1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết tương đối

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Heavyrain, 26/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Heavyrain

    Heavyrain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Hơ, cho tui đính chính cái hằng số vũ trụ đó là hiệu số của bình phương thời gian và bình phương tọa độ.
    Farmer cho tui hỏi về khái niệm nhiệt độ đó, ví dụ tui mang ra ngoài không gian (đâu đó cách các vì sao một khoảng xa lắc xa lơ) một cái nhiệt kế có thể đo không giới hạn về độ nóng lạnh, thì nhiệt kế nó chạy như thế nào.
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Chắc ai cũng còn nhớ, năm lớp 7, khi học về nhiệt, chúng ta biết có 3 phương pháp trao đổi nhiệt, đó là truyền nhiệt, đối lưu và bức xạ. Khi đo nhiệt độ, ta phải để nhiệt kế trong bóng râm, để ngăn cản hiện tượng bức xạ. Nguyên lý đo nhiệt độ bằng nhiệt kế là dựa vào tính chất hai vật có cùng nhiệt độ thì không truyền nhiệt cho nhau. Nhiệt độ đọc được thực ra là nhiệt độ của nhiệt kế, với cách đo nhiệt độ thông thường thì nhiệt độ này bằng với nhiệt độ của môi trường xung quanh.
    Chương trình Nhiệt động lực học trong những năm cấp 3 cho ta công thức W =3/2 kT
    Trong đó:
    W: Động năng tịnh tiến của một phân tử
    T : Nhiệt độ (tính bằng K)
    k : Hằng số Boltzmann = 1.3806503 - 10-23 m2 kg s-2 K-1
    Suy ra T = 2/3 W/k
    Trong không gian không có các phân tử khí, vậy thì không có W, nên T cũng thành vô nghĩa
    Trong không gian không có hiện tượng truyền nhiệt và đối lưu. Hiện tượng bức xạ chiếm ưu thế. Khi đó, Nhiệt kế sẽ nhận bức xạ từ các ngôi sao xung quanh và nóng lên, cho đến khi bức xạ nhận được cân bằng với bức xạ nhiệt phát ra. Nếu xung quanh hoàn toàn không có ngôi sao nào, nhiệt kế sẽ tực bức xạ hết năng lượng của mình và có nhiệt độ dần đến độ không tuyệt đối. Hiển nhiên điều giả sử này không bao giờ xảy ra
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. alphaplanet

    alphaplanet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    để đo nhiệt độ vũ trụ thì hãy dùng hàm emtropy mà đo bởi thuyết dộng học phân tủ chỉ dùng cho hệ trung mo thôi
    Khi dung entropy thì dùng dênd thống kê netropy
  4. Heavyrain

    Heavyrain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Alphaplanet có thể giải thích rõ hơn không về hàm entropi gì đó.
  5. Scorps

    Scorps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    1
    Hello các bạn,
    Tớ cũng vừa học xong thuyết tương đối của Einstein,và đang học phần Quantum Physics. Nói chung là khá khó hiểu nhưng cũng rất hay. Sách của tớ đang học là Fundametals of Physics của Haliday.
    Theo Einstein thì có 2 điều sau đây. Tớ tạm dịch ra tiếng Việt ,nếu có gì ko chính xác thì xin được sửa.
    1. Các định luật của Vật Lý là hoàn toàn giống nhau cho người quan sát ở mọi hệ quy chiếu.
    2.Vận tốc ánh sáng ở trong chân không có giá trị c ở mọi phương hướng và trong mọi hệ quy chiếu.
    Vận tốc ánh sáng được xác định chính xác là c =299792458 m/s hoặc gần bằng 2.998 x 10 8 m/s
    Nhà bác học Einstein là giáo sư của học viện công nghệ kỹ thuật California,trường đại học số 1 về vật lý học trên thế giới.
    Vận tốc ánh sáng đã được các nhà khoa học trường đại học Stanford chứng minh bằng cách tăng tốc hạt electron.Nhưng cho dù bao nhiêu năng lượng được truyền cho hạt electron,vận tốc của nó chỉ đạt được 0.999 999 999 95 lần vận tốc ánh sáng mà thôi.
    Theo vật lý Newton thì nếu bạn chuyển động với vận tốc 40km/h so với 1 vật đứng yên và nhìn thấy chiếc ô tô chuyển động với vận tốc 10 km/h cùng chiều thì có nghĩa là vận tốc của chiếc ô tô so với vật đứng yên đó là 50 km/h.
    Tuy nhiên mọi chuyện lại ko đơn giản như ở thuyết tương đối của Einstein. Nếu bạn chuyển động với vận tốc 0.5c và 1 tàu vũ tụ chuyển động với vận tốc 0.7c cùng chiều so với bạn, vậy cái tàu vũ trụ chuyển động với vận tốc bao nhiêu so với 1 vật đứng yên ? Nếu theo vật lý Newton thì bạn sẽ nói ngay là cái tàu vũ trụ chuyển động với vận tốc 0.7c+0.5c =1.2c so với vật đứng yên. Khà khà,kết luận vậy là sai đó vì vận tốc ánh sáng là vận tốc tuyệt đối,ko cái nào có thể đạt được vận tốc ánh sáng chứ đừng nói gì là lớn hơn vận tốc ánh sáng. Điều này đã được Einstein giải thích và chứng minh trong công thức Lorentz.
    Theo Einstein thì vận tốc ánh sáng luôn là tuyệt đối ở mọi hệ quy chiếu,nếu bạn đứng yên thì bạn vẫn nhìn thấy ánh sáng truyền với vận tốc c,nếu bạn chuyển động với vận tốc nào đi chăng nữa(0.999999c chẳng hạn) thì bạn vẫn thấy ánh sáng truyền đi với vận tốc c. Còn nữa, 1 vật chuyển động thì ngắn hơn cái vật đó đứng yên nứa.
    Ok,hẹn hôm sau bàn luận tiếp.

    Ký với chả cọt, rách chuyện !
  6. Heavyrain

    Heavyrain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái bồ nói ai chả bít. Nó chỉ là hệ quả của hiệu ứng kéo dài thời gian thui. Nhưng mà để hiểu rõ ràng cái hiệu ứng này thì hơi bị điên đầu đó.
    Còn cái dzụ nhiệt độ ngoài vũ trụ, sao không ai giúp tui dzậy.
  7. Scorps

    Scorps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    1
    Bác cứ bình tĩnh,muốn hiểu cái khó thì phải hiểu cái dễ trước chứ,nếu bác còn ko hiểu được thuyết tương đối 1 cách kĩ càng thì nói gì đến mấy cái cao xa.Em ko phải phải dân ngành lý,em chỉ học cho biết thôi.
    Có 1 bài đố vui thế này về thuyết tương đối:
    Anh A vừa mua được 1 chiếc ô tô dài 30.5 m được đậu trước cửa trước của 1 cái gara dài 6 m. Cái gara này có 2 cửa, trước (đang mở) và sau (đang đóng). Rõ ràng là cái ô tô dài hơn hẳn cái gara. Anh A cá cược với anh B rằng cái xe ô tô có thể nằm trong gara với 2 cửa cùng đóng.Anh B thì cho rằng điều này là vô lý kể cả trong lý thuyết. Anh A sẽ lái cái xe ô tô với vận tốc 0.998c. Có 2 hiện tượng như sau: Khi bánh sau của xe ô tô đi qua cửa trước thì cửa đó đóng .Hiện tượng thứ 2 là khi bánh trước của ô tô tới cửa sau thì cửa đó mở. Hỏi rằng ai là người thắng cuộc ?
    Chỉ là bài toán vui thôi,nhưng nếu hiểu đưọc thuyết tương đối thì bạn sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời.

    Ký với chả cọt, rách chuyện !
  8. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    -----------------------------​
    Cái nè có trong "thuyết tương đối dành cho mọi người" nếu tui nhớ không nhầm. Nhưng câu hỏi của bạn thì tui không hiểu lắm. Nếu có thời gian bạn có thể nói rõ hơn được không ?
    Điều khó hiểu nhất là tại sao vũ trụ lại có thể đưọc hiểu

Chia sẻ trang này