1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUYẾT TƯƠNG ĐỐI (II) - Tìm hiểu và suy nghĩ !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 20/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Cám ơn bạn vì lời chúc tốt đẹp.
    Tốc độ và vận tốc là 2 phạm trù khác nhau. Đám cưới và lễ thành hôn cũng rứa.
    Khái niệm vận tốc trong thuyết tương đối không phải dễ xơi đâu.
  2. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Tớ thử đưa thêm một cách trình bày có thể tránh được sự hiểu lầm hoặc suy diễn quá xa cách lí luận (vật lí) của Weinstein.
    (1) Thuyết tương đối thu hẹp, khác với cách nhìn quen thuộc, thật ra không loại trừ khả năng tín hiệu có thể truyền nhanh hơn vận tốc ánh sáng, c.
    (2) Tương tác thông thường với môi trường lan truyền, hay sự *khuấy động? môi trường này theo những cách thế quen thuộc chỉ đưa đến việc xác nhận rằng c là cao nhất.
    (3) Một số tương tác ?đặc biệt? đưa đến sự phá vỡ tính tuyệt đối của c (một trong những chỗ của thuyết tương đối mà mấy triết nhân Phật giáo nói, ?Đấy, đã bẩu mà!? )
    (4) Khảo sát của Weinstein về điểm (3) đưa đến nhận thức rằng, c là giới hạn của vận tốc tín hiệu trên mặt của môi trường lan truyền, trong khi phía dưới bề mặt này, các khuấy động đặc biệt tại điểm A có thể được nhận biết gần như tức thời tại điểm B, bất kể khoảng cách AB là bao nhiêu. Nói chính xác, (1) đúng cho trường hợp này, trong khi (2) thì không.
    (5) Có thể hình dung cụ thể về (4) như sau: Tín hiệu như ta đo được chỉ là hiện tượng biểu kiến, chuyển động ?cong vẹo? do qui luật nhân-quả (causality) bề mặt, khác với một lớp khuấy động đặc biệt có khả năng di chuyển theo đường ngắn nhất xuyên qua môi trường lan truyền (trong không-thời gian 4 chiều).
  3. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    [/quote]
    Theo tớ thì cái vụ truyền tín hiệu nhanh hơn ánh sáng này thực ra nằm ở các hiệu ứng của cơ lượng tử. Ngay từ đầu, cơ tương đối đã không giải thích được, không bao hàm cơ lượng tử, các cố gắng thống nhất chưa đem lại kết quả. Mặc đù Einstein có nhiều đóng góp vào xây dựng cơ lượng tử nhưng ông cũng là người kiên trì phản đối nó. Chắc ông có lý do riêng của ông.
    Cái từ LASER là viết tắt của cụm từ "bức xạ cộng hưởng cưỡng bức sóng radio ở tần số ánh sáng" Đặc tính cộng hưởng này có không chỉ ở sóng điện từ (photon) mà có ở tất cả các hạt tuân theo thống kê Boson-Einstein tức là các hạt có spin nguyên. Hiện tượng LASER đã được Einstein tiên đoán trước khi người ta tạo ra nó.
    Trong thí nghiệm truyền tín hiệu 300 lần nhanh hơn ánh sáng. Môi trường truyền được kích hoạt giống như môi trường tạo laser. Photon không chỉ truyền đi mà nó kích thích tạo cộng hưởng cưỡng bức liên tục theo kiểu dây truyền đomino. Photon này tạo ra lại kích thích tạo photon ở khu vực lân cận. Từng photon thì không chạy nhanh hơn C nhưng chuỗi kích thích thì nhanh hơn C.
    Thí nghiệm 300c này liên quan đến cơ lượng tử , đưa vào chỗ này, mọi người đang quan tâm đến cơ tương đối dễ gây lầm lẫn.
    Cách giải thích trên là của tớ, không chép từ sách ra, nếu sai thì chấp nhận nha !
    Được dongda sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 14/02/2007
  4. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Tại bạn ko download bài nghiên cứu đó mà đọc, chứ tác giả chỉ xét thuần túy cơ tương đối thôi. v>c trong trường hợp cơ lượng tử thì được tác giả trình bày riêng trong một bài chưa công bố.
    Theo tớ lí luận của tác giả Weinstein có giá trị lâu dài hay ko là điểm mà tớ đánh số 1:
    Weinstein lướt qua các công trình, ý kiến về c như vận tốc tuyệt đối từ thời Einstein trở đi, để khẳng định rằng, thật ra không có một chứng minh nào cả - mà chỉ có sự mặc nhiên nhìn nhận từ thực nghiệm để nói, c phải là tuyệt đối.
    Nếu sau này có người đưa ra được một chứng minh thật sự, giá trị công trình của Weinstein sẽ không còn.

    ------
    Việc Einstein phản đối cơ lượng tử quả thật có liên quan phannào đến vấn đề v > c. Ông là người đầu tiên đã nói rằng thuyết tương đối có vấn đề này với cơ lượng tử. Người ta nói rất tiếc ông chỉ phác họa đại khái thôi chứ ko đào sâu - ko thì lí thuyết trường lượng tử (cơ lượng tử tương đối) đã có thể phát sinh và hoàn thành sớm.
    Được gocLe sửa chữa / chuyển vào 02:43 ngày 15/02/2007
  5. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Ừ mà tại sao trong nước lại gọi là cơ tương đối, cơ lượng tử mà không là thuyết tương đối, thuyết lượng tử nhỉ? Phải chăng "thuyết" thì dễ lầm với các thuyết chính trị hay thuyết tôn giáo v.v. thiếu khoa hoc?
    Ở xứ tớ cũng như ở phương tây nói chung, người ta gọi là relativity theory, quantum theory - với hiểu ngầm là một thuyết khoa học, nhất là khoa học tự nhiên, thì hợp lí, vững chắc về thực nghiệm từ A đến Z, khác với các thuyết "vớ vẩn" nói ngược nói xuôi sao cũng được
    Và "thuyết lượng tử" thì hình như chỉnh hơn là "cơ lượng tử", vì lí thuyết trường lượng tử thì khó mà nói đó là cơ học.
  6. hvktqs

    hvktqs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.301
    Đã được thích:
    0
    ai ba?o ơ? nước ngoa?i ko có Mechanical Quantum, nên phân biệt rof sách cho một môn học (giáo tri?nh) va? sách tham kha?o
    ma? trong nước ko có cái cơ tương đối đâu, cái món general relativity cu?a einstein hi?nh như bị bo? qua
  7. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Có chứ! Tớ chỉ có ý nói thông thường cơ lượng tử, quantum mechanics, chỉ được hiểu như một phần của thuyết lượng tử (hay vật lí lượng tử, quantum physics). Đó là phần riêng về chuyển động của các đối tượng và phản ứng của chúng đối với các lực. Thuyết lượng tử thì rộng hơn, mô tả các thành phần tạo nên thế giới vật lí và giải thích cách chúng tương tác với nhau.
    Thuyết tương đối tổng quát hay thì bên xứ tớ dân chuyên về vật lí (sau cử nhân) cũng không nhất thiết phải học. Nó là một giáo trình ½ năm, ai thích học thì ghi danh, và cũng chỉ viết bài thu hoạch chứ hỏng phải thi cử khó khăn gì ráo đối với sv chuyên về vật lí lượng tử. Dân chuyên về vật lí thiên văn và vũ trụ học (astrophysics, cosmology) thì khác - học bạc đầu!
    Được gocLe sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 15/02/2007
  8. hvktqs

    hvktqs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.301
    Đã được thích:
    0
    ơ? xứ ta cufng thế thôi
  9. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    ai dịch giùm em mấy cái trang web này sang tiếng Việt đi. Em đọc tiếng Anh khó hiểu quá.
    http://physicsweb.org/articles/news/4/7/8
    http://www.bibliotecapleyades.net/ciencia/time_travel/esp_ciencia_timetravel05.htm
    à, nói cho em biết luôn nội dung của thuyết tương đối rộng đi, em chưa tìm đc tài liệu.
    còn mấy trang web khác nữa mà mấy bạn giới thiệu đó. Dịch luôn giùm em đi.
  10. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Có thể đọc tạm tiếng Việt:
    http://vietsciences1.free.fr/vietscience/giaokhoa/vatly/vatlyluongtu/chuong1thuyettuongdoi.htm
    http://vietsciences.free.fr/forum/viewtopic.php?t=182
    http://vietsciences.free.fr/forum/viewforum.php?f=3&sid=70a9cd43d442a9203409b6bcd773b62d
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_t%C6%B0%C6%A1ng_%C4%91%E1%BB%91i_r%E1%BB%99ng

Chia sẻ trang này