc chắn ta sẽ nỗ lực. Lúc đó 99% mồ hôi và nước mắt cũng chỉ là những chuyện rất nhỏ. Quan trọng là chúng ta đã nỗ lực và đã được đóng góp được sức mình làm một cái gì đó có ích. Và tất nhiên, đam mê một điều, rồi ngày nào cũng được suy nghĩ về điều đó, thì niềm đam mê sẽ ngày càng tăng thêm nữa.
    Điều cuối cùng tôi muốn nữa là khoa học cần phải chính xác và thống nhất cho tất cả mọi người. Chân lý thì chỉ có một mà thôi. Nhưng vẫn có người nói: lý thuyết chỉ mãi là lý thuyết, còn cây đời thì luôn mãi xanh tươi. Nên các bạn hãy sống đúng với con người của mình, đừng nghe ai cả.
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta sắp bước sang giai đoạn, mà tôi xin phép, được gọi là ?oNền văn minh 2.0? - nền văn minh không sử dụng năng lượng hoá thạch. Tất nhiên, lúc này nền văn minh 1.0 là nền văn minh sử dụng năng lượng hoá thạch. Nó bắt đầu từ khi con người sử dụng than đá để chạy đầu máy hơi nước. Còn trước đó nữa thì không thể gọi là văn minh vì các hoạt động sống, đi lại và sản xuất chúng ta sử dụng sức người, sức gia súc là chủ yếu.
    Bởi nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất chúng ta sẽ chỉ còn khai thác trong khoảng khoảng 50 năm nữa là cạn kiệt. Những nguồn năng lượng nhân tạo đang được gấp rút tạo ra để đảm bảo quá trình thay thế không xảy ra tình trạng bất ổn. Nhưng chỉ có những nước có nền khoa học tiên tiến mới đủ trình độ để nghiên cứu và triết suất ra những loại năng lượng mới này. Đương nhiên, các nước đó sẽ không dễ gì chia sẻ với những nước nghèo, khi mà nguồn vốn đầu tư cho việc nghiên cứu đó không hề nhỏ. Đó sẽ là một vấn đề lớn. Nếu không được giải quyết tốt, nó rất dễ gây ra tình trạng mất ổn định, điều không ai muốn.
    Chắc các bạn có biết và đã từng xem qua một số bộ phim khoa học viễn tưởng. Trong phim người ta giả lập lên những hoạt động sống, sản xuất đi lại? rất khác so với thực tế cuộc sống của chúng ta. Tôi tin rằng những hư cấu đó sẽ có thật. Rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ xây dựng thế giới của chúng lên được như thế. Sẽ tìm ra những vật liệu nhẹ bền, tìm ra được những loại siêu năng lượng, những cỗ máy có hiệu suất rất cao?
    Các bạn hãy để ý những đoàn tàu siêu tốc không có đường ray. Đế của chúng được làm bằng nam châm, chúng chạy trên một nền cũng được làm bằng nam châm. Tất nhiên hai nam châm này được bố trí cùng dấu. Khi lực từ đủ lớn nó sẽ thắng lực hấp dẫn giữ cho đoàn tàu luôn cách mặt đất một khoảng không gian cố định. Khi đoàn tàu đó chuyển động, trên đó gần như không có hiện tượng xóc.
    Trong tương lai chúng ta sẽ cần tạo ra những vật liệu, mà nó cũng ?ođẩy? mặt đất của chúng ta giống như sự đẩy nhau của hai đầu nam châm cùng dấu. Có thể đó chính là phản hấp dẫn. Trong mỗi một loại chất có những hạt cơ bản cùng quay theo một hướng nhất định, khi ta tìm được loại vật chất mà các hạt cơ bản của nó đối nghịch, quay theo hướng nược lại chúng sẽ đẩy nhau. Và đương nhiên, khi ta tìm được thứ ?ođẩy? mặt đất thì sẽ thắng được lực hấp dẫn. Phải chăng đó chính là ?ophản hấp dẫn? mà chúng ta bấy lâu nay thường vẫn kiếm tìm.
    Về mặt lý thuyết chúng ta có thể chế tạo ra được những phi thuyền mà bản thân nó tự tạo ra được phản hấp dẫn. Tôi tiên đoán rằng vỏ của loại phi thuyền này làm bằng gốm, vật liệu chính là mặt đất mà chúng ta đang sống. Lý thuyết thì chúng ta đã nắm được và cũng đã hình dung được những việc cần phải làm. Tôi tin vào tiên đoán của thuyết năng lượng và tin rằng chúng ta nhất định thành công.

    Tôi tin rằng có những nền văn minh ngoài trái đất. Thậm trí trong vũ trụ đã có rất nhiều những nền văn minh xuất hiện phát triển và diệt vong. Có những nền văn minh phát triển hơn chúng ta rất nhiều lần và chính một trong số họ đã mang chúng ta đến đây, gieo cấy vào hành tinh này để chúng ta tồn tại và phát triển đến ngày nay. Tôi cũng tin vào sự tồn tại của Chúa trời, Phật thích ca hay thánh Ala? Người trong nền văn minh đó đã đến và xây dựng lên những hình tượng về họ trong đầu chúng ta. Mục đích của họ thế nào thì tôi không hiểu. Họ là những người thân thiện yêu hoà bình hay hiếu chiến thích chiến tranh tôi cũng không biết. Nhưng tôi tin rằng ở bất cứ đâu, trong bất cứ sự sống nào cũng luôn có người tốt người xấu và lẽ phải thường chiến thắng. Những người có đạo đức, yêu hoà bình, tôn trọng sự thật, quan điểm tích cực, hướng về những giá trị tốt đẹp thường đứng cạnh nhau để dẫn dắt cuộc sống.
    Mục đích cuối cùng của bất cứ nhóm người nào cũng là vụ lợi, mà cái có giá trị nhất trong vũ trụ này là năng lượng và công cụ tốt nhất vũ trụ là con người. Theo logic này thì tôi tin rằng nếu điều tôi tưởng tượng là đúng thì đó cũng chưa phải là kịch bản xấu nhất. Nếu họ cần năng lượng thì đã không để chúng ta phát triển đến mức này vì chúng ta đang làm cạn kiệt các nguồn năng lượng. Có thể họ đang để chúng ta phát triển vì đợi chúng ta sinh sôi đến số lượng họ cần, 10 tỷ là con số tôi tiên đoán. Vậy tại sao họ không ngăn cản những cuộc chiến tranh? Đơn giản vì qua mỗi cuộc chiến, nếu bỏ qua những yếu tốt may mắn, thường là những gien tốt tồn tại. Những cá thể có sức mạnh, sự dẻo dai, thông minh, nhanh nhẹn? thường sống sót. Đó sẽ là những công cụ tốt! Vậy họ xây dựng lên những hình tượng Chúa, Phật, Thánh? làm gì? Xin thưa: họ làm những như thế để tạo ra những niềm tin ?, những niềm tin đó sẽ ngăn cản sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tạo ra những nghi ngờ và những phản ứng ngoài mong muốn. Và trong cuộc sống, đôi khi họ cũng tạo ra một số hiện tượng kỳ quặc, khác thường? mà ta không thể giải thích nổi giúp niềm tin đó luôn được vững vàng.
    Chú ý: Đây chỉ là một kịch bản mà tôi tưởng tượng lên để mong con ngời chúng ta sẽ đoàn kết để sổng tốt hơn với nhau, với môi trường? Mong rằng trong các bạn, không có ai tin nó là có thật từ đó có những phát ngôn và hành động ngoài tự chủ. Tất cả chì là để đọc tham khảo cho vui thôi. Tôi gọi nó là vụ lừa dối khủng khiếp. (;-)
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Một trong những vấn đề lớn nhất của chúng ta thế ky 21 là năng lượng. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hoạt động sống, đi lại, sản xuất, vui chơi? Chúng ta sẽ phải tách ra để giải quyết song song hai bài toán: tiết kiệm các nguồn năng lượng đã sử dụng và phát hiện ra những nguồn năng lượng mới. Trong vấn đề tiết kiệm đó cũng được phân chia làm hai loại: tiết kiệm là không lãng phí và tiết kiệm là sử dụng những máy móc công nghệ có hiệu năng cao hơn. Chúng ta đều biết trên thế giới này ngày nào cũng có năng, ngày nào gió cũng thổi, mưa cũng rơi, sóng cũng đánh vào bờ? đó chính là những nguồn năng lượng bị lãng phí. Một dạng khác của lãng phí là một gia đình cha mẹ đi làm, các con đi học, ở nhà không còn ai những có một số thiết bị điện vẫn hoạt động nhưng không phục vụ ai.
    Dạng còn lại của tiết kiệm là sử dụng những máy mọc công nghệ có hiệu năng cao hơn. Tức là là những máy móc cho năng suất cao hơn khi vẫn sử dụng nguyên liệu như cũ. Tôi nhớ gần đây có xem một chương trình tivi nói về người dân Campuchia đã được các kỹ sư của đất nước họ cải tiến cái bếp lò giúp tăng năng suất đến 30%.
    Campuchia là một đất nước không có than đá hay dầu mỏ, nguồn năng lượng chính của người dân là than củi, tức là họ có một số kỹ thuật làm củi cháy vùi trong đất làm tro của nó không bị tan nhỏ ra mà vẫn giữ nguyên cục, sau đó đem than đó đi đun nấu. Việc năng hiệu suất cho bếp than băng cách sử dụng vật liệu chịu nhiệt, cách nhiệt tốt hơn và làm kín lại miệng trên của bếp là một việc hết sức đơn giản mà bây giờ mới làm, tôi cho đó là một sự chậm trễ. Điều này làm tăng đến 30% hiệu năng của bếp, tức là lúc trước đun hết 13 viên than thì bây giờ hết có 10, một sự thay đổi rất có ích.
    Có một dạng của hao phí nữa nhưng rất ít người để ý đó là sức người. Hàng ngày trên thế giới có hàng triệu người tập thể dục, thậm trí là làm những việc vô ích không đâu. Thử hỏi bỏ ra rất nhiều sức lực để nâng quả tạ lên đến năm sáu mươi lần để làm gỉ, nếu bỏ qua khía cạnh sức khoẻ. Nếu biết sắp xếp, ta có thể tận dụng sức lực của hàng triệu thanh niên tập thể hình, hàng triệu cô gái nhảy airubich và hàng triệu những quý bà đi đi đi lại vung tay vung chân? để tạo ra một việc gì đó đóng góp cho xã hội. Tệ hơn nữa là trong những giải thể thao, các vận động viên, các chú ngựa nòi, những chiếc xe đua tốt? chỉ được chế tạo ra và chạy xem ai nhanh nhất một cách rất vô bổ. Chi phí nhân công, nguyên vật liệu, xăng xe, hao mòn lốp, tai nạn? những thứ đó tôi cho là láng phí. Nếu quả thật người xem bắt buộc các đơn vị sản xuất phải thử thách như vậy, nên chăng hãy để những chi phí đó đầu tư thẳng vào chất lượng của những máy bán đại trà, tôi tin rằng chất lượng của chúng sẽ được nâng lên đôi chút.
  5. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tôi viết bài viết này với một sự thận trọng rất lớn. Thứ nhất: tôi không phải là một người được đào tạo và nghiên cứu trong ngành Vật lý. Những kiến thức về Vật lý mà tôi thu thập được là từ hồi học phổ thông, một số sách và internet? Thứ hai là gánh nặng từ những người đi trước, những min-mod của diễn đàn? họ là những chỉ bảo cho tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu bộ môn khoa học cơ bản và lý thú này. Ngoài ra, tôi luôn phải tự nhắc nhở mình rằng phải biết cách tiếp cận đúng: luôn đặt câu hỏi đúng, rồi tìm ra câu trả lời đúng thì mới dẫn dắt được các đàn em đi sau?
    Khi tôi viết ra những dòng này, tôi rất muốn mọi người hãy vứt bỏ đi những kiến thức đã lĩnh hội được về Vật Lý từ sự giáo dục của nhà trường. Để cùng quay lại thủa mông muội của loài người, trực giác để "nói chuyên" với nhau. Không một áp lực nào! Bởi chính tôi cũng rất "dốt" Vật lý và nhất là các vấn đề của Toán học của Vật Lý.
    Tôi vẫn còn nhớ năm tôi trượt đại học và có nhiều thời gian để suy nghĩ về thất bại của mình. Cùng với đó là đọc cuốn ?oThuyết tương đối cho mọi người? do anh bạn thân tôi cho mượn, tôi đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: ?oCái gì sinh ra vũ trụ ??. Sau này, khi thấy vũ trụ quá rộng lớn, vượt quá tầm nhận thức của mình, tôi chỉ dám thu nhỏ câu hỏi đó thành: ?oCái gì sinh ra trái đât ?? Đến bây giờ, với chúng ta câu trên thật là buồn cười, nhưng với tôi thời điểm đó, nó hoàn toàn nghiêm túc và đó chính là mục đích để tôi bước đầu có những suy nghĩ, những bài học đầu tiên của tôi, khi mới chập chững bước vào con đường nhận thức thế giời xung quanh. Sau nhiều ngày đên suy nghĩ, cuối cùng tôi cũng trả lời được cho câu hỏi này. Rất lạ nó là câu trả lời khác hẳn với những mong đợi, đơn giản đó là ?oĐừng nên đặt ra câu hỏi đó !? Vũ trụ, hay trái đất đương nhiên có.
    Điều này thoạt đầu tưởng như là vô thưởng vô phạt, nhưng kỳ thực nó đã giúp tôi tìm ra được cách tiếp cận vấn đề. Giúp tôi biết được rằng cách tiếp cận và suy nghĩ của mình như thế là sai. Chẳng có cái gì sinh ra vũ trụ cả, vũ trụ nó tự dưng có. Ta phải coi vũ trụ tự dưng có rồi với là nền tảng, mới là điều cơ bản. Ta không được quan niệm rằng ban đầu chưa có cái vũ trụ, sau một sự kiện nào đó xảy ra, vũ trụ mới được hình thành.
    Trong cuộc sống có những câu hỏi không nên trả lời và cũng có những câu hỏi không nên hỏi. Những câu hỏi không nên trả lời thường là những câu hỏi mang tính tế nhị, nhạy cảm?. Những câu không nên hỏi là những câu biết chắc chắn câu trả lời, hay biết chắc chắn là không trả lời được. Nhưng đôi khi chúng ta vẫn đặt ra những câu hỏi thuộc hai loại này. Đó chính là trường hợp của tôi. Phần vì không biết, phần vì không phân biệt được các phương án trả lời và phần vì những nhận thưc về thế giới xung quanh của tôi còn có những điều thiếu sót. Và cũng chính vì thế mà tôi viết ra được bài viết này.
    Chúng ta nên hiểu rằng Triết học đặt ra các vấn đề ?oVật chất ?" Ý thức, cái gì có trước?? hay ?oQuả trứng - Con vịt, cái náo có trước?? để kích thích chúng ta tư duy, chứ không phải Triết học sẽ dùng phương pháp luận của mình để tìm ra cái gì có trước. Đó là việc của khoa học, còn triết học dạy ta phương pháp làm việc. Nhưng dù thế nào thì ta cũng chờ đợi các nghành khoa học phát triển, tìm những bằng cứ để xác thực cho những tranh cãi đó.
    Sau đợt đó, tôi rơi vào một đợt khủng hoảng khi tôi nhìn thấy sự vô biên của vũ trụ, sự nhỏ bé của bản thân mình trước nó. Nhìn thấy sự hạn hữu của mình trước lịch sử của loài người và lịch sử của loài người trước lịch sử của trái đất, hệ mặt trời và vũ trụ.
    Ngày đó, tôi tin rằng: sẽ có một lúc nào đó loài người sẽ bị diệt vong. Thế thì cái sự tồn tại của chúng ta ở đây, khi tôi viết những dòng này, khi các bạn đọc nó? thử hỏi: chúng còn ý nghĩa gì? Những điều đó là hết sức nhỏ bé. Tôi, bạn, chúng ta rất nhỏ bé. Cho dù chúng ta có làm gì, có vĩ đại đến đâu thì trong 80 năm đời sống của mình, sự hiện hữu của chúng ta cũng là rất nhỏ bé so với lịch sử loài người. Và loài người chúng ta dù có làm gì, có văn minh đến đâu thì đến lúc diệt vong cũng chỉ là một cái gì đó rất nhỏ bé, chẳng gì nhớ tới? Cảm giác ban đầu của tôi là rất sợ hãi khi thấy rằng cuộc sống dường như là vô nghĩa, vì như các bạn đều thấy: tất cả mọi điều rồi cũng sẽ bị lãng quên. Nhưng rồi dần dần tôi cũng cân bằng trở lại được. Thậm trí còn rất vui khi thấy rằng mình đã hiểu đúng tự nhiên.
    Một vài năm sau đó, tôi rất đó kỵ với câu nói: ?otất cả chỉ là tương đối?. Tôi cho rằng có thể còn hơn thế, tất cả không những chỉ là tương đối mà ?otất cả chỉ là vô nghĩa?. Cứ tư duy theo định kiến đó, một thời gian sau, tôi thấy rằng đúng như thế thật, thậm trí còn tệ hơn thế nữa, ?otất cả không là gì cả?. Bởi vì vô nghĩa cũng là một cái gì đó, nó vẫn có nghĩa là đối diện với có nghĩa, đây tất cả không là cái gì cả cơ. Và tôi thấy rằng đó chỉ là cách nhìn nhận, cách mà chúng ta tiếp cận vấn đề mà thôi.
    Như các bạn thấy, cuộc sống hàng ngày vẫn diễn ra, đều đều theo diễn biến của nó. Thế mà có hàng nghìn, thậm trí hàng vạn bài viết viết về nó, không cuốn nào giống cuốn nào. Tất nhiên trừ những trường hợp sách dịch hay đạo văn. Sở dĩ có chuyện đó là do cách nhìn nhận của các tác giả của chúng khác nhau. Nhà báo viết khác, nhà văn viết khác, nhà kinh tế viết khác và nhà khoa học viết khác?
    Vài năm sau, tôi thấy rằng mọi hiện tượng xung quanh chúng ta, hay chính xác hơn là mọi vận động xung quanh chúng ta đều có chung một hình thái là nguyên liệu biến đổi, hao phí, giải phóng mà có. Tức là chúng đều có một nguyên nhân. Có một cái gì đó đứng đằng sau mọi hiện tượng, là nguyên nhân của mọi sự vận động. Đó là nguyên liệu, hay tổng quát hơn, đó là năng lượng.
    Tôi luôn tâm niệm rằng mình không hề tìm ra cái gì đó thực sự mới mẻ cả. Mà trong khuôn khổ bài viết này, đơn giản chỉ là viết ra những gì người đi trước đã nói... Nếu ai đã từng nghiên cứu qua về cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử, chắc bạn đó sẽ thấy ?ohồn? của ông ấy ở đây. Những điều tôi nói ra đây ông ta đã nói cả rồi, chỉ có cách diễn đạt là khác nhau mà thôi.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 15:14 ngày 25/08/2008
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Số không (0) là một con số rất ma quái, các nhà khoa học dường như vừa sợ nó, vừa thích nó. Họ thích nó vì số không giúp họ trong nhiều tình huống gay go. Như cho rằng tổng năng lượng vũ trụ bằng không chẳng hạn. Có vẻ rất thuyết phục! Nếu họ nói với quần chúng là bằng một con số nào đó, chắc đó là một thảm hoạ. Sẽ có hàng ngàn câu hỏi đặt ra tiếp theo đại loại như: sao nó lại bằng con số này mà không bằng con số khác...?
    Tôi thấy rằng số không theo quan niệm của con người khác với số không của tự nhiên. Hay chính xác hơn là tự nhiên không có số không. Ví dụ thế này: ông anh họ tôi ở quê có 5 con lợn, dịch bệnh làm chúng chết cả, ông chẳng còn con lợn nào, theo ông ấy và tất cả chúng ta là như thế. Nhưng theo tự nhiên, vẫn có 5 con lợn, và 5 con lợn ấy đã chết. Đối với những con vi khuẩn, vi rút... có một bữa tiệc lớn cho chúng. Nghĩa là số không có chỉ là do cách nhìn: tôi không có vợ, tôi không có tiền, tôi không có nhà... số không này khác. Có hàng triệu cô gái, có rất nhiều tiền và có rất nhiều nhà... Xã hội luôn có những thứ đó, chỉ có một cá nhân cụ thể là không có thôi.
    Số không như một điểm kỳ dị, ở đó khoa học, cuộc sống, tôn giáo... tiếp cận với nhau. Những khái niệm gần với nó rất nhiều: chân không, không gì cả, hư vô, hư không, hư ảo, vô nghĩa, vô biên, vô cùng, vô cực, vô tận... Đó là những khái niệm thoạt đầu tưởng như rất gần nhau, nhưng thực tế đó là những khái niệm chuyên môn của các lĩnh vực rất khác nhau. Như "chân không" là khái niệm trong khoa học, "hư vô" là khái niệm trong triết học hay tôn giáo, vô biên là từ thường dùng trong văn nghệ...
    Bây giờ tôi sẽ dùng thuyết năng lượng của mình để giải hai bài toán về nghịch lý của thời gian. Thứ nhất: đi ngược lại thời gian về quá khứ. Thứ hai: Nghịch lý anh em sinh đôi.
    Đi ngược lại thời gian về quá khứ. Điều này rất khó giải thích vì quan niệm về thời gian của chúng ta quá sâu sắc. Rất hay là khi nhận thức càng ít, người ta càng thấy sự hiện hữu thời gian không quan trọng, nhất là trẻ con, người thượng cổ hay loài vật. Để cho dễ hiểu, tôi sẽ lấy ví dụ thô thiển. Nhưng trước hết, tôi phải khẳng định một điều là những gì ta chưa biết là tương lai của ta. Dù phủ định khai niệm thời gian nhưng tôi sẽ lấy để làm sao như là nó vẫn chảy để tìm ra sự ngộ nhận. Có một con kênh vuông thành sắc cạnh, nước chảy đều với vận tốc như nhau tại mọi thiết diện ngang. Bạn cứ hình dung dòng chảy của nó như dòng chảy của thời gian. Có một cái bè trôi trên con kênh đó. Chắc chắn cái bè này không thể trôi ngược dòng lại vị trí trước của nó được. Nếu có một điểm tỳ nó sẽ đứng lại được, nhưng dòng nước xung quanh vẫn cứ tiếp tục chảy qua nó. Lúc này thời gian đối với nó vẫn trôi. Ở đây có hai loại thời gian. Một thời gian của dòng kênh, cái bè cảm nhận được khi nước dập vào nó. Thời gian của cái bè bởi cái bè đó sẽ tan ra sau một thời gian ngắn tồn tại chẳng hạn.
    Vấn đề sẽ khác đi rất nhiều nếu có sự xuất hiện của một cái canô, vật mà tự bản thận nó có thể đứng lại trên dòng nước đang chảy, thậm trí là đi ngược dòng trở lại ví trí trước của nó. Đó là một cái máy, nó đốt cháy xăng, năng lượng hoá thạch để lấy cơ năng cho cánh quạt của máy chém vào nước. Giả sử cái canô đó đi ngược lại với chiều dòng nước đang chảy trong con kênh. Điều gì sẽ xảy ra? Nó sẽ gặp những phân tử nước trước khi cái bè mắc cạn gặp được các phân tử nước đó. Nhưng nhở là chỉ chúng ta biết thôi, còn cái canô kia không hề biết được nó sẽ gặp những gì trước mắt. Vì như tôi đã nói ở bên trên: những gì ta chưa biết là tương lai của ta. Ở đây vấn đề là do có sự hiểu biết, con người hiểu ngầm định với nhau và biết trước được là khi chạy ngược như thế, cái canô sẽ gặp những phân tử nước trước cái bè.
    Con người cũng là một cái máy và tư duy là một quá trình tiêu hao năng lượng. Và cũng chính từ sự tư duy đó, chúng ta đặt ra khái niệm thời gian thời gian, rồi lại vướng mắc trong những nghịch lý của nó. Tư duy của chúng ta đã cao siêu đến mức, nghĩ rằng mình có thể tách ra khỏi dòng thời gian để đi ngược lại quá khứ. Chúng ta gây ra sự rắc rối từ chính sự thông minh của mình. Kỳ thực kể cả theo quan niệm cũ của chúng về thời gian, thì chúng ta cũng không thể đi ngược lại nó được. Chúng ta có thể hao phí năng lượng vào những cái canô đi ngược dòng kênh, nhưng theo người lái canô, đó vẫn chỉ là đi xuôi về tương lai, vì họ không thể biết trước điều gì sẽ đến với họ.
    Khi chúng ta ngồi tư duy về vấn đề này thì cũng có hai dòng thời gian đang chảy, thời gian của dòng kênh, và thời gian của riêng tôi. Vì khi tôi ngồi ở bất cứ đâu trong vũ trụ có g=9,8m/s2 thì tôi vẫn cứ thấy mình đang đói bụng dần đi, đó là thời gian riêng của tôi. Thời gian của một vật thể phụ thuộc vào quá trình tồn tại của nó. Vì vật thể nếu không có gì tác động nó sẽ tan dần để giải phóng năng lượng. Còn thời gian của một cái máy thì phụ thuộc vào mức độ chuyển hoá năng lượng của nó. Khi nó chuyển hoá nhanh, nó cần năng lượng đầu vào nhanh, thời gian của nó trôi nhanh. Khi đầu vào nhanh nhưng máy chuyển hoá chậm thì sẽ bị ngưng lại làm khối lượng của nó tăng. Khi quá trình giải phóng nhanh, đương nhiên vận động phải nhanh, nếu quá trình đầu vào không đáp ứng kịp thời, cái máy sẽ ngừng hoạt động.
    Sau đây ta đi giải quyết vấn đề thứ hai: nghịch lý anh em sinh đôi. Giả sử trên con kênh có hai cái canô và con kênh này ở đoạn ngắn thì thẳng, nhưng khi dài ra bất tận thì lại là hình tròn. Con tàu thứ nhất có công suất thấp nên chạy rất chậm. Con tàu thứ hai thì ngay tức thì chạy được một vòng để quay lại chỗ cũ?
    Việc con tàu thứ hai gặp lại chính nó ở vòng trước là điều không thể, vì nó chỉ có một mà thôi. Bây giờ tôi sẽ chứng minh rằng, không thể có vận tốc quá cao như thế. Bất cứ sự thay đổi vị trí nào trong không gian đều cần đến sự hao phí năng lượng. Kể cả là có cố ý hay không. Máy móc muốn chuyển động thì cần phải có năng lượng hao phí, chuyển hoá để đẩy nó đi?
    Sự chuyển hoá năng lương nhanh nhất trong tự nhiên có trong ngọn lửa hay mặt trời. Đó chính là quá trình bức xạ để phát ra sóng điện từ, sóng ánh sáng. Làm cho ánh sáng có vận tốc c=300.000km/h, vận tốc tối đa của tự nhiên. Nhưng ánh sáng lại không thể đẩy được một vật đi được, vì ánh sáng có khối lượng bằng không. Ánh sáng gặp vật sẽ bị vật hấp thụ, nó chìm sâu vào trong vật thể đó. Tức là, ở một mức chuyển hoá năng lượng tới hạn nào đó, sự hao phí năng lượng không làm cho quá trình chuyển động tăng được vận tốc thêm nữa. Không thể có chuyển đông nào nhanh hơn được vận tốc ánh sáng. Vì nó đẩy một vật khác không thể nhanh hơn nó chạy một mình, chưa nói đến khi gặp vật khác nó không đẩy được mà bị ?ongấm? vào vật đó.
    Lửa là phát minh cổ xưa nhất và là đầu tiên của loại người. Chúng ta không biết đó cũng là một cái máy ?" cái máy của tự nhiên. Ngọn lửa cần nguyên liệu là O2 và vật liệu cháy. Nó biến đổi chúng thành tro và giải phóng ra nhiệt năng. Cái máy này kích thích cái máy do con người tạo ra hoạt động. Rất nhiều máy móc của con người phải được kích thích từ lửa: máy hơi nước, động cơ đốt trong?
    Ta nói qua đôi chút về bản chất của các loại năng lượng theo quan niệm cũ và chúng được các lực cơ bản tạo ra thế nào. Ví dụ điển hình nhất là việc tạo ra điện năng từ nhà máy thuỷ điện. Trái đất quay quanh mình cuốn các vật quanh nó dính chặt vào và cố định quay theo. Nước bị cuốn vào nên nó có thế năng, thế năng này có do vị trí tương quan của nó so với mặt đất, nói thô thiển là nó ở trên cao nên sẽ có xu hướng ?orơi? xuống đất. Nước lại là chất lỏng nên người ta hướng nó chảy vào các ống làm quay tua-bin. (Ở đây theo quan niệm cũ thì là lực hẫp dẫn gây ra thế năng cho nước). Người ta gắn các nam châm vào trục quay, từ trường quay thì tạo ra dòng điện, dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. Nếu ta để ý một chút thì toàn bộ quá trình này chỉ là sự khéo léo sắp sếp tạo ra sự tương tác giữa các lực cơ bản của tự nhiên, trong trường hợp cụ thể này là lực hẫp và lực điện từ, hẫp dấn trái đất tác dụng lên của nước tạo ra chuyển động quay của tua-bin tạo ra dòng điện. Các quá trình tạo ra năng lượng khác cũng có bản chất từ sự tương tác giữa các lực cơ bản với nhau. Nhiệt năng, sức gió, sức sóng có bản chất từ sự vận động của vật thể, mà vận động này có bản chất là sự tương tác, thay đổi vị trí của các hạt cơ bản cấu tạo lên.
    Con người luôn muốn nghiên cứu và áp dụng các loại lực cơ bản để phục vụ hoạt động sống và sản xuất. Bằng chứng là từ xa xưa, lực hẫp dẫn đã được Tác-răng nghiên cứu, sử dụng khi đu dây từ cành cây này sang cành cây khác. Giúp cho việc đi lại trở nên nhanh chóng. Ngày nay thì có xe điện chạy bằng năng lượng điện, có bản chất từ lực điện.
  7. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Chú thích (trích dẫn):
    Bức xạ: vật chất phóng đi với tốc độ rất lớn (vào cỡ hàng vạn kilômet trong một giây trở lên).
    Bức xạ nền vũ trụ: Bức xạ từ lúc vũ trụ còn nóng, hiện nay dịch về phía đỏ nhiều đến mức không còn là ánh sáng nữa mà là dưới dạng viba
    Dịch chuyển về phía đỏ: sự dịch chuyển của các vạc quang phổ về phía đỏ của quang phổ, tức là sóng ánh sáng bị dài ra. Hiện tượng náy xảy ra khi các nguồn sáng (đặc biệt là các thiên hà) đang đi xa dần người quan sát.
    Định luật Culong: lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên một đường thẳng nối hai điện tích điểm, có chiều là chiều của lực hút nếu hai điện tích điểm cùng dấu và đẩy nếu hai điện tích điểm khác dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
    Đường đoản trình: đường nối hai điểm trên một mặt, trong không gian hoặc trong không-thời gian mà một vật bao giờ cúng phải chuyển động theo khi nó không phải chịu lực nào tác dụng.
    Ête: một chất mà các nhà vật lý thế kỷ 19 giả định rằng có chứa đầy trong vũ trụ giống như không khí chứa đầy trên mặt đất. Chất đó không có trọng lượng, trong suốt. không chuyển động và là môi trường truyền sóng điện từ giống như không khí truyền sóng âm.
    Gia tốc: tốc độ thay đổi của vận tốc theo thời gian. Quy ước: gia tốc dương khi vật chuyển động nhanh dần, gia tốc âm khi vật chuyển động chậm dần.
    Hạt cơ bản: hạt nhỏ nhất không chia cắt được của vật chất. Chúng cấu tạo nên các hạt ta đã biết cho đến thời điểm này.
    Hệ quy chiếu: hệ trục toạ độ gắn liền với một số vật thể được chọn làm mốc. Nếu khoảng cách từ một vật đến các trục toạ độ thay đổi, thì ta biết vật đó đang chuyển động.
    Hệ quy chiếu quán tính: hệ quy chiếu đứng yên hoặc chuyển động thẳng đếu trong không gian tuyệt đối.
    Hằng số Plank: hằng số cơ bản của vật lý xuất hiện trong các bài toán của vật lý lượng tử. Hằng số Planck được dùng trong các miêu tả về các hạt cơ bản như electron hay photon với tính chất vật lý có các giá trị gián đoạn chứ không liên tục. Hằng số Planck bằng độ bất định vị trí nhân với độ bất định vận tốc nhân với khối lượng của nó.
    Khối lượng: đại lượng vật lý tượng trưng cho mức quán tính của vật. Nói lên số lượng vật chất tập trung tạo thành vật chất và không thay đổi khi vật ở bất kỳ đâu trong vũ trụ.
    Không độ tuyệt đối: nhiệt độ thấp nhất có thể xá ra trong tự nhiên và bằng -273*C. Ở nhiệt độ này mọi thứ đều đóng rắn; phân tử, nguyên tử không còn chuyển động.
    Không-thời gian: hệ toạ độ bốn chiều của thuyết tương đối gồm ba chiều không gian và một chiều thời gian.
    Mẫu vũ trụ: mô hình nêu ra nhằm giúp người ta dễ dàng hình dung được sự cấu tạo và sự vận động của vũ trụ.
    Nghịch lý: điều ngược với quan niệm thông thường nhưng không trái với logic.
    Nguyên lý loại trừ Pauli: hai hạt đồng nhất không thể cùng tồn tại trong một trạng thái, tức là chúng không thể vừa có cùng vận tốc vừa có cùng vị trí. Nếu các hạt vật chất có vị trí rất gần nhau, thì chúng lại phải có vận tốc khác nhau mà điều này nghĩa là chúng không thể dừng lậu ở một vị trí.
    Nguyên lý lượng tử của Planck: Ý tưởng cho rằng ánh sáng có thể hấp thụ theo từng lượng nhỏ rời rạc, gọi là lượng tử, năng lượng có tỷ lệ với tần số
    Nguyên lý bất định: không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác.
    Quang phổ: hình thu được khi phân tán một chùm sáng phức tạp ra thành các chùm sáng đơn sắc.
    Quỹ đạo: đường do một vật vạch ra khi nó chuyển động.
    Thời gian riêng: thời gian do người quan sát cùng chuyển động với vật đo được. Tức là người quan sát và vật cùng nằm trong một hệ quy chiếu.
    Tiên đề: điều được thừa nhận là chân lý và được lấy làm cơ sở cho các hệ thống suy luận logịc.
    Toạ độ: các con số dùng để xác định vị trí của một điểm trong hệ toạ độ không gian và thời gian.
    Thuyết thống nhất lớn: Lý thuyết thống nhất các tương tác hấp dẫn, điện từ mạnh và yếu.
    Thuyết tương đối hẹp: thuyết cho rằng các định luật vật lý là như nhau với các nhà quan sát chuyển động trong các hệ quy chiếu quán tính với những vận tốc bất kỳ.
    Thuyết tương đối rộng: thuyết cho rằng các định luật vật lý là như nhau với các nhà quan sát chuyển động trong các hệ quy chiếu bất kỳ với những vận tốc bất kỳ. Thuyết này lý giải lực hấp dẫn bằng độ cong của không-thời gian bốn chiều.
    Trọng lực: lực tác dụng của trường hấp dẫn lên một vật, lực này tỉ lệ với khối lượng của vật đó.
    Vận tốc: sự thay đổi vị trí của vật chuyển động theo thời gian.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 25/08/2008
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579

    MADE IN VIETNAM
    MADE BY NTT
    MADE FROM SCIENTIFIC COOK BOOKS

  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Có thực là ánh sáng không gây ra một lực đẩy không?
    Nếu 1 thuyết dựa trên một (hoặc nhiều) luận điểm sai thì làm sao thuyết phục đây?
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Thực ra tôi đã trích nhiều phần của thuyết này để post lên diễn đàn bàn bạc và có nhiều phản biện. Tôi đã trao đổi lại cả rồi. Bạn cứ đọc từ từ cho chính xác, cụ thể rồi ta trao đổi nhé. Tôi post lên đây với mục đích đó mà!
    Như tôi đã nói bên trên: thứ nhất tôi không nói thuyết đúng 100%. Thứ hai bạn đừng quá quan tâm vào các luận điểm Vật lý. Mà kể cả bạn cho luận điểm đó, thậm trí là cả thuyết của tôi là sai cũng không sao mà. Nhưng đó chỉ là quan điểm của bạn. Đến bây giờ vẫn có người coi thuyết tương đối là một sự nhầm lẫn đáng buồn cơ mà.
    Chuyện đọc sách rồi mâu thuẫn với sách là điều hết sức bình thường. Tôi tin rằng bây giờ bạn đọc lại thuyết tươgn đối cũng có những điểm bạn không đống ý với nó. Tôi không mong bạn và cũng không mong 100% người đọc đồng tình, vì có mong cũng không được. Một lý thuyết ra đời bao giờ cũng sẽ có những ý kiến trái chiều nhau về nó. Điều đó không quan trọng. Quan trọng là ta có cái gì đó để bàn, có thuyết để xem nó đúng hay sai, để vịn vào đó mà trao đổi. Vui, nhỉ ?
    Còn ý kiến của bạn, tôi xin giải thích thế này:
    Thứ nhất: xin bạn hãy đọc lại chính cái đoạn bôi vài của bạn!
    Thứ hai: đó đúng là một luận điểm. Nhưng luận điểm nó ngoài nội dung của thuyết. Nó ở phần giải thích hiện tượng.
    ... -> đúng là ánh sáng có thể tạo ra lực để đẩy một thứ gì đó, nhưng thứ gì đó của bạn ở đây chỉ là một... hạt. Tức là một chất điểm với kích thước bằng 0, bằng với thiết diện ngang của một tia sáng. Với hàm ý tia sáng là tập hợp của các chất điểm (photon) theo một đường thẳng. Còn khối lượng của chất điểm bằng không thì chắc bạn đã biết.
    Đó chính là nguyên nhân của nguyên lý bất định.
    Từ "vật" tôi dùng ở đây ngoài ý nghĩa là một vật thể, nó còn có ý nghĩa là vật thể ấy chứa được cả con người, cụ thể là một con tàu vũ trụ. Thử hỏi ánh sáng có tác dụng được bao nhiêu đến tốc độ của một con tàu vũ trụ? Còn đối với một hạt (chất điểm) thì bạn hoàn toàn đúng.
    Luận điểm này không sai nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng, đó là lỗi của tôi khi không nói cụ thể ra vấn đề.
    Nếu còn phát hiện ra thêm một luận điểm khác cần trao đổi, mời bạn!
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 26/08/2008

Chia sẻ trang này