1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết năng lượng - Đăng đủ nên đọc mất thời gian đấy nhé !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi DANKOVN21, 25/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Người đặc biệt thường thể hiện sự đặc biệt qua những điều tầm thường, còn kẻ tầm thường lại cố gắng thể hiện sự tầm thường qua những điều đặc biệt!
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu hết những điều người ta nói thì làm sao biết người ta sai hay đúng? mà chỉnh sửa cho họ được? Bạn hãy "cố gắng" đọc cho hiểu bài của bạn đó đi nhé. Hoặc nghe bạn ấy nói cũng được thì càng tốt, sau đó nói đại ý lại với tôi nhé! Tốt nhất hãy xin cái bài đó post lên đây, tôi chỉnh sửa hộ cho. Bạn không thể cải tiến cái xe đạp nếu không hiểu nguyên tắc hoạt động của nó.
    Hay giới thiệu bạn ấy với tôi! Chắc bọn tôi giống nhau ở cái điểm: thích ở trong cái cảm giác không biết mình là thông thái thật hay rởm?
    Mà xem lại cách viết đi chứ câu cú lủng cũng lắm. Chấm phấy ngắt đoạn không đúng chỗ. Đọc có một đoạn ngắn thôi mà mãi tôi mới nắm bắt được nội dung.
    Không biết mấy cái nick này có phải của cùng một người không, mà ngoài vấn đề ánh sáng không thấy họ nói về điều gì khác?
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 28/08/2008
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy câu khẩu hiệu và chữ ký của bạn hay lắm!
  4. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    , lâu lâu lại có chút tâm tư khiến người u uất, kể cũng vui .
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    @ Dancovn21
    Ví dụ của bạn thật lủng củng, không đúng chỗ. Khi nghiên cứu cđ của toa tầu (cđ chậm), ừ thì có thể bỏ qua ma sát kk, nhưng khi nghiên cứu bản chất của ma sát không khí thì làm sao có thể bỏ qua chính nó? Cũng vậy, việc ánh sáng có gây áp suất là CÓ, còn nó có đáng kể hay không trong 1trưòng hợp cụ thể thì ta hãy tính tiếp tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể đó.
    Ý bạn có vẻ như cái lỗi trên cũng chỉ như 1 lỗi chính tả trong 1 bài văn?, Xin lỗi luôn, nó ko phải 1 lỗi chính tả, đó là 1 vấn đề quan trọng và có thể làm thay đổi suy luận của mỗi người, nhất là khi nguời nào định ''give birth to a theory''
    Tôi chưa hề mạt sát hay dùng từ nặng với bạn, nhưng bạn đã gọi tôi là ''kẻ tầm thường'' , kể ra đó ko phải là phuơng cách tranh luận khoa học tối ưu lắm, nhưng có thể là với bạn.
    Lời cuối: với cách tranh luận như vậy thì bạn đoán xem có bn nguời sẽ vào góp ý cho nội dung cái thuyết trên?
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Việc ánh sáng đẩy một vật thể gì đó khác với ánh sáng cản trở nó. Tôi nói về vấn đề thứ nhất, bạn nói về vấn đề thứ hai.
    Thực ra tranh luận kiểu này không phải là phong cách của tôi. Tôi muốn bàn bạc và trao đổi cơ. Tranh luận kiểu này không ai thắng cả, tất cả chúng ta đều thua. Là trò cười cho thiên hạ.
    Tôi không ở thành phố, đang ở trung du không trả lời nhanh được.
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bạn đang ở trung du? Hi vọng một ngày nào đó bạn ngồi dưới gốc mít, lúc đó có khi cái vạn vận hấp dẫn chỉ là đồ bỏ!
  8. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung:
    ...
    Xem lại các định nghĩa:
    Bây giờ tôi sẽ đánh giá lại cách đặt ra các khái niệm của chúng ta để nghiên cứu về thế giới tự nhiên từ đó có những nhìn nhận, đánh giá và nghiên cứu chính xác về chúng. Xem lại các khái niệm nguyên tốt, chất, hợp chất, vật thể để ta hiểu và hình dung được chúng trong thế giới tự nhiên.từ đó nghiên cứu cấu tạo cũng như sự vận động của chúng. Xem lại khái niệm năng lượng để ta hiểu rằng có sự khác nhau giữa khái niệm năng lượng trong cuộc sống và khái niệm năng lượng trong khoa học.
    - Nguyên tố: là những chất cơ sở có điện tích hạt nhân không thay đổi trong các phản ứng hoá học, cấu tạo nên các hợp chất. Ví dụ nguyên tố oxy, nguyên tố hidro, nguyên tố cacbon?
    - Chất: là vật chất tồn tại ở một thể nhất đinh, cái cấu tạo nên các vật thể. Ví dụ chất rắn, chất lỏng, chất khí?
    - Hợp chất: là chất mà phân tử gồm những nguyên tử khác nhau kết hợp với nhau theo một tỉ lệ nhất định. Ví dụ nước là một hợp chất mà phân tử của nó do một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hidro kết hợp với nhau tạo thành.
    - Vật thể: là một vật cụ thể độc lập, nó có những tính chất vật lý nhất định. Ví dụ như: hòn bi, quả táo, trái đất?
    Tính chất: khi nóng chúng đều dãn nở ra.
    Chất khí dễ cháy là oxy (O2), phân tử của nó được cấu tạo từ hai nguyên tử trong cùng nguyên tố oxy, vậy nó là một chất đơn nguyên tố. Nước là một hợp chất đa nguyên tố. Một nguyên tử của nguyên tố oxy kết hợp với hai nguyên tử của nguyên tố hidro tạo thành nước, lại không phải là một hợp chất dễ cháy trong điều kiện thường.
    - Năng lượng
    Để hiểu được khái niệm năng lượng thì tôi phải tách ra hai góc độ nhìn nhận về nó, vì góc nhìn nhận của cuộc sống khác với góc nhìn nhận của khoa học, chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa các khái niệm này.
    Góc nhìn thức nhất: trong cuộc sống chúng ta gọi những nguyên tố hay những hợp chất dễ cháy là năng lượng, kỳ thực nó chỉ là nhiên liệu, một số loại chất đốt dễ cháy để tạo ra nhiệt năng. Ví dụ chúng ta coi dầu mỏ là năng lượng (năng lượng hoá thạch) nhưng đây chỉ là nhiên liệu (chất đốt) mà thôi. Tức là về mặt thực tiễn, năng lượng là sự thể hiện cho việc nhiều (hay ít) của lượng chất đốt có trong lãnh thổ một quốc gia: củi đốt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, chất đốt...
    Ngoài ra năng lượng còn là sự thể hiện sự nhiều (hay ít) của cách trạng thái của một vật (hay hệ vật) mà qua cấu tạo hay sự tương tác giữa các thành phần (hay bộ phận) chúng có khả năng sinh ra công có ích cho con người. Ví dụ: có nhiều thác nước sẽ làm ra được nhiều điện năng từ nhà máy thuỷ điện, có nhiều nắng, gió, sóng (bờ biển) sẽ làm ra được nhiều điện năng? Thuỷ điện là nước ở trên cao (có thế năng) khi chảy xuống thấp có khả năng sinh công, thuỷ triều là sự dâng lên hay hạ xuống của nước ven sông (hay ven biển) có khả năng sinh công, năng lượng từ sóng là hiện tượng sóng vỗ bờ có khả năng sinh công.
    Góc nhìn thứ hai: trong khoa học thì khái niệm năng lượng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ vận động để sinh công của một vật thể. Tức là những biểu hiện về mặt trạng thái của vật thể có khả năng vận động để sinh ra công năng. Khi vật thể có mức độ vận động cao, nó có năng lượng cao và ngược lai. Ví dụ như một quả tạ cùng độ cao sẽ có thế năng cao hơn một viên bi, vì khả năng vận động để sinh công của nó cao hơn.
    Chúng ta thường coi than đá là một loại năng lượng, nhưng đúng ra nó chỉ là một hợp chất có những tính chất nhất định. Khoa học còn tách hợp chất đó ra thành các vật thể để nghiên cứu: quan sát cấu tạo và thí nghiệm các hiện tượng của chúng: ví dụ than đá có cấu tạo chính là cacbon, khi ở nhiệt độ cao nó sẽ cháy để sinh ra nhiệt năng.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 12/09/2008
  9. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Người ta không gọi nước là năng lượng vì nó không phải là nhiên liệu (chất đốt) - một hợp chất dễ cháy trong điều kiện thường. Nhưng một lượng nước nhất định trên cao (có thế năng) có khả năng sinh ra điện năng (thuỷ điện); một lượng nước nhất định bên bờ biển có thể tạo ra thuỷ triều, sóng là những sự vận động có khả năng sinh công; một lượng nước nhất định trong bể bơi cũng tạo ra sóng và sóng đó cũng có khả năng sinh công.
    Vật lý là bộ môn khoa học nghiên cứu cấu tạo và sự vận động của các vật thể. Các nhà vật lý học đã nghiên cứu và phân biệt năng lượng ra làm nhiều loại như: cơ năng (thế năng và động năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng? Tuỳ vào các mục đích nghiên cứu mà người ta chọn ra các vật thể có các tích chất phù hợp với mục đích nghiên cứu đó. Ví dụ khi nghiên cứu về chuyển động (cơ năng) người ta thường chọn hay tạo ra các vật chuyển động. Khi nghiên cứu về nhiệt độ (nhiệt năng) người ta chọn những vật có nhiệt độ khác môi trường xung quanh. Khi nghiên cứu về ánh sáng mặt trời người ta thấy nó có khả năng sinh công nên gọi là quang năng. Dòng điện thì có khả năng sinh công nên gọi là điện năng. Hiện tượng gió thổi (dòng chuyển dời của không khí) có khả năng sinh công nên gọi là năng lượng sức gió. Hiện tượng nước vỗ bờ (sóng) có khả năng sinh công gọi là năng lượng từ sóng. Chúng ta cần phân biệt được đâu là hiện tượng, đâu là nguyên tố, đâu là hợp chất, đâu là vật thể và đâu là năng lượng về mặt thực tế thì với nghiên cứu thế giới tự nhiên một cách chính xác được. Sóng, gió là những hiện tượng, năng lượng chúng tạo ra là những khái niệm (năng lượng từ sóng, năng lượng gió); oxy là một nguyên tốt, còn dầu mỏ là một hợp chất. Quả tạ là một vật thể, khi ở trên cao nó có thế năng và nó có khả năng rơi xuống thấp để sinh công - nó chuyển động nên nó có động năng.
    Sở dĩ trong khoa học có sự phân biệt năng lượng nói chung ra thành các loại năng lượng nhỏ khác nhau là do mỗi một loại nguyên tố, hợp chất có những tính chất khác nhau nên có những biểu hiện ra ngoài khác nhau (oxy dễ cháy, xăng dễ cháy, bạc dễ dẫn điện) và mỗi một vật thể có những mức độ vận động khác nhau (ánh sáng có thể nung nóng thứ khác, dòng điện có thể chuyển thành cơ năng, nước trên núi (cao) có thể chảy xuống) Những nguyên tố, hợp chất hay vật thể nào có sự biểu hiện ra ngoài về một tính chất nào đó phù hợp với một loại năng lượng nào đó, thì ta thường chọn nó để nghiên cứu về loại năng lượng ấy. Đúng hơn là chúng ta chỉ nghiên cứu những mặt thể hiện ra ngoài lớn nhất của loại nguyên tố, hợp chất hay vật thể đó. Ví dụ khi nghiên cứu quả tạ rơi từ trên cao xuống, ta chỉ chú ý nghiên cứu cơ năng (thế năng, động năng, độ cao, chuyển động, gia tốc) của nó chứ không để ý đến nhiệt độ (nhiệt năng) của nó, nếu quả tạ đó nóng thì nó sẽ bức xạ nhiệt trong khi rơi xuống dưới.
    Tóm lại: các nguyên tố, hợp chất hay vật thể khác nhau biểu hiện ra bên ngoài các tính chất, các đặc thù về mức độ vận động hay các trạng thái có thể sinh công khác nhau. Dựa vào các tính chất, đặc thù và trạng đó người ta đặt tên cho các loại năng lượng hiện đang có. Trong vật lý khi nghiên cứu một loại năng lượng nào đó, người ta chọn ra những vật thể có tính chất hay tạo ra các mức độ, trang thái vận động cho chúng phù hợp với tính chất đó. Ví dụ khi nghiên cứu chuyển động, ta cho hòn bi lăn xuống theo mặt phẳng nghiêng.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 12/09/2008
  10. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Newton nghiên cứu nhiều về chuyển động (cơ năng gồm động năng và thế năng) và tương tác của các vật thể. Để nghiên cứu chuyển động và tương tác Newton đề ra các phương pháp luận, các công cụ toán học (vận tốc, gia tốc, lực) và các lý thuyết để nghiên cứu về chúng (3 định luật và thuyết vạn vật hấp dẫn). Newton không nghiên cứu về các hiện tượng (năng lượng) khác, tất nhiên các loại hiện tượng (năng lượng) đó có những người khác nghiên cứu - nhiệt độ (nhiệt năng) chẳng hạn. Nhưng một vật thể có thể có nhiều mức độ vận động khác nhau của các loại năng lượng khác nhau, tức là nó có nhiều khả năng vận động ta ra các hiện tượng khác nhau. Kim loại khi nóng chảy vừa có thế chảy xuống như chất lỏng vừa có thế truyền nhiệt ra môi trường.
    Mục đích của thuyết năng lượng là nêu lên một phát biểu thống nhất về các hiện tượng xảy ra khi nghiên cứu các vật thể. Vì nguyên nhân các hiện tượng xảy ra là năng lượng, bản chất của các hiện tượng là sự thay đổi độ lớn của một (hay nhiều) loại năng lượng. Mỗi một loạt hiện tượng xảy ra đã có những lý thuyết tương ứng giải thích cho chúng, nhưng những giải thích đó chỉ mới chỉ dừng lại ở biểu hiện bên ngoài mà chưa đi sâu vào nguyên nhân và bản chất bên trong. Thuyết năng lượng là thuyết làm được việc này. Ví dụ một quả tạ được nung nóng rồi thả từ trên cao xuống, Newton cho rằng nó sẽ rơi xuống theo phương thẳng với gia tốc a=g=9,8m/s2 nhưng ông không phát biểu gì về nhiệt độ nó bị giảm khi truyền ra môi trường. Thuyết năng lượng nghiên cứu cả hai loại hiện tượng đó, đó là hai mức độ vận động của quả tạ: trên cao rơi xuống và truyền nhiệt ra môi trường - thế năng và nhiệt năng.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 12/09/2008

Chia sẻ trang này