1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết tiến hóa của Darwin đúng bao nhiêu % ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi SuperThin, 24/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SuperThin

    SuperThin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2001
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    1
    Thuyết tiến hóa của Darwin đúng bao nhiêu % ?

    Chào các bác tham gia chuyện phiếm ở topic này. Gần đây, nhân một hôm không ngủ được em mới lục lọi sách báo cũ ra đọc thì thấy trong ấy người ta nói rằng "có lẽ thuyết tiến hóa của Darwin cần phải được xem lại". Và rồi em nhớ lại là khi học ở trường đại học thì một thầy giáo dạy sử của em cũng có nói như vậy. Thầy giáo em nói rằng "Làm sao tin được chuyện tiến hóa từ con khỉ thành con người trong khi con khỉ thì lông lá nhưng tóc thì ít (nếu không nói là không rõ ràng) còn con người thì lại ít lông nhưng tóc lại rậm rạp...". Và các bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng người cổ đại trước khi biết dùng lửa thì là ăn thịt sống, trong khi đó hàm răng của họ lại yếu ớt rất nhiều so với những con thú ăn thịt. Phải chăng theo thuyết tiến hóa thì trước khi con người biết dùng lửa để làm chín thức ăn người ta ăn thịt sống? Thế thì với những hàm răng yếu ớt kia họ ăn thịt sống kiểu gì.
    Có nhiều nhà khoa học gần đây cũng nghĩ rằng bên cạnh thuyết tiến hóa thì còn có thuyết suy thoái nữa. Bởi vì có nhiều phát hiện cho thấy dường như ngày xưa con người đã từng văn minh, lúc đó họ là những người khổng lồ. Qua thời gian, có lẽ do thiên tai hoặc lý do gì đó họ chán ghét cuộc sống văn minh đô thị trốn vào rừng rậm và suy thoái trở thành khỉ thành vượn chăng?! Và cái vòng lẫn quẩn văn minh - dã man - văn minh cứ trở đi trở lại nhiều lần qua nhiều triệu năm có sự sống trên trái đất này.
    Bản thân em thì chưa biết nên tin vào lý thuyết nào. Chỉ biết nghi ngờ thôi. Nhưng em nghĩ rằng có lẽ xưa kia tổ tiên con người từng là những người khổng lồ. Bằng chứng ư? Đó là những thứ mà các bác xem ti vi thấy đó: những công trình xây dựng bằng đá rất lớn ở Nam Mỹ, và có lẽ có cả Kim Tự Tháp Ai cập nữa cũng nên. Gần Việt Nam nhất thì có đền Ăngco ở Campuchia, ở Việt Nam thì có dấu tay rất to trên một tảng đá ở điểm du lịch Hòn Chồng phía Bắc thành phố Nha Trang. Nếu người xưa chỉ bằng kích thước bình thường của con người ngày nay thì không có lý do gì để họ làm những công trình trông to đồ sộ và thô như vậy. Những công trình kiến trúc từ khi con người nhỏ lại như hiện nay có cái nào như vậy đâu? Những truyện cổ tích, truyền thuyết... cũng hay nhắc đến những người khổng lồ, có lẽ phần nào là sự thật?
    Các bạn có những tài liệu nó về suy thoái và tiến hóa nên gửi lên/ giới thiệu cho mọi người tham khảo với nhé. Theo em chúng là những tài liệu khá bổ ích và là phương thức giải trí trước khi ngủ tuyệt vời nhất. Biết đâu trong mơ người ta thấy mình trở thành người khổng lồ như thuở xưa?
    Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người vì những chuyện có thể được xem là không đâu. Các MOD nếu thấy Topic này là "có vấn đề" thì cũng nên khóa/ xóa mà khỏi cần phải báo lại. Còn nếu nó bình thường thì nên để mọi người vào tranh luận góp vui biết đâu có gì hay hơn chăng?


    SuperThin.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn, topic này khá hay đấy. Có vài điều cần thảo luận trong này.
    Một: Liệu có hay ko quá trình tiến hoá lùi, tức là một thứ đã tiến hoá rồi vì lý do gì đó mà tiến hoá lùi.
    Hai: Liệu học thuyết Darwin đối với nguời là đúng hay sai?
    Tôi sẽ trình bày quan điểm của tôi trong vài hôm nữa, sau khi suy nghĩ thấu đáo hơn. Xin mời các cao thủ tiếp chiêu truớc.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn và xin gửi lời chào năm mới đến với các bạn.
    Theo như những tài liệu mà tôi đọc được, thuyết tiến hoá không hề nói là con người có nguồn gốc từ con khỉ mà con người và con khỉ là hai nhánh tiến hoá khác nhau và tổ tiên của chúng là loài khỉ cổ.
    Còn những nền văn minh cổ, hiện tại không loại trừ rằng đã có những nền văn minh đã từng bị huỷ diệt trước đây cũng không loại trừ rằng đó là nhánh tiến hoá khác. Và bạn nên nhớ rằng quá trình tiến hoá của nền văn minh thời gian chỉ bằng một phần nghìn của quá trình tiến hoá sinh học. Theo nghiên cứu về mặt sinh học, loài người hôm nay không hề thông minh hơn loài Crô-ma-nhông cách đây hàng triệu năm mà chỉ biết nhiều hơn do sự kế thừa.
    Xin mời các bạn tiếp.
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Có một chủ đề trước đây cũng đã bàn nhiều về vấn đề này, bạn có thể tham khảo : [topic]103018[/topic]
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn nvl đã đưa một đuờng link hữu ích.
    Tôi sẽ trả lời vào hai vấn đề chính mà tôi đã nêu lên.
    Một là có hiện tượng tiến hoà ngược không? Theo tôi là có thể có, đây là một quan điểm tuy mới nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Các hiện tượng như cá heo, bò sát dưới nước,?.. là một ví dụ rõ ràn. Rõ ràng khi tổ tiên chúng sống trên cạn thì chúng lại chui xuống nước để sống.
    Đối với loài người giả thuyết rằng vượn tiến hoá lùi từ người là hoàn toàn mới nhưng không có nghĩa rằng không thể xảy ra. Tuy nhiên vì giả thuyết vẫn là giả thuyết nên chưa thể trả lời thật sự chính xác.
    Hai: Đối với học thuyết Darwin cho đến gìơ vẫn đúng về phương diện cơ bản, nhưng về phương diện loài người vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng và chắc chắn. Một trong những lý do hiện nay cho việc chỉ ra con đường tiến hoá của loài người còn khó khăn là vì bản đồ tiến hoá chưa thực sự rõ ràng. Có những dòng người xuất hiện và sau đó biến mất một cách bí ẩn. Nhiều kết quả khảo cổ đưa những giả thuyết khác nhau là hoàn toàn có thật. Cho nên giá trị khảo cổ trên cũng có thể là một nhánh tiến hoá khác hoặc là lúc đó con người không xơi thịt.
    Ngay cả giả thuýêt về sự tiến hoá từ từ của Darwin của loài người cũng cần phải xem xét. Không giống các quan điểm cũ cho rằng lao động tạo ra con người ban đầu, giả thuyết của Machusin(một nhà khoa học LX) đã cho rằng vì một lý do là khe nứt của lục địa cũ đã tạo ra sự đột biến mạnh mẽ của một nhóm khỉ. Khiến chúng yếu hơn rất nhiều, và do đó chúng buộc phải lao động và dần dần tiến hoá thành loài người hiện này. Như vậy vai trò của lao động từ vị trí tuyệt đối trở thành vai trò công cụ và đứng sau đột biến.
    Cá nhân tôi sau khi tham khảo quan điểm của bạn cuongvhlt thì thấy có vẻ giả thuyết tiến hoà lùi của con người không chắc chắn lắm. Lấy ví dụ như ngay cả các kim tự tháp ai cập hiện nay người bản xứ cũng chưa biết làm thế nào mà xây dựng được. Trên thế giới còn quá nhiều điều bí ẩn chứ không phải chỉ riêng mỗi vài điều nhỏ thế đâu.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  6. atulavuong

    atulavuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.357
    Đã được thích:
    0
    Bác @Luuthuy làm gì mà cứ tiến hoá mới cả lùi hoá nghe mệt qué.Vả lại đã tiến rồi lại còn lùi hay sao??Theo em thì cứ tạm gọi là lùi hoá hay thoái hoá cho nhanhNhưng nói thế thì cần phải đặt vấn đề xem như thế nào là tiến hoá lùi như bác nói.Theo em hiểu tiến hoá là quá trình thay đổi của các loài theo xu hướng thích nghi với môi trường sống hoặc nói chung là thay đổi những đặc tính sinh học hoặc những tập quán theo hướng có lợi cho loài đó trong từng thời điểm xác định.Nếu nói như thế thì sẽ 0 có chuyện phát sinh lùi hoá(hay thoái hoá) như bác @Luuthuy đặt vấn đề.Vì khi phát sinh những biến dị mới mà bác cho rằng kém hơn(hoặc bất lợi) nhưng biến dị đó 0 làm giảm hoặc ảnh hưởng đến sự sống(phát triển) của loài phát sinh đó thì nó 0 phải là thoái hoá mà khi đó sẽ là trường hợp tiến hoá theo hướng rẽ nhánh phát sinh 1 giống hoặc loài mới.Trường hợp phát sinh những biến dị yếu kém ảnh hưởng đến sức sống của loài đó thì đương nhiên những cá thể đó sẽ sớm bị đào thải bởi thiên nhiên.Giả sử bác nói từ người khổng lồ mà trở thành người như ngày nay mà là 1 sự tiến hoá lùi thì tại sao người khổng lồ lại 0 còn tồn tại(nếu có thật) khi đó có thể thấy mặc dù bị thu nhỏ về kích thước nhưng chiều tiến hoá vẫn là chiều thuận.Bây giờ giả sử về sự tồn tại của người khổng lồ cổ đại là có thật và họ là tổ tiên của loài người hiện đại thì em sẽ suy luận theo hướng như thế này.Đến 1 giai đoạn tồn tại nào đó của người khổng lồ thì phát sinh 1 sự cố lớn trên trái đất chẳng hạn như động đất,núi lửa,băng tan hoặc thiên thạch rơi trúng trái đất (như giả thuyết về sự tuyệt chủng của loài khủng long) ..... thì khi đó nguồn thức ăn 0 còn đủ,hoặc trời quá nóng or lạnh hoặc là sự kết hợp của cả 2 or 3 trường hợp trên khi đó những người khổng lồ do kíck thước quá to lớn nên cần nhiều thức ăn và cần những diện tích lớn để có thể tránh nóng hoặc lạnh trong khi những chỗ như vậy 0 nhiều => bị đào thải dần.trong trường hợp thiếu dinh dưỡng và khắc nghiệt như vậy phát sinh những biến dị nhỏ bé hơn => nhanh nhẹn hơn,nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn,dễ tìm chỗ tránh nóng or lạnh hơn => tồn tại.Như vậy chiều tiến hoá vẫn thuận và hoàn toàn hợp lí.Nói chung thì khi nói đến tiến hoá thì còn phải xét đến hoàn cảnh và địa lí cũng như thời điểm phát sinh của cái tiến hoá đấy.Loài khủng long to lớn và khoẻ mạnh như vậy so với loài người mạnh hơn rất nhiều sao 0 còn tồn tại?Còn nói về ví dụ của bác
    Mà khỉ cổ 0 phải là khỉ ngày nay nên đương nhiên 0 thể đem đặc điểm loài khỉ ngày nay ra mà so sánh được.Chỉ có thể từ những điểm gần giống mà có thể nhận định được trước đây khỉ và người có khả năng cùng từ 1 loài khỉ cổ tiến hoá phân nhánh theo 2 hướng khác nhau mà ra,chứ 0 thể ngược lại từ những điểm khác nhau mà nói như bác @SuperThin được.Căn bản người và khỉ là 2 loài khác nhau rồi mà,chứ nếu phải giống nhau như thế thì người ta đã gọi khỉ là .... người
    Lâu lâu chạy rông 1 chút thấy cái này hay hay nên em cũng xin đóng góp 1 chút ý kiến.Đây toàn là quan điểm cá nhân thôi chứ chẳng có sách vở nào cả(híc,đến thyết của darwin em cũng chỉ được nghe đề cập sơ qua hồi học phổ thông chứ đã đọc đầy đủ lần nào đâu) nên có gì sai mong các bác chỉ giáo cho.Nhưng nhẹ tay 1 chút 0 thằng em nó sợ
    LƯỜI THIÊN HẠ KHÔNG ĐỐI THỦ
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Ở đây giống như trên, tôi gọi tiến hoá lùi là sự biến đổi người từ hình dáng to trở thành hình dáng nhỏ. Cũng như trên giải thích, thì việc tiến hoá lùi trở thành người bé nhỏ để thích hợp thành với môi trường mới là thích hợp. Không có nghĩa là nó mang tính chất xấu.
    Như vậy về quan điểm chính bạn và tôi không khác nhau. Có sự hiểu lầm về cách gọi thôi. Và bây giờ câu hỏi chính của chúng ta là liệu có sự tiến hoá từ người khổng lồ thành người bình thường hay không?
    Bạn và bác cuonglhvt có thể có một thiếu sót khá lớn. Trong các sách Sinh học SGK thì sơ đồ tiến hoá từ vượn cổ thành con người là một đường thẳng, giữa đường thẳng đó là sự rẽ nhánh thành các dòng khỉ vượn,?. Tức là Khỉ cổ----> sau một nghìn năm thành A(một bộ phận A tách ra hình thánh nhóm khỉ cấp thấp).----> 1000 năm nữa thành nhóm B(một nhóm B hình thành khỉ cấp cao) ------> 1000 năm C( một nhóm C hình thành một nhóm vượn)---> 1000 năm sau thành người. Tất nhiên chỉ là ví dụ thôi chứ mốc thời gian thì tôi không có tài liệu tham khảo ở đây.
    Còn nói theo cách của bạn thì có thể hiểu lầm là. Đây phải là hai nhánh khác nhau hoàn toàn. Tức là dòng vượn cổ---> nhánh A + nhánh B. Nhánh A thẳng tiến thành con người, nhánh B thành các loại khỉ khác.
    Ngay cả sự tách con người khỏi ra các nhóm vượn cấp cao cũng chỉ diễn ra cũng gần đây thôi(tôi nghĩ rằng tầm khoảng 20 nghìn năm thôi). Vì so sánh bộ gen(một tiêu chí rất quan trọng trong việc phân loại động vật và đánh giá tiến hoá) bây giờ của vượn, tinh tinh, gorila thì bộ gen của chúng giống người đến trên 90%. Tinh tinh thậm chí là 98%. Chính vì vậy không thể nói rằng không có khả năng từ người hình thành loài vượn. Nếu bạn xem cuộc sống của người thiểu số ở các vùng xâu vùng xa VN(và thậm chí một số bộ lạc ở trong rừng rậm amazon) bạn sẽ thấy cuộc sống của họ có tính chất cực kì đơn sơ?.(đoạn này tự kiểm duyệt).
    (1): Về sự yếu đi của con người thì theo học thuyết Machusin thì đó là sự đột biến tạo nên con người yếu ớt khác với đồng loại vượn lúc đó là cực kì khoẻ mạnh, nên sự lao động và trí thông minh được hình thành để chống lại sự yếu kém đó.
    Tôi có lẽ sẽ không thảo luận về vấn đề này nữa. Không phải là vì lười hay vì lý do khác mà là vì thông tin có vẻ chưa được đầy đủ và đảm bảo vì vnexpress không phải là tờ báo chuyên về khoa học. Bàn bạc mà không đầy đủ thông tin thì chán lắm.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  8. RainbowWarrior

    RainbowWarrior Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này các bác nêu ra rất hay. Trước đây tôi luôn luôn nghĩ rằng thuyết tiến hoá là tuyệt đối và được thừa nhận trên toàn thế giới.
    Cho tới gần đây tôi thật bất ngờ khi được đọc nhiều bài báo về những nghi ngờ về tính chính xác của thuyết này. Trong một lần tình cờ thư từ với một vị tiến sĩ đang dạy tại một trường đại học ở Mỹ (nhưng không về chủ đề này) tôi tình cờ nêu thuyết này và được trả lời "this is social-darwinism and is considered PSEUDO-SCIENCE in the west" Đến lúc ấy tôi mới biết thuyết này đang bị đặt nghi vấn nhất là bởi giới khoa học Mỹ. Đọc bài báo dưới đây từ vnexpress tôi thấy ít ra những người nghi ngờ thuyết này cũng có lý đấy chứ, nhất là với sự thiếu vắng bằng chứng về những sinh vật trung gian giữa các loài. Mặc dù gần đây có tìm thấy một số hoá thạch như vậy nhưng một điều rõ ràng là những phát hiện này quá ít so với số hoá thạch các loài hoàn chỉnh.
    Những thách đố cho khoa học (phần 1)

    Có phải Thượng đế đã tạo ra sự sống?
    Những gì thuộc về khoa học thường đối nghịch với tôn giáo. Song, cũng có nhiều nhà khoa học lớn tin rằng Thượng đế đã sáng tạo ra vũ trụ và con người. Họ thành lập Hiệp hội các nhà khoa học tin vào sự sáng tạo, và dựa vào chính những nghiên cứu của mình để chứng minh cho niềm tin đó.
    Trong số những vấn đề chính mà họ đưa ra, có: Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học; Đại hồng thủy - truyền thuyết hay sự thật; Chúng ta đang ở đâu trong vũ trụ; Bí hiểm của biểu tượng ngôn ngữ và vấn đề tồn tại khách quan.
    1- Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học
    "Sự sống trên trái đất sinh ra từ đâu?" là câu hỏi có lẽ xa xưa như chính lịch sử con người. Tín đồ Thiên chúa giáo đương nhiên cho rằng Chúa trời tạo ra sự sống trên trái đất. Ngược lại, các nhà khoa học vô thần không bao giờ tin vào một đấng Chúa trời mà con người không hề nhìn thấy, mô tả và chứng minh là có được.
    Theo thuyết tiến hóa của Darwin, sự sống trên trái đất bắt đầu từ "sự không sống". Nói cách khác, vật chất sống (hữu cơ) được sinh ra từ sự tương tác ngẫu nhiên của vật chất vô cơ, là loại vật chất không sống hay vô sinh. Thoạt đầu, trên trái đất chỉ toàn chất vô cơ, không hề có mặt bất cứ vật chất hữu cơ nào, dù với cấu trúc hóa học đơn giản nhất. Các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành những phức hợp hóa học ngày càng phức tạp, rồi đến một thời điểm (khoảng 3-4 tỷ năm trước) đại phân tử hữu cơ có chứa cả 4 nguyên tố, carbon, hydro, oxy và nitơ - phân tử protein đầu tiên, ra đời. Với cấu trúc bậc 4 (cấu trúc không gian), chất protein có một khả năng đặc biệt mà chất vô cơ không có được đó là trao đổi chất. Sự sống đầu tiên hình thành.
    Với khả năng trao đổi chất, và sau hàng tỷ năm tiến hóa, chất protein trải qua một quá trình tự tổ chức đã hình thành một cơ thể hoàn chỉnh đầu tiên, gồm 1 tế bào sống, tương tự tế bào vi khuẩn mà ta biết ngày nay. Hàng tỷ năm nữa trôi qua, các cơ thể đơn bào phát triển thành đa bào, rồi cứ thế, cơ thể sống ngày càng trở nên phức tạp tinh vi cho đến khi đạt được trình độ rất cao của quá trình tiến hóa thì con người ra đời.
    Từ lâu, học thuyết tiến hóa đã được coi là một mẫu mực khoa học dùng để giải thích hiện tượng khách quan và phổ biến đến mức mọi học sinh phổ thông trung học cũng hiểu được nó, chí ít ở mức sơ lược nhất: sự sống bắt nguồn từ thế giới vô cơ.
    Ngược với thuyết tiến hóa, các nhà khoa học theo thuyết sáng tạo cho rằng không thể có một sự tiến hóa ở bậc vĩ mô (tức toàn sự sống). Và tất nhiên không thể có chuyện sự sống bắt đầu từ việc kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thế giới vô cơ. Họ dựa vào các lập luận sau:
    Thứ nhất, khả năng thế giới vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau để thành vật chất sống (protein) là không có, cho dù các nhà theo thuyết tiến hóa lập luận "có thể được với cả tỷ năm trời".
    Cứ ước tính (khá lỏng) rằng toàn bộ vũ trụ chứa 1080 nguyên tử, số tương tác giữa các nguyên tử trong một giây cho một nguyên tử là 1012 (một nghìn tỷ tương tác trong một giây) và tuổi của vũ trụ là 1018 giây (tương đương 30 tỷ năm, trong khi đa số các nhà thiên văn học cho rằng con số đó khoảng 15 tỷ năm). Vậy, tổng số các phản ứng có thể xảy ra kể từ khi vũ trụ ra đời, trong toàn bộ khoảng không là 10110.
    Bây giờ hãy bắt đầu với một cơ thể sống đơn giản nhất, cơ thể đơn bào hay tế bào vi khuẩn. Một tế bào vi khuẩn đơn giản nhất cũng cần tối thiểu khoảng 1.000 loại protein. Để đơn giản hóa, cứ coi đã có sẵn 999 loại, chỉ cần một phân tử protein cuối cùng nữa là ta có một tế bào sống. Mặc dù trong thiên nhiên có cả trăm loại axit amin, là ?oviên gạch? có thể xây dựng ?obức tường protein?, nhưng hãy chỉ lấy 20 loại, là số lượng mà khoa học hiện tại đã đoan chắc tìm thấy trong cơ thể sống. Cũng lại cho qua một thực tế là chỉ những axit amin ?ođối xứng tay trái? mới có thể dùng được để xây bức tường sống. Và cũng không tính đến một thực tế là, do các động thái hóa học rất đặc biệt, để tạo ra một chuỗi polypeptid (một mẩu nhỏ của phân tử protein) ở môi trường ngoài cơ thể sống là việc cực kỳ khó khăn. Bây giờ hãy tập trung vào khả năng kết hợp ngẫu nhiên để có được một phân tử protein cuối cùng gồm 200 axit amin, một số lượng rất khiêm tốn.
    Các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm đã chứng tỏ rằng, để protein có được cấu trúc ba chiều (là điều kiện tiên quyết để nó thực hiện chức năng sống), ít nhất một nửa trong tổng số các điểm nối giữa các axit amin phải được xác định theo một trình tự nhất định. Như vậy phân tử protein cuối cùng cần ít nhất 100 ?ođiểm kết nối xác định?. Tổ hợp các kết hợp giữa 20 axit amin với 100 điểm kết nối xác định đạt đến con số 20100 hay 10130, các phản ứng ngẫu nhiên. Chưa nói đến thời gian và số lượng phản ứng cần thiết cho việc tạo ra các axit amin, thì tổng số các phản ứng ngẫu nhiên này đã lớn hơn 100 tỷ tỷ (1020) lần tổng số các phản ứng có thể có giữa các nguyên tử trong toàn bộ vũ trụ, kể từ khi nó ra đời đến nay (10110).
    Đấy mới chỉ là 1 trong số hàng nghìn protein cần thiết cho cơ thể sống ban đầu.
    Thứ hai, còn hắc búa hơn nữa cho các nhà theo thuyết tiến hóa là cấu trúc ADN, được coi là phần tinh túy nhất của sự sống.
    Bỏ qua chuyện tuổi vũ trụ có tương đương với thời gian cần thiết tối thiểu để tạo ra ADN đầu tiên hay không (mà chắc chắn theo bài toán xác suất trên, quả là không thể xảy ra được). Ta tập trung vào một khía cạnh khác khi nói đến cấu trúc sống này. Mỗi một chuỗi đơn ADN là một đại polymer gồm hơn 1 tỷ phân tử. Khoảng một phần ba (333 triệu) trong số đó được chương trình hóa bằng 1 trong 4 bazơ nitơ. Theo luật kết hợp ngẫu nhiên của thuyết tiến hóa, sẽ có khoảng 122 x 1032 cấu trúc ADN có thể có. Lại giả thuyết chỉ cứ 1 tỷ cấu trúc như vậy mới có một là có khả năng tạo ra sự sống, số còn lại sẽ là 122 x 1023. Giả thiết tiếp là tỷ lệ sống sót của ADN qua một tỷ năm tiến hóa chỉ là một phần tỷ, vậy hiện lúc này phải còn 122 x 1014, tức 12.200.000.000.000.000 ADN trong tự nhiên.
    Có vấn đề gì với con số này? Vấn đề là ở chỗ, theo logic của thuyết tiến hóa, mỗi loài cần có một cấu trúc ADN riêng (vì thế loài này khác loài kia), vậy với 122 x 1014 dạng cấu trúc ADN còn tồn tại đến ngày nay, tổng số loài sinh vật hiện có cũng phải tương đương là 122 x 1014 . Song theo ước tính của các nhà tiến hóa luận, tổng số loài trên trái đất kể từ khi sự sống xuất hiện đến nay chỉ đạt con số khiêm tốn từ 2 đến 3 triệu loài, cả mấy tỷ lần nhỏ hơn số loài cần có. "Vậy - những người ủng hộ thuyết sáng tạo đặt câu hỏi - ADN là sản phẩm của quá trình kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thiên nhiên hay do ?oAi đó? sáng tạo nên theo một thiết kế định sẵn?".
    Anyone who has never made a mistake has never tried anything new-Albert Einstein
  9. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Khi đọc một bài báo khoa học, một trong những vấn đề cần chú ý trước khi phán xét, đó là:Bài báo này do lực lượng nào viết ra?
    Một bài "nghiên cứu" về một loại thuốc mới rất có thể là do một công ty dược phẩm trả tiền để cho tác giả viết ra.
    Một vấn đề chính trị cần phải được đặt trong bối cảnh chính trị, lợi ích và mục đích của những lực lượng liên quan.
    Và cả bài báo mà RainbowWarrior đưa ra cũng vậy.
    Hiện nay, trên thế giới, trước ánh sáng của khoa học, Kitô giáo đang bị đe doạ nghiêm trọng. Hàng loạt những phát biểu của nó bị khoa học phủ định. Vì thế, Ki tô giáo đang giãy giụa để lấy lại vị thế xưa. Một trong rất nhiều cách mà họ tiến hành, đó là dựng lên những nghiên cứu giả cầy để thu hút người khác. Ví dụ như bài báo vừa rồi. Những luận thuyết của nó rất dễ bị bác bỏ. Ví dụ như:
    Sự lừa đảo trong chỗ này là như sau: Cơ thể sống được hình thành theo một trình tự có thứ tự, và được biến đổi dần, đắp lên từng phần một, trong khi lập luận trên thì lại lấy cơ sở là tất cả được hình thành sau một lần ghép duy nhất.
    Bạn hãy tưởng tượng như sau: trò chơi ghép hình 1000 mảnh, nếu ta chơi theo kiểu lấy bất cứ mảnh nào vơ được rồi đặt xuống một vị trí bất kì, sau khi ghép được một hình vuông thì mới nhìn thử xem ghép đúng chưa thì xác suất thành công là bao nhiêu? Cần bao nhiêu lần đặt mảnh này vào bên cạnh mảnh khác?
    Cách chơi thứ hai: lấy một mảnh, sau đó tìm trong những mảnh còn lại xem mảnh nào là hàng xóm của nó, rồi cứ thế tiếp tục cho đến khi ghép xong. So với cách chơi thứ nhất thì tiết kiệm được bao nhiêu? (Lâu ngày quên cả môn XSTK rồi, ai đó thử hộ cái!)
    Còn nữa, cái giả thuyết "cứ 1 tỷ cấu trúc như vậy mới có một là có khả năng tạo ra sự sống" là ở đâu ra?
    Ký tên
    O
    (chưa tròn lắm nhỉ)
  10. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Còn một vấn đề nữa khi nói đến thuyết Tiến hoá và thuyết Sáng thế.
    Muốn phủ định một vấn đề, cần làm sụp đổ nền móng của vấn đề đó. Để phủ định một thuyết cũng vậy. Người ta không thể dựa vào một lý do như thế này: "Thuyết Tiến hoá cho rằng người hiện đại có tổ tiên là người Neanderthal, trong khi thực tế người Neanderthal chỉ là họ hàng gần của người hiện đại" rồi kết luận là thuyết tiến hoá là sai. Một phát hiện như vậy chỉ đưa đến một sự sửa đổi đối với thuyết Tiến hoá chứ dẫn đến phủ định nó, do linh hồn của thuyết tiến hoá là "mọi sinh vật đều biến đổi cho phù hợp với môi trường sống chứ không phải bất biến theo thời gian, dưới sự tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên, và dưới tác động của quy luật đó thì những sinh vật kém thích ứng sẽ bị đào thải và tiêu diệt". Để phủ định thuyết Tiến hoá, cần phải phủ định điều đó, tức là chứng minh được rằng tất cả các sinh vật đều không hề biến đổi kể từ khi sự sống được hình thành. Ta có thể thấy dễ dàng rằng thuyết tiến hoá không thể bị phủ định.
    Ngay cả Ki tô giáo đầu tiên còn chống lại thuyết Tiến hoá nhưng rồi đã phải thừa nhận thuyết này và dời thời điểm sáng thế sang thành vụ nổ Big Bang. Trong khi Kinh Thánh vẫn nói rằng Thượng đế tạo ra thế giới vào 6000 năm trước!
    Ký tên
    O
    (chưa tròn lắm nhỉ)

Chia sẻ trang này