1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuyết tương đối

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi gipsy_buon, 07/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. newtoneinstein

    newtoneinstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ một số bạn ở đây chưa có cái nhìn "tuyệt đối" về thuyết tương đối, kể cả cậu nữa RANGAROOK ạ! Nếu cậu bay với vận tốc gần bằng C (so với Trái đất và hành tinh đích) thì cậu sẽ thấy khoảng cách 100 năm ánh sáng (đối với thằng đứng yên) co lại theo công thức Lorentz chứ! Thế nên mặc dù đồng hồ riêng của cậu vẫn chạy bình thường nhưng khoảng cách đã được rút ngắn nên cậu vẫn đến đó mà không cần mất hơn 100 năm (theo đồng hồ của cậu). Còn người ở trên trái đất dĩ nhiên vẫn sẽ thấy cậu đi mất hơn 100 năm như thường (vì trong hệ qui chiếu của người đứng yên cậu phải đi trên quãng đường đúng bằng 100 năm ánh sáng).
    Thuyết tương đối rộng thực chất là lý thuyết về Không-thời gian. Einstein cho rằng Không-thời gian là một không gian Riemann 4 chiều nào đó. TTĐ rộng được gói gọn trong phương trình trường (tensor). Vế trái là tensor Einstein mô tả Không-thời gian còn vế phải là tensor năng xung lượng phân bố trong không thời gian. Vế trái được "lựa chọn" sao cho divergence của nó triệt tiêu tại mọi điểm (đẳng thức Bianchi); sự triệt tiêu của divergence of vế phải cho ta cái gọi là phương trình chuyển động. Phương trình của Einstein cho ta thấy có một mối liên hệ rõ ràng giữa Vật chất-năng lượng và Không-thời gian.

    Tớ cũng đang xây dựng một lý thuyết (cổ điển) về Không-thời gian nhưng cách tiếp cận của tớ khác bác Einstein. Hiện tại vẫn chưa thành công.
  2. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    chúc bác thành công !
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nếu nói về lí thuyết tương đối hẹp thì việc co ngắn giữa các hệ qui chiếu thực chất chỉ do người quan sát, không có gì đáng nói.
    Bác đọc không kĩ, tôi nói nếu có sự sai số về thời gian thì cần đổ lỗi cho thuyết tương đối rộng
    Tuy nhiên phương trình trường của Einstein chưa vượt ra ngoài được trường hấp dẫn để tìm ra mối liên hệ với các trường khác
    Tôi cũng rất mong sớm được đọc lí thuyết của bác
    chúc thành công
  4. roman_king

    roman_king Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn với phương trình phức tạp này. Hồi đó tôi cũng có học qua một lần, nhưng giờ quên hết cả. Vì lâu nay tôi không làm về hướng này. Phải nói lý thuyết tương đối rộng là lý thuyết phức tạp nhất tôi đã học. Nó cũng chẳng dễ đối với cả những người làm về Lý Thuyết Trường hay Vật Lý Năng Lượng Cao. Bây giờ vào thư viện vớ cuốn sách chuyên ngành này đọc lại thì cũng có thể hiểu được một vài ý chính, nhưng để làm việc với nó là chuyện rất khó, còn để nói lại cho những người không chuyên hiểu lại còn khó gấp bội.
    Bạn mà nhớ được như thế thật là giỏi. Tôi nghĩ bạn đã hiểu thấu đáo phương trình này nên mới nhớ đến vậy. Tôi muốn biết bạn giải nghĩa nó thế nào để làm cho dễ nhớ như vậy? Chẳng hạn có bạn đã nêu lại ý nghĩa của phương trình nổi tiếng E=mc2. Phương trình này một mặt vì nó đơn giản, nhưng mặt khác nó có ý nghĩa sâu xa như vậy nên mới dễ nhớ đến thế. Xin thanh minh giúp là bạn ấy không có ý nói đây là phương trình duy nhất trong LTTD hẹp, mà chỉ nêu ra ý nghĩa một lần nữa thôi. Một lý thuyết nói chung thì có biết bao nhiêu là phương trình...
    À trong phương trình có một yếu tố là trace, nó có phải là vết của một ma trận (tensor) nào đó không?
    Tiện đây xin hỏi bạn có công tác ở Viện Vật Lý hay trường Đại học nào không? Hướng chính của bạn là gì vậy?
    Được roman_king sửa chữa / chuyển vào 05:19 ngày 16/03/2006
  5. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Chào ban Ragnarok cùng mọi người!
    Tôi rất ấn tượng vì bạn đã đưa ra phương trình này. Cho thấy rằng vẫn còn những người ham mê vật lí. Tuy nhiên, với quan điểm của tôi, vật lí là một lĩnh vực đòi hỏi nghiên cứu nhiều và khẳng định ít.
    Với nữa tôi không hiểu phương trình này nói gì. Bạn có thể nói qua một chút được không: Các đại lượng trong phương trình là của đối tượng nao? Chúng được định nghĩa như thế nào và phương trình này được suy ra từ đâu hay là một tiên đề?
    Cám ơn bạn trước!
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hello, các bạn cứ quá lời, tôi đang thất nghiệp Roman_king ạ.
    Lần đầu tôi đọc phương trình này là hi tôi chả hiểu nó nói cái gì. Thời gian sau mới đọc nhiều và hiểu về nó, tuy nhiên đúng là hiểu là 1 chuyện, còn ứng dụng lại là chuyện khác, ở đây tôi ko dám nói đến việc sử dụng nó ra sao.
    to Cadzot: ý nghĩa cơ bản của phương trình thì phía trên NewtonEinstein đã nói rồi. Mộ phát biểu thì có thể là 1 tiên đề chứ 1 phương trình thì không bao giờ là tiên đề cả. Thành phần của phương trình này đều là các tensor, ko biết bạn đã nghiên cứu nó chưa. Không nhớ trong schs định nghĩa thế nào, nhưng nhìn chung nó là một đại lượng hình học tổng quát khái quát được các tính chất của vector, ma trận và nhiều đại lượng hình học khác nữa. Nhờ ưu điểm đó mà Einstein đã sử duịng nó để mô tả không gian và thời gian trong phương trình của mình.
    Tiếc là tôi chả biết bây giờ có làm cách nào đọc được dích xác bài viết của Einstein công bố năm 1915 đưọc hay không, có bác nào biết không nhỉ? đọc của chính tác giả chắc sẽ dễ hiểu hơn là đọc theo kiểu ông này dịch của ông kia, tam sao thất bản mà
  7. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    pu xóa ,xin lỗi mod
    Được lanpurge sửa chữa / chuyển vào 14:23 ngày 17/03/2006
  8. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
  10. mabu_com

    mabu_com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    các bác cứ nói ngậu xị cả lên làm cho thuyết tương đối trở nên "khủng"!
    Thuyết tương đối hẹp dựa trên 2 tiên đề mà ai cũng biết:
    -Mọi hiện tượng vật lý xảy ra như nhau trong các hệ quy chiếu "quán tính".
    -Vận tốc của ánh sáng trong chân không là một hằng số không đổi c.
    Nói thì ai cũng thuộc, hiểu lại là chuyện khác.Khi nghiền thuyết tương đối hẹp thì luôn tâm niệm trong đầu 2 tiên đề trên, và vất bỏ hoàn toàn cách tư duy cổ điển về vận tốc.
    Thuyết tương đối hẹp của Einstein nêu lên sự tương quan giữa khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn : m(g)=m(a)
    Có người nói: lực hấp dẫn cũng là lực, vậy thì gia tốc g mà nó gây ra cũng giống như gia tốc của trường phi quán tính chứ còn gì? Thực tế thì có một số điểm không trùng hợp ví dụ như khi xét điều kiện biên hay điều kiện ban đầu của hệ...
    Kiểm chứng thuyết tương đối rộng bằng cách đo đọ lệch của tia sáng khi đi qua vùng hấp dẫn của mặt trời hay sự dịch chuyển điểm cận nhật của sao Thuỷ...
    Có bác nào phản pháo gì không nhỉ?

Chia sẻ trang này