1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thuyết tương đối

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi namekh1, 13/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namekh1

    namekh1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    thuyết tương đối

    Xin các bác giải thích giùm " tại sao khi chúng ta xét trên bất kì hệ qui chiếu nào thì vận tốc của ánh sáng vẫn không thay đổi "
    theo tôi nghĩ thì khi chúng ta di chuyễn cùng và ngược chiều với ánh sáng thì vận tốc của ánh sáng phải thay đổi "

    sẳn tiện xin các bác giới thiệu một số cuốn sách về thiên văn (vật lý) và địa chỉ bán sách để tui tham khảo .Cám ơn
  2. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏI của bác rất hay,thú thật em cũng không biết về thuyết tương đốI nhiều,chỉ có thể gọI là cưỡI ngựa xem hoa nên nếu em sai mong các bác thông cảm và chỉ cho em vớI nhé.
    Khi bác đã coi vận tốc có thể khác nhau tuỳ theo những hệ quy chiếu, ví dụ như khi ta chuyển động ngược vớI chiều chuyển động của ánh sáng (ví dụ thôi nhé) vớI 1 vận tốc v thì khi đó vận tốc của ánh sáng sẽ là ( c+ v), đó là theo định lý cộng vận tốc cổ điển.
    Công trình thuyết tương đốI hẹp của Anhxtanh xuất phát từ 2 nguyên lý cơ bản đó là nguyên lý tương đốI và nguyên lý vận tốc ánh sáng không đổI theo thờI gian. Theo ví dụ trên thì ta thấy vật lý cổ điển phù hợp vớI nguyên lý tương đốI nhưng lạI mâu thuẫn vớI nguyên lý vận tốc không đổi. Và để giảI quyết mâu thuẫn này, Anhxtanh đã giảI quyết bằng cách phân tích khái niệm về sự đồng thời.
    Theo quan niệm thờI gian tuyệt đốI, ngườI ta có thể nói về sự đồng thờI của các biến cố trong mọI điểm cách xa nhau của không gian. vậy làm sao ta có thể khẳng định được 2 biến cố là đồng thờI nếu chúng diễn ra ở 2 điểm rất xa nhau. muốn vậy phảI so sánh thờI điểm xẩy ra 2 biến cố đó. muốn so sánh 2 thờI điểm. ở mỗI chỗ phảI có 1 đồng hồ,2 đồng hồ đó phảI chính xác và đồng bộ,nghĩa là lúc nào cũng chỉ 1 thờI gian như nhau.
    vậy làm sao để xác định được 2 đồng hồ đó có đồng bộ hay không? ngườI ta dùng tín hiệu ánh sáng để so giờ. Giả sử ở 2 điểm A, B rất xa nhau có 2 đồng hồ giống hệt nhau. Giả sử đồng hồ ở tạI A chỉ thờI điểm t thì phóng 1 tia sáng về phía B . tia sáng đó tớI B khi đồng hồ tạI B chỉ thờI điểm t' và lập tức phản xạ lài A, và tớI đồng hồ tạI A chỉ thờI điểm t''. nếu làm thí nghiệm nhiều lần và lânf nào ta cũng có t' - t = t'' - t' thì ta nói rằng 2 đồng hồ đó là đồng bộ. như vậy muốn kiểm tra sự đồng bộ của 2 đồng hồ ta phảI cho ánh sáng truyền đi và truyền lạI trên cùng 1 quãng đường và phảI công nhận rằng vận tốc của ánh sáng là hữu hạn và như nhau trên đường truyền đi và đường truyền về.
    bây giờ nếu ta dùng nguyên lý cộng ánh sáng vào thí nghiệm trên thì sẽ thấy ngay 2 đồng hồ không thể nào đồng bộ được. 1 ngườI quan sát chuyển động theo phương từ A đến B vớI vận tốc v. vận tốc ánh sáng trong mọI hệ đều bằng c nên đốI vớI ngườI quan sát đó thì thờI gian ánh sáng truyền từ A đến B là t'-t = 1/(c-v), và thờI gian để ánh sáng truyền ngược trở lạI sẽ là t''-t' = 1/(c+v). như vậy hai đồng hồ sẽ không thể nào đồng bộ được và 2 hiện tượng đồng thờI đốI vớI ngườI quan sát đứng yên lạI không đồng thờI đốI vớI ngườI quan sát chuyển động.
    còn về việc giới thiệu những cuốn sách hay thì bác có thể vào trong chủ đề thư viện sách thiên văn mà xem.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  3. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    nói về thuyết tương đối hẹp thì không chỉ có 1 vấn đề như trên thôi. Nói thật em cũng mù mờ về nó lắm,dốt dễ sợ. em rất muốn có thể hiểu thêm về nó,các bác có nghĩ vậy không ạ.có lẽ chúng ta sẽ thảo luận về nó nhiều hơn,em sẽ post lên về thuyết tương đối hẹp trước nhé,các bác nghĩ sao ạ.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  4. namekh1

    namekh1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Quá tuyệt rồi , huynh cứ post lên đi để tụi đệ tham khảo
  5. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    hic,hic hic...... sao lại bảo mình là huynh,chán ghê, hic.... mình là girl 100% mà......không biết đây là người thứ mấy nhầm mình là boy rồi nhỉ,đếm không xuể
    em sẽ post lên sau nhé,rất cám ơn bác đã ủng hộ ạ.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  6. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hì hì bạn bigdog ơi không phải như thế đâu ... cách giải thích đấy vẫn chỉ là theo cơ học cổ điển thôi, nó cho kết quả sai vì bạn không tính đến sự chuyển động của 2 đồng hồ trong hệ quy chiếu người chuyển động (2 đồng hồ chạy ngược lại với -V).
    Thật ra thuyết tương đối hẹp không có gì khó về mặt toán cả, tức là không khó để hiểu theo logic. Nhưng để cảm nhận được sự đúng đắn của nó (về mặt nhận thức) thì hơi khó một chút. Theo kinh nghiệm của tôi bạn nào muốn hiểu cái thuyết này thì cứ mua sách giáo trình vật lý đại học mà đọc, đọc theo toán chứ đừng đọc mấy cái kiểu sách phổ biến kiến thức (ví dụ như lược sử thời gian). Cứ hiểu thật cặn kẽ về toán trước đã rồi sau đó sẽ hiểu được về định tính.
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey
  7. trviphg

    trviphg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ,một trong những tiên đề của thuyết tương đối hẹp là là vận tốc ánh sáng là vận tốc lớn nhất trong tự nhiên(với mọi hệ qui chiếu) ,điều này đã đưọc Makenson và một số nhà khoa học khác thử nghiệm và thấy như vậy .
    Họ cho ánh sáng đi ngược và đi xuôi chiều quay của chính trái đất và thấy rằng trong tình huống nào thì vận tốc đó cũng không đổi.
    Về lý thuyết của vấn đề này ,các bác thử tìm đọc phép biến đổi Loren trong sách vật lý đại cương cho sinh viên các trường đại học kĩ thuật(quyển này tất nhiên không thể cập nhật nhưng nó rất cơ bản ).
    Cuộc sống vẫn chưa thể vui vẻ khi các kì thi chưa kết thúc!?

Chia sẻ trang này