1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUYẾT TƯƠNG ĐỐI (II) - Tìm hiểu và suy nghĩ !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 20/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    THUYẾT TƯƠNG ĐỐI (II) - Tìm hiểu và suy nghĩ !

    "Suy nghĩ, suy nghĩ đi, suy nghĩ mãi" - Albert Einstein

    Trong chủ đề về "thuyết tương đối..." hình như vẫn còn một số bạn còn chưa nghe về tộc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng. Vì vậy mình muồn gửi một số thông tin để mọi người tìm hiểu thêm:(http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/HienHuu/Giai_quyet_8_bi_an_lon_nhat_cua_khoa_hoc_trong_the_ky_XXI/).

    Nhanh hơn tốc độ ánh sáng
    Liệu con người chúng ta có thể vượt qua được tốc độ của ánh sáng? Các nhà khoa học sẽ cho chúng ta câu trả lời trong những năm tới một khi họ đã thực sự đo được chính xác đường truyền của ánh sáng.
    Vượt qua tốc độ ánh sáng là một trong những mơ ước hàng đầu của con người, nhất là khi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Nhà bác học Chris Van Den Broeck (Bỉ) đã mô tả về một cuộc đua tốc độ ánh sáng bằng cách dùng một dạng không gian biến dạng đặc biệt, cho phép tạo ra các bong bóng có dung tích trong lớn - trong khi bề mặt bên ngoài cực nhỏ. Broeck đã tính toán khả năng có thể tạo ra được một bong bóng đủ lớn để chứa được một đầu phóng tên lửa vũ trụ chỉ yêu cầu có 1g nguyên liệu.
    Hè 2005, Tạp chí khoa học Nature cho biết: Nhóm nghiên cứu của nhà bác học Lijun Wang, Viện Nghiên cứu NEC, Princeton (Mỹ) đã hướng được một xung ánh sáng đi qua bồn chứa đầy xezi với vận tốc gần 300.000km/giây. Wang khẳng định: "Thí nghiệm cho thấy, quan niệm thông thường cho rằng không có gì có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng là sai lầm". Khả năng gửi tín hiệu với vận tốc nhanh hơn ánh sáng có thể giúp giải quyết hai vấn đề bí ẩn nhất: tiếp xúc với người ngoài trái đất và du hành theo thời gian.

    "Nếu như tưởng tượng rằng những gì chúng ta biết là một hình tròn thì những gì ngoài vòng tròn đó thật lớn biết bao." - Albert Einstein








    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 21/01/2007
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Hiện có bác Nguyễn TIến Đạt sắp xuất bản một quyển sách về vấn đề này, ai quan tâm nhớ đón đọc. Link tham khảo: http://www8.ttvnol.com/forum/vatly/863413.ttvn
  3. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Có thêm bài mới của bác Thế Kiệt đây, mọi người đọc thêm.
    ( http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=3&Cat_Sub_ID=10&news_id=11760 )
    Xung âm thanh vượt qua tốc độ ánh sáng - 17/1/2007 10h:2
    Một nhóm các giáo viên và học sinh trung học và đại học đã thành công trong việc truyền các xung âm thanh với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng, ít nhất là theo những gì chúng ta hiểu biết về tốc độ của ánh sáng.
    Kết quả này vẫn tuân theo Thuyết tương đối của AnhXtanh (Einstein). Do đó sẽ không có chuyện là cuộc nghiên cứu này sẽ dẫn tới việc chế tạo ra các phi thuyền không gian có tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Trái lại, kết quả của nghiên cứu này có thể thúc đẩy các nghiên cứu nhằm làm tăng tốc độ di chuyển của các tín hiệu điện tử hay các tín hiệu khác.
    Vận tốc di chuyển của ánh sáng trong môi trường chân không, gọi tắt là hằng số c, là khoảng 186.000 dặm một giây (tương đương 299.337,984 kilometers) và nó nhanh hơn một triệu lần so với tốc độ âm thanh trong không khí. Theo thuyết tương đối của Einstein thì vật chất và tín hiệu không thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn hằng số c.
    Tuy nhiên, nhà vật lý William Robertson thuộc trường đại học Murfreesboro, bang Tennessee cùng với một giáo viên trung học, 2 sinh viên đại học và 2 học sinh trung học đã thành công trong việc truyền xung âm thanh với tốc độ nhanh hơn hằng số c bằng cách sử dụng một ống nước bằng nhựa và một cái card âm thanh của máy vi tính.
    Trả lời phỏng vấn LiveScience, Robertson nói: ?othí nghiệm này rõ ràng là một nền tảng khoa học".
    Kết quả của thí nghiệm này đã được đăng trên tạp chí Vật lý ứng dụng số ra ngày 2 tháng 1. Điều then chốt để hiểu được kết quả thí nghiệm này là chúng ta phải tưởng tượng mỗi xung âm thanh hay xung ánh sáng như là một tập hợp các bước sóng trộn lẫn nhau. Xung này tăng lên và hạ xuống trong không gian tùy theo năng lượng của nó và điểm cực đại của nó nằm ở giữa
    Trong một thí nghiệm riêng của mình, ông Robert Boyd thuộc trường đại học Rochester đã sử dụng các nguyên lý tương tự để tạo ra các xung ánh sáng đi chuyển ngược lại với tốc độ nhanh hơn hằng số tốc độ ánh sáng.
    Robertson và các đồng nghiệp của mình đã truyền các xung âm thanh phát ra từ một cái card âm thanh qua một đường vòng được làm bằng ống nước PVC và qua các đầu nối từ một bộ dữ trữ phần cứng. Đường vòng này sẽ tách ra và sau đó kết hợp lại thành các sóng điện tử nhỏ để tạo thành một xung.
    Điều này đã dẫn đến một kết quả thật thú vị đó là khi xem xét một xung đi vào và thoát ra khỏi đường ống ta sẽ thấy trước khi điểm cực đại của xung đến đi vào đường ống thì điểm cực đại của xung đi ra đã thoát khỏi đường ống.
    Nếu cộng tất cả cường độ của mỗi bước sóng tạo nên một xung âm thanh thì cường độ tổng hợp đó của xung âm thanh sẽ vượt qua hằng số tốc độ ánh sáng.
    Robertson nói ?otôi tin tưởng là đây là thí nghiệm đầu tiên minh họa cho việc âm thanh di chuyển với vận tốc nhanh hơn ánh sáng. Thí nghiệm trước đó cũng đã chứng minh rằng có thể truyền các xung điện tử và thậm chí là các xung ánh sáng với cường độ tập thể vượt qua hằng số tốc độ ánh sáng".
    Robertson giải thích rằng hiệu ứng âm thanh này một điều bình thường nhưng lại không thể nhận thấy được. Ông cho biết thêm: ?obộ lọc đường vòng mà chúng tôi sử dụng trong thí nghiệm đã tách và sau đó tổng hợp âm thanh ở hai quãng đường có độ dài không bằng nhau. Sự can thiệp ?otách đường? như vậy thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.?
    Ví dụ như: ?okhi một nguồn phát ra âm thanh được đặt gần một bức tường, thì một số âm thanh sẽ đến được người nghe một cách trực tiếp trong khi một số âm thanh khác sẽ di chuyển trên con đường dài hơn giúp cho âm thanh vượt qua được bức tường. Sau đó âm thanh sẽ kết hợp lại đến tai người nghe.? Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể nghe được hiệu ứng này bởi cường độ của tín hiệu và mọi khác biệt tổng hợp về thời gian là rất nhỏ.
    Không có bất kỳ một sóng âm thanh riêng lẻ có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn hằng số tốc độ ánh sáng. Nói cách khác, thuyết tương đối của Einstein vẫn đúng. Điều này có nghĩa là không một ai có thể hét ra một âm thanh di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng.
    Tuy nhiên, nghiên cứu này có lại có những ứng dụng khác. Robertson giải thích rằng mặc dù không thể gởi thông tin với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng nhưng những kỹ thuật này có thể giúp chuyển tín hiệu trong các mạch điện đi với tốc độ nhanh hơn trước. (Thế Kiệt)
    "Suy nghĩ, suy nghĩ đi, suy nghĩ mãi"- Albert Einstein
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 21/01/2007
  4. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Binh000 viết:
    Thuyết tương đốI dựa trên 3 nguyên lý
    - Vận tốc ánh sáng là vận tốc giớI hạn và là một hằng số
    - Nguyên lý tương đốI là các định luật vật lý nào đúng trong hệ qui chiếu quán tính này cũng đúng trong hệ qui chiếu quán tính khác
    - Nguyên tắc cộng vận tốc của Lorentz
    Về nguyên lý thứ 1, thì bây giờ các nhà khoa học thấy rằng có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng.
    Về nguyên lý thứ 2 khi áp dụng thuyết cũng chỉ đúng trong không gian nhỏ trên trái đất mà thôi, còn trong vũ trụ, trái đất di chuyển theo đường cong và vân tốc có thay đổI theo vị trí trên quĩ đạo nên không được xem là hệ qui chiếu quán tính. ( vì hệ qui chiếu quán tính là hệ qui chiếu có chuyển động thẳng đều )
    Trên trái đất, trong không gian 3 chiều cũng chỉ đúng trong 2 chiều thôi, còn chiều thẳng đứng là chiều có gia tốc trọng trường, cũng không áp dụng được.
    Về nguyên lý thứ 3 : có 2 phép công vận tốc 1 của Galileo và 1 của Lorentz
    1 vật di chuyển vớI vận tốc a trong hệ qui chiếu quán tính thứ 1, hệ này lạI di chuyển vớI vận tốc b so vớI hệ qui chiếu quán tính thứ 2 thì vận tốc vật trong hệ qui chiếu quán tính thứ 2 là
    Theo Galieo v = a + b
    Theo Lorentz v = (a + b) / (1 + ab/c^2)
    @ Binh: Có thể nói là bạn hiểu thật rõ ràng về thuyết tương đối hẹp, còn tương đối rộng thì nguyên lý 2 vẫn đảm bảo nhờ nguyên lý tương đương của E: Những định luật vật lý, trong bất cứ một hệ quy chiếu nhỏ nào trong trạng thái rơi tự do, ở bất cứ đâu trong vũ trụ của chúng ta, nơi chụi ảnh hưởng của trọng lực, cần phải giống với những định luật vật lý của một hệ quy chiếu quán tính trong vũ trụ lý tưởng không có trọng lực.
    Có điều mình không rõ là tại sao E lại coi tương tác hấp dẫn là nội lực - bản chất của tương tác lúc này là gì ???...
    "Suy nghĩ, suy nghĩ đi, suy nghĩ mãi" - Albert Einstein
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Lại phải nói câu quen thuộc: Về đọc lại sách đi mấy bác
    Các bác vào đây mà đọc các bài báo của Einstein năm 1905 để "tìm hiểu" trước rồi hẵng "suy nghĩ" sau: http://www.geocities.com/mindanaophysics/einsteinpapers.html
  6. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bác Werty nói thế không sợ buồn lòng anh em "học thuật cao" sao.?
    Dù gì thì các bác ấy cũng đã "học xong" đại cương đại học rồi. Bác nói thế e hơi nhẹ lời.!
  7. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    @ Werty: Bạn vào diễn đàn theo kiểu phán ... đại và làm thầy người khác như vậy có lẽ không hay đâu???
    1. Vàng: Nguyên lý tương đương E công bố vào năm 1907 và thuyết tương đối rộng thì vào 1915 mà bạn bảo tôi vào đọc các bài của E năm 1905 để tìm hiểu... thì thật sự phải vái bạn mấy cái và tôi "Lại phải nói câu quen thuộc: Về đọc lại sách đi mấy bác "
    2. Đọc gì cũng vậy. Thường thì khi gặp các vấn đề trừu tượng không dễ gì hiểu ngay (đọc thuyết của E bằng tiếng Anh càng khó hiểu hơn nhiều). Nên người ta mới vào diễn đàn để trao đổi Nếu bạn hiểu rõ rồi, nên trao đổi thông tin với nhau nghiêm túc để mọi người cùng hiểu và bản thân mình cũng hiểu sâu hơn. À mà cách phán của bạn dễ làm hỏng các bạn trẻ lắm đấy (VLV) !!!.
    3. Mình thực sự rất thất vọng khi Tungsin (MOD BOX Vật lý) cứ khăng khăng là chưa hề có ai nói về tốc độ > V(AS). Còn RAG (MOD BOX thiên văn ?) thì cứ phán là kính Hubble không thu tín hiệu AS và AS chỉ đi được vài triệu năm !!!
    "Suy nghĩ, suy nghĩ đi, suy nghĩ mãi" - Albert Einstein
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Ý tớ muốn nói ngay từ đầu topic đã lộn xộn rồi, nhất là về cái gọi là "tốc độ ánh sáng". Tớ bảo cần đọc lại các công trình của Einstein để biết "vận tốc" là gì, "vận tốc ánh sáng" là gì, rồi mới "suy nghĩ" được.
  9. hvktqs

    hvktqs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.301
    Đã được thích:
    0
    he he, em tungsin đây
    vê? nguyên tắc nếu einstein co?n sai thi? cái thă?ng cha la?m thí nghiệm vận tốc với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng chắc độ tin cậy ~ 0 , nói thế đê? bác biết em thất vọng khi thấy bác cho ră?ng einstein sai thế na?o
    thứ 2 la? em chưa thấy ai tiến ha?nh một thí nghiệm độc lập tương tự như thí nghiệm vê? vận tốc > ánh sáng nên em ca?ng ko tin
    co?n nếu bác cho ră?ng nghi ngơ? như thế ma? buô?n ngươ?i thi? ngươ?i ta cươ?i bác ko biết bao nhiêu cho đu?
    em co?n nhớ hô?i học đại học, bác Cát ĐT có nói 1 câu đại loại la?, trên thế giới na?y chi? có một va?i ngươ?i hiê?u được thuyết tương đối, co?n cơf như bác ấy thi? chi? hiê?u được 30%. Vư?a
  10. hvktqs

    hvktqs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.301
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này