1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết năng lượng.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 06/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vuavatly

    vuavatly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chả có gì mà không logic cả. Người ta nói là có xu hướng thôi. Đồng chí đọc lại cái định luật 1 đi: Nếu .... thì vật chất tuân theo tiên đề 2.
    Nói rồi, nghĩ kỹ đi rồi hãy phát biểu.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Muốn phát biểu được một lí thuyết, trước tiên nên học ngữ pháp, sau đó nên học các khái niệm cơ bản về lĩnh vực của học thuyết đó.
    Hai cái này suy ra từ đâu, liên hệ với hai cái trước thế nào tôi cũng không được rõ! Hệ quả 1 thì đúng là bê nguyên xi tư tưởng biện chứng. Còn hệ quả 2 lại đi ngược với chủ nghĩa duy vật: đã là vật chất thì chắc chắn nó phải tồn tại, chứ không cần phải "nếu tồn tại" nhé! Tiếp theo đi sâu vào quan điểm của tư tưởng siêu hình: Nhầm lần giữa "vật chất" và "vật cụ thể". Như bạn gì trên đây đã nói, tôi không hiểu được thể tích, áp suất, nhiệt độ của photon là bao nhiêu?
    Ô ô! Buồn cười chửa, tiên đề là cái đưa ra để bắt buộc mọi thứ phải dựa trên nó, vật mà còn mang định luật đi ràng buộc nó? Mặt khác định luật này vi phạm nghiêm trọng định luật bảo toàn chuyển hoá năng lượng mà loài người đã kiểm chứng từ trước tới giờ.
    Thôi, định viết tiếp nhưng đoạn sau đọc buồn cười quá, mong nhà thông thái giải quyết mấy vấn đề trên đã!
    @ Nhamanhtuan: Xúc phạm người khác, treo 1 ngày. Lần sau nhớ bày tỏ quan điểm theo cách của một người biết về Vật lý!
  3. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    , nói chung là nên về suy nghĩ thêm 1-2 năm nữa rồi trao đổi. Còn bây giờ mới chỉ dừng ở mức ý tưởng sơ khai .
    Những gì bạn trình bày tôi thấy:
    - Thứ nhất là lộn xộn thiếu logic.
    - Thứ 2 là chưa nắm rõ khái niệm "định luật vật lý".
    - Thứ 2 là mơ hồ (tôi hiểu là bạn muốn khái quát các lý thuyết cổ điển nhưng tôi thấy điều đó không những không giải quyết được điều gì mà còn xa rời thực tiễn, thực nghiệm). Nếu vứt bỏ các định luật của Newton để thay bằng các định luật bạn nêu thì thậm chí không tính được một bài toán chuyển động cấp 1.
    Có thể ý tưởng của bạn nếu nghiên cứu kỹ và khoa học sẽ có kết quả nào đó. Hy vọng sẽ có ngày mọi người ở đây đều chúc mừng thành công của bạn.
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0

    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 22:33 ngày 08/10/2007
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    THUYẾT NĂNG LƯỢNG
    Phần mở đầu:
    Mọi vận động xung quanh ta đều phải cần đến năng lượng: cầu thủ đá bóng cần thức ăn; đống lửa cháy cần củi; bếp cháy cần ga; tàu hoả chạy cần dầu diezen; ôtô, máy bay, xe máy chạy cần xăng, tên lửa bay vào vũ trụ cần hydro lỏng?
    Năng lượng, hiểu theo nghĩa thông thường là những nguồn nguyên - nhiên liệu trên trái đất, khi được con người sử dụng sẽ biến đổi, hao phí mà thành. Những nguồn nguyên ?" nhiên liệu này có thể kể ra là: củi đốt, than đá, dầu mỏ, khí ga, chất đốt?
    Năng lượng, hiểu theo nghĩa rộng hơn còn là rất nhiều những sự vật hiện tượng khác như: nắng (quang năng), mưa (thế năng của nước), gió (năng lượng sức gió), sấm chớp (điện năng). Nghĩa là năng lượng có ở khắp mọi nơi, nếu như chúng ta hiểu được hình thức biểu hiện ra bên ngoài của nó.
    Năng lượng, được hiểu theo nghĩa rộng nhất có lẽ là từ khi nhà Vật lý học người Đức, Anbe Anhxtanh đưa ra công thức nổi tiếng về năng lượng nghỉ: E=mc2 (Năng lượng nghỉ của một chất bằng tích số giữa khối lượng của nó và bình phương vận tốc ánh sáng). Từ công thức này ta có thể hiểu: mọi vật chất trong vũ trụ này đều có chứa năng lượng, hay chính xác hơn là: mọi vật chất trong vũ trụ này đều là năng lượng. Nếu nó có khối lượng, nếu nó tồn tại.
    Phần nội dung:
    Tiên đề 1:
    Mọi hiện tượng vật lý xảy ra khi vật đang hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng.
    Tiên đề 2:
    Mọi năng lượng luôn có xu hướng tìm về mức năng lượng thấp hơn.
    Hệ quả:
    Mọi vật chất trong vũ trụ này đang vận động.
    Định luật 1:
    Một năng lượng sẽ gữ nguyên mức năng lượng đang có nếu không bị tác động bởi một năng lượng khác, hoặc tổng hợp các năng lượng cùng loại tác động đến nó cân bằng.
    Định luật 1 này mở rộng định luật 1 của Newton: Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều mãi mãi, nếu không có lực nào tác dụng hoặc tổng hợp các lực tác dụng lên nó bằng không.
    Như ta đã biết định luật 1 của Newton chỉ áp dụng được cho nhưng hiện tượng Cơ học, còn định luật 1 của ntt áp dụng được cả trong các lĩnh vực khác. Ví dụ: một viên than đá, nếu không bị truyền nhiệt, nó sẽ luôn giữ nguyên được mức nhiệt độ. Nếu bị một viên than đá khác truyền nhiệt nóng, nhưng lại bị một viên đá nước truyền nhiệt lạnh, nó cũng sẽ giữ nguyên được mức nhiệt độ. Đó là sự tương tác của hai năng lượng nhiệt năng với nhau.
    Định luật 2:
    Khi một năng lượng tác động lên một năng lượng khác, nó sẽ làm cho năng lượng bị tác động đó có xu hướng chuyển về cùng loại với năng lượng của mình. Và năng lượng bị tác động cũng tác động ngược lại, nghĩa là nó cũng có xu hướng làm cho năng lượng tác động về cùng loại năng lượng của nó.
    Định luật 2 này mở rộng định luật 2 của Newton: Một vật khi tác dụng lên vật khác một lực thì sẽ bị vật đó tác dụng lại một lực có cùng độ lớn, cùng điểm đặt nhưng ngược chiều.
    Định luật 2 của Newton chỉ áp dụng được cho nhưng hiện tượng Cơ học, còn định luật 2 của ntt áp dụng được cả trong các lĩnh vực khác. Ví dụ: một viên than đá, nếu bị một viên than đá khác truyền nhiệt nóng, thì nó cũng sẽ cản trở lại sức nóng đó bằng cách: truyền lại viên than đá đó mức nhiệt độ nó đang có.
    Hay một vật đang chuyển động tác dụng vào một vật đứng yên khi, nó sẽ làm cho vật đứng yên có có xu hướng chuyển động theo, nếu như đủ độ lớn. Và vật đứng yên cũng có xu hướng làm vật chuyển động đó đừng lại như mình, nếu đủ khối lượng. Đó là sự tương tác giữa động năng và thế năng trong cơ học.
    Định luật 3:
    Mức độ chuyển hoá năng lượng của một năng lượng từ dạng này sang dạng khác tỉ lệ thuận với độ lớn của loại năng lượng tác động và tỉ lệ nghich với độ lớn của loại năng lượng bị tác động.
    Định luật 3 này mở rộng định luật 3 của Newton: Gia tốc (mức thay đổi vận tốc) của một vật tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng lên nó và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
    Định luật 3 của Newton chỉ áp dụng được cho nhưng hiện tượng Cơ học, còn định luật 3 của ntt áp dụng được cả trong các lĩnh vực khác. Ví dụ: Một viên than đá khi bị một viên than đá khác truyền sức nóng (nhiệt năng) nó sẽ tăng nhiệt độ nhanh khi sức nóng lớn và khối lượng của nó nhỏ.
    Quán tính:
    Theo cách tiếp cận của thuyết năng lượng thì quán tính là: hiện tượng vật lý đặc trưng cho khả năng cản trở sự biến đổi năng lượng của một loại năng lượng. Nó chỉ xuất hiện khi có hai năng lượng tương tác với nhau, và kết thúc khi năng lượng này chuyển hoá hoàn toàn thành loại năng lượng kia.
    Khi một thế năng bị một động năng tác động, không những nó cản trở xu hướng của động năng muốn biến nó thành động năng, mà có còn xu hướng biến động năng này thành thế năng như nó. Một sức nóng khi bị một sức lạnh tác động, không những nó cản trở sự biến thành lạnh mà nó còn muốn sức lạnh đó phải nóng như nó.
    Khi quá táo rơi xuống đất nó có xu hướng đẩy trái đất chuyển động theo nó.
    Phần kết luận:
    Trên đây là toàn bộ phần thuyết trình của thuyết năng lượng, với những đại lượng và khái niệm hoàn toàn tuân theo các học thuyết của Vật lý cổ điển.
    Phần thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton sẽ được phát biểu thành: Hai loại năng lượng trong không gian luôn có xu hướng hoà làm một để có được mức năng lượng thấp hơn. Cường độ của mức chuyển hoá đó tỉ lệ thuận với độ lớn của hai loại năng lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng không-thời gian giữa chúng, và còn phụ thuộc vào mức độ chuyển hoá năng lượng đặc trưng của loại chất cấu tạo nên hai loại năng lượng đó.
    Ví dụ: có hai khối nước trong không gian, từng khối một sẽ co về hình cầu và chúng hút nhau (đến gần nhau để hoà làm một) với một lực mà Newton đã chỉ ra là F = G.m1.m2./r2. Khi chạm nhau chúng hoà làm một, và vì cùng là nước nên chúng hoà làm một khối rất nhanh. Việc này sẽ rất khác nếu là một khối nước còn khối kia là thạch rau câu.
    Người viết
    Đã ký
    ntt0180@yahoo.com
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 08/10/2007
  6. B0k19A

    B0k19A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    bạn ntt có thể giải thích rõ hơn thế nào là "xu hướng tìm về mức năng lượng thấp hơn" dc ko ạ?
    có thể bạn nghĩ tới trường hợp của electron trong nguyên tử hay bong bóng nước chăng????
  7. vuavatly

    vuavatly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    To dangiathong: ai bảo cậu là năng lượng không phải là vật chất? Tín đồ của triết học lấy cái khẳng định ấy ở đâu đấy?
    Tôi đã bảo rồi, tiên đề 2 nói về xu hướng. Cậu phải nhớ rằng Mọi năng lượng luôn có xu hướng tìm về mức năng lượng thấp hơn, thấp nhất có thể. Chứ không phải muốn là được ngay. Vì sao?
    Vì không phải mình hòn đá của cậu nó muốn vậy mà mọi năng lượng xung quanh cũng đều "muốn" vậy. Trái đất cũng muốn vậy. Như vậy mới xảy ra xung đột và dẫn đến vật chất giải phóng hay hấp thụ năng lượng. Cậu đọc lại cái tiên đề đầu tiên đi.
    Viên đá của cậu đang ở một độ cao cố định ( trên bàn hoặc treo bằng dây ). Nó có xu hướng giảm thế năng. Việc đó đơn giản nếu nó đủ lớn để làm võng bàn thêm hoặc dãn dây. Tuy nhiên cái xu hướng của nó lại làm ảnh hưởng đến xu hướng của vật chất khác: bàn võng , dây căng đều bị tăng thế năng.
    Đấy nếu các cậu chịu đọc kỹ, suy nghĩ kỹ thì các cậu sẽ có suy nghĩ nghiêm túc về thuyết này.
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Hai năm rồi mà thuyết năng lượng vẫn chưa có gì mới nhà thông thái nhỉ? Vẫn là chỉ nhằm cố gắng giải thích "xu hướng" của sự vật hiện tượng mà không quan tâm đến quá trình. Lấy VD bài quả táo rơi từ trên cây xuống đất, thuyết năng lượng may ra chỉ giải thích được tại sao quả táo rơi xuống đất mà không giải thích được vị trí và vận tốc của quả táo tại mỗi thời điểm trong suốt quá trình rơi. Hình như nhà thông thái vẫn coi thời gian chả là cái đinh gì
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đừng tự đề cao mình thế này! Tốt nhất là chịu khó đọc kỹ vào, học nhiều vào, đọc nhiều sách thánh hiền vào may ra bớt cái ngông cuồng đi một tí.
    Còn thích bảo năng lượng là vật chất thì về học lại đi nhé, Định nghĩa NĂNG LƯỢNG???
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ mong được đến thế, những việc khác người ta làm cả rồi, mà họ làm đúng.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 09/10/2007

Chia sẻ trang này