1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết tiến hoá Darwin: Liên tục hay nhảy vọt

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi nvl, 10/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thuyết tiến hoá Darwin: Liên tục hay nhảy vọt

    Các bạn thân mến!

    Chúng ta đã được biết về thuyết tiến hoá từ những năm học phổ thông. Trong đó Darwin đưa ra giả thuyết rằng con người được tiến hoá từ vượn nhờ quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên theo sơ đồ:

    Vượn người -> người vượn -> người khôn ngoan.

    Rất tiếc rằng, tại thời đại của ông người ta còn chưa tìm được các hoá thạch trung gian đủ để chứng minh cho luận điểm đó. Sau này, người ta mới tìm thấy một hoá thạch ở Indo về người vượn, song vẫn có nhiều quan điểm cho là chưa đủ.

    Theo tôi biết, thuyết vẫn chỉ là giả thuyết. Nếu được nhiều người công nhận thì sẽ trở thành nền tảng cho khoa học. Nếu không thì phải thay thế hoặc cải tiến thành một thuyết đúng đắn hơn.

    Vậy theo các bạn, quá trình tiến hoá là liên tục theo từng bước hay là một sự nhảy vọt từ vượn người lên người thông minh?

    "Những việc cần làm ngay"
  2. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Không có ai trả lời thì em xin góp một tí vậy. Đây không phải là một câu hỏi đơn giản, và nó có thể mở rộng ra không những với người mà với cả sinh vật trái đất nữa. Điều này có liên quan đến thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin. Chọn lọc tự nhiên là quá trình mà các đặc tính vật lý của các loài sinh vật biến đổi theo thời gian. Quá trình này đã được quan sát thấy khắp thế giới xung quanh ta và cả trong phòng thí nghiệm. Những biến đổi trong các đặc tính trung bình của một loài được Darwin gọi là sự tiến hóa. Lý luận của Darwin là: nếu nó đang xảy ra hôm nay thì có thể kết luận nó cũng đã xảy ra trong quá khứ. Đó cũng chính là lý luận mà các nhà địa chất dùng để xét những biến đổi ngày xưa của trái đất và các nhà thiên văn dùng để nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ. Và cũng dựa trên lý luận này mà ngoài chọn lọc tự nhiên, học thuyết tiến hóa hậu Darwin với sự phát triển của di truyền học đã thêm vào 3 quá trình tiến hóa nữa.
    Nhưng xét cho cùng, thuyết tiến hóa cũng vẫn chỉ là một học thuyết chứ không phải một định luật tự nhiên. Nghiên cứu thuyết tiến hóa thật ra là nghiên cứu những quá trình tiến hóa trên và diễn biến của chúng. Nói "tiến hóa là một quá trình có thật" xét ra chỉ có nghĩa là "có rất nhiều bằng chứng thực tế về các quá trình tiến hóa". Không ai dám khẳng định là thuyết tiến hóa đúng tuyệt đối 100%. Chính vì vậy mới hình thành một trường phái đối kháng với lý thuyết của Darwin, đó là "tạo hóa học" (creationism) (đúng hơn đó không phải là một ngành khoa học mà chỉ là một giới trí thức có quan điểm riêng thôi). Thật ra, đề tài tranh luận giữa phe tiến hóa và phe tạo hóa không phải là "tiến hóa có tồn tại hay không?" mà là câu hỏi: Liệu chỉ có các quá trình tiến hóa là đủ để tạo ra thế giới muôn loài phong phú như ta đã thấy hiện nay hay không?
    Những người trả lời "không" với câu hỏi trên không chỉ là phe tạo hóa mà còn có nhiều nhà khoa học nữa. Lý luận của họ căn cứ vào 4 điểm chính: thời gian không đủ; mâu thuẫn với chứng cứ hóa thạch; mâu thuẫn với định luật thứ hai nhiệt động học; sự phức tạp của sinh vật trên trái đất. Ta sẽ xét sơ qua 4 luận điểm trên.
    1) Tại sao thời gian không đủ? Các nhà khoa học đã ước đoán tuổi thọ của trái đất rất cao mà! Nhưng ước đoán đó là dựa trên kỹ thuật đo phóng xạ, mà kỹ thuật này thì dựa trên vật lý hiện đại. Vậy thì hãy đặt câu hỏi: liệu vật lý ngày xưa có giống với vật lý ngày nay hay không? Chưa ai dám khẳng định điều này cả.
    2) Darwin bảo là sự tiến hóa diễn ra dần dần. Nhưng đúng như bác NVLđã nói, các chứng cứ hóa thạch chưa cho thấy hết các dạng trung gian của tiến hóa. Nghiên cứu hóa thạch cho thấy những sự kiện hiếm có (như thiên thạch đụng trái đất chẳng hạn) gây ra biến đổi tiến hóa rất nhanh, rồi sau đó là thời kỳ tiến hóa biến đổi tương đối chậm.
    3) Định luật thứ hai của nhiệt động học khẳng định cả vũ trụ đang tiến đến một trạng thái có entropi lớn hơn (có thể hiểu nôm na là sự hỗn loạn). Sự sống hấp thụ năng lượng trong một quãng thời gian ngắn ngủi rồi lại phát tán nó ra qua các quá trình trao đổi chất và cuối cùng là cái chết.
    4) Những người theo phe tạo hóa khẳng định rằng cấu tạo phức tạp của các loài sinh vật đòi hỏi một trình độ "chế tạo" tinh vi hơn là những quá trình "tự phát" do học thuyết hậu Darwin giải thích. Họ cho rằng tác giả của công trình chế tạo này chính là bàn tay của Thượng Đế. Nhưng các nhà khoa học thì dĩ nhiên không nghĩ vậy mà họ cho đó là quá trình thứ năm nào đó mà chúng ta chưa tìm ra (ngoài chọn lọc tự nhiên và 3 quá trình di truyền học). Việc "chế tạo" này diễn ra như thế nào sẽ mãi mãi là điều bí ẩn vì phe tạo hóa cho rằng nó chỉ xảy ra một lần trong quá khứ và sẽ không bao giờ xảy ra trong tương lai nữa, nên trừ khi có thể đi ngược thời gian, chúng ta sẽ không bao giờ nghiên cứu và chứng minh hoặc bác bỏ được nó, mà chỉ có thể nghiên cứu những hậu quả của nó mà thôi.
    Còn về khái niệm "Đại nhảy vọt" thì các nhà khoa học "xét lại" thuyết tiến hóa cho rằng đôi khi sự tiến hóa có thể nhảy một lúc hai ba bước, chứ không chỉ nhảy từng bước một. Dù sao thì cuộc tranh luận này vẫn chưa ngã ngũ và có lẽ phải còn lâu ta mới chứng kiến được một quan niệm thống nhất, hoặc khẳng định và củng cố thêm thuyết tiến hóa, hoặc đánh đổ nó.
    Lung Tung Beng
    1. Lung tung.... 2. BENG.... 3. Thế giới hình thành!
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cảm ơn bạn LungTungBeng đã có một bài viết rất bổ ích cho chúng ta mở rộng kiến thức. Chỉ tiếc rằng, mục công nghệ sinh học này vắng vẻ quá nên chắc có nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội thưởng thức bài viết đó. Tôi có một nhận xét là mấy diễn đàn có liên quan đến khoa học công nghệ thường khá lèo tèo mặc dù chính ở đây mới là chỗ có nhiều bài viết chất lượng.
    Có lẽ BQT nên gộp chung "Công nghệ sinh học" + "Y học" vào một chỗ vì như vậy sẽ giúp mọi người tham gia đông hơn. Ai mà chẳng muốn tham khảo các bài thuốc bí truyền, các phương pháp bảo vệ sức khoẻ? Nếu để riêng "Công nghệ sinh học" thì sẽ không có nhiều người đủ khả năng tham gia. Những người có kiến thức rộng như LungTungBeng bây giờ hiếm lắm.
    Bạn LungTungBeng đã có rất nhiều bài viết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau: Vật lí, Sinh học, Tin học, Xã hội... chứng tỏ bạn là người có kiến văn quảng bác. Bạn nên đổi tên thành Óc Vạn Năng mới đúng :)
    Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn bạn!
    "Những việc cần làm ngay"
  4. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Bác NVL quá khen, thật ra về những lĩnh vực này em chỉ có chút máu me và có chút KT căn bản thôi, còn để trả lời những câu hỏi được đưa ra (phải nói là có nhiều câu rất hay và hóc búa, như của bác chẳng hạn) thì em phải hỏi những người có chuyên môn hơn mình và kể cả tham khảo tài liệu nữa, mới dám "múa rìu" như vậy.
    Mà em công nhận là do cách tổ chức không được tốt nên nhiều box vắng quá. Đã thế lại còn có cả tình trạng chồng chéo giẫm chân lên nhau giữa các box cùng chủ đề (ví dụ về tiếng Anh có đến 2 box mà nếu sáp nhập lại thì đỡ vắng biết bao!!!) Các "nhà tổ chức" phải xem lại cái này thôi.
  5. IamWhoIam

    IamWhoIam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bạn Lungtungbeng hiểu biét cũng nhiều thật đấy. Bạn đã xét qua 4 luận điểm trên, vậy luận điểm của riêng bạn là gì?
    Từ những gì tôi học biết cho tới nay thì tôi nghĩ rằng không có sự tiến hoá từ loài vuợn lên con người thời đại. Nếu có thì từ khi lịch sử con người bắt đầu đến nay, trải qua mấy ngàn năm, chúng ta phải thấy được một sự chuyển tiếp dũ rất nhỏ từ loài vuợn đến con nguời.
    Thuyết tiến hoá của Darwin là đúng. Nhưng chỉ nằm trong khuôn khổ của từng loài. Người và vượn là 2 loài khác nhau và có tiến trình tiến hoá khác nhau. Con người cổ đại có lẽ không đươc khôn ngoan như người thời đại. Trải qua mấy ngàn năm, con người cổ đại tiến hoá để trở nên như ngày nay. Chỉ có sự tiến hoá trong vòng một chủng loại, không có sự tiến hoá từ chủng loại này sang chủng loại kia.
    Con người đầu tiên từ đâu ra thì vẫn cần sự nghiên cứu của khoa học. Theo dịnh luật Entropi, mọi vật đếu có khuynh hướng đi đến sự hỗn loạn. Vì vậy không thể nào những vật hữu cơ hỗn loạn liên kết thành một tế bào va nhiều tế bào liên kết lại để thành một sinh vật sống như một số nhà khoa học đă nêu ra. Như vây là nó phản lại định luật Entropi mà tất cả mọi người đều đồng ý. Ví thế tôi tin vào thuyết Tạo Hoá.
    Còn bạn thì sao?
  6. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    CÁC BẠN NGHĨ NHƯ THẾ NÀO KHI ĐƯA RA NHỮNG LUẬN THUYẾT MANG TÍNH CHẤT "VĨ ĐẠI" NHƯ THẾ....CÒN MÌNH THÌ TIN VÀO NHỮNG LUẬN THUYẾT CỔ ĐIỂN NHƯ "THUYẾT TIẾN HOÁ" CHẲNG HẠN . TIN VÀO THUYẾT TIẾN HOÁ THÌ ĐÚNG RỒI NHƯNG MÀ NÓI RẰNG NÓ LIÊN TỤC HAY NHẢY VỌT THÌ KHÔNG PHẢI CHỈ DỰA VÀO KHẢ NĂNG CỦA MỘT MÌNH TÔI...
    Đ-U CHO RẰNG LOÀI NGƯỜI ĐÚNG LÀ TIẾN HOÁ TỪ VƯỢN NGƯỜI , VÀ CHÍNH CHÚNG TA CŨNG CÔNG NHẬN ĐIỀU ĐÓ, BƠỈ VÌ SAO? ĐIỀU ĐÓ ĐƯỢC CHỨNG MINH TRÊN NHỮNG SUY LUẬN CÓ LÔGIC CỦA NHIỀU NHÀ TIẾN HOÁ HỌC. SỰ SỐNG KHỞI NGUỒN TỪ NHỮNG CHẤT VÔ CƠ ĐƠN GIẢN TRẢI QUA HÀNG TRĂM TRIỆU NĂM KẾT HỢP VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TRÁI ĐẤT LÚC ĐÓ , NHỮNG CƠN MƯA , NHỮNG PHÓNG XẠ TẠO THÀNH VỎ TRÁI ĐẤT, .... MÀ TẠO NÊN GIỌT CHẤT SỐNG ĐẦU TIÊN " GIỌT COAXECVA" BAN ĐẦU CÓ MÀNG SINH ĐỂ TRAO ĐỔI CHẤT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG , TRẢI QUA NHIỀU TRIỆU NĂM TIẾN HOÁ NỮA MỚI TRỞ NÊN NHỮNG CƠ THỂ SINH HỌC : TỪ ĐƠN BÀO ĐẾN ĐA BÀO" "TỪ SỐNG DƯỚI NƯỚC ĐẾN CHUYỂN ĐỜI SỐNG LÊN TRÊN CẠN" NHỮNG GIỌT COAXECVA ĐÓ LÀ TIỀN THÂN CỦA THẾ GIỚI SINH HỌC NGÀY NAY. và
    từ những loài có cấu trúc cơ thể mang tính chất đơn giản trải qua hàng trăm triệu năm tiến hoá đã trở nên thích nghi hơn với môi trường và có cấu tạo cơ thể phức tạp hơn, từ chỗ hệ thần kinh chưa hoàn thiện đến hoàn thiện như ngày nay. một đơn cử điển hình cho sự hoàn thiện của cấu trúc cơ thể là CON NGƯỜI ngày nay , mặc dù vậy không hẳn là mỗi khi có một loài mới được sinh ra là sẽ có một loài cũ bị tiêu diệt vì thế mới có sự đa dạng sinh giới hiện nay VẬY THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA ĐACUYN LIÊN TỤC HAY NHẢY VỌT? CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM ĐƯỢC NHỮNG NGUYÊN NHÂN GIẢI THÍCH ĐIỀU NGƯỢC LẠI LÀ NÓ NHẢY VỌT KHÔNG?
    tất nhiên ngày nay người ta không thể nào tạo ra được những biến đổi quan trọng đến một bậc làm cho các loài có thể tiến hoá lên thành loài khác được đó là vì không đủ điều kiện như thời tiền sử được nhưng không phải vì thế mà người ta bác bỏ luận thuyếtmang tính chất khoa học như Thuyết Tiến Hoá của ĐacUyn...........
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
    Được ngoc_nam sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 29/07/2002
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tôi có mấy ý kiến thế này:
    - Vượn hiện nay là loài "anh em" với con người chứ không phải là tổ tiên của loài người. Loài vượn cổ đại đã tiến hoá thành một số chi khác nhau trong đó có vượn hiện đại và loài homo, loài mà sau này đã tiến hoá lên thành người. Bởi vậy không nên nhầm lẫn giữa vượn "tổ tiên" và vượn "anh em"
    - Việc vượn tiến hoá lên người là hoàn toàn có thể. Đã có rất nhiều chứng cứ nói về việc nầy. Vấn đề của chúng ta là thời gian
    Loài vượn người có cách đây 30 triệu năm
    Người vượn đầu tiên được tìm thấy là khoảng 3-4 triệu năm trước
    Người cổ mới có cách đây 500.000 năm
    Người hiện đại tức là chúng ta (homosapiens) mới xuất hiện cách đây 5 vạn năm. Lịch sử của loài người bắt đầu được ghi lại bằng chữ viết mới có khoảng 4-5 ngàn năm trước. Chúng ta so với các vua Hùng về mặt sinh học hầu như không khác nhau. Nếu Lang Liêu có sống lại và đến thời đại của chúng ta học tin học thì chắc chắn anh sẽ tiếp thu không kém bất cứ một ai cả.
    Nói chung để tiến hoá thì phải hàng chục ngàn năm mới có kết quả rõ rệt. Chúng ta đang sống ở năm 2000, đến năm 20.000 thì may ra mới nhận thấy được sự tiến hoá và được ghi lại bằng sách vở. Vấn đề chỉ là ở câu hỏi "liên tục hay nhảy vọt" mà thôi
    Còn về entropi thì không có gì là mâu thuẫn cả: Mọi sinh vật sinh ra đều do quá trình trao đổi chất với môi trường. Một ngày chúng ta ăn vào rồi bài tiết ra đã làm tăng lượng entropi trong tự nhiên nhiều hơn cả lượng entropi bị giảm do quá trình tổng hợp thành các phân tử hữu cơ phức tạp cấu tạo nên cơ thể chúng ta.
    Vũ trụ từ lúc mới sinh ra rất hỗn độn nhưng sau đó đã tạo nên được các hành tinh, thiên hà là những tổ chức ít hỗn độn hơn. Song để có được quá trình đó thì ở những chỗ khác trong vũ trụ lại phải có entropi tăng lên để tổng thể entropi vẫn là tăng.
    Lần sau có lẽ tôi sẽ trình bày về một số hệ quả của tiến hoá liên tục hay nhảy vọt ảnh hưởng đến lịch sử loài người như thế nào
    "Những việc cần làm ngay"
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 14:11 ngày 31/07/2002
  8. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Quả thật tôi là người mới ở đây nên không để ý kịp những đề tài kiểu như thể này, thấy mọi người nói về chủ đề này tôi ngứa ngáy chân tay không thể chịu nổi (tôi phải nói trước là kiến thức của tôi có hạn nhưng có lẽ bất cứ ai cũng không thể nào mà lại thờ ơ trước các học thuyết về tiến hoá).
    Hỏi này rất hay nhưng cũng rất chuối, cũng như mọi người, có lẽ chỉ có sự bàn luận mà không có câu trả lời. Về chuyện dần dần hay nhảy vọt, tôi xin phép được xét chung cho các sinh vật khác chứ không chỉ có loài người với lý do mà mọi người sẽ đọc ở những gì tôi sắp đề cập tới. Tôi xin khẳng định lại rằng tôi không có câu trả lời dứt khoát về vấn đề dần dần hay nhảy vọt. Nhưng tôi xin phép được thử nói rằng có lẽ tiến hoá diễn biến theo chiều hướng tuần tự, dần dần. Liệu chúng ta có thể đã bị quá xúc động trước sự tiến hoá rõ ràng quá ở loài người, lại trong một thời gian ngắn nữa, những có lẽ cả hai điều này đã giải thích sự thiếu thốn về hoá thạch. Rõ ràng rằng nếu nó xảy ra càng lâu, và với tốc độ chậm hơn thì cơ hội tìm ra hoá thạch sẽ lớn hơn nhiều. Nói đến tốc độ tiến hoá thì sẽ lại động đến hàng đống vấn đề khác đau đầu không kém. Ở đây ta thử so sánh về vấn đề tốc độ một chút, ví nhu loài rùa (có lẽ sẽ thấy hới buồn cười nhưng tôi không muốn lạc đề), ý tôi muốn nói rằng các con rùa cổ đại thì đã không khác những con rùa hiện nay mấy. Trong một thời gian giài chúng đã chẳng cần thiết để mà biến đổi vì có lẽ chưa có điều gì buộc chúng phải thay đổi cả. Tuy nhiên chắc hẳn rằng chúng đã có sự tiến hoá, dù thế nào đi nữa thì chúng vẫn đang tồn tại cùng với chúng ta. Một ví dụ khác về sự lề mề và bảo thủ khi đã thích nghi tốt đó là bọn chuồn chuồn, người ta đã có được bằng chứng chứng minh rằng bọn chuồn chuồn đã tồn tại từ rất lâu và những hoá thạch cho thấy chúng cũng chẳng có nhiều biến đổi, nhưng rõ ràng rằng các loài chuồn chuồn hiện nay là phân biệt rõ ràng với loài trong quá khứ vì khó ai có thể tin rằng nhưng con hiện đang sống hiện nay lại có thể lai ngon lành với những con chuồn chuồn khổng lồ trong quá khứ, và trong khí các nhóm côn trùng khác đang có xu hướng chuyển thành dạng hai cánh để bay theo kiểu ?otrực thăng? như bọn diptera ?" hai cánh, hymenoptera ?" cánh màng hay nếu không thì chuyển chức năng của 4 đôi cánh thành 2 đôi cánh cho sự bay, đôi còn lại để bảo vệ cơ thể - coleoptera cánh cứng (tôi chỉ muốn nói đến bọ côn trùng bay giỏi), thì chuồn chuồn vẫn ngang nhiên một mình một ý, giữ nguyên kiểu bay ?otầu lượn? với hai đôi cánh hoạt động độc lập mà vẫn không phá bỏ khả năng bay tốt của chúng. Tôi đang nói đến một tốc độ tiến hoá chậm hơn hẳn. Với tốc độ này thì mọi người chắc sẽ không kêu ca gì về chuyện từ từ hay nhảy vọt nữa nhưng có một điều hiển nhiên là các hoá thạch vẫn ít ỏi và không thể hiện được sự liên tục của một chặng đường đi dài như vậy mặc đù không phải để có sự khác biệt gì lớn lao. Vậy tôi xin đề xuất rằng có lẽ sự chuyển biến từ từ đến mức gần như không nhận thấy sự biến đổi ở đây đã không được người ta chú ý nhiều nữa nên việc không có nhiều hoá thạch trong toàn bộ quá trình đã không khiến họ băn khoăn lắm. Điều này giải thích sự thiếu thốn về các di tích hoá thạch không phải là vấn đề to tát khiến người ta cứ phải kêu ca ầm ỹ lên như vậy vì rằng trong thời gian giài hơi hơn và với loài không có thay đổi gì nhiều mà hoá thạch của sự liên tục vẫn ít ỏi thì với bọn Hommo sapien sapien như chúng ta, việc mất dấu là điều khó tránh khỏi và có lẽ chính sự mất dấu này khiến chúng ta cảm thấy hoang mang và lo lắng, liệu rằng chúng ta có đi quá nhanh, liệu rằng chúng ta đã nhảy vọt thay vì đi từng bước một. Về vấn đề hỗn loạn hay sự đa dạng như mọi người đã từng đề cập tới, tôi sẽ xin phép được trình bày quan điểm của mình vào một dịp khác, cái này chắc cũng còn nhiều khúc mắc không kém. Vẫn như lúc đầu, tôi không khẳng định rằng kiểu tiến hoá nhảy vọt là không tồn tại (vì chưa có ai biết chắc để trả lời cho chúng ta) nhưng phải nói rằng, kiểu tiến hoá từ từ đã tồn tại, bọn chuồn chuồn, rùa, thú có túi vẫn bình thản chúng không thèm có thái độ hoang mang như chúng ta.
    Có thể rằng, có cả tiến hoá dần dần và tiến hoá nhảy vọt cùng tồn tại, hoặc là thỉnh thoảng có sự tiến hoá nhảy vọt, hoặc cũng có thể sự tiến hoá nhảy vọt chưa và chẳng bào giờ xảy ra; và câu chuyện của chúng ta chắc sẽ vẫn còn tiếp tục
    Odonata
  9. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Vẫn chủ đề này, tôi xin phép lại được tiếp tục tham gia bàn luận về sự tiến hoá nhảy vọt hay tuần tự dần dần. Như đã nói ở trước, tiến hoá tuần tự và dần dần chắc chắn đã có tồn tại và sinh giới đã chứng kiến những trường hợp đó. Ví dụ về sự hình thành bàn chân một ngón của loài ngựa (một ví dụ kinh điển mà có lẽ các nhà động vật sẽ coi là nhàm chán) là một trong những ví dụ có sức thuyết phục nhất về sự tiến hoá tuần tự. Người ta đã có đủ bằng chứng về toàn bộ sự mất dần các ngón để tạo nên bàn chân của ngựa hiện đại.
    Quay lại với giả thuyết về sự tiến hoá nhảy vọt, bản thân chủ đề này trong đó đã có vấn đề của nó. Mặc dù không thiện cảm lắm nhưng người ta vẫn phải nghĩ đến những bước nhảy trong quá trình tiến hoá, khi mà những dấu vết trung gian đột nhiên biến mất. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn gần hơn một chút, tại một đoạn trong toàn bộ chuỗi liên tiếp của tiến hoá, vấn đề ở đây là sẽ có thể xảy ra nhiều trường hợp:
    + Một sự nhảy vọt thật sự, nếu có điều này thì quả là sẽ còn nhiều cái khác nữa mà chúng ta còn chưa thể suy luận được, khi đó sự xuất hiện của các dạng trung gian bị phủ định. Chúng ta sẽ phải công nhận một giả thuyết mới, và sẽ còn rất lâu thì mới tìm ra sự thật của tiến hoá. Chúng ta sẽ phải hoang mang vì không biết động lực nào đã khiến một số loài có những bước nhẩy bất thường như vậy. Tôi tạm gọi đây là bước nhảy thật.
    + Đơn giản hơn, đó là vấn đề thời gian, khi mà do một điều kiện hay hoàn cảnh nào đó, các dạng trung gian nối tiếp và liên tục quá nhanh tại một thời điểm. Thực chất vẫn là sự tuần tự, nhưng với vận tốc tăng khác thường (có thể nghĩ đế cả gia tốc của tiến hoá, càng biến đổi, sự biến đổi ngày càng tăng). Và rồi đến khi hết các điều kiện này, vận tốc lại trở thành chuyển động đều. Khi xem xét toàn bộ quá trình, do xác suất tìm được dạng trung gian ở một thời điểm ngắn là rất nhỏ, hoặc cũng có thể do tại thời điểm đó, có một biến đông nào đó khiến không thể lưu giữ được rất nhiều dạng trung gian. Kết quả là chúng ta đã cảm thấy bỡ ngỡ trươc một vết đứt rất giài của sự biến đổi nhưng đã không lớn lắm về mặt thời gian. Rồi chúng ta nghĩ đến sự nhảy vọt trong quá trình tiến hoá. Trong trường hợp này, sự nhảy vọt chẳng có gì là khác thường, vẫn là tuần tự nhưng trong một thời gian ngắn, khiến vận tốc tiến hoá khá nhanh. Điều khác thường chính là ở chỗ, cái gì đã làm thúc đẩy sự biến đổi trong một thời gian ngắn, hoặc cái tại sao vào thời điểm đó sự biến đổi lại ồ ạt và nhiều đến như vậy. Trong trường hợp này, tôi xin gọi là bước nhảy ảo.
    Quay lại chủ đề ban đầu, tôi lại xin phép được chuyển hướng một chút, như đã hứa đó là vấn đề về sự hỗn loạn, chính xác hơn là vấn đề sự đa dạng hay sự thống trị mà tôi sẽ đề cập tới. Đây rõ ràng là hai mặt của toàn bộ quá trình tiến hoá. Với sự thống trị, đó là thời điểm mà một nhóm loài phát triển một cách kinh khủng, ổn định, khống chế và lấn át sự phát triển của các nhóm khác, nguyên nhân của điều này thì có lẽ phải là do sự thích nghi ngày càng hoàn hảo (do có những bước nhẩy ?" có thể là bước nhảy thật sự hoặc là bước nhảy ảo - hoặc cũng chẳng phải có một bước nhảy nào, đơn giản là một sự bảo thủ vì không cần một sự thay đổi nào cả như trong trường hợp của chuồn chuồn và rùa). Ở đây chúng ta lại phải rẽ thành hai nhánh, một nhánh là sự thống trị của những kẻ mạnh mà ngày càng manh, sự lấn át của những kẻ đang ngày càng biến đổi hoàn thiện hơn và trường hợp còn lại là những sinh vật chẳng còn cách nào khác là cư việc tồn tại vì đã quá cảm thấy thoải mái rồi (cũng có thể không phải vì nó không chịu biến đổi, mà là nó không còn khả năng biến đổi). Điều này có lẽ đã xảy ra với nhóm khủng long, hay chính con người chúng ta. Nhưng không phải vì thế mà sự đa dạng lại thiếu chỗ đứng của nó. Khi ta xét sự thống trị thông thường sự thống trị chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định mà có lẽ lúc đó, tất cả những yếu tố vật lý và sinh học biến đổi chưa nhiều hoặc chưa đủ nhiều đề cho sự thông trị tiếp tục tồn tại. Nhưng nếu xét một quãng đường dài hơi hơn, khi mà mọi sự biến đổi có thể vượt ra khỏi bất cứ một khả năng chịu đựng mạnh mẽ nào của kẻ thống trị. Rõ ràng sự đa dạng sẽ lại là nguồn cung cấp một trật tự mới, chuẩn bị cho một thời điểm thống trị mới. Nếu ta coi toàn bộ quá trình tiến hoá là một hàm liên tục thì có thể nói sự thống trị, sự độc tôn, sẽ có thể chỉ được coi là những điểm dừng, tại đó sẽ là sự nghỉ ngơi để hàm số chuẩn bị biến thiên. Nói như vậy, không phải tôi khẳng định rằng, loài người một điểm dừng của tiến hoá (một sự phát triển đến thống trị, xin đừng hiểu là sự dừng lại của tiến hoá), sẽ có thể lại bị chuyển tiếp cho một loài khác, nhưng rõ ràng điều này cũng không thể ngoại trừ vì chúng ta mới chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chuỗi thay đổi này. Nhưng cũng sẽ có khả năng, chính chúng ta lại tạo ra sự biến đổi để thúc đẩy sự hỗn loạn hay sự đa dạng trogn chính chúng ta, và tự chúng ta sẽ phát triển được hàm tiến hoá theo một hướng mà chúng ta quyết định. Tất cả chỉ có thể trả lời băng câu: có lẽ vậy. Vẫn chưa có nhiều cơ sở để khẳng định điều gì.
    Nói cho cùng sự ổn định và thống trị cùng với sự đa dạng và hỗn loạn là hai mặt tưởng như đối lập nhưng chúng có lẽ là động lực của sự liên tục. Chúng vẫn đang cùng tồn tại song song, đó là sự không thể phủ nhận được bằng những dẫn chứng cụ thể như chiến lược của bọn côn trùng cũng như sự độc tôn của một số nhóm loài như loài người chúng ta, trong sự liên tục, đi lên hoặc đi xuống đó cũng tồn tại cả những trường hợp tưởng như không thèm nhúc nhích.
    Odonata
  10. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    topic nen stop ở đây sao ?
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]

Chia sẻ trang này