1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết tiến hóa của Darwin đúng bao nhiêu % ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi SuperThin, 24/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Thuyết Sáng Tạo vs Thuyết TIến Hóa
    Trở về chủ đề chính , tôi xin được trình bày ý kiến của tôi sau buổi học Kinh cách đây vài ngày với hai quý bà Tin lành dòng "Jehovah''s Witness" . Hai bà này vác một cuốn sách được "quảng cáo" là "sẽ thay đổi suy nghĩ sai lầm" của tôi về khoa học và tôn giáo .Tựa đề cuốn sách là "Thuyết Tiến Hóa và Đấng Sáng Tạo" . Thề la tôi ?ochơi? với hai quý bậc thầy về ?ovăn minh và khoa học? khi nói chuyện khoa học đàng hòang .
    Tôi xin trích thêm là xưa nay thì Kito giáo luôn phủ nhận khoa học . Chỉ đến khi họ không thể ngăn cản bước tiến của tri thức nhân lọai được nữa thì họ sẽ quay sang tìm cách biện minh rằng tất cả cũng chỉ là "màu nhiệm của Đấng Chúa Trời" mà thôi .
    Lấy ví dụ như Trái Đất thì hình cầu và quay quanh Mặt trời. Khi xưa Kitô giáo dùng sức mạnh của mình thiêu sống những ai dám phát biểu như thế .Nhưng đến khi không thể phủ nhận được nữa thì họ đành phải lục lọi trong Kinh Thánh và vui mừng reo lên là trong Kinh Thánh, Issiah cũng đã phát biểu Trái Đất hình cầu từ lâu, Kinh Thánh quả là chân lý .
    Lại nói thêm về Thuyết Tiến Hóa . Trước những khám phá của ngành khảo cổ học sờ sờ tận mắt cho các quý vị thì các quý vị cũng muốn bảo đấy là "màu nhiệm" lắm , nhưng khốn nỗi nếu thế thì nó phủ nhận mất cái huyền thọai Adam Eve và như vậy thì còn đâu lý do tồn tại của một tôn giáo "cứu chuộc tội lỗi tổ tông" ? Và thế nên cứ phải cãi lấy cho được . Trong đó không ít người thuộc tầng lớp trí thức khắp hòan cầu . Vâng , học là một chuyện, biết lý luận và biết suy nghĩ lại là chuyện khác .Có ngườI học như con vẹt lấy bằng Tiến Sĩ , tài giỏI xuất chúng về một lĩnh vực chuyên môn sinh học, nhưng không có nghĩa là ông ta biết cách lập luận trước những vấn đề khác .
    Giáo hòang John Paul II công nhận thuyết tiến hóa rồi , cả thuyết Big Bang nữa . Lẽ cố nhiên là cái nền thần học KiTô đã phải sụp đổ từ lâu khi cái nền móng của nó chẳng còn nữa . Nhưng nó cũng đòi hỏi phải có thời gian tự nó sụp đổ , nhất là phải chờ đến khi người ta biết cách sử dụng bộ óc của mình. Khổ thay cho nhân lọai, số lượng những người có hiểu biết và suy nghĩ lại nhiều quá , nhất là ở các nước tăm tối chưa phát triển đầy đủ về tri thức . Cho đến tận thế kỷ 21 này mà hàng trăm triệu người vẫn cứ u mê phủ nhận về sự tiến hóa của thế giới mà tin vào huyền thoại Adam Eve .
    Tin Lành không thuộc Vatican nên cũng không còn quan hệ với Giáo hoàng. Họ vẫn cứ một mực phủ bác thuyết tiến hóa và khẳng định thuyết Sáng Tạo , đặc biệt là qua một lập luận ngụy biện sau , tôi xin trình bày để bạn đọc nếu có gặp phải thì cũng không bị lúng túng .
    Họ lập luận thế này : "Cái nhà nào chẳng do con người sáng tạo . Vậy cả một thế giới kỳ diệu và tinh tế thế này do ai sáng tạo ? Đó là Chúa Trời" .
    Tôi cũng từng lúng túng không biết luận giải thế nào khi họ dồn tôi không cho tôi suy nghĩ với câu hỏi : ?oWho made , who created ? Who ?? . Tôi cố gắng tìm cách luận giải bằng vốn từ ngữ hạn hẹp của tôi về sự ngụy biện này và mãi đến buổi học hôm ấy, tôi đã "hóa giải" được nó .
    Sự ra đời của thế giới này là một bí ẩn không ai chứng kiến được mà chỉ có thể kiểm chứng bằng lý thuyết, lập luận và kiểm nghiệm mà thôi . Khoa học đang làm công việc ấy . Trong khi đó, lập luận của họ lại chỉ là một lập luận hết sức cẩu thả và vội vàng . Tại sao ?
    Giả sử như chỉ có một khả năng duy nhất là nếu không có Chúa Trời sáng tạo thì lấy đâu ra một thế giới tinh tế như của chúng ta , vậy thì họ đúng . Nhưng hiện tượng tinh tế ấy của thế giới có thể giải thích bằng hàng vạn vô số câu trả lời . Ví dụ như trong dân gian thì có truyền thuyết Nữ Oa của Trung Hoa , trong khoa học hiện đại thì có thuyết Tiến hóa giải thích về thế giới sinh vật, thuyết Big Bang giải thích về sự ra đời của thế giới vật chất ... Nay, chỉ vì một sự "có vẻ như tương tự" về việc bạn biết chắc chắn là con người xây cái nhà mà tín đồ Kitô nhảy ngay vào khẳng định là "Chúa Trời tạo thế giới" được hay sao !?
    Chuyện ấy không khác lắm khi ta biết con mèo có 4 chân . Đúng, con mèo thì có 4 chân và ta biết chắc chắn rồi . Thế là lợi dụng hiện tượng giống như vậy, họ nói ?o Con kia cũng có 4 chân , chẳng là con mèo thì là con gì ??. Tôi giả thiết là chúng ta chỉ biết thế giới lòai vật với con mèo mà thôi chứ không biết là con chó hay con bò cũng có 4 chân.
    Kitô không thể chứng minh cái thuyết Sáng Tạo đúng nên họ phải đi bằng con đường gián tiếp là phủ nhận các câu trả lời khác. Nếu như chúng ta chỉ có một con số hữu hạn các câu trả lời lựa chọn , một khi bác bỏ được hết các câu trả lời kia thì tự khắc câu còn lại là đúng . Đằng này, một hiện tượng có vô số giả thuyết trả lời nội dung bản chất của nó .Thêm vào đó, khoa học thì đang từng bước trả lời rất rõ ràng . Kitô không thể bác bỏ được mà vẫn cứ cố cho rằng mình đúng thì là "cả vú lấp miệng em" hay "cố đấm ăn xôi" cãi cho bằng được .
    Một trong những lý luận ngụy biện vốn phổ biến trong suy nghĩ của tín đồ Thiên Chúa Giáo là "Không phải cái gì cũng chứng minh được ! Anh cũng như người ta, sao lúc nào cũng thích chứng minh vậy ? Anh cứ mù quáng thì làm sao tin được màu nhiệm của Chúa ?" để rồi từ đó cố mà tin .
    Nhiều bạn của tôi cũng đã nhiều khi lúng túng lắm khi gặp phải lời cãi ngang này của tín đồ Kitô , nhất là khi người ấy lại vô tình là người họ yêu .
    Tôi xin lấy lại hình ảnh con mèo với 4 chân và lập luận nguy biện con gì có 4 chân là con mèo để làm rõ vấn đề này .
    Vâng, có nhiều chuyện chúng ta không thể chứng minh được và chắc là mãi mãi không thể chứng minh cũng như lý giải được . Nhưng , tôi xin nhấn mạnh , những gì chúng ta đã chứng minh và kiểm nghiệm được bằng thực tế thì hiển nhiên là đúng . Mọi gút mắc tại đây được giải quyết bởi vì những điều hiển nhiên đúng này đã phủ bác những điều sai lầm khác mà ta không cần tín đồ Kitô chứng minh họ đúng mới là đúng .
    Ta lấy ví dụ như Chúa Trời là đấng tinh thần không ai nhìn thấy. OK ! Tôi không đòi hỏi quý vị Kitô hữu phải chứng minh là Chúa Trời hiện diện , tin hay không là chuyện của quý vị . Hoặc như chuyện Chúa Trời mạc khải cho các thánh John , Luke ... viết Thánh Kinh cũng chẳng ai chứng minh được . Vâng , quý vị cứ việc tin .
    Nhưng những gì khoa học đã chứng minh là đúng thì chẳng ai phủ nhận được nữa và rõ ràng là như vậy . Lấy ví dụ như công việc khảo cổ học đang tìm kiếm hoàn chỉnh bộ hóa thạch vượn người qua các thời kỳ , công việc của thiên văn học kiểm nghiệm sự giãn nở của vũ trụ ... đã khẳng định chắc chắn sự vững chắc và đúng đắn của thuyết Tiến Hóa, thuyết Big Bang ... Và những thuyết này thì đã chối bỏ Kinh Thánh . Vâng , ta liệu có phải cần xem xét Kinh Thánh nữa không ? Ta có cần phải chứng minh cụ thể trực tiếp Kinh Thánh câu này câu này là sai hay Chúa Trời không ở trên trời hay không ? Xin thưa là không , mọi việc đúng đã hiển hiện rõ như ban ngày : thế giới sinh vật trải qua một thời gian dài tiến hóa và vũ trụ thì sinh ra từ vụ nổ Big Bang .
    Một lập luận khác không kém phần vắng mặt trong lời lẽ các quý vị Kito là vui sướng viện dẫn những câu hỏi hóc búa chưa có lời giải đáp của khoa học . Chẳng hạn khi nói về thuyết tiến hóa, họ rất đắc ý viện dẫn sự giới hạn của thuyết này mà ngay chính cha đẻ Charles Darwin vẫn còn để ngỏ câu trả lời. Đó là sự ra đời và sự tiến hóa cấu trúc phức tạp của con mắt động vật. Thêm vào đó là thuyết về các dung dịch "nguyên thủy" từ sự tổng hợp của tự nhiên dẫn đến sự ra đời ngẫu nhiên của các protein cao cấp từ acid acid amino vẫn chưa được kiểm nghiệm bằng thực tế .
    Tôi đã hỏi không ít các quý vị "văn mình tiến bộ" này thế nào là "khoa học". Tôi xin quý vị hãy định nghĩa khoa học là gì trước đã .Câu trả lời tôi nghe được là " Khoa học là ? khoa học" hay cố gắng hơn một chút là "Khoa học là những lập luận của ... các nhà khoa học" (!?)
    Nay tôi xin trả lời về câu hỏi tôi đặt ra trước khi chúng ta có thể ngồi tranh luận với những con người này .
    Khoa học là một quá trình xử lý thông tin, tìm hiểu bản chất của sự việc , hiện tượng thông qua những ghi nhận, quan sát, đo đạc gián tiếp hay trực tiếp bằng giác quan con người.
    Vậy thì ta cũng thấy rằng nền thần học của Kitô giáo không có đặc tính này. Họ chỉ biết tin và bản thân họ không thể kiểm chứng điều họ khẳng định.
    Chưa hết, quá trình xử lý thông tin ấy gồm ba bước mang tính lập lại để "tiếp cận chân lý".
    Bước 1 : đặt câu hỏi khi quan sát hiện tượng rồi đề ra giả thuyết trả lời bản chất hiện tượng.
    Bước 2 : kiểm nghiệm thực tế và bổ sung dữ kiện vào vấn đề.
    Bước 3 : hoàn chỉnh lý thuyết từ hai bước trên và có nghĩa là lại quay lại bước 1 . Ba bước này cứ thế tiếp diễn tuần hoàn như một lộ trình đến gần hơn với chân lý chứ không thể đạt đến "chân lý tuyệt đối" .
    Vì sao khoa học chỉ "tiếp cận chân lý" chứ không thể đạt đến "chân lý tuyệt đối" (solid facts ) ? Đó là vì sự giới hạn của giác quan con người cũng như sự phát triển không ngừng vô giới hạn của tri thức lòai người . Và khoa học luôn phải tự hoàn thiện hơn nữa chứ không có điểm dừng .
    Nay, những câu hỏi mà nền khoa học hiện tại chưa giải thích được cũng như những câu hỏi bỏ ngỏ chỉ là những ghi nhận bổ sung cần thiết vào cái vấn đề đặt ra mà từ đó hòan thiện hơn nữa những lý thuyết đã đạt được chứ không hề có nghĩa là phủ nhận . Người ta thì vội vàng hí hửng cho rằng khoa học đã bó tay. Rõ thật là những ông bà ấy không hề hiểu gì về khoa học và về cơ sở lý luận . Vì thế mà cũng không có gì lạ khi ngày nay vẫn không ít tín đồ Thiên Chúa Giáo tin vào huyền thọai Adam Eve hay Sáng Thế Ký Genesis rằng Chúa Trời đã tạo ra thế giới trong 6 ngày đêm . Đúng là như vậy bởi vì những giả thuyết ấy quá đơn giản dễ hiểu (bước thứ nhất) và không cần đến một kiểm nghiệm thực tế hay một bổ sung nào cả cho một nền "khoa học Kitô" của những quý vị không biết cách nào vận dụng nó thực hiện cho trọn vẹn 2 bước còn lại của khoa học .
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chào bác susje!
    Tôi không phải là người có đạo! Lại càng không phải là người bên vực Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên theo tôi việc tin hay không tin vào Chúa - như bạn đã thừa nhận - phụ thuộc vào niềm tin. Mà đã là niềm tin thì khỏi cần bàn cãi vì càng bàn cãi chúng ta càng thấy có những điểm bất đồng. Chỉ có điều chúng ta tìm hiểu để chỉ ra những điểm vô lý (theo ý kiến chúng ta chứ cũng chưa chắc nó vô lý).
    Trong đoạn trích dẫn trên tôi thấy bạn viết không chính xác. Khi cho rằng khoa học đã chứng minh là đúng thì chẳng ai phủ nhận được. Cái này tuởng đúng mà thật ra là sai. Vì chưa chắc khoa học đã đúng hoàn toàn (có nghĩa là chỉ đúng, chứ chưa đúng hoàn toàn). Ta chỉ lấy một ví dụ nhỏ. Khi thuyết tương đối của Einstein ra đời chúng ta mới thấy rằng Newton còn nhiều thiếu sót.
    Cũng như vậy, tại sao chúng ta chỉ gọi bigbang và tiến hoá là thuyết vì chúng chỉ là giả thuyết. Chẳng ai thấy được, chăng ai chứng kiến được. Chúng ta chỉ chứng kiến bằng các phương trình toán học bằng các dự đoán và bằng các di tích khảo cổ. mà điều này do con người làm nên chưa chắc nó không có sai sót.
    Cho nên tuyệt đối tin vào khoa học cũng là điều cực đoan ta nên tránh.
    honghoavi
  3. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Bác nói vậy là không hiểu về khoa học rồi . Khoa học chưa chắc đúng hoàn toàn không có nghĩa là sai .
    Newton đã không sai . Tuy nhiên các định luật do ông tìm ra chỉ giới hạn trong thế giới vật chất vĩ mô chuyển động dưới vận tốc C rất rất nhiều .
    Và Albert Eistein đã bổ sung vào những thiếu sót này .
    Do đó mà trong bài viết , ta thấy khoa học có 3 bước tuần hoàn để tiệm cận dần vào chân lý .
    Còn với chuyện niềm tin sai lầm của Kito giáo , khoa học đã chứng minh nó là sai không có nghĩa là khoa học bảo rằng khoa học đã đúng hoàn toàn . Đây chỉ là phép phản biện thông thường .
    Hình ảnh này giống như các bác Kito bảo : "Con kia có 4 chân , nó là con bò !" .
    Khoa học có thể chưa dám khẳng định đó là con bò , hoặc dám khẳng định là biết về con vật ấy hoàn toàn . Nhưng chỉ cần một chứng minh rõ ràng không ai phủ bác được là : "Con này có 4 chân , nhưng nó không có sừng ! Vậy thì con gì không biết , nhưng CHẮC CHẮN KHÔNG PHẢI CON BÒ "
    Và do đó ta không cần phải đếm xỉa đến phát biểu của phía các "học giả" kia bảo rằng : "Con gì có 4 chân là con bò !" nữa .
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chán quá. một box hơi bị nghiêm túc, súc tích giờ đây tràn đầy nhừng nhảm nhí vô nghĩa. Nhưng cũng hay, khi box này hạ đẳng, kể lỗ mãng là em đây cảm thấy khô phải xấu hổ làm khán giả suông nữa, đủ sức nhào dzô.
    Lại còn có kẻ bây giờ nói học thuyết này sai.
    Khoa học, có một quy luật, được coi là chân lý, không cần phải chứng minh, quy luật của khua học,. định luật của các định luật.
    Đó là, một hệ thống lý luận chỉ đúng trong điều kiện nào đó, ngoài việc hoàn thiện hệ thống lý luận đó, khoa học cần mở rộng ra những nơi mà các điều kiện làm hệ thống lý luận cũ không áp dụng được. Biết rằng, ta còn chưa biết ở đâu, là động lực không ngừng cho khoa học.
    Hệ thống lý luận vật lý Newton dựa trên điều kiện tốc độ thấp. Khi đó, khối lượng (quán tính) được coi là bất biến. Từ đó, xây dựng nên những quy luật gốc của các quy luật vật lý. Sau này, khi quan sát được các hiện tượng có tốc độ cao, thì mới có hệ thống lý luận mới. Nhưng không phải thuyết tương đối phủ nhận Newton-mà là bao trùm. Các ô tô, xe máy, tên lửa, vũ khí vấn được thiết kế bằng các định luật Newton. Khi tốc độ thấp.
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0

    Chào các bạn!
    Các bạn hãy đọc kỹ lại bài của tôi đi, tôi đâu có bảo rằng khoa học sai, hoặc nghi ngờ tính xác thực của khoa học. Tôi chỉ nói rằng vì trí tuệ con người là hữu hạn, vũ trụ là vô hạn cho mặc dù ta đã khám phá ra nhiều điều nhưng tất cả những điều đó chỉ đúng chứ chưa đúng hoàn toàn, đúng trong tất cả mọi trường hợp. Tức là đúng nhưng phải có điều kiện như bạn đã thừa nhận. Cho nên tuyệt đối tin vào khoa học là một cực
    đoan.

    honghoavi
  6. Susje

    Susje Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Bác thấy ai ở đây tin tưởng tuyệt đối vào những thành tựu khoa học hiện nay (và cả tương lai ) ?
    Em thì em không nói khoa học đúng tuyệt đối bao giờ cả . Nhưng trong một số trường hợp , khoa học có thể chứng minh một cái gì đó là sai . Ví dụ như chuyện con bò có sừng . Các bác Kito bảo là nó có 4 chân nên là con bò . Nhưng khoa học tuy chưa biết con đấy là con gì hay không bao giờ biết tuyệt đối về con đấy , nhưng đã tìm ra sự kiện là con vật này không có sừng . Cho nên khoa học có thể kết luận một cách tuyệt đối trong trường hợp này là : "Con vật này không phải là con bò "
    (đây chỉ là ví dụ, cho nên các bác đừng vặn vẹo trẻ con kiểu như "biết đâu con bò đã bị cưa sừng" hay "con nghé chưacó sừng ..." nhé ! )
    Vấn đề này không hề nói lên rằng khoa học biết trọn vẹn về con vật ấy hoặc những chú như em tin khoa học tuyệt đối đến mức khoa học nói con đó là con lợn em cũng tin ... (chưa biết là con gì ? nhưng không phải con bò là cái chắc )
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bush, tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ, có một câu nói, được biểu dương là một câu ......gì ...gì đó nhất trong năm (ngoái-2003):
    "có cái chúng ta biết là chúng ta biết, có cái chúng ta biết là chúng ta không biết, có cái chúng ta không biết là chúng ta không biết".
    Ông còn thiếu một đoạn "có cái chúng ta không biết là chúng ta biết", hè hè hè hè hè hè hè hè hè hè hè hè hè hè hè hè. Tóm lại, ông thành công khi dùng câu nói đó trong một lập luận lớn, đánh Iraq là nên, cho dù Iraq có vũ khí huỷ diệt hàng loạt hay không.
    Nhưng ở đây, một số người dùng kiểu nói đó, để chứng minh một điều khác: "Darwin không sai vì Darwin hơi sai, Darwin hơi sai vì Darwin sai, Darwin sai vì Darwin không sai". Học thuyết Darwin, kẻ thù lớn nhất của đệ tử Kitô, được đệ tử Kitô trình bầy ngắn gọn như vậy.
    Đệ tử Kitô bảo: "tất cả các loài được sinh ra cùng lúc. Các loài sống trên trần là cực hình. Các loài phải chịu cực hình ấy do phạm tội với Kitô".
    Darwin bảo: "tất cả các loài đều nối tiếp nhau tồn tại. Loài này ra đời do mất đi loài kia, loài đầu tiên là cát bụi. Các loài sống trên đời do tình yêu cuộc sống. Tình yêu cuộc sống sinh ra từ cát bụi, tiến hoá nên".
    Học thuyết Darwin chỉ là một lập luận ngắn gọn, có thể coi là một định lý. Theo học thuyết này, có tồn tại ba thứ: đấu tranh sinh tồn, di truyền và biến dị. Do có biến dị, con cái không hoàn toàn giống cha mẹ. Do có di truyền, con cái mang một phần đặc điểm cha mẹ. Do có đấu tranh sinh tồn, con cái nào mạnh hơn sẽ sống, yếu hơn thì chết. Do đó, sinh vật biến đổi không ngừng, càng ngày càng có sức sống tốt hơn.
    Còn các công việc khảo cổ, không phải là học thuyết Darwin. Đây chỉ là nghiên cứu lịch sử phát triển sinh vật. Lịch sử sinh vật thì có nhà khoa học đúng, có ông sai, nhưng ông nào cũng công nhận "định luật" Darwin đúng.
    Sức sống tốt hơn sẽ thắng. Với động vật, khi vận động phát triển đến mức nào đó thì có cơ quan chỉ huy phối hợp các hoạt động ấy. Hệ thần kinh đầu tiên, hình mạng như của thuỷ tức đặt cơ sở cho nguyên tắc dẫn truyền thần kinh-máy tính tự động của động vật. Nhờ có hệ thần kinh, động vật có bản năng đầu tiên: điều khiển cơ thể hướng tới thức ăn. Bản năng đó, càng ngày càng phát triển với RAM, ROM, CPU và BUS của hệ thần kinh phát triển, trở thành gốc của tâm hồn, tình yêu cuộc sống. Như vậy, đệ tử Darwin nói rằng, lý trí và tâm hồn đều bắt đầu từ cát bụi. Thế là, đệ tử Darwin đều tin rằng, một ngày nào đó, một hạt protêin đặc biệt, gặp một hạt RNA hay DNA đặc biệt, tạo thành một hỗn hợp là thuỷ tổ chung của văn chương và lập luận, lợn để ăn thịt và người ăn thịt lợn. Vì tâm hồn là ROM RAM CPU, SOFTWARE và HARDWARE trong não, được hình thành từ tính tham ăn của thuỷ tức, nên đệ tử Kitô cảm thấy bị chọc tức. Tâm hồn ở trong não, sao có thể thoát ra để đi thiên đường. Xác thịt không phải chỗ chứa tâm hồn, mà là cái tạo ra tâm hồn. Thế là, mấy ông dùng những lập luận rối rắm để chứng minh: "Darwin sai vì Darwin đúng", để cho rằng, thiên đường sướng hơn .................chén.
    Hiểu được Darwin, con người ta hiểu được nhiệm vụ lớn nhất trong đời: thế hệ sau. Thế là, bé con chăm chỉ học hành luyện tập, để bản lĩnh sau này hơn người, đặng kiếm cô bé khoẻ mạnh thông minh xinh đẹp, và tất nhiên là ...........giầu có với đôi mông phúc hậu, làm mama cho thế hệ sau. Bé gái cũng tìm một bé trai có sức cạnh tranh mạnh, làm papa cho con cái, hy vọng con mình giống thế. Nhưng, thể chất được thể hiện ở dáng vẻ, xinh đẹp là thể hiện ra ngoài của tâm hồn, bé gái không xinh lắm, liền bôi vẽ thêm. Bé trai bị lừa, khủng hoảng tinh thần, chán đời, không chuẩn bị cho thế hệ sau của mình mà chuẩn bị cho thế hệ sau của em, anh, chị mình rồi rộng hơn là nhân loại, thế là thành nhà tu. Darwin không tạo ra xã hội-như những kẻ nguỵ biện cố dán cho ông, ông chỉ chứng minh xã hội ra đời thế nào, và điều đó đúng cũng như điều đó đơn giản. Chỉ vài dòng định lý của ông, mà bao nhiêu nghìn năm không ai nghĩ ra, con người ngu vậy nên đệ tử Kitô mới.....ấy được.
  8. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa phong kiến đã lùi xa, nhưng hàng chục quốc gia theo nền quân chủ chuyên chế vẫn tồn tại trên thế giới từ Âu sang Á và ở cả Phi. Nước Mỹ, Pháp và nhiều quốc gia khác theo chủ nghĩa TB nguyên chủng nhưng ĐCS vẫn còn hoạt động tại những quốc gia này. Nói như vậy để thấy mặc dù học thuyết Darwin đã được chấp nhận rộng rãi và đưa vào sách giáo khoa như 1 điều hiển nhiên thì những cái gọi là anti-Darwin vẫn đang tồn tại.
    Nói như thế để thấy rằng những ai đã và đang anti-Darwin thì cứ để họ như thế, cho dù với bất kỳ lý do gì thì tôi cũng không có ý định cãi cọ với họ. Nếu ví những người theo Darwin là cái cối xay gió thì những anti-Darwin chính là chàng Don-ki-sốt đang cầm thương cầm kiếm chiến đấu. Nhưng cối xay gió chỉ tuân theo ý tự nhiên, gió thổi thì nó quay mà gió lặn thì nó ngưng. Cối xay gió cứ lo làm chuyện của mình chứ đâu có dư hơi rỗi việc mà đi năn nỉ chàng Đôn - ki- sốt về nhà ngủ nghỉ.
    Bài viết của tôi dưới đây thật sự không nhằm chê bai anti-Darwin, đơn giản tôi chỉ nói tiếng nói của mình.
    01- Một cái nhìn sơ lược về sự ra đời của các tôn giáo.
    Ngay từ khi thủy tổ loài người đặt chân xuống mặt đất, rời khỏi các khu rừng rậm, tiến ra các con sông đầy thức ăn, những sinh vật này đã phải chóng chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Họ hoàn toàn bất lực trước những hiện tượng mà ngày nay ta coi là bình thường như là mưa, gió, con sông, dòng chảy, lũ lụt, sấm chớp ... Họ không chỉ bất lực vì không thể chống chọi lại những hiện tượng này mà trên hết sự hiểu biết của họ không cho phép họ giải thích hiện tượng này từ đâu mà ra. Lúc này, chỉ có 1 con đường duy nhất để giải thích cho những điều nói trên là quy hết cho các THẦN, từ đó thần gió, thần mây, thần mưa ... lần lượt chào đời và vẫn còn sống cho đến tận ngày nay. Khai sinh của những vị thần này vẫn còn lưu giữ đầy đủ trong các kho thần thoại các nước mà điển hình là thần thoại Hy Lạp điển hình cho Châu đến Trung Quốc và Ấn Độ đại diện cho châu Á... Việtnam chúng ta cũng có vài vị đấy chứ. Bạn có thể tìm đọc các thần thoại Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ để biết các vị thần này sinh hoạt ra sao. Cũng buồn cũng vui cũng giận cũng hờn đầy đủ cả. Thời kỳ này, do chưa có 1 chính sách chung để quản lý. Nói cách khác là còn TẢN QUYỀN, nên chúng ta gọi đây là hiện tượng ĐA THẦN GIÁO. Giai đoạn này nó có 1 ý nghĩa nhất định trong lịch sự loài người. Ít ra nó giúp con người ta tạm bằng lòng, yên tâm với những gì diễn ra ngoài tự nhiên.
    Bước thêm 1 bước trong lịch sử, chế độ chiếm hữu nô lệ đã mang lại nhiều ít lợi đáng kể. Ít ra nó làm tăng năng xuất lao động và tạo ra nhiều của cải cho xã hội hơn. Khi của cải dư thừa, sức lao động được giải phóng (ở các quốc gia thắng trận tức đang chiếm hữu nô lệ) thì người ta bắt đầu nhìn ngắm lại bản thân mình. Đã qua rồi cái thời chỉ lo đánh nhau để kiếm bánh mì mà đến lúc người ta phải nghĩ đến hoa hồng. Lúc bấy giờ nhiều vị cao nhân xuất hiện, họ là con người bình thường đấy thôi, nhưng do không phải làm lụng tay chân vất vả nên đầu óc họ được rảnh rang suy nghĩ. Và rồi bằng chính những suy nghĩ, quan sát của riêng mình, họ dần dần hiểu được những gì trước kia vốn là bí ẩn thì nay không còn là ẩn bí nữa. Không những thế họ còn cố gắng phát triển những suy nghi của họ, rồi phổ biến nó rộng rãi ngoài dân chúng. Và như thế trường học xuất hiện, học trò là dân chúng (có chọn lọc) còn những vị cao nhân kia là thầy giáo. Thế nhưng thời điểm này, hiểu được 1 phần nhỏ thật nhỏ thiên nhiên đã là xuất chúng rồi. Hơn nữa những quan sát thế giới bên ngoài của những thầy giáo này là bất chợt và ngẫu hứng. Thế nên 1 người có thể biết nhiều, hiểu nhiều. Họ chính là gốc rễ của mọi gốc rễ. Một danh từ chung để chỉ họ là các triết gia.
    Các triết gia đóng vai trò không chỉ là thầy giáo hệ thống lại những hiểu biết của con người thời đó, phát triển nó và phổ biến nó ra dân chúng mà còn hơn thế nữa họ còn đóng vai trò như những người chăm sóc phần tinh thần của cộng đồng quanh họ. Sự có mặt của các triết gia gần như là 1 nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển nhân loại. Tuy với môi trường khác nhau, điều kiện khách quan không như nhau nhưng các triết gia phương tây, phương đông đều có chúng những đặc điểm này.
    Đi xa thêm 1 bước, các triết gia dần dần thu hút được sự tín nhiệm của nhà nước, tức các nhà cai trị cầm quyền. Họ dần dần xâm nhập chốn cung đình, chính trường và tạo được những vị trí đáng kể trong bộ máy cay trị.
    Do đứng vào hàng ngũ của giới thống trị mà mục tiêu ban đầu của các triết gia dần dần bị thay đổi. Họ phải suy nghĩ và nói những gì phù hợp với giới chức lãnh đạo yêu cầu. Thay vì chăm sóc tinh thần cho cả cộng đồng thì nay họ chỉ chuyên môn hóa vào giới chức sắc.
    Do xa lánh với cuộc sống hiện thực, do bị tác động của chế độ mà suy nghĩ của triết gia bị thay đổi. Trước đây, họ nhìn cuộc sống hiện thực, mắt thấy tay nghe để phản ánh lại trong những trang giấy họ viết và phổ biến cho công chúng. Thì nay, như 1 người ngồi trong hang động tù túng, họ chỉ thấy được thế giới xung quanh qua những tia nắng rọi vào. Từ những tia nắng ấy cộng với kiến thức, hiểu biết đã được đóng khung từ trước họ xào nấu ra những nhận định khách quan mới để từ đó họ huyền hoặc chính họ, bằng lòng chính họ và lừa dối cả cộng đồng. Rõ ràng những nhận định khách quan này hoàn toàn trái ngược lại những khách quan thực tại.
    Lúc này có thể nói các triết gia đã hoàn toàn xa lánh cuộc sống trần tục. Họ không còn đứng chung hàng ngũ của người nghèo mà họ tách bạch hẳn ra. Nói đến triết gia giai đoạn này là nói đến quyền lực và quyền lợi. Các thầy cúng, thầy mo của các dân tộc ít người ở Việtnam chính là 1 bằng chứng sống động của dạng triết gia này.
    Thế nhưng cuộc sống là một dòng chảy, tất yếu nó phải chảy. Người nghèo tuy nghèo vật chất nhưng nhu cầu tinh thần họ vẫn có. Trong hoàn cảnh này hàng loạt các giáo pháo ra đời nhằm tập hợp dân chúng lại.
    Các giáo phái khác nhau có lịch sử khác nhau nhưng có chung 1 đặc điểm là ĐƠN THẦN chứ không đa thần như thời kỳ hỗn tạp đầu tiên. Và mục đích chính của các tôn giáo lúc này là tập hợp người nghèo để giúp người nghèo quên đi những khổ cực mà họ đang gánh chịu. Tôn giáo lúc này đồng nghĩa với người nghèo. Và tôn giáo đã làm được những việc mà trước kia các triết gia đã từng làm.
    Thế nhưng cũng như các triết gia nọ, khi mà có những nhân vật thuộc tầng lớp thống trị gia nhập tôn giáo thì tôn giáo không còn ban sơ như ngày nào. Nếu ai đã từng đọc kinh thánh, giáo lý Thiên chúa giáo chắc chắn phải biết vị Vua Hy Lạp đầu tiên theo Thiên chúa giáo là ai (ông ta có chữ đầu là C). Đến đây thì tôn giáo bước sang 1 bước mới.
    Nói tóm lại sự ra đời của các tôn giáo dù ở đâu, hoàn cảnh nào cũng đều có chung 3 đặc điểm chính
    - Đơn thần. Tức là quy mọi đức tin về 1 mối
    - Vì người nghèo. Giúp họ xoa dịu những đau khổ do chính quyền (chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến) gây ra.
    - Do con người sáng lập, thay thế các triết gia lỗi thời để giúp người nghèo xoa dịu nỗi đau trần thế.
    Ở đây ta thấy tôn giáo chính là do con người sáng lập nên những gì mà tôn giáo suy nghĩ, tôn giáo nói, tôn giáo hành động là phản ánh quan điểm ước vọng của chính con người. Nói 1 cách khác tôn giáo không tạo ra con người mà chỉ có con người tạo ra tôn giáo.
    02- Con người và đấng tòan năng ai tạo ra ai?
    Do tôn giáo là sản phẩm của người nghèo mà người nghèo là những người kém hiểu biết, ít học, lạc hậu do vậy những gì mà tôn giáo mang đến cho con người trong giai đoạn ban đầu là làm sao cho con người cảm thấy mình có tiếng nói trong cuộc sống. Người nghèo giai đoạn này chịu sự áp bức bóc lột của giới thống trị nên họ cảm thấy bơ vơ. Chính tôn giáo bằng đức tin của mình đã làm cho con người thấy rằng họ vẫn đang được che chở.
    Lước qua những đạo giáo chính chúng ta thấy:
    - Thiên chúa giáo được chúa toàn năng cứu thế và che chở
    - Phật giáo Ấn độ có Phật Thích ca vô biên quảng đại chúng sinh. Sang Phật giáo Trung quốc thì có thêm Ngọc Hoàng thượng đế cai trị phân minh.
    - Đạo Hồi có thánh Ala vĩ đại.
    Sự xuất hiện của những đấng tối cao này cho ta thấy tôn giáo với mục đích đơn thần nhằm giúp cho giáo dân tin rằng sức mạnh của con người là vô biên, nó không hiện hữu trước mặt, trong cuộc sống mà sức mạnh này tiềm ẩn ở tận sâu thẳm của mỗi con người.
    Tôi không chống đối bất kỳ tôn giáo nào, nhưng cho tôi có thắc mắc: Khi hỏi tín đồ của 3 tôn giáo này là Chúa (Phật haythánh Ala đang ở đâu)? cả 3 đều chỉ tay lên trời. Vậy Nếu mà có 3 đấng tối cao trên tồn tại theo lý thuyết giáo lý thì chắc chắn phải có vùng quy hoạch cho 3 đấng tối cao này chứ, phải không? Chứ không lẽ 3 đấng tối cao này ở chung 1 nhà, hay là hàng xóm của nhau?
    Tóm lại: Mỗi đạo giáo đều cố gắng vẽ nên những hình tượng về 1 đấng tối cao với uy lực tuyệt đối nhằm giúp tín đồ của mình cảm thấy yên tâm và tin tưởng là họ luôn được che chở. Như vậy, đến đây có qua đáng không nếu ta nói rằng Thượng đế, Phật hay Thánh Ala đều là sản phẩm của con người.
    03- Niềm tin tôn giáo và niềm tin khoa học.
    Ngay từ thưở ban đầu, các triết gia xăm xoi cuộc sống để tạo dựng nên sự hiểu biết, đặt nền móng cho khoa học. Bởi thế mới có khái niệm triết học là cội rễ của mọi ngành khoa học. Nhưng cùng với bước chân lịch sử thì triết gia không còn như cái thời sơ khai. Triết gia khi đặt chân vào chốn quyền lực đã đánh mất chính mình.
    Tôn giáo ra đời nhằm thay thế các triết gia giả tạo. Nhưng rồi tôn giáo cũng đánh mất mình khi giời lãnh đạo củng ăn năn sám hối mà theo đạo. Để rồi các triết gia và giới chức tu hành trở thành đồng minh, cùng bắt tay nhau bảo vệ miếng cơm manh áo của chính họ. Hãy suy nghĩ các triết gia sẽ bị thế nào nếu họ bị tôn giáo vạch mặt chỉ tên sự dối trá của họ; hoặc tôn giáo có còn tồn tại không nếu các triết gia dùng ảnh hưởng quyền lực của mình mà ra sức cấm cản tôn giáo. Sự thực là thời gian đầu, cả 2 phía đều làm như vậy hết: nhiều triết gia bị về hưu non và nhiều tôn giáo bị tàn sát cấm cản.
    Chính do sự bắt tay của triết gia và tôn giáo mà xã hội phương tây bị chìm trong hơn 1000 năm tăm tối. Tôn giáo ra sức cấm cản khoa học vì khoa học là chân lý, nếu chân lý bước ra ánh sáng thì tất yếu tôn giáo sẽ bị diệt vong. Do vậy, khoa học bị coi là quỷ dữ là hiện thân của những cái xấu xa cần dẹp bỏ. Chỉ duy nhất những gì mà tôn giáo suy nghĩ, tôn giáo nói mới là chân lý.
    Mặc dù thế, lịch sử nhân loại cũng đã chứng kiến nhiều cá nhân dám nói lên tiếng nói của khoa học chân chính như Galile, Copenic. Darwin cũng là 1 cá nhân như vậy. Chuyện kể rằng khi Darwin công bố tác phẩm Nguồn gốc các loài, nhiều giới chức nhà thờ lên tiếng phản đối Darwin rất dữ dội. Trong 1 phiên điều trần, có 1 vị chức sắc đứng lên trịnh trọng nói đại ý rằng Nếu chấp nhận con người có tổ tiên là khỉ là vượn thì hẳn ông tổ của Darwin cũng là khỉ là vượn à, đúng không. Darwin đã bình tĩnh thưa rằng: Nếu phải chọn giữa 1 quý ông bề ngoài lịch lãm nhưng ngu dốc, kém hiểu biết và 1 con khỉ làm ông tổ, tôi xin nhận con khỉ.
    Tôn giáo (ý tôi nói là Thiên chúa giáo) ăn xâu vào cội rễ và lịch sử của châu Âu, số đông người châu Âu sinh ra đều được làm lễ rửa tội, đặt tên thánh thế nên nó không thể nào bị xoá bỏ. Thế nhưng niềm tin tôn giáo và niềm tin khoa học của người châu Âu rất minh bạch. Một phát biểu nói rằng: Khoa học giúp người ta hứng thú để tiến lên phía trước còn tôn giáo làm cho người ta cảm thấy thoải mái dễ chịu sau mỗi buổi tối về nhà. Như vậy để thấy, nếu không có niềm tin khoa học chắc chắn con người chỉ mãi là 1 con người như thời 1000 năm về trước; nhưng nhờ có niềm tin tôn giáo mà loài người từ thời hồng ngoan đã tồn tại đến tận ngày nay. Xin hãy để 2 niềm tin ở hai thái cực của riêng nó đóng vai trò nhất định trong lịch sử nhân loại, đừng cố gắng (vô ích) đem lòng tin tôn giáo áp đặt lên lòng tin khoa học và ngược lại.
    4-Tôn giáo, khoa học và cuộc sống đời thường
    Vua Càn Long tin dùng cả 2 vị quan tài là Lưu Dung và Hoà Thân; một trung thần và một nịnh thần cả hai đều rất giỏi. Cớ sao Càn Long không dẹp quách một trong 2 vị để yên ổn mà cứ để hai vị này suốt ngày gây sự với nhau, nhức cả đầu. Đơn giản Càn Long áp dụng nguyên tắc âm dương hợp nhất. Âm đối chọi với dương, là xung khắc nhưng nếu tương sinh thì lại sinh ra vũ trụ, tạo một thế hoàn chỉnh. Càn Long không thể để một mình Lưu Dung trong cung vì như thế ông ta sẽ sinh ra thói cao ngạo, không có đối thủ cạnh tranh nên dần dần lười biếng trong suy nghĩ. Vì có Hòa Thân nên Lưu Dung lúc nào cũng phải đề phòng phải làm việc cật lực để chứng tỏ giá trị của mình. Càn Long càn không thể để Hoà Thân tự tung tự tác trong triều vì thói nịnh hót của ông ta, nhưng cũng vậy, trong thế có Lưu Dung lúc nào cũng chực kề lật tẩy những mánh khóe của mình Hòa Thân cũng phải làm việc cật lực nếu không muốn bị mất cái chổ đội nón. Càn Long đã biết đặt và sử dụng rất thuần tài giỏi cái Âm và cái Dương.
    Người câu Âu hay nói rộng hơn, con người trên thế giới cũng thế, biết khi nào thì cần đến tôn giáo, khi nào cần đến khoa học.
    Khoa học giúp con người khám khá những hiểu biết mới để phục vụ lại cộng đồng như là tìm ra thuốc mới, một phương thức chữa bệnh mới. Nhưng nhờ có niềm tin tôn giáo mà các nhà khoa học đã chùng tay khi định làm 1 việc gì đó có thể gây ra tai học với đồng loại của mình. Nhà khoa học Nobel là 1 ví dụ, thuốc nổ TNT mang đến cho ông danh vị tiền bạc, TNT vẫn đang mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Nhưng Nobel cũng biết TNT sẽ gây tai họa cho con người và thế là di chúc của Nobel ra đời. Các nhà khoa học tìm ra được phương pháp thụ thai nhân tạo để giúp những cặp vợ chồng hiếm muốn có thể có con. Nhưng những nhà khoa học sẽ chùng tay nếu 1 cặp vợ chồng mắc bệnh di truyền cũng đòi có con bằng pp này, vì con họ sinh ra cũng sẽ có những bệnh như họ, chỉ làm khổ cho đứa bé mà thôi. Thiên chúa giáo cấm phá thai. Nhưng các bác sỹ sẽ bỏ ngoài tai điều cấm kỵ này nếu biết thai nhi có những vấn đề về thể trạng mà cách duy nhất cứu nó và mẹ nó là huỷ bào thai này. Thiên chúa giáo cấm ly dị. Nhưng toà án vẫn phải chấp nhận chia lìa 1 anh chồng vũ phu và 1 chị vợ đanh đá vì họ còn sống chung ngày nào thì đời họ, con họ, gia đình họ còn khổ ngày ấy.
    Mỗi khi tôi làm 1 thí nghiệm gì không ta, tôi lên tiếng than "Trời ơi khổ quá, ông chơi tôi hoài vậy sao". Hay là khi thành công, tôi cũng lẩm bẩm "Ơn trời cuối cùng cũng xong". Ông Trời chỉ là cái cớ, một nơi hư vô nào đó để ta đổ thừa cho thất bại của mình và cũng là nơi ta muốn hoan hỉ khi thành công.
  9. tronhoc

    tronhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    có một câu nói rất hay: "1 năm có 365 ngày, vậy 1 ngày có bao nhiêu năm (đến bây giờ khoa học vẫn chưa giải thích được). " một điều thấy rất đơn giản nhưng không đơn giản. nếu như nói khoa học là đúng, chính xác 100% thì có lẽ là sai hoàn toàn. người xưa có câu nói "Nhân vô thập toàn" khoa học cũng chỉ là do con người làm nên thôi, thuyết Darwin cũng là do con người, là sao mà có thể đúng một trăm phần trăm được. có rất nhiều điều mà khoa học vẫn không thể nào giải thích được tại sao. Nếu như mà bạn muốn phủ nhận một người nào đó là sai, thì bạn phải chỉ rỏ chỗ sai của người đó, và giải thích rằng mình là đúng hoàn toàn. lúc đó thì mọi người sẽ phục.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ở đây, toàn là các học giả cao cấp, trừ em (HP) và bác trốn học.
    Tại sao lại trừ bác trốn học. Bác không phải học giả cao cấp vì trốn học nhiều quá, không học bài, nếu một năm là 365 ngày thì 1 ngày có 1/365 năm. Bác không học bài ấy lại đổ là khoa học chưa chứng minh được.
    Vô te cho bác ConCay một cái 5 điểm.
    Khoa học thì quá chính xác, nhưng mà vì quá chính xác nên biết có nhiều cái chưa hiểu được. Đối xử thế nào với các không hiều được: cho vào một cái thùng rác là đức tin.
    Thế nhưng, theo em, đức tin có nhiệm vụ quan trọng hơn: làm người ta tĩnh tâm, đi tìm những lập luận sâu sắc, để tìm lý của những cái chưa hiểu được.
    Nhưng có cái, đạo thiên chúa không làm nhiệm vụ đó nhiều, chỉ chăm chăm đi đánh nhau với người ta, như một vài bác trong này, thế sao mà tĩnh tâm tu đạo được. Lớn lên, khi em làm sắp được một cái gì, em "Lạy Phật", mong Bụt mang cái mong muốn đến. Lớn nữa, em hay đi chùa, hiểu được những gì mình đang làm, do bản thân mình tạo ra (nhân quả), không phải kiếp trước hay số phận. Đạo là một sản phẩm của con người, có mặt xấu và tốt. Mặt tốt, là nghiên cứu phương pháp suy nghĩ, làm người ta suy nghĩ sâu sắc. Mặt xấu, là tổ chức được người ta, và do đó có thể đánh nhau được. Ngày nay, khi khoa học quản lý phát triển, mà Kito giáo lạc hậu, do đó, người ta không đem Kito ra để quản lý chiến binh và công nhân nữa, nên những kẻ chuyên nghề dùng Kito quản lý bị thất nghiệp, đến đây lắm mồm tán dóc.

Chia sẻ trang này